xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An - 2

đã về hưu tham gia vào du lịch mạo hiểm. Sau một quãng thời gian dài làm việc mệt nhọc, họ muốn có những trải nghiệm mới mẻ hoặc là muốn thay đổi cuộc sống nhàn rỗi hiện tại để làm những việc mà họ chưa bao giờ tưởng tượng sẽ làm trước đó và du lịch mạo hiểm sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ. Du lịch mạo hiểm còn phù hợp cho nhiều gia đình, những cặp yêu nhau hoặc cho bất cứ một người độc thân nào. Thường thường những tour như vậy là sự pha trộn giữa ngắm cảnh và các hoạt động mạo hiểm, một phần của chương trình mọi người sẽ được ngắm cảnh thành phố hoặc đồng quê mà họ dự định đến và phần còn lại được gói gọn trong những hoạt động mạo hiểm – là những hoạt động đã được quy định sẵn trong chương trình.

- Tóm lại, du lịch mạo hiểm giống như một điểm nhấn trong cuộc sống. Bằng việc biến kỳ nghỉ của mình thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú, chúng ta sẽ mang lại cho chính mình và cuộc sống những ký ức tuyệt vời. Thêm vào đó, khi tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, chúng ta sẽ có thêm cơ hội để gặp gỡ những người mới, và có thêm những kiến thức mới về các nền văn hoá. Cuối cùng, sẽ không bao giờ biết trước được những gì sẽ đến trong một chuyến du lịch mạo hiểm và đó là điều làm mọi người cảm thấy hồi hộp và thú vị nhất.

(Dịch từ www.essentialtips.net)

1.1.3.2. Các loại hình du lịch mạo hiểm

a) Leo núi (Hiking)

Là một hình thức đi bộ với chủ định chính là khám phá và thưởng thức cảnh vật. Thường thì nó được thực hiện ở các con đường mòn trong vùng nông thôn hay khu vực rừng núi hoang dã.

Nhiều nơi có cảnh đẹp chỉ có thể đi tới đó bằng cách đi bộ, và những người nhiệt tâm xem đây là cách tốt nhất để ngắm cảnh thiên nhiên. Đi bộ là cách du ngoạn tốt hơn so với bằng các loại xe vì cảm nhận của người đi không bị những thứ khác xâm nhập làm phân tâm, thí dụ như cửa kiếng xe, tiếng máy xe, bụi và hành khách đi chung xe. Đi bộ trên những khoảng đường dài hoặc trên những địa hình khó khăn đòi hỏi một số cấp độ hiểu biết và năng lực cơ thể.

b) Đi bộ (Trekking/backpacking)

Đi bộ đường dài là một sự kết hợp giữa leo núi và cắm trại. Thường người ta đi bộ ở những vùng thưa người, có nhiều cảnh đẹp và ngủ đêm lại đó, hành lý mang theo chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu ăn và ngủ.

Để chuẩn bị cho chuyến đi, người ta cho tất cả vào một túi xách bao gồm thức ăn, nước và lều. Một chuyến đi như vậy phải có ít nhất một đêm ngủ lại trong rừng. Có những chuyến đi chỉ kéo dài trong vài ngày (1 hoặc 2 đêm ngủ lại) nhưng cũng có những chuyến đi kéo dài trong vài tuần, thậm chí và vài tháng; những chuyến đi như thế tất nhiên sẽ nhận được sự viện trợ về lương thực và thuốc men.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Việc dựng lều trại trong trường hợp này đơn giản hơn rất nhiều so với thông thường. Đối với những người đã có kinh nghiệm thì lều trại thường kèm theo lửa, bản tin nhỏ bằng gỗ với một bản đồ và những lưu ý hay các ký hiệu về thông tin cần thiết. Có một điều nên biết rằng, những vùng đất trống, là những nơi mà không có các bụi rậm hoặc cây tầng thấp nhiều hơn số lều mà mọi người dựng lên. Vì vậy, cắm lều ở những vùng hoàn toàn biệt lập là đều không thể tránh khỏi, và mọi người phải tự chọn cho mình vùng thích hợp nhất để dựng trại

c) Chèo xuồng kayak (Kayaking)

xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An - 2

Kayaking là một hình thức di chuyển trên mặt nước bằng cách chèo xuồng kayak. Chèo xuồng kayak có một vài điểm khác với chèo xuồng thông thường, bởi vì xuồng kayak thì có một cái buồng lái đóng, còn xuồng bình thường thì có một buồng lái mở. Tuy nhiên, cả hai loại đều sử dụng loại mái chèo 2 đầu để hoạt động.

Kayak được phân loại bởi ý định sử dụng chúng. Có 5 sự phân loại chính: vượt thác, vượt sóng, đi thám hiểm, những chuyến đi nhanh và nhẹ nhàng, và đi giải trí thông thường. Từ những hình thức chính đó, người ta phân ra thành nhiều loại nhỏ nữa. Ví dụ, đi câu cá bằng xuồng kayak là một hình thức đơn giản của đi giải trí đơn thuần, và chiếc xuồng sẽ được trang bị thêm những đồ phụ tùng và sửa lại cho phù hợp với việc câu cá.

d) Đạp xe (Bicycling)

Du lịch bằng xe đạp là một hoạt động du lịch đi theo đoàn, thường là đi để thám hiểm hoặc ngắm cảnh bằng xe đạp. Du lịch bằng xe đạp giống như một cuộc đi du lịch ba lô trên xe đạp vậy.

Khoảng cách của các chuyến đi hoàn toàn không giống nhau, tùy thuộc vào sự phù hợp của mỗi người, tốc độ đi và số điểm dừng, người lái thường đi được khoảng từ 50 – 150 km/ngày. Một chuyến đi ngắn cỡ vài ngày có thể đi được khoảng 200km còn xa hơn thì có thể đi trong phạm vi một nước hay vòng quanh thế giới.

Những chuyến đi du lịch xa cần phải được chuẩn bị tốt, đặc biệt xe đạp phải có khả năng chở được những hành lý nặng. Mặc dù có rất nhiều loại xe đạp khác nhau để sử dụng, xong loại xe đạp thích hợp nhất phải là loại chở được vật nặng và làm cho ta cảm thấy thoải mái khi di chuyển trong một thời gian dài.

e) Lặn biển (Scuba diving)

Lặn biển là một hoạt động bơi lặn diễn ra dưới lòng nước và sử dụng các dụng cụ thở cá nhân chuyên dụng. Bằng cách mang theo một bình khí gas (thường là khí nén), người lặn có thể ở dưới nước một thời gian dài với kỹ thuật duy trì sự hô hấp đơn giản là sử dụng ống thở và sự tự do bơi lặn dưới nước mà không bị gây cản trở vì đã được cung cấp đủ nguồn khí. Người lặn di chuyển dưới nước thường là sử dụng đuôi cá gắn ở bàn chân, đôi khi cũng có sự trợ giúp của bộ truyền động, thường gọi là “scooter”.

(Dịch từ www.wikipedia.org)

1.1.4. Các điều kiện để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm

a) Yêu cầu đối với du khách

Yêu cầu hàng đầu đối với những du khách muốn thực hiện một chuyến du lịch mạo hiểm, đó là sức khoẻ. Vì du lịch mạo hiểm đòi hỏi mỗi người phải tham gia vào những hoạt động mang tính nguy hiểm, vì vậy, nếu không có sức khoẻ và tinh thần tốt thì bạn sẽ không thể thực hiện được chuyến du lịch của mình và cũng sẽ không tìm thấy được cảm giác thích thú, vui sướng khi chinh phục được thiên nhiên.

Thứ hai, vì đặc điểm của mạo hiểm là mang tính nguy hiểm, chính vì thế, mỗi người khách phải trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ cần thiết; ngoài những thiết bị mà công ty lữ hành sẽ chuẩn bị cho du khách thì vẫn nên có thêm những thiết bị bảo hộ khác phù hợp với nội dung của hoạt động mạo hiểm mà mình sắp phải tham gia vào. Đó là điều kiện cần để được tham gia vào một tour du lịch mạo hiểm

Cuối cùng, vì một chuyến du lịch mạo hiểm cần chi phí cho rất nhiều lĩnh vực như

khảo sát địa hình, thiết bị bảo hộ, mua bảo hiểm cho mỗi du khách,… nên giá cho một

tour du lịch mạo hiểm cao hơn nhiều so với một tour du lịch bình thường, nên du khách tham gia vào loại hình này thường là những người có mức sống cao.


b) Yêu cầu đối với tài nguyên du lịch

Một chuyến du lịch mạo hiểm muốn diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì phải nơi đến phải được khảo sát kỹ càng. Tài nguyên du lịch để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm thì rất nhiều, nhưng phải xem xét nó có phù hợp hay không. Nó phải đạt những yêu cầu như: không quá khó để tiếp cận, không quá nguy hiểm khi thực hiện các hoạt động mạo hiểm… Nước ta có rất nhiều khu vực có địa hình thích hợp để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm nhưng chưa được khảo sát và đưa vào chương trình. Hy vọng trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của loại hình này thì tài nguyên du lịch trong nước cũng sẽ được khai thác hợp lý.

c) Yêu cầu đối với công ty tổ chức

Du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức tour, vì nó liên quan trực tiếp đến an toàn cho du khách. Điều quan trọng nhất đối với một công ty tổ chức du lịch mạo hiểm là phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo và phải luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình. Điều này đòi hỏi công ty lữ hành phải được trang bị kỹ càng. Doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và chính quyền địa phương khi tổ chức tour để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Ngoài ra, các công ty cần phải có một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiêp, vừa có sức khoẻ, sự khéo léo, lòng dũng cảm, vừa có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và phải có sự quản lý tốt.

1.3 Chương trình du lịch mạo hiểm

1.1.5. Khái niệm CTDL và CTDL mạo hiểm

1.1.5.1. Chương trình du lịch là gì?

a) Khái niệm:

- Các chương trình du lịch là những nguyên mẫu, để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. nội dung của chương trình thể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tham quan… Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình.


b) Đặc điểm

Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch đặc biệt. Tính chất đặc biệt được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

+ Nó là sản phẩm du lịch nên chứa các đặc điểm của sản phẩm du lịch

+ Nó là sản phẩm tổng hợp của tất cả các dịch vụ riêng lẻ

+ Nó là phương án tối ưu hoặc một sự kết hợp hoàn thiện và thống nhất gữa

các giá trị sử dụng để tạo ra chuyến du lịch trọn gói.

+ Thể hiện tính hấp dẫn và khả năng sinh lời.

c) Nội dung

Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó cũng xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu của du khách có tính chất quyết định. Về cơ bản nó bao gồm:

+ Tên chương trình – mã chương trình

+ Thời điểm tổ chức chương trình

+ Tổng quỹ thời gian của chương trình du lịch (n ngày, n-1 đêm)

+ Chi tiết hoạt động từng ngày

+ Giá của chương trình du lịch

+ Các dịch vụ khác (nếu có)

+ Các điều khoản của chương trình

1.1.5.2. Chương trình du lịch mạo hiểm.

Có thể nói, chương trình du lịch mạo hiểm là một khái niệm khá mới mẻ, cùng với những đặc điểm chung của một chương trình du lịch như đã nói ở trên, nó còn có những điểm cần chú ý sau:

Có rất nhiều loại chương trình du lịch mạo hiểm để ta có thể tham gia. Dù cho thị hiếu, sở thích của mỗi người là khác nhau, những ai cũng sẽ tìm được cho mình một chương trình du lịch mạo hiểm phù hợp với bản thấn mình.

Trước khi dự định tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, có những việc ta cần phải nhớ như sau. Thứ nhất, tour du lịch mạo hiểm có rất nhiều giá khác nhau tùy thuộc vào địa điểm đến và những tiện nghi và dịch vụ bao gồm trong đó. Do đó, chúng ta phải xem xét thật kỹ, bàn bạc những ý định của mình với một đại lý du lịch có đủ tư cách pháp lý hoặc một trung tâm lữ hành chuyên về loại hình này để tìm ra một chương trình phù hợp. Thứ hai, ta sẽ phải tham gia tour mạo hiểm không chỉ một mình mà là với một nhóm người. Vì vậy, nếu bạn không thích hợp với một đám đông thì du lịch mạo hiểm cũng không phải dành cho bạn.

Nếu bạn không thích đi với một đám đông xa lạ thì bạn vẫn có thể mang theo bạn bè hoặc người thân bên cạnh mình. Về mặt này, du lịch mạo hiểm hoàn toàn không thích hợp để đi một mình, trong trường hợp có sự việc khẩn cấp xảy ra thì có người bên cạnh vẫn luôn là tốt nhất. Thực tế, một tour du lịch mạo hiểm luôn tồn tại những nguy hiểm đặc biệt, trong trường hợp một tai nạn xảy ra, bạn sẽ cần một ai đó gần bên để có thể giúp đỡ bạn khi bạn cần đến.

(Dịch từ www.essentialtips.net)

1.1.6. Ý nghĩa và yêu cầu của việc thiết kế CTDL mạo hiểm

1.1.6.1. Ý nghĩa

Một chương trình du lịch, đặc biệt là chương trình du lịch mạo hiểm được thiết kế một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp sẽ là cơ sở mang lại sự hài lòng và an tâm cho du khách và lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.1.6.2. Yêu cầu

a) Yêu cầu của việc thiết kế CTDL mạo hiểm.

- Phù hợp với đối tượng khách: là những người có sức khoẻ tốt, muốn tìm những cảm giác hồi hộp, mới lạ thông qua các hoạt động có tính chất nguy hiểm, thách thức

- Khai thác tối đa tài nguyên du lịch của vùng: một chương trình du lịch hấp dẫn phải khám phá được hầu hết các tài nguyên của khu vực đó. Việc kết hợp tốt các tài nguyên du lịch trong vùng sẽ cho du khách cái nhìn tổng quát hơn về khu vực đó.

- Khai thác tốt nhất hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng.

b) Yêu cầu bảo đảm tính hấp dẫn của một CTDL mạo hiểm.

- Một chương trình du lịch mạo hiểm không nên có quá nhiều các hoạt động mạo

hiểm, phải có một sự sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động

- Không phải lâm vào những tình thế nguy hiểm mới được gọi là du lịch mạo hiểm,

trên hết, du lịch mạo hiểm phải bảo đảm được sự an toàn tối đa cho du khách.

- Trong chương trình du lịch lưu ý bố trí những buổi nhẹ nhàng đan xen những buổi vất vả. Thỉnh thoảng có những giờ tự do cho du khách.

1.4 Quy trình thiết kế chương trình du lịch mạo hiểm

1.1.7. Công tác chuẩn bị

1.1.7.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường

a) Mục đích đi du lịch của du khách

- Mỗi người đi du lịch vì những thúc bách nhất định. Điều này ảnh hưởng đến việc họ sẽ lựa chọ điểm đến này hay điểm đến khác, chương trình du lịch này hay chương trình du lịch khác. Bên cạnh động cơ chính, mỗi người đều có những động cơ phụ, bổ sung

- Đối với loại hình du lịch mạo hiểm, động cơ của đa số du khách là muốn tìm một cảm giác mới lạ, thích thú thông qua các hoạt động mạo hiểm. Họ muốn được chinh phục thiên nhiên, hoặc là thay đổi cuộc sống đơn tẻ hàng ngày của họ…Nắm bắt được mục đích du lịch của du khách tiềm năng là cơ sở quan trọng trong định hướng xây dựng chương trình du lich.

b) Nghiên cứu khả năng thanh toán của du khách

- Là cơ sở để chúng ta xác định điều kiện tiện nghi về phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống của khách.

- Trước hết cần nghiên cứu về thu nhập của du khách ở các thị trường du lịch tiềm năng và quan trọng nhất là chi tiêu cho du lịch trong tổng thu nhập đó, tuỳ theo từng dân tộc, cư dân của các quốc gia khác nhau mà khả năng dành cho chi tiêu du lịch cũng khác nhau. Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay, du khách ngày càng dành cho chi tiêu du lịch nhiều hơn. Do đó các tổ chức lữ hành cũng cần phải xem xét cơ cấu chi tiêu của du

khách, điều này rất quan trọng cho việc xây dựng mức giá của chương trình du lich và xây dựng cơ cấu dịch vụ cung ứng sao cho đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng của du khách.

- Loại hình du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch đặc biệt chính vì thế giá của một chương trình du lich thường rất cao. Yêu cầu chung cho du khách muốn tham gia loại hình này phải là những người có thu nhập cao.

c) Nghiên cứu quỹ thời gian dành cho du lịch của du khách

- Trước hết cần phải nghiên cứu quỹ thời gian rỗi của du khách ở thị trường tiềm năng, đó là khoảng thời gian trong năm du khách không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ dành nó vào việc thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc.

- Việc nắm bắt được chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc hoạch định độ dài thời gian cho một chương trình du lich, từ đó có kế hoạch sắp xếp các tuyến điểm tham quan, nghỉ ngơi phù hợp.

d) Nghiên cứu không gian du lịch muốn khám phá

- Là cơ sở để xác định vùng du lịch mà chương trình muốn giới thiệu. Tuỳ theo nội

dung của mỗi chương trình du lich mà không gian du lịch có thể thay đổi

- Đối với chương trình du lich mạo hiểm, không gian du lịch ở đây có thể là khu vực núi non trùng điệp, có khi là một thác nước hũng vĩ, lại có lúc chuyển sang một khu rừng nào đó….

e) Nghiên cứu khả năng về sức khỏe của du khách

- Sức khoẻ của mỗi du khách trong chương trình du lich mạo hiểm là cơ sở để xác định mức độ căng thẳng của chương trình du lịch, theo đó là xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc chuyến đi mỗi ngày

- Nguyên tắc là việc phân tích phải căn cứ trên người có điều kiện sức khỏe thấp

nhất.

- Du lịch mạo hiểm không những đòi hỏi sức khoẻ tốt mà còn phải có lòng dũng

cảm, sự dẻo dai. Để trang bị tốt nhất cho mỗi du khách, các công ty lữ hành còn tổ chức

các buổi tập huấn đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn cho du khách.

f) Nghiên cứu yêu cầu và tập quán về chất lượng phục vụ

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí