Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn,Thanh Hóa
(2015-2019)
600000
0
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000
0
2015
2016
2017
2018
2019
Số lượng khách
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Marketing Điểm Đến Du Lịch
- Sơ Đồ Quy Trình Marketing Điểm Đến Du Lịch [4,43]
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Vật Chất Kĩ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa
- Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tây Âu Đến Thành Phố Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa
- Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tây Âu Đến Thành Phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Sầm Sơn.Thanh | |
Hóa (2015-2019) | |
6000000 | |
5000000 | |
4000000 | |
3000000 | |
2000000 | |
1000000 | |
0 | |
2015 2016 2017 2018 2019 Số lượng khách |
Theo số liệu thống kê của Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, cùng với mức độ tăng trưởng khách du lịch chung của cả nước, lượng khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng.Theo số liệu thống kê cho thấy: năm 2015, Sầm Sơn đón được tổng cộng 3.650.000 khách du lịch. Năm 2016, thành phố đón được gần
3.700.000 lượt khách đến thăm. Từ năm 2017 đến 2019 Sầm Sơn đón được số lượng khách du lịch lần lượt là gần 3.8 triệu và hơn 4.2 triệu khách du lịch và năm 2019 đón được gần 5 triệu lượt khách. Tính chung cả giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019: số lượng khách đến với Sầm Sơn đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 9.8%/năm. Có thể thấy số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn tăng đều qua các năm,tuy nhiên mức tăng trưởng qua các năm chưa thực sự vượt trội.
Cơ cấu khách du lịch
Bảng 2.3 Cơ cấu khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn,tỉnh
Thanh Hóa (2015-2019)
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Tổng số | 3.650.000 | 3.700.000 | 3.800.000 | 4.285.000 | 4.950.000 |
Khách quốc tế | 219.000 | 235.000 | 360.000 | 410.000 | 490.000 |
Khách nội địa | 3.431.000 | 3.465.000 | 3.440.000 | 3.875.000 | 4.460.000 |
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa)
Với những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở vật chất và tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, du lịch Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng ngày càng thu hút khách du lịch đến thăm, và được đánh giá là điểm đến nới
có nhiều tiềm năng khai thác và phát triển du lịch. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch chung của cả nước, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn liên tục tăng, đặc biệt, số lượng khách nội địa ghé thăm Sầm Sơn có mức độ tăng trưởng tương đối cao qua các năm. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ lệ trên 90% trong tổng số khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn. Khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm….
Theo số liệu thống kê cho thấy: năm 2015, Sầm Sơn đón được tổng cộng trên 3,6 triệu lượt khách, trong đó có hơn 200 nghìn lượt khách quốc tế (chiếm 6%) và hơn 3,4 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2019, thành phố đón được tổng lượt khách là trên 4,9 triệu lượt khách, tăng gấp hơn 1,3 lần tổng lượng khách năm 2015.Trong đó, có hơn 419 nghìn lượt khách quốc tế, và số lượng khách nội địa tănggấp 2.2 lần so với năm 2015.
Theo ước tính từ sở du lịch Thanh Hóa thì số lượng khách Tây Âu chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng số lượng khách quốc tế đến Sầm Sơn.Trong khi đó, lượng khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam, đặc biệt là đến Hà Nội đang tăng trưởng mạnh trong những năm trở lại đây (trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid). Có thể thấy, khách du lịch Tây Âu là đối tượng khách thích du lịch nghỉ dưỡng biển và có khả năng chi trả tương đối cao, hoàn toàn là đối tượng khách tiềm năng của Sầm Sơn. Trong khi đó, Sầm Sơn hoàn toàn có khả năng phục vụ đối tượng khách này với hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đang ngày càng phát triển và được đầu tư mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Chính vì thế Sầm Sơn cần có những giải pháp và chiến lược cụ thể để có thể thu hút đông đảo đối tượng khách này đến với thành phố.
2.2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch
Bảng 2.4 Doanh thu hoạt động du lịch của thành phố Sầm sơn,tỉnh
Thanh Hóa (2015-2019)
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Doanh thu | 2.120 | 2.855 | 2.950 | 3.660 | 4.600 |
Đơn vị tính:tỷ đồng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa)
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019
5000
450
0
400
0
350
0
Doanh thu
300
0
2500
200
0
2015
2016
2017
2018
2019
Đơn vị: tỷ đồng
Giai đoạn 2015-2019 ngành du lịch thành phố Sầm Sơn nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê của cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, doanh thu du lịch năm 2019 đạt 4.600 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2015. Tổng thu từ hoạt động du lịch bao gồm tất cả các khoản thu từ khách du lịch chi trả trong thời gian đi du lịch. Các khoản chi này gồm có chi cho
dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và cho các dịch vụ khác. Doanh thu chủ yếu từ các dịch vụ cơ bản: cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và từ phương tiện vận chuyển (chiếm từ 60-65% trong cơ cấu doanh thu). Doanh thu từ bán hàng hóa còn rất hạn chế (13-15%) do sản phẩm bổ trợ như: đồ lưu niệm,đặc sản địa phương... còn rất ít và hạn chế nên không kích thích được nhu cầu chi tiêu của du khách. Đây cũng là vấn đề cần phải khắc phục cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung ngày càng tăng đáng kể. Dự báo đến năm 2025 tiếp đón được 8.200.000 lượt khách; tổng thu nhập du lịch khoảng 11.500 tỷ đồng.
2.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ du lịch chính
Sản phẩm du lịch
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô giá,tài nguyên du lịch của thành phố ngoài giá trị của biển thì Sầm Sơn còn rất nhiều tài nguyên văn hóa cũng đã và đang được khai thác vào hoạt động du lịch nhằm cung cấp những sản phẩm đa dạng hơn cho du khách. Cùng với công tác quy hoạch đã được chú trọng nên Sầm Sơn đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch khá hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Sầm Sơn chủ yếu khai thác 2 sản phẩm chính là: du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch tâm linh
- Du lịch nghỉ dưỡng biển:
Đây là sản phẩm du lịch được khai thác ngay từ khi Sầm Sơn được người Pháp chọn là điểm du lịch. Với những lợi thế về khí hậu, vị trí thuận lợi, chất lượng nguồn nước cũng như đặc điểm các bãi cát, khí hậu,… rất thuận lợi để khai thác sản phẩm du lịch này.
Du lịch nghỉ dưỡng truyền thống tại Sầm Sơn với các hoạt động chính là tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan sinh thái,...đã và đang tạo được dấu ấn riêng cho khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, loại hình nghỉ dưỡng
biển cao cấp tại FLC resort Sầm Sơn, với các dịch vụ cao cấp, tích hợp đầy đủ các yếu tố của loại hình nghỉ dưỡng và là sản phẩm có thể bán 4 mùa, đã góp phần giải quyết vấn đề mùa vụ cho du lịch biển.
Nhìn chung, Sầm Sơn đã hình thành gần như đầy đủ các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng biển đảo. Bên cạnh đó, bước đầu đã xây dựng được một số sản phầm, dịch vụ du lịch chất lượng cao, đó là các khu resort cao cấp ven biển hoàn toàn có thể phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế đặc biệt là đối tượng khách du lịch hiện đại và có khả năng chi trả cao đến từ các nước Tây Âu.
Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch vẫn chưa đa dạng và hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống như tắm biển, ăn uống. Chưa tập trung vào khai thác các sản phầm du lịch độc đáo, mới lạ trong khi tiềm năng để phát triển các loại sản phầm du lịch này là rất lớn. Thiếu các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ đi kèm như: cửa hàng miễn thuế, các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí...
- Du lịch tâm linh:
Thành phố Sầm Sơn, ngoài thế mạnh về du lịch, còn có 34 di tích Lịch sử được xếp hạng, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia. Vì vậy, Sầm Sơn hội tụ cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Các lễ hội truyền thống nơi đây thường gắn liền với các di tích lịch sử, văn hóa, trong đó, một số lễ hội chính thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự như: Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước , lễ hội đền Đề Lĩnh, lễ hội đền Bà Triều.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa và tâm linh, hằng năm lễ hội cầu phúc đền Độc Cước được tổ chức trang trọng, ngư dân Sầm Sơn cũng như khách thập phương đến đây đều cầu xin sự bình yên trên biển, gặp nhiều thuận lợi trong lao động, sản xuất. Đây cũng là hoạt động mở đầu cho một mùa du lịch mới ở Sầm Sơn.
Du lịch tâm linh không chỉ là hoạt động hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng
thuần túy, mà còn là động lực thúc đẩy giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế- xã hội. Sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tâm linh sẽ góp phần tôn vinh, khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của Sầm Sơn. Vì thế, thành phố Sầm Sơn đang nỗ lực trong việc gìn giữ giá trị truyền thống các di tích, tạo thêm một lợi thế để phát triển phong phú các loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh của du khách.
Dịch vụ du lịch
- Dịch vụ vận chuyển:
Trong vài năm trở lại đây, Sầm Sơn đã chú trọng công tác quản lý, trong đó có quản lý các phương tiện vận chuyển khách du lịch. Có thể thấy, nơi đây đã xuất hiện một số phương tiện vận chuyển khá phù hợp với đặc thù địa phương và tạo được sự hứng thú, thuận tiện cho du khách như hệ thống xe điện, xích lô, xe khách. Để hạn chế tình trạng chặt, chém và những tiêu cực xảy ra gây mất thiện cảm, các loại hình vận chuyển khách du lịch nơi đây đã được niêm yết giá cả hợp lý.
- Dịch vụ lưu trú:
Sự gia tăng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nhanh chóng trong những năm gần đây đã làm thay đổi diện mạo Sầm Sơn. Nhiều khách sạn được xếp hạng cao và quy mô lớn được xây dựng. Tiêu biểu năm 2015, tập đoàn FLC đã khai trương khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao cao cấp với 600 phòng được đầu tư các trang thiết bị và tiện nghi hiện đại. Giá cả cũng được niêm yết cho từng năm để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
- Dịch vụ ăn uống:
Có thể thấy điểm đến Sầm Sơn đã chú trọng phát triển dịch vụ ăn uống phục vụ du khách. Thị xã tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với tất cả các sơ sở phục vụ ăn uống nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn và giá cả hợp lý cho du khách. Chất lượng đồ ăn, thức uống cũng đã được chú ý đặc biệt là các món ăn đặc sản
địa phương được khách du lịch và các doanh nghiệp lữ hành đánh giá rất cao. Các cơ sở luôn đảm bảo chế biến các món ăn từ các nguyên liệu sẵn có cửa địa phương để phục vụ du khách.
- Các dịch vụ bổ sung:
Để tạo ra nhiều hoạt động và tăng doanh thu cho ngành du lịch, Sầm Sơn hiện nay đã chú trọng đẩy mạnh các dịch vụ bổ sung nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng như dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tư vấn…
2.3 Thực trạng các chiến lược Marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa
2.3.1 Chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu điểm đến có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc gia nói chung và du lịch địa phương nói riêng. Đối với một điểm đến du lịch, thương hiệu được coi là một công cụ quyết định trong thành công của địa điểm du lịch đó.
Thành phố Sầm Sơn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch từ tài nguyên thiên nhiên cho đến các giá trị văn hóa đặc sắc. Với những lợi thế về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, cơ sở vật chất hạ tầng đã tạo bước đệm vững chắc cho Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng thu hút khách hàng đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Sầm Sơn mang diện mạo của thành phố du lịch đang tiệm cận đến các tiêu chí thân thiện, hài hòa, văn minh và đẳng cấp. Đó là cái “chất mới” của thành phố tràn đầy sức trẻ và khát vọng phát triển mãnh liệt. Và hơn hết, đó là tầm vóc của thành phố được định vị để trở thành 1 trong 12 đô thị du lịch quốc gia. Các ngành dịch vụ theo đó trên đà phát triển không ngừng, mỗi năm tiếp đón hàng triệu lượt khách.
Do đó, việc phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch, có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với hình ảnh du lịch Thanh Hóa nói chung và thành phố