Hạn Chế Trong Việc Thực Thi Các Cơ Chế Quản Lý Hoạt Động Định Giá Chuyển Giao

phù hợp nhất trong các giá trị tương ứng của biên độ giá thị trường chuẩn để làm căn cứ điều chỉnh giá của giao dịch liên kết. Theo quy định tại đoạn 1.1 điểm 1, Mục 2, phần B thông tư 117, trường hợp giá sản phẩm trong giao dịch liên kết không thấp hơn giá trị phù hợp nhất thì chủ thể kinh doanh không cần điều chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc cho ra kết quả giá của giao dịch liên kết nằm ở đầu vào hay đầu ra trong quá trình kinh doanh của bên kiên kết có nghĩa vụ thuế nếu đã được định cao hơn giá trị phù hợp là được chấp nhận. Như thế quản lý hoạt động định giá chuyển giao sẽ không còn ý nghĩa nếu xác định giá đầu vào cao hơn so với giá thị trường, bởi thu nhập chịu thuế sẽ bị giảm do chi phí đầu vào định giá tăng lên. Ngược lại nếu giá trị đầu ra được xác định là cao hơn giá thị trường và không cần điều chỉnh, thì như đã phân tích ở trên, nếu xét một cách cục bộ, nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp ở bên liên kết này có thể tăng lên nhưng nghĩa vụ thuế của bên cùng giao dịch sẽ giảm đi đáng kể. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng khác như vấn đề quản lý về chuyển tiền khi thanh toán, chuyển vốn, chia lãi qua chuyển giá.

(iii) Cơ chế bảo mật thông tin chưa được quy định rõ ràng:


Như đã phân tích, một trong những mặt tích cực của cơ chế quản lý hiện nay là đảm bảo bí mật thông tin mà doanh nghiệp cung cấp trong việc giải trình phương pháp xác định giá. Tuy vậy, cơ chế bảo mật thông tin trong trường hợp này chưa được nhà nước quan tâm điều chỉnh cụ thể, vì thế, sẽ không thể biết rằng một khi thông tin nội bộ của doanh nghiệp (như bí mật công nghệ, giải pháp kỹ thuât,...) bị rò rỉ, gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế thì trách nhiệm của cơ quan quản lý sẽ ra sao, mức bồi thường như thế nào? Câu hỏi này vẫn chưa thể được trả lời một cách rõ ràng.

(iv) Những hạn chế trong từng phương pháp:

Bản thân mỗi phương pháp xác định giá thị trường vẫn còn nhiều điều chưa thỏa đáng, hay nói đúng hơn là chưa phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện tại. Ví dụ:

- Đối với phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Khi sử dụng phương pháp này, điều cần thiết là doanh nghiệp phải tìm ra một giao dịch tương đương với giao dịch nội bộ tập đoàn của mình. Nếu đó là giao dịch của chính công ty đó với một bên độc lập thứ 3 thì điều này hoàn toàn khả thi. Nhưng nếu doanh nghiệp không thực hiện giao dịch này với một bên thứ 3 độc lập bên ngoài thì việc tìm kiếm được một giao dịch của các chủ thể khác bên ngoài tập đoàn có tính chất tương đương là điều hết sức khó khăn.

- Hay đối với phương pháp giá bán lại, điều cần thiết là phải xác định được tỷ lệ lãi gộp bình quân của ngành thương mại. Trong thực tế, tỷ lệ lãi gộp bình quân của ngành thương mại Việt Nam rất thấp. Do đó, nếu đem áp dụng cho doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ vô tình làm cho việc định giá mua cao lên, làm giảm lợi nhuận khi tính thuế. Mặt khác, khi áp dụng phương pháp này, cán bộ thuế phải đánh giá xem uy tín thương mại của công ty trên thị trường thế nào rồi mới áp dụng, Điều này có thể gây trở ngại cho cán bộ thuế một khi thiếu những quy định cụ thể trong việc xếp loại nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp.

2.2.2. Hạn chế trong việc thực thi các cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao

Thực tế thực hiện quản lý hoạt động định giá chuyển giao của doanh nghiệp, bên cạnh đó, cũng xuất hiện rất nhiều khó khăn, xuất phát từ nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

(i) Những chính sách định giá chuyển giao tinh vi và kinh nghiệm của các TNC Các doanh nghiệp FDI Việt Nam thực chất hiện nay là liên doanh với các công ty xuyên quốc gia nước ngoài, vốn có một bề dày kinh nghiệm phát triển ở các nước khác. Trong khi phía Việt Nam chỉ góp vốn trong liên doanh dưới dạng đất đai là chủ yếu thì phía đối tác nước ngoài liên doanh góp vốn về mặt công nghệ, bí quyết, quản lý,.. Có thể nói không ngoa rằng, mọi chính sách phát triển kinh doanh đều tập trung vào tay của công ty mẹ hoạt động ở nước ngoài và dĩ nhiên trong đó có chính sách về thuế, chính sách chuyển lợi nhuận,... Với những kinh nghiệm chuyển giá tinh vi và phức tạp, các TNC dễ dàng “lách luật” trong những trường hợp nhất định mà phía Việt Nam không biết, hoặc nếu biết thì cũng chỉ có thể chấp nhận nó, bất chấp nhận thức rằng có thể gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia. Thêm vào đó, để có thể kết luận được một giao dịch có hiện tượng chuyển giá là một điều không dễ dàng. Nếu chỉ căn cứ vào các con số công bố về mức thu nhập có chiều hướng giảm và thậm chí là âm hoặc nhìn vào ngân sách thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mà kết luận rằng các TNC đã thực hiện chính sách định giá chuyển giao là điều hoàn toàn không logic. Có hằng trăm lý do khiến cho doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả (chi phí quản lý quá cao, tình hình lạm phát và giá cả đang ngày càng theo lang, đối tác liên doanh phía Việt Nam không điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả,...) cũng như có nhiều trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đã về thuế,... Điều này khẳng định mối quan hệ phức tạp, nhiều ngõ ngách trong nội bộ các TNC mà cơ chế quản lý của nhà nước nhiều khi không thể “chạm vào” được. Có lẽ vì thể mà khi được Đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn hiện tượng chuyển giá trong Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII tháng 5/2008, Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh đã trả lời một cách “thành thật” và “chua xót” rằng: “Chắc chắn là có chuyển gia. Để kiểm soát, chúng tôi đã làm hết sức. Nhưng có cái kiểm soát được, có

cái,... nói thật với Quốc hội..., là không kiểm soát được vì các công ty chuyển giá từ nước ngoài.”

Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 10

(ii) Trình độ của cán bộ thuế còn yếu kém để kiểm tra và phát hiện ra các hành vi chuyển giá

Đối mặt với những chính sách khôn ngoan và đầy kinh nghiệm trong định giá chuyển giao của các TNC là một đội ngũ cán bộ thuế với trình độ còn yếu kém, làm cho vấn đề quản lý định giá chuyển giao đã khó lại càng khó thêm. Có một thực tế không thể phủ nhận rằng bộ máy quản lý, thanh tra, kiểm tra thì non kém về trình độ nhưng lại vẫn mang tư tưởng, tác phong, lề thói làm việc cũ. Tồn tại một nghịch lý là đoàn kiểm tra thì nhiều nhưng chất lượng kiểm tra thì không đạt yêu cầu. Nhiều đoàn kiểm tra không có cán bộ có năng lực chuyên môn nên không phát hiện được vi phạm của cac doanh nghiệp.

Điều đáng phải quan tâm là năng lực thẩm định giá, khả năng theo dõi định giá nội bộ, kiểm soát giá quốc tế và những điều luật liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ còn rất yếu kém và thiếu chặt chẽ. Chính tình trạng buông lỏng quản lý, trong đó bao gồm việc kiểm tra của các cơ quan thuế của Việt Nam đối với các doanh nghiệp liên doanh đã dẫn đến hiện tượng khi doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng, các cơ quan quản lý nhà nước mới biết và con số này là một thiệt hại quá lớn cho nguồn ngân sách của nhà nước. Hay nhức nhối hơn, theo một dự đoán của một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này thì “phải mất ít nhất... 5 năm Việt Nam mới có thể điều tra nổi một công ty đa quốc gia có gian lận chuyển giá hay không”.

2.2.3. Những hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài và hệ thống tài chính liên quan đến định giá chuyển giao

Bên cạnh các biện pháp xác định giá thị trường có tính chất điều chỉnh trực tiếp hoạt động định giá chuyển giao của các công ty con của các TNC thì

công tác quản lý trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cũng như các giám sát tài chính cũng đóng vai trò quan trọng. Đây là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, vốn có những tác động đến „thái độ‟ của các TNC trong khi thực hiện chính sách định giá của mình. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, những yếu tố thuộc môi trường này lại rất lỏng lẻo, điển hình như:

(i) Công tác giám định kém hiệu quả tạo kẽ hở cho các TNC thực hiện chính sách định giá chuyển giao tại Việt Nam

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay và đang trở thành “tác nhân” khiến các TNC tha sức dùng thủ đoạn để trốn thuế đó là công tác giám định ở Việt Nam còn yếu kém, được coi là khâu yếu nhất trong quản lý doanh nghiệp FDI.

Giám định là việc xác định giá của các tài sản hữu hình, tài sản vô hình mà các TNC đem vào góp vốn tại Việt Nam. Vì vậy, việc giám định có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó quyết định lượng góp vốn, hay nói cách khác là tổng chí phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của các TNC trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do trình độ, năng lực còn hạn chế, không có đội ngũ giám định viên quốc tế nên số công ty giám định Việt Nam đang hoạt động chỉ tính trên đầu ngón tay và chưa hiệu quả. Chính vì trình độ yếu kém đó mà công tác quản lý Nhà nước trong việc định giá, giám định giá và chất lượng tài sản cố định hữu hình gần như bị buông lỏng. Việt Nam còn thiếu nhiều văn bản pháp quy. Bộ Khoa học - Công nghệ, Ban vật giá chính phủ (nay là Cục thẩm định giá - Bộ tài chính) chưa chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trình chính phủ, hoặc ban hành trong thẩm quyền những phương pháp và chuẩn mực làm căn cứ định giá, chính vì vậy mà xảy ra tình trạng khi cơ quan Chính phủ trung cầu giám định hoặc tái giám định thì dẫn đến nhiều kết quả khác nhau.

Thực tế, cũng là nảy sinh một câu hỏi, tại sao Việt Nam không liên doanh với công ty giám định nước ngoài không? Nhưng, do đặc thù của loại hoạt động tư vấn, đòi hỏi trình độ hơn là vốn góp nên bên Việt Nam không đáp ứng được và cho đến nay vẫn không có công ty liên doanh nào về giám định. Vì vậy thị trường hiện nay vẫn bỏ ngỏ cho các công ty giám định nước ngoài.

(ii) Chế độ kế toán, kiểm toán chưa hoàn chỉnh và không đạt chuẩn quốc tế


Đối với công tác quản lýhoạt động định giá chuyển giao, chế độ kế toán kiểm toán, thuộc sự quản lý của Bộ tài chính được coi là ý nghĩa quan trọng. Đây là công tác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xác định giá chuyển giao. Vì hành vi chuyển giá diễn ra trên phạm vi quốc tế nên yêu cầu đối với chế độ ké toán, kiểm toán lúc này không chỉ là tính hoàn thiện mà còn phải hợp chuẩn quốc tế. Sự khác biệt giữa chế độ kiểm toán trong nước và chế độ kế toán thông dụng quốc tế sẽ cản trở việc điều tra chuyển giá vì sự không thống nhất giữa các số liệu giưuã công ty con và công ty mẹ. Như vậy, chế độ kiểm toán, kế toán rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quá trình điều tra chuyển giá. Song, theo ý kiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp và thống nhất với chế độ kế toán thông dụng quốc tế. Đây là một thực tế xuất phát từ trình độ và năng lực của các cán bộ ở nước ta còn hạn chế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chế độ kế otán ở các công ty con cũng như doanh nghiệp liên doanh nếu áp dụng theo chế độ kế toán ở Việt Nam thì sẽ không tránh khỏi những điểm không thống nhất với chế độ kế toán ở công ty mẹ. Ngay cả ban thân các cơ quan quản lý của Việt Nam nếu không nắm vững chế độ kế toán mà bên nước ngoài áp dụng thì cũng khó đánh giá được sự chính sác của những con số mà họ báo cáo trên sổ sách.

Bên cạnh đó, hiện nay, chưa có sự nhất quán về chuẩn mực kiểm toán giữa kiểm toán Việt Nam và kiểm toán độc lập nước ngoài. Hiệu lực pháp lý

của báo cáo tài chính đã được kiểm toán chưa được khẳng định, dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

(iii) Cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI còn nhiều lỏng lẻo

Cho tới nay, mặc dù hầy hết hệ thống pháp luật về quản lý doanh nghiệp, luật pháp về thuế đều áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp, song về chi tiết đối với từng đối tượng doanh nghiệp vẫn còn những quy định đặc thù, vẫn còn những khoảng trống khác biệt, chưa có những quy định chặt chẽ để kiểm tra và giám sát. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, thông thường chi phí quản lý được nâng cao thông qua việc chi trả lương cao cho các giám đốc, bộ máy điều hành và nhân viên người nước ngoài, các khoản chi về tiếp thị quảng cáo chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên đối tác nước ngoài, dưới sự chi phối của công ty mẹ, sẵn sàng chi những khoản khổng lồ cho tiếp thị và quảng cáo để tạo nên một thế đứng vững chắc cho nhãn hiệu sản phẩm của mình, bất chấp lợi nhuận liên doanh tại Việt Nam. Điều này một mặt gây thất thu thuế cho chính phủ Việt Nam và ảnh hướng đến các đối tác Việt Nam, mặt khác đẩy các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh cùng một loại sản phẩm rơi vào tình trạng bị chèn ép trên thị trường, dẫn đến phá sản trong cạnh tranh.

Trong thời gian qua, công cụ kiểm tra và giám sát tài chính chủ yếu đối với các doanh nghiệp FDI là thông qua chính sách thuế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI trong một số trường hợp đã trở nên bất cập, không thể kiểm tra giám sát chặt chẽ được.

Kết luận:


Có thể nói, thông tư 117 của Bộ tài chính nói riêng và cơ chế quản lý định giá chuyển giao của Việt Nam nói chung đã dần dần đi theo chuẩn mực của

quốc tế khi đưa ra một cách tiếp cận rất khách quan về giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp liên doanh liên kết trong tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Thế nhưng, đây mới chỉ có thể là những viên gạch đầu tiên vỡ vạc một cơ sở pháp lý điều chỉnh về một quan hệ xã hội - ở đó có sự “giằng xé” về mặt lợi ích giữa nhà nước và đối tượng nộ thuế, xa hơn là lợi ích của cả một cộng đồng. Thật đơn giản để thấy rằng lồng ghép trong những quan kệ kinh tế chằng chịt ấy cũng là vấn đề lợi ích, nhưng bóc gỡ nó ra để tìm thấy sự bình đẳng về quyền lợi thì lại không đơn giản chút nào. Dĩ nhiên, trong bối cảnh mởi mẻ hiện nay (sau 3 năm ban hành), nội dung của các quy định này không thể tránh khỏi sự phức tạp, khó hiểu, các vấn đề pháp lý được dặt ra còn nhiều điều phải bàn cãi - như tính cưỡng chế chưa cao, căn cứ để cơ quan thuế áp giá chưa rõ ràng,.. Các chủ thể nằm trong đối tượng bị điều chỉnh của văn bản này, cũng như bộ phận chuyên quản thuế sẽ không dễ để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này tất yếu đòi hỏi một sự hoàn thiện không ngừng, để hoạt động định giá chuyển giao của các doanh nghiệp được thực hiện một cách lành mạnh, công bằng và đem lại lợi ích cho cả nhà nước và doanh nghiệp.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí