Định Hướng Và Giải Pháp Xây Dựng Mô Hình Phát Triển Du Lịch Sông Nước Ở Thành Phố Cần Thơ Đến 2020 Tầm Nhìn Đến Năm 2030


triển đáng kể và đạt được những kết quả chủ yếu:

- Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng được nâng lên; phát huy được thế mạnh của loại hình du lịch sông nước, hình thành một số khu du lịch có sức cạnh tranh ở Cồn Ấu, chợ nổi Cái Răng. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch sông nước được chú trọng, liên kết hợp tác phát triển du lịch ngày càng sâu rộng đến các thị trường du lịch trọng điểm trong cả nước.

- Hoạt động du lịch sông nước gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, các di tích lịch sử - văn hóa, cùng với các sự kiện, lễ hội văn hóa - thể thao cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, quy mô lớn, tạo ấn tượng đẹp và thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, cụ thể: Giai đoạn từ năm 2013 - 2017 lượng khách du lịch đến tham quan du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ không ngừng tăng lên, năm 2013 tổng lượng khách du lịch sông nước lưu trú tại Thành phố Cần Thơ đạt 988.784 lượt khách, đến năm 2017 tổng lượt khách lưu trú đạt 2.031.478 lượt khách, tăng hơn 2 lần so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 19,9% trong giai đoạn 2013 - 2017. Đặc biệt trong 2 năm gần đây năm 2016, 2017 tổng lượt khách đến Cần Thơ tham quan du lịch sông nước tăng mạnh. Trong đó khách du lịch quốc tế năm 2017 tăng 1,7 lần so với năm 2013, khách du lịch nội địa tăng tương ứng 2,1 lần. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế giai đoạn 2013 - 2017 đạt 14,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 17,8%/năm.

Bên cạnh lượng khách du lịch đến Cần Thơ có sử dụng dịch vụ lưu trú như đã nêu, do đặc thù về vị trí địa lý là trung điểm trên tuyến du lịch quốc gia TP. HCM - Cà Mau - Kiên Giang và du lịch sông nước, lượng khách tham quan du lịch đến Cần Thơ những năm qua cũng tăng trưởng đáng kể.

- Các thị trường khách đến Cần Thơ trong những năm gần đây rất đa dạng, đông nhất vẫn là thị trường khách Pháp tăng dần đều qua các năm, năm 2015 đón 32,586 đến năm 2017 đạt 44,019 lượt khách, tăng 13.5% trong vòng 2 năm. Riêng với 2 thị trường Hàn Quốc và Nhật bản sẽ là thị trường tiềm năng, vì hiện nay 2 quốc gia này có nhiều dự án đầu tư tại Thành phố Cần Thơ và sẽ tăng mạnh trong các năm tiếp theo.


- Doanh thu từ dịch vụ du lịch sông nước từng bước được nâng cao (năm 2017 thu nhập từ hoạt động du lịch sông nước thuần túy đạt 2.579,832 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2013), đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Thực tế kết quả phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; từng bước tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng khu vực và toàn thành phố; tạo được nhiều việc làm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được chú trọng và đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo, đặc biệt ở Cần Thơ và TP.HCM, để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, chất lượng lao động du lịch và nghiệp vụ nhân viên du lịch đang từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ của du khách trong và ngoài nước.

2.6.2. Những hạn chế, bất cập‌

Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng trong thời gian qua quá trình phát triển loại hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng và lợi thế soanhs của địa phương là trung tâm đô thị miền sông nước của vùng ĐBSCL.

- Chưa phát huy, khai thác hết lợi thế, tiềm năng du lịch sông nước của thành phố; hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có phát triển, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các loại hình vui chơi giải trí về đêm còn nghèo nàn. Phát triển sản phẩm du lịch chưa được thực


hiện đồng đều giữa các địa phương, đầu tư còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và trùng lắp. Công tác khai thác phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch sông nước còn hạn chế.

- Theo khảo sát thực tế thì phần lớn du khách đã được thuyết phục bởi những gì thiên nhiên ban tặng cho Thành phố Cần Thơ có một tiềm năng du lịch khá phong phú và độc đáo cho loại hình du lịch sông nước. Tuy nhiên, sản phẩm để phục vụ cho phát triển du lịch sông nước ở Cần Thơ vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa thật sự tạo được cú hích để níu chân du khách lưu trú nhiều ngày hơn. Vì vậy, tỷ lệ khả năng sẽ quay trở lại của du khách đối với Cần Thơ nhìn chung vẫn còn ít, chưa tạo ấn tượng để hình ảnh du lịch sông nước Cần Thơ được trở thành một tác phẩm độc đáo và sinh động trong mỗi du khách.

- Nguồn nhân lực còn bị hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, tỷ lệ chưa qua đào tạo cơ bản còn khá cao, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Các hộ kinh doanh cá thể về du lịch hầu hết chưa được đào tạo qua trường lớp về du lịch, do vậy cách thức phục vụ khách chưa đảm bảo.

- Hạ tầng bến bãi ở một số điểm du lịch ven sông còn chật hẹp, kém chất lượng hoặc chỉ được làm bằng ván, cây gỗ nhỏ gây khó khăn và kém an toàn cho việc di chuyển lên xuống tàu thuyền của du khách. Các phương tiện vận chuyển trên sông chưa hiện đại, tiếng máy lớn gây ô nhiễm tiếng ồn. Đối với các phương tiện như ghe hoặc xuồng ba lá không có mái che sẽ rất khó khăn khi vận chuyển du khách tham quan, trải nghiệm vào mùa mưa. Vào mùa khô, một số điểm du lịch nằm trong các kênh rạch nhỏ ít hoạt động do lưu lượng nước thấp nên thuyền ghe sẽ rất khó để di chuyển ra vào những nơi đó.

- Quá trình điều động, phân phối của nhà điều hành còn chậm trễ gây mất thời gian. Số lượng phương tiện tàu, thuyền phục vụ cho du lịch còn ít nên rất nhiều du khách phải chờ đợi dẫn đến sự chán nản. Những đội tàu cứu hộ còn ít và chưa được triển khai mạnh mẽ.

- Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa huy động được đông đảo Doanh nghiệp cùng tham gia, hiệu quả mang lại chưa cao. Việc triển khai các công trình du lịch còn chậm so với yêu cầu. Bước đầu tuy thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nhưng số dự án du lịch triển khai thực tế còn rất ít.


- Môi trường trên sông và ven sông còn ô nhiễm, đặc biệt là ở khu vực chợ nổi đã gây ảnh hưởng lớn đến vẽ mỹ quan trên sông, rất dễ phát sinh ra các dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhân viên phục vụ và du khách, từ đó khả năng để du khách quay trở lại tham quan trải nghiệm về sông nước sẽ không cao.

2.6.3. Những cơ hội và thách thức‌

* Cơ hội phát triển mô hình du lịch sông nước Cần Thơ

- Đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Tiềm năng cho phát triển du lịch sông nước ở Cần Thơ phong phú, đa dạng.

- Xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và của vùng. Hiện nay du lịch sông nước ở Cần Thơ đang là điểm đến có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.

- Mức sống và nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng nâng cao.

- Mở rộng giao lưu văn hóa, tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch.

- Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông chiến lược sẽ được triển khai tại Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện quảng bá xúc tiến du lịch Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt là nước ta gia nhập WTO.

- Đầu tư vốn cho du lịch ngày càng tăng.

- Chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ.

- Sự quan tâm lớn của quốc tế đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đối với khu vực sông Mekong.

* Những thách thức đối với phát triển mô hình du lịch sông nước Cần Thơ

- Khả năng cạnh tranh chưa cao so với nhiều điểm đến tương đồng trong vùng, trong nước và quốc tế.

- Cạnh tranh gay gắt trong phát triển du lịch, cũng như trong thu hút đầu tư.

- Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, và suy thoái tài nguyên, môi trường, đặc biệt là tác động của triều cường, úng ngập, biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết bất thường là một thách thức lớn đối với du lịch Cần Thơ.

- Bối cảnh hội nhập quốc tế làm xuất hiện nhiều hơn những xu hướng du lịch


mới; nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế, cũng trở nên đa dạng; dẫn đến sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng khắt khe hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành củaThành phố nhìn chung còn thiếu và yếu, nguồn lực phát triển còn hạn chế.

- Chất lượng và số lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; kinh nghiệm thực tế và kỹ năng nghề chưa cao, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.

- Thương mại hóa trong du lịch đã làm biến đổi các giá trị văn hóa bản địa.

- Tác động từ khủng hoảng kinh tế quốc tế và khó khăn trong phát triển kinh tế trong nước như lạm phát làm giảm bớt khả năng chi tiêu của du khách.


Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG 1


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030‌

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp‌

3.1.1. Kế hoạch phát triển du lịch ở Thành phố Cần Thơ‌

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và những mục tiêu, định hướng đã được đề ra trong các Chiến lược, Quy hoạch, Đề án, Dự án của toàn ngành VHTTDL giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới; thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017, của Bộ chính trị, về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 01/08/2016, của Thành ủy Cần Thơ, về đẩy mạnh phát triển du lịch; từng bước đưa ngành du lịch Thành phố Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững và xứng tầm đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kế hoạch số 110 (KH110) thực hiện chương trình số 21 của Thành ủy Cần Thơ liên quan việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng đến mục tiêu xây dựng TP. Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - An toàn - Thân thiện - Chất lượng” nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong”.

3.1.2. Thực trạng phát triển mô hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ‌

Trong giai đoạn 2011 - 2017, Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ cả về lượng khách du lịch và doanh thu du lịch. Mô hình sản phẩm du lịch sông nước, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng lao động và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm.

Sự phát triển của loại hình du lịch sông nước đã và đang đóng góp cho phát triển kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống


nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch sông nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Lợi thế so sánh với các địa phương trong vùng về tài nguyên du lịch để phát triển du lịch sông nước chưa thật sự phát huy hiệu quả. Phát triển chủ yếu theo mùa vụ, tập trung nhiều vào mùa hè (thời gian có nhiều trái cây) và các ngày lễ, tết; thời gian khác thì ít phát triển. Sản phẩm du lịch sông nước chưa thật sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các tiềm năng du lịch sinh thái, các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng; cơ cấu theo ngành nghề chưa hợp lý; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch sông nước. Hoạt động xúc tiến du lịch còn mang tính chung chung, chưa tập trung vào sản phẩm của loại hình du lịch sông nước, chưa làm nổi bật hình ảnh du lịch điểm đến Cần Thơ.

3.1.3. Nhu cầu của thị trường khách du lịch sông nước‌

Bất kì du khách khi có nhu cầu đi du lịch đến một địa phương nào đó thì hầu hết vấn đề đặt ra với mỗi người đó là được tham quan, trải nghiệm những giá trị tiềm năng du lịch đặc trưng ở nơi đó, đồng thời phải có một môi trường an toàn, thân thiện, chất lượng. Vì vậy, khách du lịch khi đến với Cần Thơ thì nhu cầu của du khách là tìm hiểu những giá trị sản phẩm của một thành phố sông nước: Trải nghiệm các giá trị sông nước gắn với tìm hiểu và trải nghiệm đời sống sinh hoạt truyền thống của người dân ở các làng quê ven sông, trên các cù lao, trên ghe, thuyền; tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua các lễ hội truyền thống, những giá trị của loại hình nghệ thuật “Đờn ca tài tử” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tìm hiểu và thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực gắn với sông nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023