Điều Kiện Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mạo Hiểm Tại Vườn Quốc Gia Ba Bể


Tiểu kết chương 1


Trên cơ sở tổng quan những tài liệu, nghiên cứu về du lịch mạo hiểm, đề tài bước đầu phân tích các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc phát triển, xét mối liên hệ giữa du lịch mạo hiểm và một số loại hình du lịch khác. Đặc biệt, những kinh nghiệm phát triển du lịch mạo hiểm trên thế giới và Việt Nam đã tô đậm sự khác biệt trong cách thức tổ chức du lịch mạo hiểm tại từng quốc gia, từng khu vực. Những vấn đề này được nhìn nhận, đánh giá dưới góc độ thành công và hạn chế để làm cơ sở cho những bài học kinh nghiệm áp dụng trong điều kiện thực tiễn ở VQG Ba Bể.


Chương 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

2.1. Khái quát về vườn quốc gia Ba Bể

2.1.1. Vị trí địa lý

VQG Ba Bể nằm ở phía tây bắc huyện Ba Bể, cách thị xã Bắc Kạn 68 km theo hướng Tây – Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 260 km về phía Bắc.VQG Ba Bể mở rộng bao gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm nằm ở các xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc vùng núi đá vôi xen kẽ các thung lũng đất hẹp thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. VQG Ba Bể nằm trên trục đường Hà Nội - Cao Bằng là một trong các tuyến giao thông quan trọng Quốc gia.

VQG Ba Bể có ranh giới như sau:

+ Phía Đông và Bắc: Giáp các xã Cao Thượng, Cao Trĩ và Khang Ninh (huyện Ba Bể), xã Yến Dương, Chu Hương (huyện Chợ Đồn).

+ Phía Tây và Nam là ranh giới hai tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và giáp các xã Quảng Khê, Nam Cường, Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn), Đà Vị ( Na Hang- Tuyên Quang).

Với vị trí nằm trong khu du lịch vùng Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp khu di tích lịch sử ATK (huyện Chợ Đồn), khu di tích Nà Tu (Cẩm Giàng), di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia Động Nàng Tiên (huyện Na Rì), khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), xa hơn là khu di tích lịch sử Pắc Bó, Thác Bản Giốc (tỉnh Cao Bằng), VQG Ba Bể có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

2.1.2. Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành VQG Ba Bể được tính từ năm 1977 theo Quyết Định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ chính thức công nhận Ba Bể là khu văn hoá lịch sử. Quan điểm trên được tái khẳng định trong Nghị định 194/CP, ngày 9/8/1986 giao cho Bộ Lâm Nghiệp và các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát và xây dựng dự án đầu tư cho Ba Bể thành vườn quốc gia.


VQG Ba Bể được chính thức thành lập từ 10/11/1992 theo quyết định số 83/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng nhiệm vụ của VQG Ba Bể là: Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật, các hệ sinh thái, cảnh quan môi trường; Tổ chức, quản lý, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch dịch vụ. Về cơ cấu tổ chức, VQG Ba Bể (trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn) gồm: Ban Giám đốc; Phòng Tổ chức

– Hành chính; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Khoa học - Kỹ thuật; Hạt Kiểm lâm; Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Trước đây, VQG Ba Bể thuộc tỉnh Cao Bằng, sau khi tái lập tỉnh, VQG Ba Bể nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (1997). Từ năm 1997 đến năm 2002, VQG Ba Bể chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn. Đến cuối năm 2002, VQG Ba Bể được giao cho UBND tỉnh Bắc Kạn quản lý (Quyết định số 51/2002/QĐ-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển VQG Ba Bể thuộc Bộ NN & PTNT về UBND tỉnh Bắc Kạn quản lý).

Trong kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học (1994) đã đề xuất mở rộng VQG Ba Bể lên 50.000 ha. Năm 1995, dự án đầu tư mở rộng VQG Ba Bể được xây dựng với diện tích đề nghị là 23.340 ha. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó diện tích của VQG Ba Bể là 10.048 ha (bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3.931 ha; Phục hồi sinh thái: 6.083ha; dịch vụ hành chính: 34 ha).

Năm 1995, tại Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ, hồ Ba Bể được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt cần được bảo vệ. Tháng 12 năm 2003, VQG Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN. Ngày 02/02/2011, Ba Bể chính thức được công nhận là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam, sau Xuân Thủy (Nam Định) và Bàu Sấu (Đồng Nai). Hiện Việt Nam đang đề nghị UNESCO đưa VQG Ba Bể vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới với 2 giá trị lớn nhất về cảnh quan địa chất độc đáo và giá trị nổi bật về địa chất địa mạo.


2.1.3. Sơ lược về hoạt động du lịch tại vườn quốc gia Ba Bể


Sơ đồ 2 1 Bản đồ du lịch tại VQG Ba Bể Tỉ lệ 1 100 000 Nguồn BQL VQG Ba 1



Sơ đồ 2.1. Bản đồ du lịch tại VQG Ba Bể

Tỉ lệ 1/100 000

(Nguồn: BQL VQG Ba Bể, 2014)


Khách quốc tế Khách nội địa

Tổng lượt khách

Lượt khách

40000

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

VQG Ba Bể là nơi có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú với nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, v.v. đã và đang được khai thác cho hoạt động du lịch. Không chỉ có vẻ đẹp hoang sơ mà Ba Bể còn là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa phong phú và đặc sắc. Những nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào Tày, Dao, Mông với các làn điệu dân ca như hát Then, Sli, Lượn, múa khèn, các lễ hội truyền thống (hội Lồng tồng, hội xuân), trò chơi dân gian (đua thuyền độc mộc, chọi bò, võ dân tộc, bắn cung, bắn nỏ) đã tạo nên sự hấp dẫn, khiến nơi đây thu hút được một lượng khách du lịch nhất định.



32864 34621

28964







2012

2013

2014

Khách quốc tế

4989

5333

5987

Khách nội địa

23975

27531

28634

Tổng lượt khách

28964

32864

34621

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch tại Ba Bể giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Sở VHTT&DL Bắc Kạn, 2014)


Vị trí của du lịch hồ Ba Bể đã được xác định như một điểm du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030. Chính vì thế, việc phát huy được thế mạnh của Ba Bể qua việc tìm và phát triển các loại hình du lịch tận dụng được đúng thế mạnh ở đây cần phải được xác định là một nhiệm vụ không chỉ của VQG mà còn của cả chính quyền, nhân dân địa phương. Và đối với các thế mạnh về địa lý, địa mạo và đa dạng sinh học ở Ba Bể thì


các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm gắn với thác, hồ, địa hình núi là các hoạt động du lịch phù hợp và có thế mạnh nhất.

2.2. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể

2.2.1. Địa chất, địa hình


Địa hình của VQG Ba Bể mang đặc điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi. Địa hình gồm 2 dạng chủ yếu là đồi và núi cao. Khu vực phía Đông là các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Các dãy núi trong khu vực này có độ cao từ 800 –1500m. Một số núi cao hùng vĩ là danh lam thắng cảnh quan trọng và có sức thu hút du khách với các hoạt động du lịch thể thao, leo núi, khám phá và mạo hiểm, như dãy Phja Bjooc. Ngoài ra tại đây có hố sụt karst điển hình nhất ở Việt Nam, hình thành nên cảnh quan vô cùng độc đáo. Chính phức hệ hồ-sông-suối-núi đá vôi, tại VQG Ba Bể là điều kiện thuận lợi phát những hoạt động khám phá kết hợp với đi thuyền theo các tuyến sông, thác.

Trên địa bàn VQG Ba Bể có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy qua. Sông Năng bắt nguồn từ dãy núi cao Pha Giạ chảy vào địa phận huyện Ba Bể từ xã Bành Trạch theo hướng Đông - Tây; Sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hường Đông - Tây sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng; Cánh cung sông Gâm chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, xuyên suốt địa giới của huyện với nhiều ngọn núi cao đã tạo nên địa hình hiểm trở rất đặc trưng của huyện Ba Bể.

Với các đặc điểm địa hình như vậy, VQG Ba Bể có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như dã ngoại, ngắm cảnh, thám hiểm và du lịch nghỉ dưỡng.


2.2.2. Hệ thống sông, suối, thác ghềnh


Là điểm tập trung của các hệ thống đứt gãy chính ở vùng Đông Bắc Việt Nam, VQG Ba Bể và khu vực lân cận có mạng lưới sông suối dày đặc với 2 – 2,5 km dòng chảy/ km2.

Hồ Ba Bể Đặc điểm nổi bật nhất của VQG Ba Bể. Hồ nằm ở vị trí trung tâm của Vườn, có cấu tạo đặc biệt thắt ở giữa và phình to ở hai đầu. Quanh hồ Ba Bể là những vách đá, chỗ dựng đứng như một bức tường, chỗ lại vòng vèo uốn lượn ăn sâu vào các thung lũng làm cho hình dáng hồ rất độc đáo. Do có cấu tạo địa chất đặc biệt nên hồ Ba Bể có những nét riêng biệt so với các hồ karst khác trên thế giới.

Ba con sông, suối chính đổ nước về hồ Ba Bể là sông Tà Han, suối Bó Lù ở phía Tây, sông Chợ Lèng ở phía Tây Nam. Hệ thống sông suối này hợp thành hệ thuỷ phía Nam của VQG. Nước Hồ Ba Bể chảy theo hướng Nam - Bắc đổ ra sông Năng, chảy qua phần phía Bắc của VQG, sau đó tiếp tục chảy theo hướng Tây gặp sông Gâm ở phía Đông của tỉnh Tuyên Quang.

Khu vực sông Năng, hồ Ba Bể là điều kiện bổ trợ rất tốt để kết hợp hoạt động chèo thuyền vượt thác Đầu Đẳng với thăm ngắm cảnh quan tự nhiên, làng bản. Khi chèo thuyền dọc sông Năng, khách du lịch có thể quan sát rừng nhiệt đới trên núi đá vôi và vô số các kiến tạo hình thành trong vùng đá vôi. Ngoài ra, trong địa bàn VQG Ba Bể cũng còn nhiều khu vực hoang sơ và có địa hình hiểm trở như khu vực thác Bạc với nhiều đoạn suối, thác ghềnh, hang động phù hợp với những hoạt động chèo thuyền vượt thác, kết hợp khám phá nét sinh hoạt độc đáo của các bản làng ven sông.

2.2.3. Các giá trị tài nguyên du lịch bổ trợ

a. Cảnh quan tự nhiên


Hệ sinh thái vùng hồ bao quanh bởi hệ sinh thái núi đá vôi đã hình thành nên 3 loại hệ sinh thái: Hệ sinh thái sông/hồ, hệ sinh thái rừng ngập nước và hệ sinh thái


rừng trên núi đá vôi. Khu vực này bao gồm 2 loại thực vật chính: Rừng trên đá vôi (phân bố trên các sườn núi dốc, có thảm thực vật dày và chiếm phần lớn diện tích của vườn quốc gia), rừng thường xanh (phân bố trên các đồi thấp hơn và che phủ bởi lớp đất dày hơn) (Thái Văn Trừng, 1978).

Theo báo cáo “Quy hoạch xây dựng khu du lịch Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030” của sở VHTT&DL Bắc Kạn phối hợp với Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering (2014), Ba Bể là một trong những VQG có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh cao trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới. Khu vực Vườn được che phủ trên 73,68% diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, trong đó kiểu rừng nguyên sinh ít bị tác động trên núi đá vôi được coi là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới. Các hệ sinh thái rừng đặc biệt này là một thế mạnh riêng cho Ba Bể. Với các giá trị đó, nhiều loại hình du lịch đặc biệt có thể khai thác được và có tiềm năng lớn như đu dây, đi xe đạp địa hình mạo hiểm.

Ba Bể được biết đến như là một khu vực tài nguyên rừng đa dạng, phong phú, nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Hệ động vật có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Về thực vật, các kết quả điều tra ở VQG Ba Bể cho thấy có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Theo kết quả điều tra thực hiện từ các năm 1992, 1997, và các năm 1999, 2000 do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Viện nghiên cứu Tài nguyên Sinh thái, Trường Đại học Lâm nghiệp, khu hệ động vật VQG Ba Bể gồm 38 loài thú, 111 loài chim, lớp bò sát và lưỡng cư có 24 loài, 54 loài cá, với rất nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Trong đó có Voọc mũi hếch là loài đặc hữu và Voọc đen má trắng là loài quý hiếm.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí