Lý Luận Cơ Bản Về Kế Toán Trách Nhiệm Trong Doanh Nghiệp Chương 2: Thực Trạng Kế Toán Trách Nhiệm Trong Các Doanh Nghiệp Thuộc


Nội dung khảo sát:

Để đảm bảo thu thập được dữ liệu cho nghiên cứu thực trạng KTTN trong các doanh nghiệp thuộc EVN, NCS thực hiện việc điều tra khảo, sát thực tế tại các doanh nghiệp này qua Bảng câu hỏi gửi đến các doanh nghiệp thuộc EVN trong cả nước. Tại các doanh nghiệp NCS thu thập thông tin từ các vị trí chủ chốt liên quan đến áp dụng Kế toán trách nhiệm như sau:

Tại Công ty Con cấp 1 (Phụ lục 1B), gồm:

+ Đại diện: Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị

+ Đại diện Tổng Giám đốc/Giám đốc là Phó tổng giám đốc phụ trách tài

chính


+ Đại diện lãnh đạo Ban Tài chính kế toán.

+ Đại diện lãnh đạo các Ban Tổ chức nhân sự, Ban kế hoạch, Ban Quản lý

Đầu tư XDCB, Ban kỹ thuật sản xuất, Ban kiểm toán và Giám sát tài chính: Phụ lục 1B. Phiếu khảo sát dùng cho người quản lý

+ Các Nhân viên Kế toán: Phiếu khảo sát Nhân viên, Phụ lục 1B.

Tại các Công ty Con cấp 2, gồm:

+ Đại diện: Ban giám đốc

+ Đại diện lãnh đạo Ban tài chính

+ Các nhân viên Kế toán

Nghiên cứu thu về 146 phiếu khảo sát hợp lệ, các nội dung câu hỏi đều được người trả lời hoàn thành đầy đủ. Dữ liệu nghiên cứu được mã hóa phục vụ cho các bước phân tích định lượng và được trình bày tại Phụ lục 1D – Trích bảng tổng hợp dữ liệu khảo sát.

(b) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được NCS thu thập qua các website, Phụ lục 1A. Danh sách đối tượng khảo sát và phỏng vấn; Website của Chính phủ tìm hiểu về Nghị định 26/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu dùng chung các trường Đại học khối kinh tế là


Cơ sở dữ liệu sách điện tử Springer cung cấp trong dự án thư viện dùng chung bao gồm 4.178 sách điện tử được xuất bản từ năm 2013 đến năm 2018. Toàn bộ sách được cấp quyền truy cập vĩnh viễn trên giao diện trực tuyến. Link truy cập: https://link.springer.com/

Cơ sở dữ liệu sách điện tử Springer cung cấp trong dự án thư viện dùng chung bao gồm 6.000 sách điện tử được xuất bản từ năm 2015 đến 2020. Toàn bộ sách được cấp quyền truy cập vĩnh viễn trên giao diện trực tuyến. Link truy cập: https://portal.igpublish.com/iglibrary/

ScienceDirect là nền tảng khai thác dữ liệu điện tử của Elsevier trong đó có hơn 2.500 tạp chí và hơn 40.000 tựa sách điện tử uy tín, chất lượng cao, được đánh giá ngang hàng Cơ sở dữ liệu sách điện tử Elsevier cung cấp trong dự án Thư viện dùng chung bao gồm 571 sách điện tử được xuất bản từ năm 2017 trở về trước. Toàn bộ sách được cấp quyền truy cập vĩnh viễn trên giao diện trực tuyến. Link truy cập: https://www.sciencedirect.com/

Đồng thời, NCS cũng tìm hiểu rất nhiều tài liệu về kế toán trách nhiệm, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. Các chế độ kế toán, đặc biệt là chế độ kế toán tại EVN.

6.3. Đo lường biến nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện đo lường các biến dựa trên các thang đo được phát triển từ nghiên cứu trước. Việc kế thừa thang đo giúp cho độ tin cậy của thang đo được đảm bảo hơn do đã được kiểm định ở một bối cảnh nghiên cứu trước (Chang, Van Witteloostuijn, & Eden, 2010). Tác giả kế thừa thang đo từ nghiên cứu của tác giả Cao Thị Huyền Trang (2020) và tác giả Trần Trung Tuấn (2015). Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thử, để làm rõ hơn các nội dung nghiên cứu, tác giả đã hiệu chỉnh ngắn gọn các câu khẳng định trong bảng thang đo, chỉ giữ lại các nội dung chính của chỉ báo đo lường biến nghiên cứu. Ngoài ra, nhân tố Quy mô doanh nghiệp trong nghiên cứu này không thực hiện đo lường thông qua các thang đo chủ quan như trong nghiên cứu của tác giả Cao Thị Huyền Trang (2020), vì quy mô thường được đo lường theo các thang đo khách quan, tác giả áp dụng việc phân loại


doanh nghiệp theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP (Chính Phủ, 2018) và hiệu chỉnh phân loại theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP (Chính phủ, 2021), phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn và quy mô doanh thu. Thang đo của các biến nghiên cứu được trình bày tại Bảng 2.

Bảng 2. Thang đo của các biến nghiên cứu


Mã hóa

Biến nghiên cứu

Nguồn


Tổ chức KTTN tại đơn vị


Cao Thị Huyền Trang (2020)


KTTN1

Công ty có tổ chức nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm


KTTN2

Công ty có tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm

KTTN3

Công ty có xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm

KTTN4

Công ty có hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý


Sự cạnh tranh trong kinh doanh


Cao Thị Huyền Trang (2020)

SCT1

Sự cạnh tranh trong ngành về nguyên liệu ngày càng cao

SCT2

Sự cạnh tranh trong ngành về nhân lực ngày càng cao


SCT3

Sự cạnh tranh trong ngành về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ ngày càng cao


SCT4

Sự cạnh tranh trong ngành về về sự đa dạng của sản phẩm/dịch vụ ngày càng cao

SCT5

Sự cạnh tranh trong ngành về giá cả ngày càng cao


Phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức


Cao Thị Huyền Trang (2020), (Trần Trung Tuấn, 2015)

PCQL1

DN có phân cấp quản lý về phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới

PCQL2

DN có phân cấp quản lý về tuyển dụng và sa thải nhân viên

PCQL3

DN có phân cấp quản lý về mua tài sản

PCQL4

DN có phân cấp quản lý về định giá bán SP, hàng hóa

PCQL5

DN có phân cấp quản lý về phân phối sản phẩm/dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 5


Mã hóa

Biến nghiên cứu

Nguồn


Nhận thức về KTTN của nhà quản lý


Cao Thị Huyền Trang (2020)

NTQL1

Nhà quản lý DN nhận thức được tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTTN

NTQL2

Nhà quản lý DN nhận thức được tính dễ sử dụng của các công cụ kỹ thuật KTTN

NTQL3

Nhà quản lý DN nhận thức được tính hiệu quả của việc tổ chức KTTN của các DN khác

NTQL4

Nhà quản lý DN có tín nhiệm cao về KTTN


Chi phí triển khai KTTN tại đơn vị


Cao Thị Huyền Trang (2020)

CP1

Chi phí về đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTTN trong DN thấp

CP2

Chi phí tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức KTTN trong DN thấp

CP3

Chi phí đào tạo nguồn nhân lực để tổ chức KTTN trong DN thấp


Chiến lược kinh doanh của đơn vị


Cao Thị Huyền Trang (2020)

CLKD1

Chiến lược của công ty tạo sự thay đổi về thiết kế và nhanh chóng giới thiệu sản phẩm ra thị trường

CLKD2

Chiến lược cung cấp sản phẩm với chất lượng cao

CLKD3

Chiến lược tạo sự sẵn có của hàng hóa thông qua hệ thống phân phối rộng

CLKD4

Chiến lược về cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng

CLKD5

Chiến lược sản xuất theo yêu cầu giao hàng

CLKD6

Chiến lược sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng


Quy mô doanh nghiệp

NĐ 39/2018/NĐ-

CP của Chính Phủ (2018),

Trần Trung Tuấn

(2015)


Quy mô nguồn vốn



Quy mô doanh thu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


6.4. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

Phân tích nội dung: Quá trình xử lý, phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả khảo sát, phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp định tính. Các kết quả phỏng vấn, tổng quan nghiên cứu được tác giả phân tích thông qua nội dung để tổng hợp. Đồng thời, kết quả khảo sát được phân tích trên phần mềm Excel của Microsoft Office.

Phân tích định lượng: Nghiên cứu sử dụng phân tích định lượng để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện KTTN tại EVN. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua phần mềm SPSS để xử lý, phân tích dữ liệu. Trong đó, các phân tích gồm: Phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá - EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội, và phân tích phương sai 1 yếu tố ANOVA.

7. Đóng góp của luận án

Về mặt lý luận

Luận án đã tổng hợp, trình bày một cách logic và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về Kế toán trách nhiệm. Cụ thể gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của kế toán trách nhiệm; Các tiêu thức phân loại kế toán trách nhiệm; Mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Đo lường và báo cáo kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Đồng thời luận án xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn

Luận án đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cơ cấu tổ chức quản lý và phân cấp quản lý trong Tập đoàn; Thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại EVN; đưa ra kết quả phân tích các nhân tố tác động đến thực hiện kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc EVN; từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc EVN.

8. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc

Tập đoàn điện lực Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm kế toán trách nhiệm

Cùng với quá trình phát triển của kinh tế-xã hội, các doanh nghiệp hoạt động SXKD cũng không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng quản trị doanh nghiệp. Điều này tất yếu dẫn đến sự cần thiết hay tất yếu phải phân cấp, phân quyền quản lý nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân và tập thể các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp phù hợp thúc đẩy tăng năng suất lao động để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Khi cơ cấu tổ chức, quản lý của một doanh nghiệp được hình thành và phát triển đúng mục tiêu đã đề ra thì đòi hỏi việc xác định trách nhiệm của các bộ phận cấu thành doanh nghiệp cũng rất cần thiết và là vấn đề không thể thiếu được trong công tác quản trị chung toàn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, trong quá trình phát triển của mình luôn tìm những công cụ quản trị hợp lý và có hiệu lực nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó, lần lượt các công cụ quản trị được hình thành và phát triển, hoàn thiện dần để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, đảm bảo cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và thắng thế trên thương trường.

KTTN lần đầu tiên được biết ở Mỹ những năm 1950, sao đó tại Anh, Úc, Canada khi thị trường kinh tế phát triển và yêu cầu cung cấp thông tin một cách tuân thủ. Từ đó, khái niệm KTTN được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về KTTN. Mỗi quan niệm đều thể hiện ở một góc độ khác nhau, song đều có cùng một nội dung là công cụ quan trọng phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và đo lường thành quả của doanh nghiệp, các quan niệm này có thế kết hợp với nhau tạo thành một cái nhìn toàn diện về KTTN.

Theo nghiên cứu Emmanuel & cộng sự (1990), “KTTN là sự thu thập, tổng hợp báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ


chức”. KTTN còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lời. KTTN phù hợp với các tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp dưới thuộc thẩm quyền. Khi đó, kết quả quản lý của mỗi cấp quản trị được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao như thế nào.

Theo Bloomfield & cộng sự (1992), “KTTN là hệ thống phân tán quyền quyết định và phân bổ nguồn lực trong khi đó vẫn duy trì thông tin thông tin tập trung và kiểm soát thông tin qua việc đánh giá thành quả và trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong doanh nghiệp”.

Theo nghiên cứu Drury (1992), “KTTN là phương pháp kế toán được ghi nhận các chi phí và doanh thu tương ứng với trách nhiệm của từng vị trí”. Bất cứ sự khác biệt giữa chi phí và doanh thu được xác định với trách nhiệm của từng cá nhân. Cách thức kiểm soát các hoạt động của tổ chức thì một ai đó phải có vai trò trách nhiệm đối với mỗi chi phí hoặc không có ai có trách nhiệm và những chi phí sẽ phát sinh ngoài sự kiểm soát

Theo nghiên cứu Atkinson & cộng sự (2001), ”KTTN là một hệ thống kiểm soát dựa trên nguyên tắc tập trung hóa, cải tiến và trách nhiệm. Trách nhiệm được thực hiện ở mỗi TTTN và người quản lý phải có trách nhiệm đối với mỗi đơn vị, chi nhánh và phòng ban”. Có 04 TTTN đó là (1) TTCP là Trung tâm nơi mà người quản lý chỉ có trách nhiệm hoặc chỉ kiểm soát các khoản chi phí, mà không phải là lợi nhuận, doanh thu và đầu tư. TTCP liên quan đến quản lý các hoạt động; (2) TTDT là TTTN nơi mà người quản lý có trách nhiệm đối với các khoản Doanh thu, mà không phải là lợi nhuận hoặc vốn; (3) TTLN là một tổ chức đơn lẻ nơi mà người quản lý có trách nhiệm đối với các khoản DT và CP. Các TTTN luôn liên quan đến quản lý cấp trung nhưng những người quản lý có quyền quyết định đối với tất cả các vấn đề từ các chiến lược hoạt động đến kiểm soát các hoạt động của tổ chức. (4) TTĐT được thực hiện ở cấp cao nhất như là HĐQT, Ban giám đốc hoặc Hội đồng Trường. TTĐT nơi mà những người quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của tổ chức và của quá trình đầu tư


Theo nghiên cứu Meda (2003), “KTTN là phương pháp quản trị nhằm thiết kế hệ thống kế toán để đạt được hiệu quả kiểm soát thông qua mối quan hệ trực tiếp giữa báo cáo kế toán với người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ở các cấp”. KTTN là phương pháp quản trị nhằm thiết kế hệ thống kế toán để kiểm soát các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua mối quan hệ trực tiếp giữa báo cáo kế toán với người đứng đầu của một bộ phận hay các trung tâm được phân quyền. Hệ thống kế toán này cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp.

Theo Garrison & cộng sự (2003), “KTTN phản ánh rằng một hệ thống thông qua những người quản lý có trách nhiệm xác định các hoạt động hoặc mục tiêu và thông qua đó nhằm đo lường và đánh giá các hoạt động”. Tuy nhiên, những người làm thực tế đã cố gắng thực hiện KTTN của hệ thống Ngân sách. Lập dự toán ngân sách có vai trò trách nhiệm của từng cá nhân bằng việc các chỉ tiêu đo lường. Do đó, ngân sách thông thường được xem xét như là một trong những nội dung của KTTN.

Theo nghiên cứu của A. A. Atkinson (2006), “KTTN là hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức”. Hệ thống này cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý. KTTN tạo ra các báo cáo chứa cả đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Nghiên cứu về KTTN trong doanh nghiệp và cho rằng KTTN là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát. KTTN là một phần của hệ thống kế toán nhằm thu thập, tóm lược và cung cấp thông tin liên quan đến chi phí, trách nhiệm của mỗi đơn vị phòng ban.

Theo nghiên cứu Wild & cộng sự (2007), “KTTN đo lường việc lập kế hoạch, ngân sách, hành động và những kết quả thực tế của các TTTN”. Áp dụng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023