người dùng càng nhiều càng tốt, thì với Google Adwords thông điệp quảng cáo chỉ xuất hiện khi người dùng chủ động tìm kiếm các từ khóa có liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Quảng cáo Google Adwords là hình thức đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn nhất thông qua công cụ tìm kiếm Google và các website trong hệ thống liên kết mà không phụ thuộc vào ngân sách của doanh nghiệp nhiều hay ít.
Vị trí quảng cáo của Google Adwords thường là trên đầu, bên phải và phía dưới kết quả tìm kiếm. Google tô nhẹ màu nền của nó theo màu vàng nhạt. Thông điệp hoặc banner quảng cáo của khách hàng được hiển thị tại nhiều vị trí trên các website liên kết với phương thức quảng cáo trên website Publishers. Với các tìm kiếm trên Google và số lần xem trang trên mạng mỗi ngày, quảng cáo trên Google Adwords sẽ tiếp cận được một số lượng lớn đối tượng khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Khi tạo quảng cáo Adwords để chạy trên Google và đối tác tìm kiếm của Google, doanh nghiệp có thể chọn từ khóa để hiển thị quảng cáo của mình và xác định số tiền tối đa doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho mỗi nhấp chuột, doanh nghiệp chỉ trả khi có ai đó nhấp chuột vào quảng cáo của mình.
Khi tạo quảng cáo Adwords chạy trên mạng nội dung, doanh nghiệp có thể chọn chính xác vị trí nội dung nơi doanh nghiệp muốn quảng cáo của mình xuất hiện hoặc có thể để nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh phù hợp từ khóa với nội dung. Doanh nghiệp có thể trả cho mỗi nhấp chuột (CPC) hoặc cho mỗi 1000 lần người khác xem quảng cáo của mình (được gọi là CPM).
Google Adwords hỗ trợ quảng cáo qua ba hình thức: Quảng cáo từ khóa trên trang kết quả trả về của công cụ tìm kiếm, quảng cáo từ khóa trên các website, và quảng cáo banner trên các website.
+ Quảng cáo Banner ( quảng cáo hiển thị)
Quảng cáo hiển thị truyền tải thông điệp quảng cáo một cách trực quan bằng việc sử dụng văn bản, logo, hình ảnh động, video, hình ảnh, hoặc các phương tiện đồ họa khác. Quảng cáo hiển thị thường nhắm mục tiêu người dùng với những đặc điểm riêng biệt để gia tăng hiệu quả quảng cáo. Những người quảng cáo trên internet (thông qua máy chủ của họ) thường sử dụng cookies (kỹ thuật để xác định người dùng duy nhất)
để quyết định quảng cáo nào sẽ được hiển thị với những khách hàng riêng biệt. Cookies có thể theo dòi khi nào một người dùng rời trang web mà không mua bất kỳ cái gì, vì thế nhà quảng cáo có thể tái định vị người dùng với việc hiển thị quảng cáo từ những trang mà người dùng cần xem.
Khi các nhà quảng cáo thu thập dữ liệu từ các website riêng biệt về hoạt động trên internet của người dùng, họ có thể tạo một bức tranh toàn cảnh và chi tiết về sở thích và mối quan tâm của người dùng để phân phối quảng cáo hướng mục tiêu hơn. Tập hợp các dữ liệu này được gọi là hướng mục tiêu theo hành vi của người sử dụng (behavioral targeting). Các nhà quảng cáo cũng có thể hướng mục tiêu đến độc giả của họ bằng cách sử dụng quảng cáo theo ngữ cảnh và ngữ nghĩa để hiển thị quảng cáo liên quan đến nội dung của trang web mà các quảng cáo xuất hiện. Tái định vị, hướng mục tiêu theo hành vi sử dụng và quảng cáo theo ngữ cảnh được thiết kế để gia tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư hơn kiểu quảng cáo không hướng mục tiêu.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chương trình truyền thông trên internet cho công ty quốc tế Danacen Đà Nẵng - 1
- Xây dựng chương trình truyền thông trên internet cho công ty quốc tế Danacen Đà Nẵng - 2
- Marketing Qua Các Công Cụ Tìm Kiếm Search Engine Marketing (Sem)
- Bộ Máy Nhân Sự, Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Quốc Tế Danacen
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Quốc Tế Danacen
- Thực Trạng Hoạt Động Truyền Thông Trên Internet Tại Công Ty Quốc Tế Danacen
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Các nhà quảng cáo cũng có thể phân phối quảng cáo dựa trên vị trí địa lý người dùng thông qua geotargeting (là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của người dùng). Địa chỉ IP của người dùng chứa đựng vài thông tin địa lý (mức tối thiểu theo quốc gia hoặc khu vực chung). Thông tin vị trí địa lý từ IP có thể được kết hợp với thông tin khác để thu hẹp vùng địa lý.
1.3.6 Email marketing
1.3.6.1 Khái niệm
Đây là phương thức cung cấp thông tin về sản phẩm và thu thập phản hồi về sản phẩm từ khách hàng thông qua email. Địa chỉ email của khách hàng tiềm năng và hiện tại có thể thu thập hoặc có thể mua. Rất nhiều phương thức được sử dụng, ví dụ như thường xuyên gửi các newsletter (thư giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp) hoặc phát tán email trên diện rộng những thông tin liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Email Marketing là một hình thức của marketing trực tiếp qua thư tín, nó phù hợp với hầu hết các đối tượng có nhu cầu marketing, bán hàng, quảng bá thương hiệu, xây dựng kênh thông tin để chăm sóc khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quảng cáo chương trình khuyến mãi, giới thiệu và ra mắt sản phẩm mới. Email Marketing là công cụ marketing rất hiệu quả nếu được sử dụng một cách bài bản và có khoa học sẽ mang đến cho doanh nghiệp những kết quả bất ngờ.
1.3.6.2 Các hình thức marketing bằng email
Hoạt động marketing bằng email gồm hai hình thức:
+ Email cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited Commercial Email): Là một trong các hình thức marketing tốt nhất để tạo cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, mang lại lợi nhuận nhanh chóng nhất với chi phí thấp nhất bởi: Doanh nghiệp gửi email cho những người có quan tâm đến sản phẩm của mình và có thể bắt đầu nhận được đơn hàng của khách hàng chỉ trong vòng vài phút sau khi doanh nghiệp gửi thư chào hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua việc gửi cho họ các bản tin, thông tin cập nhật về sản phẩm, khuyến mại sau các khoảng thời gian khác nhau, hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của hình thức này là doanh nghiệp phải được sự cho phép của người nhận.
+Email Marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hayUnsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam: Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức Email Marketing này để quảng bá sản phẩm của mình và nhiều thứ khác nữa nhưng doanh nghiệp cần biết nên sử dụng nó như thế nào để không gây khó chịu cho người nhận và họ có thể vui vẻ tiếp nhận thư của mình. Để làm được việc này doanh nghiệp chỉ nên gửi quảng cáo của mình đến hộp thư của khách hàng một hoặc hai lần và số lần nên cách nhau một khoảng thời gian dài để không gây khó chịu cho người nhận. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên nói rò với khách hàng nếu họ không muốn nhận thư của mình nữa, chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản là họ có thể loại bỏ tên của họ ra khỏi danh sách nhận thư cũng như sẽ không phải nhận thêm bất kỳ một thư marketing nào khác.
1.4 Các bước xây dựng chương trình truyền thông trên internet
1.4.1 Xác định mục tiêu truyền thông
Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch truyền thông là xác định được mục tiêu truyền thông để từ đó doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng mà mình mong muốn truyền thông điệp đến họ là ai, nội dung thông điệp như thế nào là hợp lý và chọn lựa sử dụng công cụ truyền thông theo đúng yêu cầu của công ty. Hơn nữa, xây dựng được mục tiêu truyền thông, doanh nghiệp sẽ phác họa được mục đích cần nhắm đến của mình nhằm hỗ trợ cho các kế hoạch marketing và quảng cáo. Mục tiêu truyền thông sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng, hỗ trợ cho các hoạt động xoay
quanh chương trình truyền thông và tạo ra một tiêu chuẩn để có thể đánh giá sự thành bại sau một chiến dịch.
1.4.2. Thông điệp truyền thông
Thông điệp là ngôn từ được truyền đạt dưới dạng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ thông qua phương tiện truyền thông nào đó nhằm truyền tải đến người nhận, người nghe một thông tin. Nó là những gì mà doanh nghiệp muốn nhắn gởi đến khách hàng, nhằm định hình vị thế và hay hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, và thông điệp cũng là một yếu tố nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, khi nghe đến thông điệp, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến doanh nghiệp. Và thông điệp truyền thông cần tác động được đến thái độ và hành vi của người nhận thông điệp. Trong chương trình truyền thông, thông điệp rất quan trọng trong xuyên suốt chương trình để doanh nghiệp dựa vào thông điệp mà lựa chọn cách truyền thông sao cho hiệu quả.
1.4.3. Đối tượng nhận truyền thông
Đối tượng truyền thông là những con người, là những nhóm khá phức tạp và đa dạng, họ khác nhau về văn hoá, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… Họ có những sở thích, thói quen khác nhau, do đó khi thực hiện chương trình truyền thông, doanh nghiệp phải chọn lọc và phân khúc những đoạn đối tượng cụ thể để hướng đến họ khi truyền thông. Một chiến dịch thành công phải nhắm đến những nhóm phân khúc, những đối tượng mong muốn và chờ đợi lợi ích từ chiến dịch đem lại và bị ảnh hưởng bởi thông điệp truyền thông nhiều nhất trong những đối tượng công chúng đa dạng.
1.4.4. Chiến lược tiếp cận
Chiến lược tiếp cận khách hàng là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng những công cụ để thu hút được sự chú ý của khách hàng và tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng nhằm mục đích bán được hàng hoá hay giúp khách hàng biết đến công ty.
Để quyết định chiến lược tiếp cận khách hàng công ty cần sử dụng những công cụ gì, và làm như thế nào thì thông qua mô hình người tiêu dùng trên internet, công ty sẽ định hình được chiến lược marketing của mình. Mô hình hành vi người tiêu dùng trên internet hay còn gọi là mô hình AISAS (Attention, Interest, Search, Action, Share) là một mô hình tâm lý khách hàng khá phổ biến trong marketing online là sự thể hiện hành vi của người tiêu dùng thông qua việc sử dụng, tiêu thụ và tận hưởng sản phẩm hoặc thông tin của doanh nghiệp. Hành vi đó được trải qua và quy vào trong 05 bước từ đó giúp doanh nghiệp định hình được chiến lược marketing
+ Bước 1: Attention (chú ý):
Trước tiên, doanh nghiệp phải làm sao cho càng nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới co cơ hội được người dùng tìm hiểu và sử dụng sản phẩm. Có nhiều cách để thực hiện việc này trên internet, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như: Online Seeding, viết bài PR, thuê chỗ đặt banner, quảng cáo Display Ads, Virual Marketing,…
+ Bước 2: Interest (quan tâm):
Bước tiếp theo, doanh nghiệp phải làm sao để người dùng thích sản phẩm, doanh nghiệp có thể thực hiện việc này bằng cách đưa ra những bằng chứng rò ràng về lợi ích khi sử dụng sản phẩm, cảm nhận của những khách hàng cũ, hình ảnh hoặc video giới thiệu, sản phẩm dùng thử bởi lẽ khách hàng càng hiểu sản phẩm, họ càng có mong muốn sở hữu chúng.
+ Bước 3: Search (tìm kiếm):
Trước khi mua hàng, đa số người tiêu dùng đều tìm kiếm thông tin. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có được những khách hàng tiềm năng thực sự. Những người đang tìm kiếm là những khách hàng đang có nhu cầu. Có hai cách để doanh nghiệp xuất hiện trên trang đầu của kết quả tìm kiếm:
- SEO - tối ưu để tăng thứ hạng trang web từ đó có thứ hạng cao khi tìm kiếm.
- PPC - trả tiền để xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.
Ngày nay, bất cứ ai kinh doanh trên mạng đều sử dụng SEO và PPC. Nếu biết áp dụng đúng cách, doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến, khách hàng tăng lên, và doanh số cũng tăng theo.
+ Bước 4: Action (hành động):
Sau khi truy cập vào trang web và tìm hiểu thông tin, người dùng sẽ quyết định thực hiện một hành động nào đó như: Mua hàng, đặt hàng, gọi điện, gửi email, điền thông tin,… Doanh nghiệp muốn khách hàng làm gì, hãy sử dụng những lời kêu gọi hành động (CTA - Calll To Action) ở cuối trang web. Ví dụ: “Mua ngay”, “Đặt hàng ngay”, “Đăng ký ngay”, “Tải ngay”,…
+ Bước 5: Share (chia sẻ):
Tâm lý người dùng là thích chia sẻ giá trị cho bạn bè, người thân. Sau khi trải nghiệm điều gì đó, họ có xu hướng chia sẻ cho những người xung quanh. Với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội, mỗi cá nhân được kết nối với nhiều người. Khi ai đó
chia sẻ, bạn bè của họ sẽ nhìn thấy. Nếu những chia sẻ đó được nhiều người thích hoặc bình luận, thông tin sẽ được lan truyền cho nhiều người, qua đó nhiều người sẽ biết. Nếu có nhiều lời khen tốt, họ sẽ nhanh chóng thích sản phẩm và khi cần mua hàng họ sẽ tìm kiếm và truy cập vào website của doanh nghiệp.
1.4.5. Lựa chọn công cụ trên internet
Lựa chọn là một cách mà doanh nghiệp sử dụng để lọc ra những gì doanh nghiệp thấy cần thiết và họ bắt đầu sử dụng nó. Trong lựa chọn kênh truyền thông trên internet, việc xác định đúng kênh cần thực hiện để truyền thông rất quan trọng, bởi vì dù thông điệp truyền thông có thiết kế tốt đến đâu, nhưng không thu hút được đối tượng mục tiêu cần hướng đến thì nó không mang lại nhiều giá trị vì mỗi phương tiện truyền thông lại có sức ảnh hưởng riêng đối với từng người tiếp nhận. Chính vì vậy, việc lựa chọn những kênh truyền thông trên internet như: Webdesign, email marketing, marketing lan truyền, SEO và quảng cáo trên internet từ nhiều kênh truyền thông là một lựa chọn hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được mình cần đầu tư vào công cụ nào, nên phát triển từng công cụ ra sao để phù hợp với từng đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới.
1.4.6 Dự kiến ngân sách
Bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải lên kế hoạch chi tiêu, sử dụng ngân sách một cách chu đáo tránh trường hợp lãng phí hoặc chậm tiến độ do thiếu ngân sách. Tóm lại, ngân sách chi tiêu cho chiến dịch phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thời gian triển khai chiến dịch. Với truyền thông trên internet doanh nghiệp có ngân sách nhỏ vẫn có thể thực hiện và kiểm soát chi phí một cách dễ dàng.Ví dụ: Hệ thống mạng xã hội bây giờ vô cùng đa dạng, phong phú và được nhiều người tin dùng như: Facebook, Google+, Twitter,… Với hình thức này, doanh nghiệp thường quảng bá dưới dạng hình ảnh, video clip có khả năng phát tán và thu hút bình luận. Từ đó, đem lại nhiều nhiều sự lựa chọn hơn cho nhiều người cùng hệ thống mạng xã hội và quảng cáo này có sức lan truyền và có tác dụng mạnh hơn so với hình thức quảng cáo khác. Chi phí cho hoạt động quảng cáo này cũng rất rẻ và hợp lý, phù hợp với nhiều mặt hàng, nhiều loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, một chương trình truyền thông trên internet hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được sự thu hút và chú ý lớn từ người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ và rò ràng để phân bổ ngân sách hợp lý và tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
1.4.7. Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch là tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch thực hiện một chương trình được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn và chia thành các giai đoạn, các bước thực hiện và phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp thực hiện, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, kế hoạch thực hiện chương trình truyền thông trên internet cũng như vậy, xây dựng kế hoạch thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp phân bổ được thời gian, nguồn lực và đo lường trước được kết quả mà doanh nghiệp thực hiện. Chính vì thế, khi thực hiện bất cứ một chương trình truyền thông nào cũng cần phải lên kế hoạch rò ràng và chuẩn xác tránh gây nhầm lẫn và không phát huy được tối đa hiệu quả công việc.
1.4.8. Đo lường và kiểm tra
Đo lường và đánh giá kết quả là hai việc cần thực hiện cuối cùng trong một chương trình truyền thông. Nó sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục những sai sót trong quá trình thực hiện và so sánh với mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đề ra trong một chương trình truyền thông. Việc đo lường sẽ giúp doanh nghiệp biết được kết quả cuối cùng sẽ như thế nào, doanh nghiệp sẽ dự trù được những điều khoản phát sinh, những sai sót trong quá trình thực hiện một chương trình truyền thông.
Hơn nữa, sau khi thực hiện các chương trình truyền thông đã xây dựng, ngoại trừ các chi phí thời gian, tiền bạc, nguồn nhân lực,… nếu không đo lường đánh giá hiệu quả, hoặc đánh giá sai, không hợp lý về chương trình truyền thông trên internet mà doanh nghiệp đang sử dụng, sẽ dẫn đến sai lầm lớn mà không thể rút ra kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Vì vậy, việc đo lường và đánh giá kết quả rất quan trọng, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về mọi hoạt động, cân nhắc kỹ trước khi thực hiện để đem lại hiệu quả cao nhất. Những tiêu chí đánh giá cho chương trình truyền thông trên internet như:
+Số lượng vào website trực tiếp.
+Số lượng người vào qua các công cụ quảng bá, website của bên thứ ba.
+Số lượng khách hàng phản hồi trực tiếp trên Blog, Forum, Facebook…
+Số người nhấc máy gọi điện cho doanh nghiệp khi xem xong chương trình.
+Số người ghé thăm các trang Blog, Youtube, Facebook Fanpage.
+Chất lượng các lời bình luận.
+Số lượng người đăng ký email, thành viên diễn đàn, website…
+Số đơn đặt hàng thành công, số đơn hỏi đặt giỏ hàng.
+So sánh với mục tiêu đề ra ban đầu về các tiêu chí trên.