Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Thực Hiện Kế Toán Trách Nhiệm Trong Các Doanh Nghiệp


1.3.5. Hệ thống khen thưởng

Mục tiêu của khen thưởng là khuyến khích các bộ phận/ đơn vị hay cá nhân những người có thành tích xuất sắc trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào kết quả đánh giá về hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận/đơn vị hay cá nhân nhà quản trị để việc khen thưởng được thực hiện khách quan theo tinh thần là bộ phận/đơn vị, cá nhân nhà quản trị nào đạt được hiệu quả cao sẽ được thưởng tùy thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời những bộ phận/đơn vị hay cá nhân nhà quản trị nào không hoàn thành nhiệm vụ thì bị phạt tùy theo mức độ nhất định. Thiết lập hệ thống khuyến khích có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả khi lập dự toán tại các trung tâm trách nhiệm nhằm hạn chế những chênh lệch không mong muốn và thúc đẩy những chênh lệch tốt. Mặt khác, xác định người chịu trách nhiệm về những chênh lệch gây thiệt hại và những chênh lệch mang lại hiệu quả nhằm có chế độ khen thưởng, kỹ luật rõ ràng, công minh với các nhà quản trị các cấp cũng như với người lao động trong doanh nghiệp.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp

1.4.1. Các lý thuyết nghiên cứu nền tảng Lý thuyết dự phòng

Lý thuyết dự phòng cho rằng việc xác định cơ cấu tổ chức tối ưu có sự thay đổi đáng kể, không có duy nhất một cơ cấu tổ chức "tốt nhất" cho tất các tổ chức (Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyên, & Nguyễn Thị Hồng Nga, 2018). Hiệu suất hoạt động của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh như chiến lược kinh doanh, môi trường kinh doanh, trình độ công nghệ, quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp (Robert H. Chenhall, 2003).

Lý thuyết dự phòng nghiên cứu KTQT trong doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với môi trường kinh doanh của doah nghiệp. Hay nói cách khác, một hệ thống KTQT thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt động. Điều này nhấn mạnh rằng không thể thiết lập một mô hình KTQT


hay mô hình KTTN thành một khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các DN mà việc tổ chức KTQT và KTTN vào mỗi DN tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh từng ngành và từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời, việc thực hiện KTTN phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, trình độ công nghệ sản xuất, quy mô DN cũng như chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn. Có nghĩa là, việc xây dựng hệ thống KTTN hiệu quả phải thích hợp với từng DN và phù hợp với môi trường bên trong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp. Lý thuyết dự phòng đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố về quy mô doanh nghiệp, sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh, cấu trúc doanh nghiệp và các yếu tố khác đến tổ chức thực hiện và những kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Robert H. Chenhall, 2003; Ghorbel, 2017).

Lý thuyết dự phòng trình bày các yếu tố về quy mô doanh nghiệp, tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, cơ cấu doanh nghiệp với sự phân cấp quản lý trong cấu trúc công ty, yếu tố về nhà quản lý và chiến lược kinh doanh của công ty có ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm. Các nghiên cứu về lý thuyết dự phòng cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tổ chức thực hiện, vận hành và chất lượng của thực hiện kế toán trách nhiệm tại đơn vị. Từ những nghiên cứu trước, luận án kế thừa và phát triển các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng, thực hiện kế toán trách nhiệm tại các đơn vị tại EVN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Lý thuyết chi phí – lợi ích

Lý thuyết chi phí - lợi ích đề cập đến quá trình doanh nghiệp phân tích và so sánh giữa chi phí với lợi ích thu được. Đây là một quá trình có hệ thống mà doanh nghiệp sử dụng để phân tích quyết định nào nên đưa ra và quyết định nào nên từ bỏ. Nhà quản trị so sánh và phân tích chi phí-lợi ích tính tổng các phần thưởng tiềm năng được mong đợi từ một tình huống hoặc hành động và sau đó trừ đi tổng chi phí liên quan đến việc thực hiện hành động đó. Khi vận dụng một công cụ quản lý nói chung hay một công cụ kế toán nói riêng, vấn đề nguồn lực là một vấn đề vô cùng quan trọng. Để có được nguồn lực tốt nhằm tổ chức, vận dụng KTTN thì doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ như: Đầu tư thiết bị, chi phí công nghệ, chi phí tư vấn chuyên gia, chi phí đào tạo nhân sự, chi phí duy trì nhân lực để tổ

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 11


chức KTTN. Do đó, các doanh nghiệp cụ thể sẽ có sự cân nhắc về lợi ích và chi phí của việc vận dụng KTTN trong doanh nghiệp. Nếu yêu cầu chi phí về đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTQT trong DN thấp hay yêu cầu chi phí tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức thực hiện trong doanh nghiệp thấp sẽ làm tăng mức độ thực thi của việc vận dụng kế toán quản trị. Với kế toán trách nhiệm cũng như vậy, KTTN là một nội dung của KTQT và việc đánh giá giữa chi phí và lợi ích sẽ giúp nhà quản trị cân nhắc mức độ đầu tư, thực hiện KTTN tại đơn vị. Chính vì vậy, nhận thức về chi phí thực hiện là một yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTTN tại các doanh nghiệp.

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm

1.4.2.1. Quy mô doanh nghiệp

Theo các nghiên cứu của Hutaibat (2005), Abdel-Kader và Luther (2008), Al- Omiri và Drury (2007), Ahmad (2012), Nair (2017)… Quy mô DN là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới vận dụng kế toán quản trị trong DN. DN nào có quy mô càng lớn thì quy trình xây dựng KTQT của DN đó càng chuẩn hóa Robert H Chenhall (2006). Một số kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự khác biệt trong tổ chức áp dụng KTTN giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau thì có sự khác biệt khi thực hiện KTTN là khác nhau (Ngô Thế Chi & Ngô Văn Lượng, 2018). Vì vậy, nghiên cứu đặt ra giả thuyết thứ nhất là:

Giả thuyết H1: có sự khác biệt về thực hiện KTTN giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau

1.4.2.2. Sự cạnh tranh trong ngành

Sự cạnh tranh trong kinh doanh cũng là một khía cạnh phản ánh mức độ phức tạp của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động (Thong, J. Y. L, 1999). Nhân tố cạnh tranh đề cập đến mức độ doanh nghiệp phải đối phó với các đối thủ của cả đầu vào và đầu ra của mình về nguồn nguyên liệu, về nhân lực, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, về giá cả, kênh phân phối, sự đa dạng hóa của sản phẩm (Cao Thị Huyền Trang, 2020). Nếu như doanh nghiệp cảm nhận sự bất ổn từ môi trường kinh doanh là cao, doanh nghiêp phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn


lực, cũng như sự cạnh tranh giá cả từ các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn thì doanh nghiệp sẽ vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn giúp cho doanh nghiệp cải thiện quy trình ra quyết định cũng như kiểm soát hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn (Abdel-Kader & Luther, 2008). Cường độ cạnh tranh thị trường có mối quan hệ tích cực với việc sử dụng một số công cụ KTQT nhất định, trong đó là việc tích cực vận dụng KTTN trong tổ chức (Cao Thị Huyền Trang, 2020).

Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết H2: sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh có tác động thuận chiều đến thực hiện KTTN trong doanh nghiệp.

1.4.2.3. Sự phân cấp quản lý trong cấu trúc doanh nghiệp

Cấu trúc doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng mà lý thuyết dự phòng đề cập đến những tác động của cấu trúc doanh nghiệp. Cấu trúc doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ phân cấp, phân quyền giữa các bộ phận trong tổ chức, doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, sự phân cấp quản lý càng rõ ràng thì cấu trúc hữu cơ của doanh nghiệp càng chặt chẽ (Ghorbel, 2017). Sự phân cấp quản lý liên quan đến việc phân quyền, ủy nhiệm của cấp trên cho cấp dưới trong việc ra các quyết định kinh doanh. Phân cấp quản lý tạo điều kiện tự chủ hơn trong lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động cho nhà quản trị các cấp, đồng thời phân cấp, phân quyền gắn liền trách nhiệm của cấp quản trị với các hoạt động đó. Đã có một số nghiên cứu liên quan đến sự phân cấp và mức độ sử sử dụng KTQT trong doanh nghiệp, tuy nhiên lại có sự khác biệt trong kết quả được đưa ra. Khi nhà quản trị các cấp dưới được phân quyền nhiều hơn, họ cũng là người chịu nhiều trách nhiệm hơn trong việc lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động. Sự phân cấp quản lý hay cấu trúc doanh nghiệp có nhiều kết nối hữu cơ đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện KTTN để có thể phù hợp với cấu trúc doanh nghiệp như vậy (Ghorbel, 2017), hay nói cách khác là ảnh hưởng thuận chiều của sự phân cấp quản lý đến việc thực hiện KTTN trong doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết

Giả thuyết H3: sự phân cấp quản lý trong cấu trúc doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến thực hiện KTTN trong doanh nghiệp


1.4.2.4. Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp các cấp về KTTN

Thuộc về yếu tố nhà quản trị các cấp trong lý thuyết dự phòng, yếu tố nhận thức của nhà quản trị đề cập đến các khía cạnh như kiến thức, bằng cấp, sự quan tâm của nahf quản trị các cấp cho KTTN. Các doanh nghiệp khi thực hiện KTTN thì nhà quản trị cấp cao cần có vai trò tiên phong trong thực hiện, và triển khai nâng cao nhận thức cho các cấp quản trị trong đơn vị (Ngô Thế Chi & Ngô Văn Lượng, 2018). Để có thể vận dụng hiệu quả KTTN trong doanh nghiệp, thì các đơn vị cần phải nâng cao kiến thức, nhận thức về KTTN cho các bộ phận trong doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của nhà quản trị các cấp (Cao Thị Huyền Trang, 2020; T. T. Tran và ctg. , 2020). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết

Giả thuyết H4: nhận thức về KTTN của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến thực hiện KTTN trong doanh nghiệp

1.4.2.5. Chi phí triển khai KTTN trong doanh nghiệp

Lý thuyết chi phí – lợi ích đề cập đến chi phí khi triển khai các hoạt động, ứng dụng trong đơn vị. Khi thực hiện KTTN, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí chi phí đầu tư về công nghệ, thiết bị; chi phí tư vấn từ các tổ chức, chi phí chuyên gia; chi phí đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện KTTN. Do đó, các doanh nghiệp sẽ có sự cân nhắc, tính toán giữa chi phí và lợi ích của việc thực hiện KTTN trong doanh nghiệp. Nếu yêu cầu chi phí về đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTTN trong DN thấp trong khi lợi ích đạt được trong ngắn hạn, dài hạn cao hơn thì doanh nghiệp sẽ thực hiện áp dụng KTTN tại đơn vị (Cao Thị Huyền Trang, 2020).

Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết

Giả thuyết H5: Chi phí triển khai hệ thống KTTN có tác động nghịch chiều đến thực hiện KTTN trong doanh nghiệp

1.4.2.6. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Lý thuyết dự phòng đề cập đến chiến lược kinh doanh như một yếu tố then chốt đề thực hiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị. Chiến lược kinh doanh phfu hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có định hướng hoạt động trong dài hạn. Chiến lược kinh doanh là nền tảng vững chắc cho triển khai hoạt động chiến


thuật và tác nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược không rõ ràng gây ra sự mất phương hướng cho doanh nghiệp. Một số nghiên cứu trước cũng đã chứng minh được sự tác động của chiến lược kinh doanh đến sự vận dụng KTTN trong doanh nghiệp như ngiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016) hay (Cao Thị Huyền Trang, 2020). Kết quả nghiên cứu trước cho thấy doanh nghiệp tích hợp trong các chiến lược về cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên biệt theo nhu cầu riêng của khách hàng hay tạo sự thay đổi sản lượng nhanh chóng thì khả năng thành công sẽ cao hơn.

Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết

Giả thuyết H6: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến thực hiện KTTN trong doanh nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương này, tác giả trình bày về hệ thống lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm cụ thể như sau:

- Tác giả đã trình bày các quan điểm về khái niệm, đặc điểm, vai trò về kế toán trách nhiệm, đồng thời đưa ra các quan điểm về phân loại hệ thống kế toán trách nhiệm theo các tiêu thức như về: Mức độ phân quyền và chịu trách nhiệm; theo nội dung của kế toán trách nhiệm; và theo các yếu tố của kế toán trách nhiệm.

- Tác giả đã trình bày cơ cấu tổ chức quản lý và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm cụ thể: Cơ cấu tổ chức quản lý và sự phân quyền của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.

- Tác giả đã trình bày về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thông qua các lý thuyết nền tảng, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng. Trên cơ sở đó luận án trình bày thực trạng các vấn đề về kế toán trách nhiệm thuộc nội dung của chương 2.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.

Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ- TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

Ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2018/NĐ- CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (thay thế cho Nghị định số 205/2013/NĐ- CP ngày 6/12/2013)

Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY Tên gọi tắt: EVN.

* Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

* Ngành, nghề kinh doanh chính:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023