Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc EVN đã có những kết quả đạt được nhất định. Nhà quản trị các cấp nhận thức được tầm quan trọng của thực hiện KTTN sẽ tạo điều kiện cho các bộ phận triển khai KTTN, phân bổ ngân sách cho đầu tư công cụ, ứng dụng để thực hiện KTTN trong các đơn vị điện lực. Đây sẽ tiền đề cơ bản và quan trọng khi hoàn thiện KTTN tại các doanh nghiệp thuộc EVN.

Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức các trung tâm trách nhiệm khá tốt. Các kết quả khảo sát các cấp quản trị các các đơn vị trong EVN đã cho thấy các cấp quản trị đều có đánh giá về tổ chức các trung tâm trách nhiệm như tổ chức thực hiện cơ cấu các đơn vị thành viên, mô tả chức năng hoạt động của các bộ phận, có người chuyên trách quản lý tại các bộ phận, có bảng phân chia, mô tả công việc, quy định trách nhiệm giải trình, v.v. tại đơn vị.

Nhà quản trị các cấp tại các đơn vị trực thuộc EVN đã có nhận thức tốt về KTTN: Trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động tại doanh nghiệp, tổ chức, nhà quản trị các cấp đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các hoạt động tại các doanh nghiệp nói riêng và tại EVN nói chung.

Tại các doanh nghiệp thuộc EVN đã có bộ máy phân cấp, phân quyền và trách nhiệm rõ ràng. Mặc dù, tại các doanh nghiệp tuy chưa đồng bộ toàn thể nhưng tại các đơn vị đã hình thành 03 trung tâm cơ bản: (1)-Trung tâm chi phí, (2)-Trung tâm doanh thu, (3)-Trung tâm lợi nhuận, (4)-Trung tâm đầu tư.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện Lực Việt Nam

2.3.2.1. Những hạn chế

Với kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng của trung tâm kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp điện thuộc EVN như sau: Các trung tâm trách nhiệm đã được hình thành, cơ cấu tổ chức - phân cấp quản lý mà phân chia nhiệm vụ và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.


quyền hạn vẫn còn tồn tại một số bộ phận chồng chéo và chưa phân rõ quyền hạn mà các bộ phận trong doanh nghiệp điện cần chịu trách nhiệm. Cụ thể như sau:

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 19

- Trách nhiệm trung tâm chi phí:

Doanh nghiệp điện sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng: Hiện nay mới chỉ nhận diện và phân loại chi phí đáp ứng nhu cầu thông tin để phục vụ báo cáo tài chính. Chưa tiến hành nhận diện và phân loại chi phí theo mức độ hoạt động bao gồm chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp. Cách phân loại này giúp công ty xác định được các chi phí biến đổi trong kỳ kinh doanh từ đó xác định lãi trên biến phí và lợi nhuận trong kỳ, giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời trong quá trình quyết định của nhà quản trị. Bên cạnh đó,

Đối với doanh nghiệp sản xuất điện: Bao gồm các công ty thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu, năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Trong đó, thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống phục vụ kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thông qua khảo sát thực trạng thì hạn chế trong việc quản lý chi phí đối với các doanh nghiệp sản xuất điện chưa kiểm soát chặt chẽ làm cho chi phí thực tế phát sinh so với dự toán. Chưa xây dựng rõ ràng định mức với các chi phí liên quan dịch vụ mua ngoài như: Chi phí tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán; chi phí thuê tài sản; chi phí bảo hiểm tài sản; chi phí xử lý bồi lắng lòng hồ và chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành nhà máy điện. Đồng thời, chưa có sự sát sao trong việc quản lý chi phí phát sinh khác liên quan trong vận hành sản xuất điện như: Chi phí phòng chống bão lụt, chi phí phòng cháy chữa cháy, chi phí an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường, chi phí nước uống trong giờ làm việc, chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động.

Đối với các doanh nghiệp truyền tải và phân phối: Chưa có sự phân cấp, phân quyền khi phát sinh các chi phí dùng chung cho khâu phân phối điện và khâu kinh doanh bán lẻ điện năng. Như chi phí nhân công thuộc trung tâm chi phí vừa nằm


trong hoạt động quản lý vận hành đường dây điện vừa thực hiện khâu kinh doanh điện năng. Do đó, cần tách bạch chi phí nhân công thuộc trung tâm chi phí cho hoạt động phân phối và kinh doanh điện năng. Từ đó, trách nhiệm của trung tâm chi phí mới được phát huy đúng tác dụng trong việc kiểm soát chi phí phát sinh tại bộ phận mình.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh điện năng: Các công ty điện chưa có sự tính toán rõ ràng cho tiêu chí về tổn thất điện thuộc trung tâm chi phí. Do đó, làm cho tỷ lệ ăn cắp điện vẫn còn diễn ra trên các địa bàn trải khắp vùng miền tổ quốc. Chưa có hình thức xử phạt triệt để nguyên nhân dẫn đến thất thoát điện chi phí điện trong quá trình vận hành, điều hạn chế này rất khó cho nhà quản trị kiểm soát một cách chính xác các chi phí phát sinh tại đơn vị mình quản lý.

- Trách nhiệm trung tâm doanh thu:

Đối với doanh nghiệp sản xuất điện: Đối với các công ty thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu, năng lượng gió, năng lượng mặt trời... Để sản xuất điện phụ thuộc và tần suất nước của thủy điện. Hàng năm, DN sản xuất điện cần tiến hành xây dựng kế hoạch trung bình 01 năm nhằm xây dựng định mức đảm bảo sản lượng điện sản xuất thường là vào tháng 10 - quý IV trong năm. Phụ thuộc vào nhu cầu tăng trưởng nền kinh tế, hệ thống DN sản xuất điện sẽ phân bổ cho nhiệt điện và năng lượng. Tuy nhiên, hạn chế mà tác giả thấy rằng đó là, sản lượng sản xuất điện phụ thuộc vào nhu cầu lượng nước và tháng 10 - quý IV trong năm mới xây dựng kế hoạch sản xuất điện thì đây quả là sự chậm trễ. Điều này, làm cho sản lượng điện bị hạn chế, chiếm tỷ lệ thấp so với cung cấp nguồn điện toàn hệ thống, dẫn đến sẽ làm giảm đi sự chênh lệch đáng kể trong sự quản lý về doanh thu điện sản xuất ra đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp truyền tải và phân phối: Do trưởng ban quản lý dự án Miền Bắc, miền Trung, Miền Nam, công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4… chịu trách nhiệm. Doanh thu này được ghi nhận thông qua sử dụng lưới truyền tải. Tuy nhiên qua khảo sát thực trạng thì điểm hạn chế rõ nét đó là doanh thu điện truyền tải khác xa so với doanh thu truyền tải điện dự báo. Do đó, cần phải có sự kiểm soát và đưa


ra các mức khen thưởng trong việc quản lý doanh thu đối với các doanh nghiệp truyền tải và phân phối điện.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh điện năng: Do trưởng ban kinh doanh, phó giám đốc, giám đốc chịu trách nhiệm chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện năng thuộc tổng công ty điện lực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Cần phấp cấp, phân quyền rõ ràng gắn với chức năng từng bộ phận liên quan. Cần phân rõ quyền hạn và trách nhiệm khi điện năng bị thất thoát, hoặc ăn cấp điện năng. Từ đó, cần phân rõ trách nhiệm tại trung tâm doanh thu đối vơi các đơn vị điện lực cấp 3, 4 trong việc kiểm soát toàn bộ tổn thất điện năng trong việc bị: Ăn cắp điện, ghi sai chỉ số công tơ. v.v. làm cho công tác kiểm soát doanh thu điện bị ảnh hưởng. Xây dựng các báo cáo trung tâm doanh thu phân rõ chức năng và quyền hạn các bộ phận liên quan.

Doanh thu điện được đo bằng sản lượng tiêu thụ điện và giá bán điện được thực hiện theo mức giá chung của nhà nước/ chính phủ quy định. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực trạng giá mua điện của các tổng công ty kinh doanh điện năng lại khác nhau. Có thể thấy rằng, giá bán lại chịu chung 1 mức giá, sản lượng tiêu thụ của các vùng miền khác nhau, đối với thành thị do tập trung dân cư thì sản lượng điện tiêu thu khác, những vùng miền cao khi mật độ dân cư xa nhau thì doanh thu điện liệu có đủ bù đắp chi phí bán điện. Điều này làm doanh thu điện của các tổng công ty có sự chênh lệch. Do đó, trách nhiệm của các nhà quản trị trong khâu kinh doanh điện năng giữa các tổng công ty cần phải có sự công bằng trong việc giá mua nội bộ của EVN. Đây được coi là điểm hạn chế tại trung tâm doanh thu của các nhà quản trị tại các doanh nghiệp thuộc EVN hiện nay.

- Trách nhiệm trung tâm lợi nhuận:

Đối với doanh nghiệp sản xuất điện: Trung tâm lợi nhuận phụ thuộc vào trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu trong kỳ tại doanh nghiệp điện. Kiểm soát lợi nhuận tại các doanh nghiệp sản xuất điện phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý cắt giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận. Qua khảo sát lợi nhuận các doanh nghiệp


sản xuất điện không cao là do sự hạn chế thủy điện trong cơ cấu nguồn điện bịgiảm dần theo thời gian.

Đối với các doanh nghiệp truyền tải và phân phối: Trung tâm lợi nhuận chính là các ban quản lý dự án tại các công ty truyền tải và phân phối điện. Sự hạn chế đối với trung tâm lợi nhuận tại các doanh nghiệp này là chưa hoàn toàn cắt giảm chi phí để giúp kiểm soát lợi nhuận được tốt hơn.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh điện năng: Do phó giám đốc, giám đốc chịu trách nhiệm chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện năng thuộc tổng công ty điện lực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Điểm hạn chế do trung tâm chi phí chưa tách bạch được khâu phân phối và kinh doanh bán lẻ điện năng làm cho trung tâm lợi nhuận chưa tách được báo cáo trung tâm lợi nhuận theo từng hoạt động, dẫn đến hạn chế đối với trách nhiệm trung tâm lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng theo.

- Trách nhiệm trung tâm đầu tư

Đối với doanh nghiệp sản xuất điện: Nhận thấy rằng, đối với các công ty thủy điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội. Hiện nay, qua khảo sát thầy rằng sự đầu tư cho các nhà máy thủy điện còn chưa cao. Do đó, cần phân cấp cho nhà quản lý trong phạm vi nào, phân bổ nguồn đầu tư ra sao nhằm giúp đẩy mạnh công tác đầu tư nhằm hạn chế thiếu nguồn điện cho xã hội trong tương lai. Hạn chế rõ nét đó là trung tâm đầu tư chưa gắn với trách nhiệm trong việc quản lý vận hành. Hiện nay, việc đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư mới chỉ dừng lại ở mức độ hoàn thành dự án. Chưa thấy đánh giá hiệu quả sử dụng, chưa có cơ chế tiết kiệm hiệu quả, đồng thời chưa có cơ chế thưởng phạt trong việc nhận đầu tư mang tính chất dự báo xa.

Đối với các doanh nghiệp truyền tải và phân phối: Giám đốc và trưởng phòng ban quản lý đầu tư tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia chịu trách nhiệm. Qua đánh giá thực tiễn thì tình hình các DN truyền tải và phân phối điện đang bị hạn chế trong công tác chuẩn bị đầu tư, công tác bồi thường mặt bằng, chuyển đổi đất rừng, thỏa thuận tuyến đường dây và vị trí trạm biến áp. Bên cạnh đó, sự hạn chế được


nhìn nhận rõ hơn khi trách nhiệm trong kiểm soát đầu tư của nhà quản lý bị ảnh hưởng thông qua việc thực hiện giãn cách xã hội, dịch bệnh nhiều làm cho công tác quản lý, điều hành, mua sắm vật tư, giám sát, tổ chức thi công liên quan đến công tác truyền tải và phân phối điện năng.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh điện năng: Do tổng giám đốc tại các tổng công ty điện lực chịu trách nhiệm trước EVN. Điểm hạn chế lớn nhất trong việc quản lý đầu tư thông qua thực trạng đó là, khi giá nhiên liệu đầu vào đang áp sát giá thị trường, giá đầu ra do Chính phủ áp trần khiến giá thành điện nhiều khi cao hơn giá bán, làm cho các doanh nghiệp điện lực có lợi nhuận rất khiêm tốn trong việc kinh doanh điện năng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho ngành Điện bị hạn chế và hoàn toàn không thu hút được vốn từ các nhà đầu tư, ngân hàng.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý tại các trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư còn sơ sài. Hiện nay, qua tìm hiểu thực trạng các báo cáo mới chỉ dừng lại ở việc nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận tài chính chủ yếu tại đơn vị. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp điện cần nâng cao, bổ sung các chỉ tiêu đánh giá toàn ngành trong các doanh nghiệp đơn vị cấp 2, 3 tại EVN nhằm mang tính chất đồng bộ cho các doanh nghiệp thuộc EVN.

- Hệ thống các báo cáo: Hiện nay tại các công ty Điện lực chưa mở đầy đủ nhằm theo dõi các khoản mục dự toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh chi tiết theo từng trung tâm trách nhiệm. Hay là trên các báo cáo chưa đầy đủ các thông tin về so sánh giữa doanh thu, chi phí giữa kỳ thực tế so với kỳ dự toán. Hoặc xây dựng các báo cáo tách công lao động cho hoạt động phân phối điện và kinh doanh bán lẻ điện; Báo cáo theo dõi về các thông tin phi tài chính liên quan khoản mục chi phí chăm sóc khách hàng, chi phí truyền thông,… còn nhiều hạn chế.

- Chiến lược kinh doanh: Chưa được xây dựng và phát triển xứng tầm với mức độ quan trọng của nó: Đối với các doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam cho các hoạt động, là cơ sở để doanh nghiệp có những chiến thuật và hoạt động tác nghiệp. Với kết quả khảo sát tại các đơn vị, các đơn vị thành viên của EVN


chưa thực sự xây dựng và tích hợp đầy đủ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Mặc dù ngành điện lực vẫn đang có những sự độc quyền nhất định về định giá bán điện, tuy nhiên, những sự cạnh tranh, khan hiếm cùng với các chính sách khuyến khích và ưu tiên phát triển những ngành năng lượng bền vững của Chính phủ thì ngành điện cần có xây dựng và tích hợp vào chiến lược các đặc điểm về cung ứng dịch vụ, hàng hóa, tích hợp xây dựng chính sách của khâu dịch vụ sau bán hàng trong chiến lược kinh doanh.

2.3.2.2. Những nguyên nhân

Những hạn chế trong trong kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện Lực Việt Nam xuất phát dưới góc độ ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác giả đưa ra thông qua 2 nhóm nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cụ thể như sau:

(1) - Nguyên nhân bên trong

Đối với người làm kế toán: Do trình độ nhân viên kế toán nhất là các đơn vị điện lực cấp 3,4 còn hạn chế, làm cho công tác áp dụng kế toán trách nhiệm còn lúng túng trong quá trình triển khai. Do đó, đơn vị điện lực cần xem xét cho nhân viên tham gia các khoá học chuyên sâu để hiểu rõ hơn về kế toán trách nhiệm.

Trung tâm chi phí chịu sức ép do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra nặng nề đến tất cả các lĩnh vực trên phạm vị toàn cầu. Đối với trong nước, dịch bệnh Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các ảnh hưởng này gây hệ quả và tác động trực tiếp đến việc thực hiện SXKD của tổng công ty, cụ thể: Nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia giảm thấp so với kế hoạch (tăng trưởng 2,9%/9,0% kế hoạch), kéo giá thị trường nhiều thời điểm rất thấp, không đủ bù chi phí biến đổi các tổ máy NĐ; công tác cung ứng vật tư thiết bị nhập khẩu phục vụ bảo dưỡng sửa chữa không đáp ứng kế hoạch, nhiều hạng mục phải điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa sang 2021, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn, ổn định các tổ máy; giá dầu, vận tải và than biến


động mạnh, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, gây khó khăn rất lớn trong việc cung ứng và điều phối than cho các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là than nhập khẩu.

Trung tâm chi phí chịu tác động kiểm soát toàn bộ chi phí liên quan đến vận hành hồ chứa để tăng sản lượng nước. Điều này là do sự ảnh hưởng của thủy văn, từ cuối năm 2019 đến hết mùa khô năm 2020. Tình hình thủy văn trên toàn hệ thống nói chung và các hồ thủy điện của tổng công ty Genco nói riêng đều rất cực đoan. Trong mùa khô 2020, tần suất nước về trên các hồ đều rất kém, đặc biệt là lưu vực hồ Bản Vẽ, Đại Ninh, gây thiếu hụt khoảng 202 triệu kWh so với kế hoạch. Bước sang mùa mưa, tần suất nước về hồ Bản Vẽ, Đồng Nai, Hàm Thuận vẫn tiếp tục kém và không đạt tần suất kế hoạch 65%, ngoại trừ hồ thủy điện Sông Tranh 2, Đại Ninh, Đa Nhim có bình quân nước về tốt nhưng lại không đồng đều, đột biến trong thời gian ngắn.

Trung tâm chi phí gặp khó khăn trong công tác cung ứng nhiên liệu tại các doanh nghiệp sản xuất điện. Do quá trình vận hành và kiểm soát chi phí liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , chất lượng than cung cấp cho EVNGenco1... do đó, việc kiểm soát các chỉ tiêu khác ngoài 06 chỉ tiêu theo TCVN hết sức khó khăn (như nhiệt nóng chảy, Fe2O3, H2, HGI), việc này gây khó khăn rất lớn cho tổng công ty trong quá trình vận hành và kiểm soát các chỉ tiêu KTKT.

Trung tâm chi phí gặp khó khăn trong việc kiểm soát suất hao nhiệt. Nguyên nhân từ công tác giao chỉ tiêu: Suất hao nhiệt được tính toán và giao dựa trên thông số thiết kế nhà máy (hiệu suất thiết kế của Lò hơi/Tuabin) và các điều kiện môi trường chuẩn (26oC ). Tuy nhiên trong thực tế, hiệu suất thiết bị thường thấp hơn so với thiết kế và điều kiện môi trường cũng khác so với điều kiện chuẩn, dẫn đến suất hao nhiệt tăng cao so với PAGĐ. Mặt khác, là do nguyên nhân từ nhiên liệu đầu vào: Một số chỉ tiêu chất lượng của than PTNK chưa được kiểm soát làm tăng tổn thất nhiệt và giảm hiệu suất lò hơi, thành phần Hydro trong than Pha trộn nhập khẩu cao hơn thiết kế dẫn đến hiệu suất lò hơi bị suy giảm, độ ẩm than cao, và một số nguyên nhân khác…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023