Xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

==========


Đề tài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI HÀNG DỆT MAY 1



Đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI HÀNG DỆT MAY TẠI HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp : Anh 5

Khóa : 45B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh


Hà Nội, tháng 5 năm 2010

LỜI MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 20 năm qua, ngành công nghiệp dệt may của Hàn Quốc đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành một ngành then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Sự cạnh tranh giữa các hãng thời trang nước ngoài và các hãng thời trang nội địa đã làm cho thị trường may mặc của Hàn Quốc trở nên sôi động và đa dạng hơn bao giờ hết. Mạng lưới phân phối hàng dệt may do đó cũng phát triển và mở rộng cùng với sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng và cơ cấu sản phẩm. Mạng lưới phân phối phát triển chuyên nghiệp hơn và đa dạng hóa đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược marketing một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Về phía mình, người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn về xuất xứ, chủng loại, mẫu mã nhãn hiệu và các phương thức mua hàng. Chính những yếu tố trên đã thúc đẩy thị trường dệt may của Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ và vươn lên là một thị trường thời trang lớn trên thế giới.

Về phía Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn và Việt Nam được xem là một trong mười nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên thị trường nội địa lại bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm nhập khẩu, còn các sản phẩm của các hãng dệt may Việt chỉ chiếm một tỷ lệ tiêu thụ nhỏ. Mạng lưới phân phối hàng dệt may chủ yếu vẫn là các kênh phân phối truyền thống, được hình thành một cách tự phát và lỏng lẻo. Những năm gần đây, một số hãng dệt may cũng bắt đầu chuyển hướng về thị trường trong nước và xây dựng chiến lược để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhưng một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt gặp phải là mạng lưới phân phối còn manh mún, nghèo nàn chưa đủ sức đưa sản phẩm ra thị trường một cách rộng rãi. Chính vì vậy, việc xây dựng mạng lưới phân

phối một cách chuyên nghiệp và hiệu quả đang là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt.

Việt Nam mặc dù đang mới đứng ở ngưỡng cửa ngành công nghiệp thời trang, và những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn so với sự phát triển của thị trường may mặc Hàn Quốc. Tuy nhiên thị trường may mặc Việt Nam hiện nay cũng có những nét tương đồng với thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn mới phát triển như đặc điểm của người tiêu dùng, phân đoạn thị trường. Do vậy để xây dựng mạng lưới phân phối hiệu quả thì việc tham khảo bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc là điều cần thiết.

Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho bài khóa luận của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về mạng lưới phân phối hàng hóa tiêu dùng nói chung và một số mạng lưới phân phối hàng dệt may trên thế giới.

- Nghiên cứu thực trạng, thành công và hạn chế trong quá trình xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc.

- Nghiên cứu đặc điểm và thực trạng hoạt động xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may Việt Nam. Trên cơ sở đó cùng với kinh nghiệm cửa Hàn Quốc, người viết đưa ra một số bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thị trường và mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Hàn Quốc và Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Thị trường dệt may Hàn Quốc đã phát triển mạnh từ giữa những năm 1970, nhưng từ năm 2000 trở đi mạng lưới phân phối hàng dệt may ở thị trường này đã nở rộ và thay đổi mạnh mẽ. Do đó, những số liệu

trong đề tài chủ yếu được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại. Mạng lưới phân phối hàng hóa được nghiên cứu trong đề tài là mạng lưới phân phối hàng hóa tiêu dùng cá nhân, và đề tài đi sâu nghiên cứu ở hai thị trường dệt may Hàn Quốc và Việt Nam.‌

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn trong quá trình thực hiện, phương pháp thu thập thông tin, số liệu thống kê từ các trang web, các bài báo và báo cáo. Bên cạnh đó khóa luận còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh từ dãy số liệu thống kê thu thập được.

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, khóa luận được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng mạng lưới phân phối hàng hóa Chương 2: Thực trạng xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may

tại Hàn Quốc

Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc đối với việc xây dựng mạng lưới phân phối hàng dệt may tại Việt Nam.

Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh, đã tận tình giúp đỡ người viết trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.

Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 2010

Sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang

Chương 1‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI HÀNG HÓA

1. Khái quát về mạng lưới phân phối hàng hóa

1.1. Khái niệm mạng lưới phân phối hàng hóa

Mạng lưới phân phối hàng hóa giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa sản phẩm gì ra thị trường và với giá cả như thế nào mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào. Đây chính là chức năng phân phối sản phẩm và được thực hiện thông qua mạng lưới phân phối hàng hóa.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về mạng lưới phân phối hàng hóa. Đứng từ góc độ nhà sản xuất thì mạng lưới phân phối hàng hóa là một ống dẫn đưa sản phẩm từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng.1 Xét trường hợp của IBM, một tập đoàn công nghệ máy tính hàng đầu của Mỹ,

nhưng đã thất bại khi lần đầu tung sản phẩm của mình ra thị trường vào năm 1980. Nguyên nhân của thất bại này là giá sản phẩm quá cao, do chi phí của việc sử dụng cách thức phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Một thời gian sau, IBM đã nhanh chóng thay đổi cách thức phân phối của mình bằng cách đưa các công ty phân phối phần cứng, phần mềm và các nhà bán lẻ vào mạng lưới phân phối của mình. Kết quả là họ đã đạt được mục tiêu phân phối sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.

Đứng từ góc độ của nhà trung gian như nhà bán buôn, bán lẻ thì họ quan tâm tới mạng lưới phân phối hàng hóa như là dòng chảy quyển sở hữu hàng hóa và những giá trị tăng thêm của sản phẩm.2 Như trường hợp của Wal- Mart, nhà bán lẻ lớn của Mỹ không những đã tổ chức được một hệ thống


1 Kenneth Rolnicki, Managing distribution channels, Amacom New York, 1998

2 Eric N. Berkowitz, Roger A. Kerin, Marketing, 3rd, Irwin: Homewood, Boston, 1992.

trung tâm tiêu thụ rộng khắp với hơn 1300 các siêu thị, gian hàng mà còn cả hệ thống trung tâm phân phối nhận hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Wal-mart cũng tổ chức một đội ngũ chuyên chở riêng để đưa hàng hóa từ các trung tâm này tới nơi tiêu thụ. Ngoài ra Wal-Mart rất chú trọng tới các dịch vụ khách hàng như thái độ phục vụ, các dịch vụ sau mua, chiết khấu…Điều đó làm gia tăng giá trị sản phẩm và đó cũng là bí quyết hàng đầu trong thành công của Wal-Mart.

Còn dưới góc độ của người tiêu dùng, thì họ quan tâm tới mạng lưới phân phối như hệ thống các trung tâm tiêu thụ cung cấp các sản phẩm và các dịch vụ kèm theo ở địa điểm và thời điểm nhất định.3 Người tiêu dùng thường ít quan tâm tới quá trình nhà sản xuất tiếp xúc với các trung gian phân phối. Trong một nghiên cứu hãng xe hơi nổi tiếng General Motor đã chỉ ra rằng hơn 42% những người tiêu dùng xe hơi của hãng này chỉ quan tâm General Motor như một nhà phân phối chứ không phải hãng sản xuất xe.

Từ các ví dụ ở trên, mạng lưới phân phối hàng hóa có thể được định nghĩa như sau: mạng lưới phân phối hàng hóa là một tập hợp các trung gian bao gồm doanh nghiệp và cá nhân độc lập tham gia vào quá trình lưu thông đưa hàng hóa từ người sản xuất tới tay người sử dụng hay người tiêu dùng cuối cùng. 4 Từ định nghĩa này, ta thấy mạng lưới phân phối hàng hóa gồm nhiều

thành viên: nhà sản xuất, trung gian bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng.Và mỗi thành viên sẽ thực hiện một chức năng nhất định trong quá trình đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

1.2. Vai trò của trung gian phân phối trong mạng lưới

1.2.1. Về phía nhà sản xuất

Các trung gian giúp cho hoạt động phân phối hàng hóa đến thị trường mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Các nhà sản xuất có thể tự xây dựng cho

3 Eric N. Berkowitz, Roger A. Kerin, Marketing, 3rd, Irwin: Homewood, Boston, 1992

4 Louis W. Stern and Adel I. El-Ansary, Marketing channels, 7th, Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, 2006.

mình mạng lưới phân phối, nhưng sẽ phải bỏ ra nguồn lực và chi phí rất lớn và có thể không mang lại lợi nhuận như trường hợp của IBM đã đưa ở trên. Khi sử dụng các trung gian phân phối, các chức năng phân phối được chia sẻ cho các thành viên khác, thực hiện chuyên môn hóa và giảm đầu mối tiếp xúc cần thiết. Do đó, trung gian phân phối giúp nhà sản xuất có thể giảm chi phí phân phối và tăng thêm giá trị khách hàng.

Xét ví dụ đơn giản sau, trên thị trường máy tính bao gồm các nhà sản xuất IBM, Apple, Compaq, và Epson. Các hãng này muốn bán sản phẩm của mình đến các khách hàng gồm Ashley, Troy, Todd, Suzane. Nếu các hãng máy tính này tự phân phối sản phẩm của mình đến từng khách hàng thì tổng cộng số giao dịch là 16. Nhưng khi Computer Land tham gia thị trường này với vai trò là trung gian bán lẻ máy tính. Các nhà sản xuất cũng như khách hàng không

phải tiếp xúc với nhau mà chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với một mình nhà bán lẻ này khiến số giao dịch giảm xuống chỉ còn 8.5

Hình 1.1: Trung gian phân phối làm giảm đầu mối tiếp xúc


Số lần tiếp xúc 16 Số lần tiếp xúc 8 Từ sơ đồ đơn giản trên ta có thể 2

Số lần tiếp xúc: 16 Số lần tiếp xúc: 8

Từ sơ đồ đơn giản trên ta có thể thấy được kết quả của việc sử dụng trung gian là tổng giao dịch giảm xuống từ 16 xuống 8. Số giao dịch trong toàn bộ


5 Eric N. Berkowitz, Roger A. Kerin, Marketing, 3rd , Irwin: Homewood, Boston, 1992.

quá trình phân phối sẽ giảm đi, qua đó làm giảm chi phí và tăng hiệu quả phân phối.

1.2.2. Về phía người tiêu dùng cuối cùng

Các trung gian giúp cho người tiêu dùng có thể mua hàng hóa một cách thuận tiện hơn: với đúng mức giá, đúng chủng loại và đúng thời gian, địa điểm họ cần.

Đúng mức giá và đúng chủng loại thể hiện ở việc người tiêu dùng có thể so sánh các sản phẩm và mức giá từ các nhà sản xuất khác nhau để chọn lựa cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Ví dụ người tiêu dùng máy tính có thể đến gian hàng bán lẻ cùa Computerland, ở đó phân phối máy tính của nhiều hãng khác nhau để quyết định lựa chọn.

Đúng thời gian thể hiện ở việc người tiêu dùng có thể mua hàng hóa khi nào họ có nhu cầu. Giữa sản xuất và tiêu dùng thường có sự khác biệt về thời gian, vì vậy các trung gian đã thực hiện chức năng dự trữ, lưu kho hàng hóa.

Đúng địa điểm khi nơi mà người tiêu dùng có nhu cầu về hàng hóa. Sản xuất thường tập trung tại một địa điểm nhất định, còn tiêu dùng lại rộng khắp hoặc ngược lại. Chính vì vậy trung gian phân phối đã giải quyết được vấn đề này.

1.3. Chức năng của trung gian phân phối hàng hóa

Các trung gian phân phối tham gia mạng lưới phân phối hàng hóa dù theo bất kỳ mô hình nào cũng nhằm thực hiện một hoặc một số các chức năng chủ yếu sau:

Chức năng trao đổi, mua bán: Đây là chức năng cơ bản và thực chất là việc tiến hành các hoạt động mua bán. Chức năng mua bao gồm việc tìm kiếm, đánh giá lại giá trị của hàng hóa, còn chức năng bán liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nó bao gồm việc sử dụng bán hàng cá nhân, quảng cáo và các biện pháp marketing khác.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí