Thực Trạng Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Thuộc Tập Đoàn Điện Lực Điện Lực Việt Nam


Thứ tư, ngành điện là ngành đặc thù khi mà sản lượng điện tiêu thụ tăng đột biến vào dịp hè - quý 2, 3 và sản lượng điện giảm vào dịp tết - quý 1. Do đó, trách nhiệm của trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu cần kiểm soát toàn bộ chi phí trong việc sử dụng điện tiết kiệm điện, hiệu quả không chỉ khiến khách hàng giảm chi phí tiền điện phải trả hàng tháng, mà qua đó còn giúp hệ thống điện vận hành an toàn, liên tục phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của khách hàng. Đối với sản lượng điện đặt ra cho trung tâm doanh thu cần kiểm soát tốt lượng điện tiêu thụ và dịp hè thông qua chuyển đổi số.

Thứ năm, tính cạnh tranh trên thị trường bán buôn điện đã từng bước được mở rộng về quy mô, với sự tham gia cạnh tranh của 107 nhà máy điện với tổng công suất 29.740 MW và 06 đơn vị mua điện. Bộ cũng đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, chú trọng tập trung vào các bước thực hiện tách bạch chi phí khâu phân phối điện và khâu kinh doanh bán lẻ điện của các đơn vị phân phối bán lẻ điện. Do đó, trách nhiệm trung tâm chi phí cần kiểm soát chặt chẽ các chi phí dùng chung cho khâu phân phối và bán lẻ điện theo từng trung tâm chi phí, cần được tách bạch riêng cho từng bộ phận đối với từng doanh nghiệp sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng; đồng thời gắn liền trách nhiệm trong việc phân cấp, phân quyền trách nhiệm của từng bộ phận, từng phòng ban trong việc kiểm soát chi phí nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận trong kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc EVN.

Như vậy, có rất nhiều đặc điểm của ngành điện trong việc kiểm soát các chi phí, doanh thu, lợi nhuận và vốn thông qua các trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Tác giả đưa ra một số đặc điểm chính cho thấy để giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định thì trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tại các trung tâm trách nhiệm cần được nâng cao nhằm tiết kiệm chi phí điện, tăng lợi nhuận điện thương phẩm tại các doanh nghiệp điện thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.


2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng nội dung kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam

2.2.1.1. Thực trạng trung tâm chi phí tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam

Tại tập đoàn EVN: Trung tâm chi phí tại EVN gắn với chi phí mua điện của các bộ phận kiểm soát như tính toán chi phí mua điện dựa trên sản lượng và đơn giá mua điện. Việc tính toán này là do trưởng ban kinh doanh, trưởng ban tài chính, trưởng ban thị trường điện, phó tổng giám đốc kinh doanh, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - kế toán chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động này. Cụ thể, gắn liền với các loại chi phí tại các công ty điện lực thuộc EVN bao gồm: Tổng hợp chi phí mua điện (Nhà mát điện ký hợp đồng với EVN), chi phí mua điện của nhà máy điện

≤ 30MW, chi phí truyền tải điện, chi phí mua điện thuỷ điện nhỏ của các đơn vị điện cấp 1. Các chi phí này được EVN phân quyền trách nhiệm cho các công ty mua bán điện, tổng công ty phân phối điện, công ty truyền tải điện quốc gia, và các ban thị trường điện, ban kỹ thuật sản xuất…

Qua tìm hiểu thực tế, EVN tính chi phí mua điện theo từng loại hình là thuỷ điện, nhiệt điện, năng lượng mới. Tại EVN, ban tài chính kế toán là đơn vị chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí mua điện các người mua điện với EVN. Cần chi tiết theo từng đơn vị mua, số lượng phát sinh theo tháng, đơn vị tính - sản lượng: tr.kwh, chi phí được chi tiết theo: tr.VNĐ, và chi tiết theo loại hình nhà máy: Thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, Tuabin khí, năng lượng khác, nhập khẩu.Sau khi ban tài chính kế toán tập hợp, cán bộ chuyên quản chi phí truyền tải ban TCKT rà soát bảng tổng hợp chi phí truyền tải điện do EPTC tính toán và gửi lên. Nếu không thông qua, cán bộ chuyên quản chuyển lại EPTC kèm thông tin yêu cầu để kiểm tra và tính toán lại. Nếu thông qua, cán bộ chuyển quản chuyển đến cán bộ kế hoạch ban TCKT để đưa vào báo cáo tình hình thực hiện công ty mẹ. Ngoài ra, chi


phí khác bao gồm: Chi phí phụ trợ, dự kiến chênh lệch tỷ giá các hợp đồng mua bán điện, lãi tiền vay, lỗ tỷ giá.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp chi phí điện tại EVN


NGUỒN CHI PHÍ

CHI PHÍ MUA ĐIỆN


Tính chi phí mua điện

1.EPTC Ước tính chi phí mua điện cho năm N có cập nhật tình hình thực tế (chi tiết theo từng tháng), gồm:

- Chi phí mua điện các NMĐ có ký hợp đồng với EVN

+ Chi phí theo hợp đồng (chi tiết theo từng Loại hình: Thủy điện, nhiệt điện, năng lượng mới)

+ Các khoản chi phí bổ sung khác

- Chi phí TĐ nhỏ dưới 30Mw

2.EPTC tính chi phí mua điện căn cứ trên:

- Phương án sản lượng ban tài chính kế toán gửi

- Giá mua bán điện theo hợp đồng mua bán

- File thống kê các thông số đầu vào gồm :Nhiên liệu than, dầu, khí, tỷ giá, CPI,… được EPTC cập nhật hàng ngày

- Định hướng thông số đầu vào để tính chi phí: bình quân 3 tháng/6 tháng

Công thức:

Chi phí mua điện của từng NMĐ (từng tháng) = sản lượng điện xuất tuyến từng NMĐ (tháng)* Giá mua theo hợp đồng của NMĐ (tháng) Trong đó:

-Sản lượng điện xuất tuyến

- Giá mua theo hợp đồng của NMĐ

Chi phí được phân loại theo loại hình của từng nhà máy điện:

- Thủy điện; Nhiệt điện than; Nhiệt điện dầu; Nhiệt điện tuabin; điện mặt trời; năng lượng gió, nhập khẩu…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 13



Ước chi phí truyền tải

CP truyền tải = Sản lượng ban kế hoạch cung cấp x Giá truyền tải (được BTC phê duyệt)

Trường hợp thời điểm lập kế hoạch chưa có giá của BTC thì lấy giá

tạm tính của EVN.


Tính chi phí mua điện thuỷ điện nhỏ

Chi phí mua điện thuỷ điện nhỏ = Đơn giá bình quân * Sản lượng theo từng miền

Trong đó:

Đơn giá bình quân : Phòng kinh doanh bán điện cung cấp

Sản lượng theo từng miền : Lấy từ phương án sản lượng ban tài chính kế toán cung cấp


Tổng hợp chi phí mua điện

Tổng hợp chi phí mua điện gồm: Chi phí mua điện TĐ nhỏ

Chi phí mua điện theo từng NMĐ (theo từng loại hình: Nhiệt điện,

thuỷ điện, NLM), chi phí bổ sung khác…

(Nguồn: Tập đoàn điện lực Việt Nam)

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng thuộc EVN phân quyền cho các trưởng bộ phận phải kiểm soát toàn bộ chi phí liên quan từ khi sản xuất đến quá trình tiêu thụ điện.

Cụ thể các chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của toàn bộ các doanh nghiệp thuộc EVN là 396.199,38 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành tương ứng với sản lượng điện năng giao nhận năm 2020 là 231,54 tỷ kWh và sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2020 là 216,95 tỷ kWh. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2020 theo sản lượng điện thương phẩm là 1.826,22 đ/kWh, giảm 1,22% so với năm 2019. Đối với năm 2021 khâu phát điện tăng 44.467,65 tương ứng tỷ lệ tăng 14.3%; khâu truyền tải điện tăng 2.208,8 tương ứng tỷ lệ tăng 13,1%; khâu phân phối - bán lẻ điện tăng 11.780,91 tương ứng tỷ lệ tăng 17,6%; Khâu phụ trợ - quản lý ngành tăng 160,64 tương ứng tỷ lệ tăng 11,123% chi tiết tại bảng 2.2 như sau:


Bảng 2.2. Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí EVN năm 2020‌

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Khâu phát sinh

Tổng chi phí năm 2020

Tổng chi phí năm 2021

Chênh lệch

Số tiền

%

Khâu phát điện

310.962,60

355.430,25

44.467,65

14,3

Khâu truyền tải điện


16.855,56


19.063,64


2.208,08


13,1

Khâu phân phối

- bán lẻ điện


66.936,98


78.717,89


11.780,91


17,6

Khâu phụ trợ - quản lý ngành

1.444,23

1.604,87

160,64

11,123

(Nguồn: Phòng sản xuất – EVN)

Tại các doanh nghiệp sản xuất điện: trung tâm chi phí khi gắn với các doanh nghiệp thuộc EVN không thể không nhắc đến doanh nghiệp điện lực trong lĩnh vực sản xuất điện như EVNGENCO. EVNGENCO1 là đơn vị điện vươn lên trở thành tổng công ty Phát điện hàng đầu khu vực. Trách nhiệm của trung tâm chi phí đối với đơn vị sản xuất điện thuộc về trưởng các bộ phận ban quản lý dự án thuỷ điện 2, 3, công ty thuỷ điện Sông Tranh, công ty thuỷ điện Bản Vẽ; công ty nhiệt điện 3, Uông Bí, Duyên Hải, Nghi Sơn… Tổng công ty luôn tạo ra môi trường thuận lợi để mọi người phát huy được sức sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để đem lại hiệu quả cao nhất, đưa EVNGENCO1 trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất điện tại Việt Nam. Năm 2020, tổng công ty hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận công ty mẹ EVNGENCO1 đã được tập đoàn giao. cụ thể như sau:


Bảng 2.3. Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí tại EVNGenco1 năm 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng



TT


Chỉ tiêu

KH 2020

(tỷ đồng)

UTH 2020

(tỷ đồng)

So sánh TH/KH (%)

1

Tổng chi phí

(Chưa bao gồm CLTG)

37.712

36.752

97,5

-

Chi phí SXKD điện

37.608

36.601

95,9

(Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh – EVNGenco1)

Tại các doanh nghiệp truyền tải và phân phối điện: khi nói đến trung tâm chi phí, không thể không nhắc đến Tổng công ty truyền tải điện quốc gia – EVNNPT. Qua khảo sát thực tế, chi phí liên quan đến tỷ lệ tổn thất điện năng: Năm 2020, TTĐN trên lưới điện truyền tải đạt 2,23%, tăng 0,08% so với kết quả thực hiện năm 2019 và KH Tập đoàn giao (2,15%). Kết quả này mặc dù còn cao hơn chỉ tiêu kế hoạch, tuy nhiên xuất phát từ nguyên nhân khách quan do phương thức vận hành truyền tải cao trên lưới điện 500kV Bắc - Nam do các nguồn thủy điện khu vực Tây Bắc và miền Trung phát cao trong các tháng cuối năm 2020. Chi phí liên quan đến quản lý vận hành lưới điện trong năm 2020, lưới điện truyền tải đã được vận hành an toàn, liên tục, ổn định với sản lượng điện không cung cấp được của Tổng công ty chỉ là 0,00114%, thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch (0,0038%). Chi phí phát sinh do liên quan đến sự cố đã được EVNNPT tập trung xử lý nhanh, khôi phục cấp điện kịp thời với thời gian bình quân xử lý sự cố của EVNNPT trong năm 2020 là 15,68 phút, thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch (30 phút). Chi phí liên quan đến công tác sửa chữa lớn: Vào đầu năm 2020, do các khó khăn do dịch Covid 19 và tình hình dự báo thủy văn khó khăn ảnh hưởng đến cân đối tài chính của EVN, tập đoàn đã chỉ đạo tiết giảm 20% kế hoạch sửa chữa lớn. Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát, ưu tiên triển khai các danh mục sửa chữa lớn thực sự cần thiết để đảm bảo chất lượng lưới điện truyền tải. Kết quả năm 2020, toàn tổng công ty thực hiện khối lượng sửa chữa lớn đạt 770,228 tỷ


đồng, đạt 81,9% kế hoạch Tập đoàn giao đầu năm. Với kết quả này mặc dù không hoàn thành kế hoạch tập đoàn giao, nhưng đã góp phần đảm bảo chất lượng lưới điện truyền tải, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận hành.

Tại các doanh nghiệp kinh doanh điện: Trung tâm chi phí thuộc các tổng công ty phân phối điện thuộc EVN NPC, EVN HaNoi, EVN SPC, EVN CPC, EVN HCM bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh điện năng như: Chi phí mua điện, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí liên quan thuộc hoạt động công ích như cấp điện cho nông thôn, miền núi của EVN NPC, EVN SPC, EVN CPC tại Phụ Lục 2.1 về tách bạch chi phí hoạt động công ích điện ho thấy: Trong năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và ước tính cho năm 2021 cho chi phí mua điện năm 2020 là: 30.418.495 tỷ đồng, năm 2021 là:

33.754.399 tỷ đồng; chi phí phân phối điện năm 2020 là: 16.576.011 tỷ đồng, năm 2021 là: 17.148.364 tỷ đồng. Đồng thời chi phí cho chương trình an sinh xã hội như hỗ trợ kinh phí xây dựng cho 1.500 ngôi nhà, xây dựng sửa chữa trường học, ủng hộ công tác chống dịch Covid-19: 37,8 tỷ đồng, ủng hộ lũ lụt đồng bào Miền Trung 40,6 tỷ đồng... các chi phí này đều thuộc trách nhiệm kiểm soát của các trưởng bộ phận thuộc các doanh nghiệp EVN.

Minh hoạ rõ nét hơn đối với EVN HaNoi, trung tâm chi phí không bao gồm các chi phí sản xuất như tại một số đơn vị điện lực thuỷ điện, nhiệt điện, truyền tải điện. Đặc thù của trung tâm chi phí tại các tổng công ty điện lực phân phối điện trong đó có EVN HaNoi bao gồm các chi phí như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí về giá vốn điện., chi phí khấu hao tài sản cố định... Trách nhiệm của các trung tâm này được phân quyền cho các trường phòng có liên quan về phát sinh các khoản mục chi phí này. Cụ thể: Tổng chi phí năm 2020 là: 40.841.854 triệu đồng tăng 402.624 triệu đồng, tăng tỷ lệ 1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá vốn hàng bán hoạt động SXKD điện năm 2020: 37.611.033 triệu đồng, giảm 12.790 triệu đồng tỷ lệ 0,03% so với năm trước; Chi phí tài chính 1.035.787 triệu đồng tăng 125.412 triệu đồng, tỷ lệ 13,78% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay tăng là do tăng các khoản vay vốn


đầu tư. Chi phí bán hàng 1.264.852 triệu đồng, tăng 233.346 triệu đồng, tỷ lệ 22,62% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp 921.946 triệu đồng tăng 68.129 triệu đồng, tỷ lệ 7,98% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí điện, chi phí khấu hao tài sản cố định: 3.419.453 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm trước

494.224 triệu đồng (tỷ lệ 17%). Chi phí khấu hao tăng là khấu hao của các tài sản tăng từ đầu tư và chi phí sửa chữa lớn.

Hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm chi phí: Hệ thống báo cáo chi phí của các doanh nghiệp điện thuộc EVN chủ yếu nhằm mục đích phục vụ kế toán tài chính và phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp, chưa hình thành các trung tâm chi phí rõ ràng. Do đó, hiện nay được hiểu báo cáo trung tâm chi phí bao gồm: Báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm điện đối với doanh nghiệp sản xuất điện, báo cáo chi phí liên quan đến tổn thất điện năng đối với các doanh nghiệp truyền tải điện, báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện năng.

2.2.1.2. Thực trạng trung tâm doanh thu phí tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện Lực Việt Nam

Tại tập đoàn EVN: Doanh thu điện được xác định từ: Doanh thu bán điện VWEM, doanh thu bán điện nội bộ, doanh thu điện xuất khẩu, doanh thu điện cho khách hàng 220Kv. Tại EVN kiểm soát doanh thu điện thông qua việc xác định doanh thu thực tế và doanh thu ước thực hiện của kỳ kế hoạch.

Trung tâm doanh thu tại EVN bao gồm: Ban kinh doanh tại EVN và tại các công ty do EVN nắm giữ 100% vốn điệu lệ.

Trung tâm doanh thu được đo lường qua các hiệu suất tài chính của trung tâm doanh thu thông qua chỉ tiêu cơ bản là: Chênh lệch doanh thu có thể kiểm soát và chênh lệch tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu.

Qua tìm hiểu thực tế doanh thu bán điện ước tính và thực tế được EVN phân quyền cho ban tài chính kế toán tập hợp để xác định doanh thu ước tính và doanh thu thực tế chi tiết cụ thể theo bảng 2.4 và 2.5 như sau:

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí