Theo nghiên cứu của Sở VHTTDL vùng ĐBSCL về nhu cầu thị trường khách du lịch ở cần Thơ đối với sản phẩm du lịch:
- Nhu cầu của khách du lịch quốc tế: Thăm chợ nổi, thăm làng nghề đóng ghe, thăm nhà dân, ngắm cảnh, đi thuyền trên kênh rạch nhỏ, thăm nhà vườn, vườn cây trái, du lịch trên sông nước.
- Nhu cầu của khách du lịch nội địa: Thăm chợ nổi, thăm làng nghề đóng ghe, ngắm cảnh, thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, thăm nhà vườn, thăm nhà dân, đi thuyền trên kênh rạch nhỏ.
3.2. Định hướng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ
3.2.1. Xây dựng mô hình du lịch sông nước kết hợp ở Thành phố Cần Thơ
Căn cứ vào tiềm năng du lịch của từng địa bàn điểm trọng và nhu cầu của thị trường khách du lịch đối với du lịch Cần Thơ. Với giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc và có tính đại diện cho vùng sông nước Cần Thơ thì việc định hướng chi tiết phát triển mô hình du lịch sông nước kết hợp nhằm chỉ rõ các sản phẩm có khả năng khai thác tạo thành thương hiệu cho thành phố, những địa bàn và hạng mục cần nâng cấp phát triển để hình thành rõ nét về mô hình du lịch sông nước đặc trưng của Thành phố Cần Thơ.
Trước hiện trạng phát triển du lịch ở TP. Cần Thơ cùng với việc nắm được những nhu cầu cũng như những sản phẩm du lịch được du khách cả trong và ngoài nước hài lòng sau những chuyến tham quan, tất cả ghi nhận được thông qua những nhận xét đánh giá của du khách từ những trang mạng xã hội và qua những lần khảo sát thực tế trong các đề án nghiên cứu về phát triển du lịch Cần Thơ cho thấy hầu hết du khách đến Cần Thơ đều cảm nhận được sức hấp dẫn bởi nét đẹp bình dị của miền quê sông nước. Tuy nhiên, du khách đến Cần Thơ không chỉ là tham gia vào hoạt động du lịch đường sông mà đa phần là có nhu cầu trải nghiệm tất cả những giá trị gắn với vùng sông nước miền Tây. Vì vậy, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ chú trọng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước kết hợp, gắn với các lễ hội đặc trưng vùng sông nước, tham quan di tích lịch sử - văn hóa, đời sống tâm linh, làng nghề và du lịch sinh thái; lồng trong các hoạt động du
lịch của các điểm du lịch sông nước là thưởng thức và cùng tham gia hát đờn ca tài tử, tìm hiểu trải nghiệm và thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực của miền sông nước. Từ đó sẽ tạo được sự kết nối trong sản phẩm du lịch chung của thành phố để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường.
3.2.2. Phát triển tuyến du lịch sông nước
- Tuyến du lịch sông nước nội thành Cần Thơ cần đặc biệt quan tâm là tham quan các sản phẩm sông nước miệt vườn, điểm nhấn là chợ nổi Cái Răng đang được địa phương cũng như thành phố nổ lực phát triển thành sản phẩm du lịch mũi nhọn của loại hình du lịch sông nước.
Để tạo không gian du lịch phụ trợ bổ sung cho những điểm du lịch chính, trong thời gian tới, cần hình thành và xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí, triển khai du lịch về đêm trên các tuyến kênh rạch từ cầu đi bộ Ninh Kiều đi vào hồ Xáng Thổi, tuyến từ bến Ninh Kiều - cồn Ấu - cồn Khương - cồn Cái Khế ; kết nốt chặt chẽ hệ thống tour - tuyến du lịch đường sông giữa các quận, huyện như: Ninh Kiều
- Cái Răng - Phong Điền, Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền - Bình Thủy và Ninh Kiều - Bình Thủy - Ô Môn - Thốt Nốt.
- Tuyến du lịch sông nước liên tỉnh trong vùng ĐBSCL (bằng tàu cao tốc hoặc tàu ngủ đêm).
Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL, với vị trí này Cần Thơ sẽ là điểm xuất phát của các tuyến du lịch trong nội vùng.
+ Cần Thơ - Vĩnh Long - Tiền Giang - Cần Thơ.
+ Cần Thơ - Vĩnh Long - Bến Tre - Cần Thơ.
+ Cần Thơ - An Giang - Đồng Tháp - Cần Thơ.
+ Cần Thơ - Đồng Tháp - Vĩnh Long - Cần Thơ.
+ Cần Thơ - Trà Vinh - Sóc Trăng - Cần Thơ.
+ Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau - Cần Thơ.
+ Cần Thơ - Sóc Tăng - Bạc Liêu - Cà Mau.
+ Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau.
- Tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tàu ngủ đêm): Sông Hậu cũng là tuyến du lịch đường thủy quốc tế quan trọng kết nối Cần Thơ với Campuchia và các nước
trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng qua cửa khẩu Châu Đốc.
* Tuyến du lịch trải nghiệm sản phẩm mô hình du lịch sông nước
- Trải nghiệm cảnh quan sông nước với các hoạt động cảm nhận về giá trị sông nước như đi bộ, đi thuyền, ghe ngắm cảnh sông nước, hòa nhập trong ngày hội đêm hoa đăng, tham gia hoạt động thể thao trên sông, thưởng thức ẩm thực sông nước trên tàu du lịch hoặc du thuyền kết hợp đờn ca tài tử trên sông (Bến Ninh Kiều
- biển Cần Thơ ở cồn Cái Khế).
- Trải nghiệm giá trị sông nước gắn với tìm hiểu văn hóa sông nước của các thương hồ sống trên ghe hoặc ở tại nhà dân (du lịch cộng đồng): các hoạt động, giá trị trải nghiệm du lịch ở tại nhà dân, đi ghe, thuyền nhỏ vào các kênh rạch tìm hiểu đời sống người dân, cùng tát mương bắt cá, tự chế biến và thưởng thức các món ăn miền quê sông nước, cùng tham gia hát đờn ca tài tử tại nhà dân; tìm hiểu văn hóa sông nước trên thuyền, ghe của người dân ở chợ nổi. Phù hợp với khách du lịch quốc tế (chợ nổi Cái Răng, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc).
- Trải nghiệm giá trị sông nước với sinh thái miệt vườn: các hoạt động tham quan, đi ghe, tắc ráng, xuồng trên các kênh, rạch nhỏ vào các vườn trái cây học hỏi cách làm vườn và thưởng thức trái cây tươi ngon tại nhà vườn (Phong Điền, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc).
- Trải nghiệm giá trị sông nước gắn với nghỉ dưỡng: ngắm cảnh thiên nhiên trên sông Hậu và tham gia các hoạt động nghỉ dưỡng cao cấp (bến Ninh Kiều, cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Ấu).
- Trải nghiệm giá trị sông nước với các di sản văn hóa: các hoạt động tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khơ Me gắn với sông nước ở Chùa Pothysomrom (Ô Môn); tham quan các di tích nhà cổ, đình, chùa gắn với đời sống tâm linh (Bình Thủy, Phong Điền).
- Trải nghiệm giá trị sông nước - ngủ đêm trên tàu (du lịch đường sông về đêm): tham quan, ngắm cảnh về đêm của bến Ninh Kiều, biển Cần Thơ (cồn Cái Khế), ngắm khu đô thi ven cồn Khương, sau đó vòng theo cồn Ấu, cầu Cần Thơ. Đông thời thưởng thức ẩm thực vùng sông nước và nghe đờn ca tài tử (dọc theo đoạn ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ bằng khách sạn du thuyền hoặc tàu).
- Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm sông nước - ngủ đêm trên tàu sẽ kết nối với Campuchia: đi tàu lớn trên sông Hậu ngắm cảnh quan sông lớn, xuống ghe, thuyền nhỏ cập các điểm, ngắm cảnh sinh hoạt ven sông; tìm hiểu văn hóa sông nước cập các cù lao, thưởng thức ẩm thực và đờn ca tài tử. Từ Cần Thơ, dọc sông Hậu qua An Giang và nối sang Campuchia tạo nên sự đa dạng về sản phẩm du lịch sông nước, đáp ứng được nhu cầu khách du lịch.
Du lịch Cần Thơ đã và đang phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm để phát huy thế mạnh du lịch sông nước, phát triển tiềm năng sẵn có nhằm đa dạng hóa, chuẩn hóa các loại hình dịch vụ du lịch sông nước, đưa loại hình du lịch này trở thành sản phẩm đặc thù cho du lịch Thành phố Cần Thơ, xứng tầm vị thế trung tâm đồng bằng sông Cửu Long và đủ sức kết nối - cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo đúng với mục tiêu của du lịch Cần Thơ là hình thành điểm đến “Lý tưởng - An toàn - Thân thiện - Chất lượng”, là nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong”.
3.2.3. Định hướng thị trường khách du lịch
Xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch sông nước đặc trưng với những định hướng rõ nét cũng cần đi kèm với việc thu hút đúng các thị trường có nhu cầu trải nghiệm các giá trị sản phẩm của loại hình này. Đặc biệt, sản phẩm du lịch sông nước ở Cần Thơ trong tương lai sẽ rất hấp dẫn với các thị trường xa từ khách du lịch quốc tế và nội địa; với các đối tượng muốn thư giản, tìm cảm giác thoải mái sau mỗi tuần lao động; đối tượng nghiên cứu văn hóa; các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
- Thị trường khách du lịch quốc tế
Thị trường khách du lịch quốc tế của du lịch Cần Thơ sẽ được xác định gồm 3 nhóm: nhóm ưu tiên phát triển, nhóm truyền thống duy trì và nhóm mở rộng phát triển.
+ Nhóm thị trường ưu tiên phát triển: Đây là nhóm thị trường các quốc gia và vùng lãnh thổ gần Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng như thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan), thị trường ASEAN.
+ Nhóm thị trường truyền thống: Là thị trường đã được khai thác phát triển
khá lâu và tương đối ổn định như các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Nhật Bản. Đây là nhóm thị trường cần được duy trì.
+ Nhóm thị trường mở rộng: Bên cạnh các nhóm thị trường ưu tiên và truyền thống, theo định hướng Chiến lược đến năm 2030, du lịch Việt Nam sẽ hướng tới những thị trường mở rộng bao gồm các nước: Trung Đông, Ấn Độ…Với dòng khách này có thể khai thác theo dọc hành lang Đông Tây, sông Mekong, trong khuôn khổ GMS…
Tuy nhiên, các thị trường tiềm năng, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với Cần Thơ sẽ là các nước ASEAN (chủ yếu là Thái Lan, Campuchia), Đông Âu (khách Nga là chủ yếu).
- Thi trường khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa đến Cần Thơ rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, đến từ mọi mền đất nước, có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Chủ yếu là khách từ TP Hồ Chí Minh và khách nội vùng. Thị trường Đông Nam Bộ cũng là một thị trường quan trọng đối với Cần Thơ. Ngoài ra với sự phát triển các đường bay mới và tăng cường các chuyến bay cũng như các hãng hàng không mới tham gia thị trường thì Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải Miền Trung và đồng bằng sông Hồng cũng hứa hẹn sẽ trở thành những thị trường tiềm năng quan trọng trong tương lai.
Căn cứ vào hiện trạng, cũng như tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch qua từng giai đoạn. Theo định hướng đến năm 2020 khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ (Bảng 3.1)
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch sông nước ở Cần Thơ, thời kỳ 2020 - 2030
Hạng mục | 2020 | 2025 | 2030 | |
Khách quốc tế | Số lượt khách (ngàn) | 450 | 650 | 900 |
Ngày lưu trú trung bình (ngày) | 1,8 | 2,2 | 2,5 | |
Tổng số ngày khách (ngàn) | 810 | 1.430 | 2.250 | |
Khách nội địa | Số lượt khách (ngàn) | 1.800 | 2.400 | 3.000 |
Ngày lưu trú trung bình (ngày) | 2,2 | 2,5 | 2,8 | |
Tổng số ngày khách (ngàn) | 3.960 | 6.000 | 8.400 |
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Thu Du Lịch Thành Phố Cần Thơ, Giai Đoạn 2013 - 2017
- Nhận Định Của Du Khách Về Môi Trường Trên Sông Và Ven Sông
- Định Hướng Và Giải Pháp Xây Dựng Mô Hình Phát Triển Du Lịch Sông Nước Ở Thành Phố Cần Thơ Đến 2020 Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Hướng Liên Kết Vùng Trong Phát Triển Mô Hình Du Lịch Sông Nước
- Phòng Ngừa Rủi Ro Về Giao Thông Đường Thủy
- Phiếu Khảo Sát Du Khách Tham Quan Du Lịch Sông Nước Cần Thơ Phiếu Khảo Sát Ý Kiến Khách Tham Quan Du Lịch Sông
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2018)
Qua bảng số liệu về dự báo cho thấy lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến tham quan du lịch sông nước ở Cần Thơ sẽ ngày càng tăng đáng kể. Điều này có thể khẳng định rằng du lịch sông nước ở nơi đây đang trên đà phát triển mạnh, đã thể hiện được tính đặc thù trong tiềm năng du lịch sông nước. Từ đó gây được sự chú ý mạnh mẽ và phát huy sức hấp dẫn về sự đa dạng của sản phẩm du lịch sông nước. Tạo động lực cho phát triển ngành du lịch nói riêng và cho ngành kinh tế nói chung của TP. Cần Thơ.
3.2.4. Định hướng về nhân lực và vật lực phát triển mô hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ
* Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Sản phẩm du lịch đường sông là nét đặc trưng mà ngành du lịch Cần Thơ đang tập trung xây dựng, do đó cần tập trung, khuyến khích các nhà đầu tư khai thác lợi thế đường sông của Cần Thơ, nhất là có thể khai thác các “tour đường sông liên tỉnh và quốc tế”.
- Phát triển hệ thống hạ tầng du lịch đường sông
+ Nâng cấp hệ thống cầu tàu tiếp cận các điểm tham quan; mời gọi đầu tư trạm dừng chân, bến tàu du lịch phục vụ khách du lịch tại quận Cái Răng, Thốt Nốt, Bình Thủy.
+ Mời gọi các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư quốc tế xây dựng các dự án du lịch trọng điểm quốc gia Bến Ninh Kiều (bao gồm quần thể: Bến Ninh Kiều, cầu đi bộ, chợ nổi Cái Răng và các cồn dọc sông Hậu).
+ Cải tạo, lắp đặt các thiết bị về sinh trên ghe, thuyền; xây dựng hệ thống dữ liệu trực tuyến du lịch; nâng cấp và lắp đặt mới hệ thống cung cấp Wifi miễn phí tại các khu vực công cộng, các khu, điểm tham quan thu hút du khách; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống thông tin hướng dẫn du khách, các cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.
+ Nạo vét, khai thông hệ thống kênh rạch trong nội thành để đưa vào phục vụ du lịch, với các tour đưa khách tham quan thành phố bằng ghe. Nâng cấp các đường bộ đạp xe trên các cù lao, cồn.
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống phương tiện, cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ, công trình vui chơi giải trí, nhà hàng... ở Cần Thơ còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vì vậy để tăng cường thu hút khách du lịch cần thiết tập trung đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở.
+ Phương tiện phục vụ du lịch: Nâng cấp hệ thống tàu, thuyền; đầu tư đội tàu ngủ đêm có đủ tiêu chuẩn an ninh, an toàn; Sở đã đề xuất UBND Thành phố cho chủ trương cho phép doanh nghiệp đầu tư thêm các du thuyền để phục vụ khách du lịch, cho phép các nhà đầu tư du lịch đóng mới tàu có trọng tải lớn hơn với kiểu dáng phù hợp với khai thác du lịch; xây dựng nâng cấp du thuyền từ 3 sao trở lên; hỗ trợ đầu tư xe đạp phục vụ du khách.
+ Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch.
• Về số lượng: Phát triển đủ số lượng theo dự báo của điều chỉnh quy hoạch qua các giai đoạn.
• Về chất lượng: năm 2020 cần thiết đầu tư xây dựng ít nhất 2 khách sạn hạng 5 sao, đến năm 2030 cần có ít nhất 4 khách sạn hạng 5 sao; phát triển hệ thống khách sạn 3-4 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là đối tượng khách kinh doanh thương mại, công vụ.
Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu khách sạn ở TP. Cần Thơ, thời kỳ 2020 - 2030
(Đơn vị: Phòng)
2020 | 2025 | 2030 | |
Khách du lịch quốc tế | 1.850 | 3.000 | 4.400 |
Khách du lịch nội địa | 9.050 | 12.600 | 16.400 |
Tổng | 10.900 | 15.600 | 20.800 |
(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch)
+ Phát triển các cơ sở dịch vụ: Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ,
triển lãm, hội nghị hội thảo, đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm… tầm cỡ khu vực. Tại bến Ninh Kiều cần xem xét đầu tư xây dựng hệ thống các nhà hàng, quán bar và các dịch vụ du lịch khác. Đây là những dịch vụ du lịch đô thị thiết yếu nhằm nâng cao sức thu hút khách của đô thị Cần Thơ, đáp ứng các đòi hỏi của thị trường du lịch đối với một trung tâm đô thị đảm nhiệm vai trò tiếp nhận và trung chuyển khách du lịch.
+ Phát triển các công trình vui chơi giải trí: định hướng đầu tư phát triển các điểm vui chơi giải trí ở Cần Thơ bao gồm: Phát triển các loại hình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại ở khu vực nội đô thành phố và các trung tâm đô thị lớn gắn với các công viên, các khu du lịch... Phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, thể thao sông nước. Phát triển loại hình vui chơi giải trí cao cấp.
* Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động ngành du lịch
Đào tạo trình độ Đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.
Việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý (cả quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp) luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững. Cần đầu tư tổ chức các lớp đào tạo:
- Đào tạo tại chức (đào tạo lại) về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch Cần Thơ đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế.
- Đào tạo mới lao động chuyên ngành trình độ trung cấp và đại học.
- Tập huấn, trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho các cơ sở khai thác du lịch cộng đồng và các cơ sở dịch vụ có liên quan tới du lịch.
- Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Đào tạo khả năng giao tiếp, ứng xử cho cộng đồng người dân làm du lịch.