Phòng Ngừa Rủi Ro Về Giao Thông Đường Thủy


đến tham Cần Thơ và các tỉnh miền Tây được thuận lợi hơn.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan đại diện và thường vụ Việt Nam tại nước ngoài trong việc xúc tiến quảng bá du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp du lịch đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài. Phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

3.3.5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch‌

- Theo khảo sát thực tế về vấn đề môi trường trên sông và ven sông, kết quả ghi nhận trường hợp ô nhiễm chiếm tới 57%. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải nhằm bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch đường sông, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

- Đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên, các hệ sinh thái và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai.

- Có các biện pháp phòng chống thiên tai hữu hiệu, phù hợp: đê, kè, hồ chứa, kênh tiêu thoát...

- Xây dựng hệ thống thông tin, cảnh báo thiên tai.

- Thận trọng trong việc triển khai các dự án có khả năng tác động tới môi trường tự nhiên.

- Tăng cường gắn kết hoạt động đầu tư khai thác du lịch với bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Tăng cường tuyên truyền quảng cáo và nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức về công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.

- Có các chính sách cụ thể khuyến khích các dự án, chương trình thân thiện với môi trường.

Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ - 19

- Xây dựng các chương trình tour du lịch gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng hình ảnh du lịch Cần Thơ sạch đẹp.

- Phát động chương trình vận động người dân thành lập đội ghe, xuồng thu


gom rác thải trên các tuyến sông tại các điểm du lịch đảm bảo môi trường trong sạch, thông thoáng.

3.3.6. Phòng ngừa rủi ro về giao thông đường thủy‌

- Tăng cường khả năng ứng phó với các sự cố thiên tai đột xuất; nâng cao năng lực khắc phụ hậu quả do biến đổi khi hậu gây ra.

- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch các khu du lịch đảm bảo an toàn với bão, lũ.

- Yêu cầu đối với du khách phải chấp hành các quy định như sử dụng áo phao, không đùa giỡn… khi tham gia trên các tàu, thuyền.

- Các phương tiện vận chuyển trên đường sông phải trang bị đầy đủ các vật dụng cứu hộ.

- Các đội cứu hộ thường xuyên hoạt động để kịp thời ứng cứu khi có rủi ro xảy

ra.

- Phối hợp với các ban ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử

lý vi phạm nhằm kéo giảm sâu tai nạn giao thông đường thủy. Đồng thời, tiến hành tổng điều tra phương tiện thủy nội địa và thuyền viên, người lái phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy.

- Triển khai công tác đăng ký, quản lý, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện; đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; quản lý hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy theo quy định; đổi mới mô hình nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; chỉ đạo tổng kiểm tra các cầu, đường dây tải điện, đường ống vượt sông; có giải pháp khắc phục đối với những công trình không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa.

- Thực hiện tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về phương tiện, thuyền viên và người lái, tải trọng phương tiện, kết cấu hạ tầng; nghiêm cấm phương tiện xuất bến khi vi phạm chở tải trọng, quá số người và thiếu các phương tiện cứu sinh cho hành khách theo quy định; phối hợp với các địa phương đình chỉ hoạt động các cảng, bến thủy nội địa, công trình trên sông không phép, không đủ điều kiện an toàn, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa.


- Chỉ đạo kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, nhất là các phương tiện chở khách, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.

3.3.7. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xác lập được sự thống nhất cao, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý hành chính và quản lý tài nguyên‌

Trong việc:

- Duy trì, bảo tồn phát huy các giá trị của tài nguyên, phục vụ cho phát triển du lịch nói chung và du lịch sông nước nói riêng.

- Phối kết hợp chặt chẽ trong việc khai thác tài nguyên du lịch trên nền tảng bình đẳng và công bằng về trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên tham gia.

- Đầu tư tối đa cho phát triển du lịch sông nước và coi đó là thế mạnh nổi trội trong phát triển du lịch của TP. Cần Thơ hiện tại và tương lai.



1. Kết luận‌

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể khẳng định Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi, được mệnh danh là vùng đất Tây Đô, trung tâm của miền Tây, nơi rất thuận lợi về giao thông vận tải cả đường bộ, đường sông…Hơn nữa, Cần Thơ lại gần thị trường khách nội địa lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh.

Được thiên nhiên ưu đãi, Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy không có biển nhưng Cần Thơ lại có nhiều sông lớn cùng một hệ thống kênh rạch dày đặc, biến nơi đây thêm trù phú về cảnh sắc, tạo cảnh quan thiên nhiên mát mẻ, hài hòa nên thơ của miền sông nước. Đây là lợi thế đặc biệt cho Cần Thơ xác định loại hình du lịch đặc thù là du lịch sông nước. Phát triển các sản phẩm du lịch sông nước như thưởng ngoạn cảnh quan, tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa chợ nổi, tham quan sinh thái sông nước trên các cồn, cù lao; ngoài ra còn được thưởng thức đờn ca tài tử và ẩm thực sông nước đậm chất Nam Bộ.

Phát triển sản phẩm du lịch sông nước như chợ nổi, du lịch trên các cồn, cù lao cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển, hiện đã thu hút nhiều du khách cả quốc tế và nội địa, góp phần tăng doanh thu cho phát triển ngành du lịch nói riêng và cho nền kinh tế ở Thành phố Cần Thơ nói chung.

Bên cạnh những lợi thế có được của một đô thị miền sông nước và những kết quả đạt được thì du lịch Cần Thơ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nhiều sản phẩm du lịch còn trùng lấp với sản phẩm du lịch của các tỉnh trong vùng. Điều này có thể thấy nếu du khách đã đến tham quan du lịch ở một địa phương nào đó trong vùng thì xem như đã biết được các địa phương còn lại. Hạ tầng bến bãi, hệ thống khách sạn, nhà hàng,…còn chưa đạt chất lượng cao, giao thông còn hạn chế, các phương tiện tàu, thuyền,… phục vụ cho du khách trên sông vẫn còn lạc hậu, chưa hiện đại. Công tác đầu tư còn hạn chế.

Hiện nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, địa phương hóa Thành phố Cần Thơ đã chủ động đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố có thế mạnh về du lịch trên


cả nước. Kể từ sân bay Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong giao thương và du lịch giữa ba miền Bắc - Trung - Nam, giữa Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Bắc - Trung. Một trong những thành công quan trọng là thống nhất việc xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương như: du lịch sông nước (Cần Thơ), du lịch tâm linh (An Giang), du lịch biển đảo (Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Giang), du lịch khám phá (Đất Mũi, U Minh - Cà Mau).

Xác định phát triển du lịch là con đường thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Cần Thơ, các cấp, các ngành đã tổ chức, xây dựng nhiều điều kiện phục vụ cho sự phát triển du lịch đạt chuẩn quốc tế để có thể cạnh tranh về mặt chất lượng phục vụ so với các quốc gia trong khu vực.

2. Kiến nghị

* Với UBND TP. Cần Thơ

- Xem xét và hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng các bến bãi và phương tiện vận chuyển có chất lượng và hiện đại.

- Các cơ quan ban ngành phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư cần nhanh chóng triển khai các dự án du lịch đã được quy hoạch cụ thể, tránh tình trạng để các dự án treo.

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch

- Các đội tàu làm nhiệm vụ cứu hộ trên sông phải tuần tra hoạt động thường xuyên để ứng cứu kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

- Cần kịp thời nâng cấp và đầu tư xây dựng các bến tàu tại các điểm du lịch đường sông, trang bị tàu thuyền hiện đại hơn để đảm bảo an toàn cho du khách.

* Các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Cần xây dựng một bảng giá chung tùy theo tuyến và có thể thay đổi tùy theo thời điểm nhưng phải được niêm yết cụ thể tại các bến tàu để thuận tiện cho du khách không phải ngã giá, đồng thời tránh tình trạng chèo kéo theo mức giá riêng.

- Trên cồn Ấu ngoài đang triển khai xây dựng hệ thống khu nghĩ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí cao cấp. Xây dựng thêm quảng trường nổi với thiết kế mô hình kiến trúc bằng một chiếc tàu lớn tượng trưng cho vùng sông nước, đông


thời khi đứng trên quảng trường du khách sẽ được cảm nhận cái mát trong lành của gió sông và được ngắm toàn cảnh sông nước nên thơ, hữu tình rất thích hợp cho du khách nghỉ dưỡng.

- Phối hợp với đoàn làm phim quay một bộ phim tài liệu với chuyên đề “Đặc sắc sông nước Cần Thơ” nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch sông nước Cần Thơ đến với du khách trong và ngoài nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Bộ NN & PTNT. (2003). Thông tư số 54/2013/TT-BNN về hướng dẫn Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bộ xây dựng. (2004). Cần Thơ - Thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long - Định hướng và giải pháp.

Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long. (2007). Tài nguyên du lịch. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bùi Thị Hải Yến. (2006). Quy hoạch du lịch. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bùi Thị Hải Yến. (2008). Tuyến điểm du lịch Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Chính phủ (2009). Nghị định số 42/2009/N - TTg về phân loại đô thị.

Chính phủ. (2010). Quyết định số 800/2010/Q -TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Chính phủ. (2011). Quyết định số 2473/2011/Q -TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.

Chính phủ. (2013). Quyết định số 321/2013/Q -TTg về phê duyệt chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 - 2020.

Chu Văn Bình. (2015). Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Du lịch ĐH Quốc gia Hà Nội. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Cục thống kê Thành phố Cần Thơ. (2016). Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ.

Nxb Thống kê.

Đào Ngọc Cảnh. (2007). Địa lý Thành phố Cần Thơ. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Hồ Thanh Tuyền. (2011). Nghiên cứu phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học khoa Địa lí.

http://gso.gov.vn; vietnamtourism.gov.vn; cantho-tourism.com; cantho.gov.vn. Huỳnh Công Tín. Cảm nhận bản sắc Nam Bộ. Nxb Văn hóa - Thông tin.

Huỳnh Việt Khải. (2016). Phân tích thị hiếu khách du lịch và một số đề xuất đối với sự phát triển của chợ nổi Cái Răng. Đề tài KH và công nghệ. Trường ĐH Cần Thơ.


Lê Huy Bá. (2005). Du lịch sinh thái (Ecotourism). Tp.HCM. Nxb ĐHQG.

Lê Thông. (2006). Điạ lý các tỉnh và thành phố Việt Nam Tập 6. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Luật Du lịch. (2017). Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.

Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu. (2001). Du lịch bền vững. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông. (2013). Địa lý thương mại và du lịch. Nxb ĐHSP. Nguyễn Minh Tuệ. (2010). Địa lý du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Thị Thu Huyền. (2013). Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Thạc sĩ Khoa học. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Hà Nội.

Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng. (1996). Địa lí du lịch. Nxb TP. Hồ Chí Minh. Sở Giáo dục - Đào tạo. (2001). Địa Lí tỉnh Cần Thơ.

Sơn Nam. (2004). Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa - Văn minh miệt vườn. Nxb Trẻ TP. HCM.

Tổng cục thống kê. (2016). Niên giám thống kê. Hà Nội.

Trần Đức Thanh, Trần Thị Mai Hoa. (2017). Giáo trình Địa lý du lịch. Nxb ĐHQG Hà Nội.

Trần Văn Thông. (2003). Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn.

Trường Đại học Dân lập Văn Lang.

Trần Văn Thông. (2006). Tổng quan du lịch. Tp. HCM, Nxb ĐHQG.

Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ. (2005). Chương trình xây dựng và phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ đến năm 2010 – Tầm nhìn 2020.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023