Bộ Máy Kế Toán Kết Hợp Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất Sữa Việt Nam


những chính sách đãi ngộ và khen thưởng cho phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể, đảm bảo khuyến khích phát huy được hết nguồn nhân lực hiện có. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu về chế độ đãi ngộ khen thưởng của các công ty sản xuất sữa hiện nay, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

Hình thức đãi ngộ: Kết hợp hình thức đãi ngộ tài chính và phi tài chính (tinh thần). Các công ty nên xây dựng tiêu chí đánh giá và thường xuyên tổ chức quá trình đánh giá nhân sự trong công ty. Qua kết quả đánh giá Công ty nên có những hình thức khen thưởng cụ thể bằng hiện vật như: Tiền thưởng, tăng lương, chia cổ phần cổ tức...Đồng thời kết hợp với động viên tinh thần như tổ chức liên hoan, tặng bằng khen, tạo môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và tạo cơ hội thăng tiến trong công việc. Ngoài ra, công ty cũng nên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, các kỳ nghỉ, các chuyến du lịch, ngoại khóa nhằm khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Một nội dung mà các công ty thường ít quan tâm đó là phải trao quyền cho các nhân viên cấp dưới, cần có sự tin tưởng, động viên và quan tâm của lãnh đạo cấp trên.

Với các hình thức đãi ngộ trên, các công ty sẽ đạt được hiệu quả cao trong cách sử dụng nhân sự, nhưng cũng cần chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đãi ngộ như: Thị trường lao động; Tình hình tài chính của công ty; Giá cả sinh hoạt; Năng suất lao động chung; Năng lực, trình độ của người lao động; Quan điểm của các nhà lãnh đạo về quản trị nhân lực; Chính sách của Nhà nước về tiền lương thưởng và các lợi ích khác, qua đó, xây dựng chế độ đãi ngộ cho hợp lý.

4.5.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán

Việc xây dựng thành công mô hình KTTN trong doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam một phần phụ thuộc vào bộ máy kế toán tại các công ty sản xuất sữa. Bởi cấu thành hệ thống kế toán nói chung KTQT và KTTN nói riêng đòi hỏi các công ty cần tổ chức bộ máy kế toán phù hợp. Cấu thành nên hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo, con người...để có thể cung cấp thông tin hữu ích không chỉ cho KTTC và KTQT nói chung và KTTN nói riêng được hữu ích và đầy đủ, phòng kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam nên tổ


Kế toán trưởng

Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

chức mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT. Bên cạnh đó, cần phân công rõ ràng, tách biệt về nội dung, phạm vi cung cấp thông tin cho KTTC và KTQT, KTTN, giữa các bộ phận kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết không được chồng chéo nhau gây chậm trễ trong việc xử lý cung cấp thông tin. Với mô hình kế toán hỗn hợp các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam sẽ tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực và phát huy hết năng lực của các bộ phận, phần hành kế toán. Bộ máy kế toán được tổ chức theo sơ đồ 4.4.


Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam - 20


Kế toán chi phí, giá thành

Lập sổ sách và BCTC

Bộ phận định mức và dự toán

Bộ phận phân tích và tổng hợp

Kế toán tổng hợp

Bộ phận chi phí và giá thành

Kế toán vốn bằng tiền và thu tiền

Kế toán vật tư hàng hóa

Bộ phận kế toán TSCĐ

Kế toán lao động tiền lương

Kế toán BH và xác định KQKD

Sơ đồ 4.4: Bộ máy kế toán kết hợp trong doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam

Kế toán trưởng: Quản lý và điều hành phòng kế toán, chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng mình trước GĐ tài chính (Phó tổng GĐ tài chính) của Tổng công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tư vấn về mặt tài chính cho các cấp quản trị và thực hiện theo dõi, kiểm soát công việc kế toán chung của công ty. Phó phòng kế toán: Trợ giúp cho kế toán trưởng trong các công việc quản lý các nghiệp vụ kế toán của phòng.


Bộ phận KTTC: được chia làm nhiều phần hành kế toán khác nhau, có nhiệm vụ phản ánh, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như doanh thu, chi phí, giá thành, tài sản, nguồn vốn... theo qui định của nhà nước.

Bộ phận KTQT: được chia thành các tổ nghiệp vụ:

- Tổ định mức, dự toán: Có nhiệm vụ liên kết các phòng ban như kế hoạch, kỹ thuật, bộ phận tiêu thụ và các bộ phận xây dựng định mức, trên cơ sở đó tiến hành lập hệ thống dự toán cho từng bộ phận trong công ty theo yêu cầu của các nhà quản trị các cấp.

- Tổ phân tích, đánh giá: Đây là bộ phận có khối lượng công việc khả nhiều và thường xuyên. Nội dung công việ thường bao gồm: Theo dõi chi phí, doanh thu bán hàng, lợi nhuận phát sinh theo bộ phận, chi nhánh, khu vực, sản phẩm, theo từng trung tâm trách nhiệm... chi tiết cho các đối tượng theo nhu cầu của các nhà quản trị các cấp. Phân tích tình hình thực hiện so với mục tiêu, kế hoạch đặt ra, phân tích các nhân tố ảnh hưởng từ đó tìm nguyên nhân ảnh hưởng để có những biện pháp khắc phục hạn chế. Lập các báo cáo KTTN theo nhu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định.

- Tổ kế toán sản xuất và chi phí giá thành: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép các chi phí phát sinh theo từng yếu tố, từng sản phẩm, từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm hay từng đối tượng chịu phí. Lập các phiếu tính giá thành sản phẩm phục vụ cho KTQT.

Mô hình kế toán kết hợp nhưng có phân công tách biệt giữa KTTC và KTQT về mục tiêu, nội dung công việc sẽ phát huy hiệu quả cao, nếu đảm bảo được trình độ của cán bộ nhân viên kế toán. Vì vậy, vấn đề về đào tạo và bồi dưỡng nhân viên cũng là vấn đề cần được quan tâm.

4.5.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên

Mô hình KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam có được xây dựng thành công hay không một phần phụ thuộc vào trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Trước hết đối với đội ngũ quản lý cần có nhận thức đúng đắn và xác định được tầm quan trọng của hệ thống KTTN đối với quản lý bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý các cấp. Ngoài ra, hệ thống KTTN có mối


quan hệ chặt chẽ với phân cấp quản lý, do đó các cấp quản lý có trình độ chuyên môn tốt, thường xuyên được đào tạo phù hợp với công việc được giao, góp phần vào thành công của hệ thống KTTN. Như vậy, doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân viên KTQT phải có kiến thức về phân tích, thống kê, quản trị học...để thực hiện các qui trình tổ chức, xây dựng các trung tâm trách nhiệm, xác định các chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm và lập các báo cáo KTTN theo yêu cầu của nhà quản trị, từ đó cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản trị ra quyết định.

Ngoài việc đào tạo, bổi dưỡng cán bộ nhân viên việc áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống KTTN cũng giúp nhà quản trị kiểm soát, đánh giá hiệu quả bộ phận và cung cấp thông tin được nhanh chóng.

4.5.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, xử lý kịp thời

Đặc điểm KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định, nó hướng tới tương lai và mang tính linh hoạt cao, nhất là KTTN với chức năng đánh giá hoạt động của các bộ phận và kiểm soát, đánh giá trách nhiệm của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Đòi hỏi hệ thống quản lý nói chung và kế toán nói riêng phải có được các thông tin về hoạt động của các bộ phận trong toàn công ty một cách kịp thới và nhanh chóng. Mặt khác, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sữa lại đa dạng phong phú nhiều mặt hàng, nhiều nhà máy sản xuất, nhiều bộ phận và kinh doanh trên phạm vi rộng cả nước. Chính vì vậy, các công ty phải áp công nghệ thông tin vào xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo có thể theo dõi toàn bộ hoạt động của toàn công ty trên phạm vi cả nước. Ví dụ, công ty sữa VInamilk cần lắp hệ thống phần mềm chung cho toàn công ty kể cả các nhà máy, chi nhánh, cửa hàng trên toàn quốc. Với hệ thống mạng internet như hiện nay, các nhà quản trị có thể theo dõi doanh số cũng như chi phí phát sinh hàng ngày trên máy tính mà không cần chờ báo cáo. Việc lập định mức, dự toán cũng cần được lập trên phần mềm tạo sự đồng bộ cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cung cấp thông tin cho các bộ phận một cách thường xuyên. Đồng thời, công ty triển khai hệ thống ERP cho toàn công ty, để có thể link thông tin giữa các phòng ban với nhau, các nhà quản trị sẽ có những thông tin cần thiết kịp thời và nhanh chóng không chỉ về thông tin tài chính mà cả về nhân sự, kế hoạch...


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Hệ thống KTTN giúp nhà quản trị đánh giá kết quả kinh doanh cho từng bộ phận, thông qua việc kiểm soát hoạt động và đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận và từng nhà quản trị tương ứng. Hệ thống KTTN được xây dựng thành công sẽ mang lại nhiều giá trị to lớn cho doanh nghiệp không chỉ trong kiểm soát hoạt động của các bộ phận mà còn cung cấp các thông tin hữu ích cho các quản trị ra quyết định kinh doanh. Trong chương 4, tác giả đã nêu và giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất: Sự cần thiết và đưa ra các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng mô hình KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam hiện nay.

Thứ hai: Đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng mô hình KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam như: Giải pháp về hệ thống phương pháp sử dụng trong KTTN, bao gồm: xây dựng hệ thống định mức, hệ thống dự toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách, đặc biệt giải pháp ứng dụng bảng điểm cân bằng trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam. Giải pháp về xây dựng các trung tâm trách nhiệm từ xác định trung tâm trách nhiệm đến hệ thống chỉ tiêu phương pháp đánh giá trung tâm trách nhiệm và hệ thống báo cáo KTTN.

Thứ ba: Để các giải pháp trên được thực hiện thành công, luận án cũng đưa ra những điều kiện về phía doanh nghiệp và Nhà nước. Cụ thể, với doanh nghiệp: cần đảm bảo doanh nghiệp có tổ chức bộ máy quản lý phân cấp rõ ràng, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kết hợp, phải đào tạo nhân viên, ứng dụng khoa học công nghệ...Với Nhà nước cần có những chính sách cụ thể quan tâm đến hệ thống KTTN trong doanh nghiệp.


KẾT LUẬN


Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập nền kinh tế thế giới, trước tình hình đó các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp sản xuất sữa nói riêng, đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Nền kinh tế mở cửa và hội nhập tạo cho doanh nghiệp môi trường kinh doanh rộng lớn với nhiều thị trường tiềm năng và cơ hội học hỏi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đối đầu với những cạnh tranh khốc nghiệt và gay gắt, trước những doanh nghiệp nước ngoài có cách thức sản xuất và kinh doanh mới phương thức quản lý hiện đại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam cần được trang bị những công cụ quản lý hiện đại và hiệu quả. Trước tình hình đó, luận án nghiên cứu xây dựng mô hình KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam.

Trước hết luận án tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về KTTN trong nước và trên thế thới từ đó tác giả kế thừa và phát triển làm tiền đề cho nghiên cứu mô hình KTTN. Thông qua hệ thống lý thuyết về KTTN, mối quan hệ của KTTN và phân cấp quản lý, các mô hình KTTN trên thế giới Luận án đưa ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, để tìm hiểu về đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý, thực trạng KTTN cũng như nhu cầu thông tin về KTTN của các nhà quản trị các cấp. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn qua điện thoại kết hợp với kết quả thống kê từ bảng câu hỏi cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam . Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình KTTN cho phù hợp và hiệu quả với từng doanh nghiệp sản xuất sữa cụ thể. Mô hình KTTN được xây dựng từ các trung tâm trách nhiệm, hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm đến hệ thống báo cáo KTTN tương ứng. Ngoài ra, luận án đưa ra các điều kiện về phía nhà nước và doanh nghiệp để đảm bảo hệ thống KTTN được xây dựng thành công và mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam. Hy vọng, với mô hình KTTN này, các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam sẽ đạt được hiệu quả cao trong quản lý và kinh doanh.


Hướng phát triển của luận án: Trên cơ sở hướng nghiên cứu của luận án kết hợp với tiềm năng phát triển không ngừng của ngành sản xuất sữa Việt Nam như hiện nay, tác giả dự kiến sau 5-10 năm các doanh nghiệp sản xuất sữa sẽ lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam ngày một hoàn thiện hệ thống kế toán và quản lý, áp dụng những phương thức quản lý hiện đại như KTTN, hệ thống quản lý BSC...Khi đó, việc nghiên cứu sẽ đa dạng và hiệu quả hơn, một số hướng nghiên cứu tiếp theo như: có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Cụ thể, có thể sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích, đánh giá và kiểm định về mức độ hài lòng, hay kiểm định hiệu quả của hệ thống KTTN trong các doanh nghiệp thông qua mô hình và tìm ảnh hưởng của các biến như:

(1) Đo lường sự hài lòng về bộ máy tổ chức quản lý (phân cấp quản lý);

(2) Đánh giá hệ thống chỉ tiêu đo lường trách nhiệm;

(3) Đo lường mức độ hài lòng của các cấp quản trị về các trung tâm trách nhiệm;

(4) Đo lường mức độ hài lòng về hệ thống khen thưởng của doanh nghiệp đối với các cấp quản trị.

Hay có thể sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định sự hiệu quả khi sử dụng phương pháp BSC trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam.

Một trong những hướng mới nữa mà luận án mở ra đó là, các nghiên cứu sau có thể đi sâu vào xây dựng một số các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp với các ngành, các lĩnh vực mà mình nghiên cứu sao cho đạt hiệu quả nhất. Hoặc nghiên cứu sâu về một nội dung của KTTN như hệ thống báo cáo, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá các trung tâm trách nhiệm... cho các ngành có đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ


A. BÀI BÁO ĐĂNG CÁC TẠP CHÍ

1. Nguyễn Thị Minh Phương (2009), "Các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm trong kế toán quản trị", Tạp chí Kế toán, (80), 30-31.

2. Nguyễn Thị Minh Phương (2010), "Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng", Tạp chí Kế toán, (85) 28-31.

3. Nguyễn Thị Minh Phương (2010), "Vận dụng mô hình Dupont trong phân tích tài chính của doanh nghiệp sữa Việt Nam - Vinamilk" Tạp chí KTPT, (157), 67-70.

4. Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Hoản (2011), “Vận dụng phương pháp phân tích bình phương nhỏ nhất trong phân tích chi phí hỗn hợp”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (165, II), 79-84.

5. Nguyễn Hoản, Nguyễn Thị Minh Phương (2011), “Mô hình kế toán quản trị chi phí”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (10), 22-26.

6. Nguyễn Hoản, Nguyễn Thị Minh Phương (2011), “Vai trò của phần mềm kế toán với doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (13), 22-23.

7. Nguyễn Thị Minh Phương, PGS.TS Nguyễn Minh Phương (2012), “Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (177 II), 30-36.

8. Nguyễn Thị Minh Phương, T.S Nguyễn Hoản (2012), "Ứng dụng phương pháp Bảng điểm cân bằng trong công tác quản lý tại doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam", Tạp chí Kinh tế phát triển, tháng 12, 65-71.

B. VIẾT GIÁO TRÌNH

9. Tham gia viết chương 4, Giáo trình Kế toán quản trị (2011) – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

C. BÀI BÁO ĐĂNG CÁC HỘI THẢO QUỐC GIA

10. Nguyễn Thị Minh Phương (2012), “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa vùng Tây Bắc”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, tổ chức tháng 9/2012 tại Trường Cao đẳng Sơn La, tr 494 - 501.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí