Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Ở Huyện Ba Vì

hoang dã (hình tượng voi đi cày) đến cảnh đấu tranh chống giặc giã, sau đó đất nước thanh bình (hình ảnh người chồng ngồi chải tóc cho vợ dưới gốc cau), trai tráng luyện tập võ nghệ, nhân dân nô nức trong lễ hội đua thuyền, đến cảnh cha mẹ, ông bà xum vầy, thầy đồ dạy học – biểu tượng chăm lo đến thế hệ sau…

Các kiến trúc chạm khắc trong đình Tây Đằng hiện diện đủ các vùng văn hóa trên khắp đất nước, từ một gia đình Bắc bộ ấm cúng bên gốc cau đến người phụ nữ Nùng chơi đàn tính ở vùng cao miền Bắc hay lễ hội đua thuyền ở miền Nam. Sự tài tình của các bậc tiền nhân chính là ở chỗ toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác…

Với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo, đình Tây Đằng được ví như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỉ XVI. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) – một nhân vật anh hùng theo truyền thuyết đã chế ngự được thiên nhiên, được dân chúng suy tôn là bậc thánh và Thánh Gióng cùng vị Thần Nông. [2]

Hàng năm có rất nhiều người dân trong cả nước và du khách quốc tế lui tới viếng thăm, tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị lịch sử, văn hóa của đình.

2.2.2.3. Đình Chu Quyến

Đình Chu Quyến là một trong những ngôi đình lớn nhất xứ Đoài, thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đình còn có tên là đình Chàng, được nhiều người biết đến bởi kiến trúc độc đáo mang đậm nét điêu khắc Việt cổ. Đình đã được Bộ văn hoá xếp hạng di tích lịch sử văn hoá theo quyết định số 313/QĐ ngày 28-04-1962. [2]

Đình Chàng có niên đại tương đối vào khoảng cuối thế kỉ XVII với cấu trúc theo hình chữ “Nhất”, có một toà Đại đình. Đại đình là một kiến trúc đồ sộ gồm ba gian hai chái lớn, một tầng bốn mái với các đao cong vút. Đại đình có mặt bằng hình chữ nhật với diện tích 395m².

Mặt bằng của đình hình chữ nhật, dài 30 mét, rộng 17 mét, có ba gian hai chái. Bộ khung nhà có sáu hàng cột lim lớn chịu lực, mái nhà thấp, bốn góc đao

cong vút lên, riêng cột cái có chu vi 2,45 mét. Sàn đình bằng gỗ, cao, cách mặt đất 0,8 mét, chia làm ba cấp để người ngồi theo ngôi thứ khi họp bàn việc làng trong thời trước. Có hệ thống lan can bao quanh sân đình.

Cột đình Chàng nổi tiếng từ xưa, được thể hiện trong các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ dân gian và trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân làng Chu Quyến mà còn của cả vùng. Tương truyền xưa có cây gỗ to trôi dọc theo sông Hồng về đây, nửa gốc làm cột đình Chàng, còn nửa ngọn làm cột đình Bom (hay đình Kiêng thuộc thôn Quang Húc, xã Đồng Quang). Sự bề thế to lớn của ngôi đình Chàng còn được lưu truyền trong dân gian với câu ví von “to như cột đình Chàng”, hay nhắc đến cùng với các vật phẩm nổi tiếng trong vùng: “cột đình Chàng, trống Vật Lại, mõ Cổ Đô”. Trong xã hội xưa, để gắn tình cảm gia đình với tình cảm quê hương trong sự tin cậy, người xứ Đoài còn nói: “con một như cột đình Chàng”. [2]

Không chỉ có phong cách kiến trúc độc đáo mà nghệ thuật điêu khắc trang trí ở đình Chu Quyến cũng không kém phần độc đáo.

Điêu khắc đình Chu Quyến gồm nhiều tượng tròn và hoạt cảnh kéo dài, tuy không lớn. Các tượng chim, phượng, người cưỡi báo cao từ 0,6m đến 0,9m, gắn trên các giá đỡ ở cột là các tác phẩm độc lập và hoàn thiện. Trên các xà cốn, ván nong, cửa võng, bàn thờ và tám cánh cửa đều có chạm trổ hoa văn rồng, phượng chầu mặt nguyệt, rồng vờn châu ngọc, rồng và người, rồng và hổ, hình chim phượng mẹ và đàn phượng con quấn quýt bên nhau. Cảnh sinh hoạt của con người gồm có cảnh người dắt voi đứng hầu, người uống rượu, cảnh nộp gà cho quan trên, cảnh gảy đàn, hát múa, chọi gà, xen kẽ với hình hoa lá mây...Chung quanh đình xây tường thấy bằng mặt sàn, có trổ các ô hình chữ nhật đứng, đỡ hàng lan can bằng gỗ. [2]

2.2.2.4.Các lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là những hoạt động văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc và được coi là những bảo tàng sống động về văn hoá dân tộc, nơi lưu giữ những lễ nghi, trò chơi dân gian. Loại hình di lịch lễ hội hiện nay đang phát triển khá mạnh, trên thế giới, từ những lễ hội dân gian người ta đã tổ chức thành những

Festival du lịch của quốc gia hay một thành phố để thu hút khách du lịch quốc tế và quảng bá cho văn hoá truyền thống của địa phương.

Trên địa bàn huyện Ba Vì có rất nhiều lễ hội mang đặc trưng văn hoá lễ hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những lễ nghi cầu mong mùa màng bội thu, hay tôn thờ các vị anh hùng, những vị phúc thần bảo vệ làng xóm. Đặc biệt, ở Ba Vì có rất nhiều lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về Đức thánh Tản Viên.

Tên lễ hội

Thời gian

Nội dung

Hội làng Khê Thượng

– xã Sơn Đà, huyện Ba Vì

Từ mùng 3 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch

Thờ thánh Tản Viên Nghi lễ: rước kiệu thánh

Trò chơi dân gian: đánh vật, chém

chuối cầu may

Hội Cẩm Đái và Tòng Lệnh – xã Tòng Bạt, xã Cẩm

Lĩnh, huyện Ba Vì

Hội được mở ngày 12 tháng 02 âm lịch

Thờ thánh Tản Viên Nghi lễ: tế thần

Trò chơi dân gian: thi đánh cá, tiệc gỏi

Hội Miếu Mèn – xã Cam Thượng, huyện Ba Vì

Ngày 10 tháng 3 âm lịch

Thờ bà Man Thiện (mẹ Hai Bà Trưng)

Nghi lễ: rước bài vị, tế lễ

Trò chơi dân gian: trèo leo dây, bơi thuyền, múa rối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nguồn: Sách Lễ hội Việt Nam – NXB Văn hoá thông tin (trang 488)[12]

Như vậy, Ba Vì không chỉ có nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng phong phú, mà tài nguyên nhân văn của vùng cũng rất có giá trị, sức sống ngàn năm của vùng non Tản còn thể hiện ở sự quy tụ của một vùng non xanh với số lượng di tích lịch sử dày đặc. Quanh núi Ba Vì, nhiều tên đất, tên làng, dòng sông, khe suối, đình, đền, miếu mạo… vừa gắn liền với tên tuổi thần Đức Thánh Tản cũng vừa la những dấu tích kết nối truyền thống xưa và nay. Khu vực núi Ba Vì hiện có gần 100 ngôi đình, đền thờ Tản Viên Sơn Thánh như cụm di tích đền Hạ, đền Trung, đền Thượng trên núi Ba Vì; các đền Đá Đen, Vật Lại, Măng Sơn, Khánh

Xuân; các đình Yên Nội, Đông Viên, Quan Húc, Thanh Hùng, Thụy Phiêu...Trong đó, đáng chú ý nhất là đình Thụy Phiêu, một trong những ngôi đình cổ được xây dựng vào thế kỉ XVI. Bên cạnh đó là các loại hình tín ngưỡng dân gian đặc trưng của các tộc người nơi đây, và một số phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng như cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa ...của dân tộc ửuờng; Múa chuông, lễ hội Tết Nhảy của đồng bào người Dao ... Đó là nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng to lớn để Ba Vì đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa – lễ hội, sinh thái – nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa – tâm linh.

2.2.2.5. Đặc sản địa phương

2.2.2.5.1. Các sản phẩm sữa Ba Vì

Ba Vì hiện có khoảng 1.500 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn 5.500 con. Ba Vì hiện là vùng nguyên liệu sữa chính của Hà Nội. Nông dân Ba Vì đang trên con đường xây dựng một vùng nguyên liệu sữa đảm bảo tươi ngon, sạch.

Tại Ba Vì, các công ty và cơ sở sản xuất sữa Ba Vì phát triển rất nhiều, trong đó nổi bật là công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP). Các sản phẩm sữa tiêu biểu được đưa ra thị trường là: sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn Ba Vì. Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm khác từ sữa như: bánh sữa, ốc quế sữa, caramen...

Du khách nếu nghe nói tới Ba Vì là nhắc ngay đến đặc sản sữa như một sản phẩm nổi trội. Còn nếu có dịp ghé thăm và đặt chân tới mảnh đất này thì hầu hết đều mang về những món quà từ loại đặc sản độc đáo này.

2.2.2.5.2. Mật ong rừng Ba Vì

Khu vực vùng núi Ba Vì rất thích hợp cho việc nuôi ong mật, chất lượng mật ở đây cũng rất tốt vì lợi thế của vùng rừng núi, và khu vực có nhiều vườn cây ăn trái, Ong mật rất thích các lọa hoa như hoa nhãn, hoa vải, hoa bạch đàn, hoa cây keo, ngoài ra còn rất nhiều loài hoa dại khác ở trên rừng.

Các chủ đàn ong cho biết, nuôi ong rất dễ, tuy nhiên phải có kinh nghiệm để phòng chống một số loại bệnh, hay phải theo d i để đàn ong không bay đi, hoặc có ong rừng lạc vào đánh nhau với ong nuôi.

Các đàn ong cho mật vào mùa hoa chính là từ tháng 4 đến tháng 6 là những tháng có chất lượng mật cao nhất, do các loài hoa nở rộ vào giai đoạn này. Màu mật ong cũng theo từng loại hoa, ví dụ như mật ong hoa nhãn thì đỏ đậm còn mật ong hoa vải thì lại vàng óng, tất nhiên chất lượng mật hoa nhãn sẽ tốt hơn hoa vải theo chủ nuôi ong.

Giá mật ong hoa nhãn vào khoảng 200.000đ/lít, các loại hoa khác rẻ hơn, mật trái mùa thì càng rẻ, chỉ khoảng 100.000đ/lít.

2.2.2.5.3. Chè Ba Vì

Ngoài các Đặc sản độc đáo đã được định danh sữa Ba Vì, giờ đây, mảnh đất núi Tản, sông Đà lại có thêm một đặc sản nữa mà bấy lâu người ta vẫn dùng mà chưa có tên, đó là chè Ba Vì.

Huyện Ba Vì vừa ra mắt thương hiệu sản phẩm chè Ba Vì nhằm quảng bá thương hiệu và đẩy mạnh sản xuất, chế biến và kinh doanh chè trên địa bàn huyện, nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy xuất khẩu chè ra nước ngoài.

Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì có 6 nhà máy chế biến chè và hàng trăm cơ sở chế biến chè thủ công, tổng sản lượng năm 2009 khoảng gần 3.000 tấn. Một số giống chè có chất lượng cao như chè Ô Long, Kim Tuyên mới được trồng nhưng cũng rất phù hợp với thổ nhưỡng của Ba Vì.

Thương hiệu chè Ba vì được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp quyết định chứng nhận nhãn hiệu chè Ba Vì tại Quyết định số 17407/QĐ - SHTT, ngày 1-10-2010. [46]

2.2.2.6. Các làng nghề truyền thống

2 2 2 6 1 Làng nghề nón Phú Châu Xã Phú Châu thuộc huyện Ba Vì được nhiều 1

2.2.2.6.1. Làng nghề nón Phú Châu Xã Phú Châu (thuộc huyện Ba Vì)

được nhiều người biết đến do nổi tiếng từ nghề làm nón lá. Nón lá Phú Châu đã góp phần tạo nên nét duyên dáng, độc đáo của phụ nữ Việt Nam.


quanh và trở thành nghề truyền thống 47 Nghề làm nón lá xuất hiện ở xã Phú 2

quanh và trở thành nghề truyền thống. [47]

Nghề làm nón lá xuất hiện ở xã Phú Châu vào khoảng năm 1954. Theo nhiều người dân, một cô gái làng Chuông có tên Phạm Thị Nhàn lấy chồng thôn Phúc Xuyên (xã Phú Châu) đã gây dựng nên nghề làm nón ở quê chồng. Mới đầu, chỉ một số người làm, sau đó phát triển rộng cả thôn và lan sang các thôn xung

Cả xã Phú Châu với hơn 10.000 hộ nhân khẩu thì có tới gần 3.000 người tham gia làm nón lá thường xuyên. Hiện nay, cả 3 thôn gồm Phúc Xuyên, Phong Châu và Liễu Châu trong xã Phú Châu đều làm nghề này. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều có người làm nón, mọi người thường tranh thủ buổi tối hoặc lúc nông nhàn. Riêng thôn Phúc Xuyên, có rất nhiều hộ gia đình chuyên sống bằng nghề nón lá.

Đặc trưng nón lá Phú Châu nhẹ, bền và đẹp. Bởi, nón chỉ có 15 lớp vòng (ít hơn 3 đến 5 vòng so với nón làng nghề khác) nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Muốn có một chiếc nón, người thợ cần phải trải qua 7 bước cơ bản. Từ tẽ lá, là lá, làm vanh, quay nón, khâu, cạp vành và tra nhôi. Khó nhất là khâu quay nón - đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì nón mới phẳng. Bởi nó quyết định độ thẩm mỹ của chiếc nón.

Ba Vì là vùng đất du lịch với rất nhiều điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng, bà con trong xã luôn mong muốn tìm ra cách để nón lá Phú Châu không chỉ được bày bán ở các chợ mà còn có thể đến được với khách du lịch và trở thành mặt hàng có thương hiệu.

Trải qua gần 60 năm, nón Phú Châu ngày càng được cải tiến và tạo nên nét đẹp độc đáo truyền thống nhờ bàn tay khéo léo của những “nghệ nhân” làng. Tuy có lúc thăng trầm, nhưng phiên chợ xã Phú Châu chưa bao giờ vắng bóng hàng nón lá. Và ngày 15-2 Âm lịch hằng năm đã trở thành ngày hội làng nón Phúc Xuyên.

2.2.2.6.2. Nghề thuốc Nam của người dân tộc Dao

Dân tộc Dao ở làng Yên Sơn huyện Ba Vì có nghề làm thuốc Nam từ nhiều đời nay. Từ những năm 1960, cuộc sống của người dân tộc Dao do cuộc sống du canh, du cư phát nương làm rẫy trên núi cao và phải đối mặt với các bệnh tật xảy ra hàng ngày. Từ đó người Dao đã biết lựa chọn, tận dụng cây thuốc Nam trên núi để chữa bệnh. Cây thuốc mà người Dao sử dụng là những cây cỏ thực vật, mọc trên núi gần gũi với người Dao. Qua đời này truyền sang đời khác, cha truyền con nối duy trì và phát triển thành những bài thuốc chữa bệnh đến ngày hôm nay. [49]

Các bài thuốc của người Dao là bài thuốc quý, chữa bệnh bằng cây thuốc Nam sống gần với đời sống và sản xuất của người dao, với công dụng chữa các loại bệnh như: Phong tê thấp, thoái hóa khớp, xoang, gan, thận, các bệnh nội tiết và một số bệnh mãn tính nan y. Chính nhờ những bài thuốc Nam quý hiếm mà đời sống của người dân tộc Dao đã được cải thiện. Nhiều gia đình nhờ có bài thuốc quý đã có của ăn, của để.

Theo thống kê ở sách “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, trong số 1.209 loài thực vật có trong rừng Quốc gia Ba Vì, có tới 507 loại cây cỏ người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong số những loài dược liệu này, có những cây thuộc loại quý và hiếm. Với việc mỗi loại thảo dược dùng để chữa bệnh đều có tên gọi bằng tiếng Dao cùng với tên gọi phổ thông, xác nhận rằng người Dao ở Ba Vì là những chủ nhân thực sự của nguồn dược liệu quý giá này. [49]

2.2.2.6.3. Làng nghề truyền thống chế biến chè búp khô Đá Chông

Thôn Đá Chông - xã Minh Quang được thành lập năm 2007, với các hộ dân chủ yếu của làng Lâm Nghiệp, thôn có diện tích tự nhiên là 72,9ha, trong đó diện tích chè là 53,5ha. Chè ở thôn Đá Chông chủ yếu là chè trung du lá nhỏ và chè phú hộ 1. Cây chè gắn bó với người dân trong thôn từ năm 1961 khi các tổng đội thanh niên trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, đến năm 1964 cây chè được đưa vào các hộ gia đình nhằm tăng việc làm và thu nhập, từ đó đến năm 1984 cây chè đã phát triển rộng trở thành vùng trồng chè tập trung của thôn. Hiện thôn có 114/181 hộ chuyên làm nghề sản xuất thâm canh, chế biến chè, chiếm 85% tổng số hộ trong thôn. Với đặc thù của thôn là không có ruộng cấy, vì vậy cây chè chính là cây chủ

lực để phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhờ vào trồng chè nhiều hộ trong thôn đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giàu. Năm 2010 doanh thu từ cây chè đạt 7 tỷ 812 triệu đồng, đến năm 2013 doanh thu từ cây chè tăng lên 10 tỷ 360 triệu đồng. Bình quân thu nhập trên đầu người trong thôn đạt trên 28 triệu đồng. [50]

Với quá trình hình thành và những lợi ích kinh tế cũng như việc giữ gìn phát triển diện tích trồng chè của nhân dân trong thôn, nghề sản xuất thâm canh, chế biến chè búp khô Đá Chông đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp Bằng công nhận là “Làng nghề truyền thống”. Đây là niềm vinh dự tự hào để nhân dân thôn Đá Chông tiếp tiếp mở rộng diện tích trồng chè, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, chế biến chè sạch, góp phần giữ vững thương hiệu chè Ba Vì.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì

2.3.1. Giới thiệu một số chương trình du lịch nông thôn đang được khai thác ở Ba Vì

Chương trình 1: TOUR DU LỊCH LÀM NÔNG DÂN

07h30: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Trang Trại Ba Vì. 08h30: Tới Trang trại Đồng quê, Quý khách đi tham quan vườn trúc, khu chăn nuôi, trồng trọt nhỏ của trang trại.

10h00: Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc dành cho người lớn, các em nhỏ hoặc theo gia đình do hướng dẫn viên tổ chức.

12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đồng quê và nghỉ ngơi tại trang trại.

14h00: Quý khách đạp xe đạp /đi xe công nông hoặc lội bộ qua các cánh đồng lúa bậc thang. Quý khách tham gia vào hoạt động cấy lúa, tát gầu sòng, lội suối bắt cá; hoặc có thể tới trang trại rau sạch để trồng, hái và thưởng thức rau ngay tại vườn.

16h30: Xe đưa Quý khách về điểm hẹn. Kết thúc chuyến đi, chia tay và hẹn gặp lại quý khách vào dịp gần nhất.

Ngoài ra, du khách có thể tham gia thêm các tour: tour làm bánh cuốn, tour học gói bánh chưng và nấu Phomat từ sữa Bò tươi Ba Vì, tour làm bác nông dân nhí…tại trang trại đồng quê Ba Vì.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí