Hiện Trạng Khai Thác Phát Triển Du Lịch Mạo Hiểm Tại Vqg Ba Bể


Các giá trị thiên nhiên này cũng là những tài nguyên du lịch quan trọng đối với các hoạt động du lịch sinh thái kết hợp du lịch mạo hiểm ở Ba Bể như các hoạt động xem chim, quan sát thú ban ngày và ban đêm kết hợp hoạt động đi bộ mạo hiểm xuyên rừng. Đây là các hoạt động đã và đang được khai thác rất hiệu quả ở nhiều VQG và khu bảo tồn khác ở Việt Nam như Xuân Thủy, Cát Tiên, Cúc Phương, Tam Đảo.

Với khu hệ thực vật có tính đa dạng sinh học cao, nhiều điểm riêng biệt như vậy, đây sẽ là điểm hấp dẫn lớn với du khách, đồng thời cũng là các giá trị mà hoạt động du lịch mạo hiểm có thể phát triển. Tuy nhiên,cần có biện pháp bảo vệ những vùng nhạy cảm, tránh các tác động của hoạt động du lịch có thể tạo ra ngay trong quá trình quy hoạch và ngay sau đó là quá trình khai thác du lịch để giảm thiểu các tác động bất lợi đó.

b. Khí hậu


Bảng 2.1. Số liệu khí hậu khu vực Vườn quốc gia Ba Bể


Tháng

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

cả

năm

Nhiệt độ 0C

14,1

15,9

19,5

23,2

26,3

27,2

27,5

27

25,8

22,8

18,8

15,3

22,0

Lượng mưa

(mm)

18,2

24,3

39,1

92,3

174,9

226,5

249,4

235,3

131,4

82,5

48,6

21,0

1343,5

Độ ẩm

%

83

81

81

82

81

84

85

85

85

85

85

83

83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 7

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Bể, 2014)


VQG Ba Bể mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam với nhiệt độ trung bình năm là 22 độ C, độ ẩm 83,3%, lượng mưa trung bình năm


1.378mm, số ngày mưa phùn trung bình trong năm 33,3 ngày. Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho thực vật của VQG phát triển mạnh mẽ, độc đáo, tuy nhiên, mùa mưa kéo dài gây bất lợi cho các hoạt động du lịch.

Ngoài ra, khí hậu có sự phân hóa theo mùa nên cũng có những tác động đến sự hình thành tính thời vụ trong phát triển du lịch. Mùa du lịch cao điểm là các tháng mùa khô. Điều kiện này cũng ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù (nhất là sự phát triển các tuyến điểm du lịch dã ngoại).

c. Các giá trị văn hóa bản địa


VQG Ba Bể là nơi cư ngụ của hơn 3000 cư dân thuộc 5 nhóm dân tộc khác nhau. Hơn 2000 năm qua, cư dân người Tày đã định cư tại nơi này và trở thành tộc người chiếm đa số ở Ba Bể. Người Kinh và người Mông là những nhóm định cư sau các nhóm Tày, Nùng, Dao.

Bảng 2.2. Dân số các xã trong khu vực VQG Ba Bể


TT

Tên xã

Toàn vùng

Vùng lõi

Vùng đệm

1

Cao Trĩ

2.027


2.027

2

Cao Thượng

3.591


3.591

3

Nam Mẫu

2.726

2.726


4

Quảng Khê

3.371

609

2.762

5

Khang Ninh

4.029

224

3.805


Tổng

15.744

3.559

12.185

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Bể, 2014)


Người Tày sinh sống tại các dải đất thấp ven hồ (chiếm 58%), người Dao cư ngụ nơi lưng chừng núi (chiếm 21%), người Mông sinh sống trên các vùng núi cáo

48


(chiếm 13%), người Nùng chiếm 7% và người Kinh chỉ chiếm 1% dân số. Người Tày chủ yếu định cư ở các bản Pắc Ngòi, Lùng Quan, Bản Quán, Cốc Lùng, Bó Lù, Cốc Tộc và Cám Hạ, cộng đồng người Dao sinh sống tại bản Cám Thượng, Bản Tầu thuộc xã Cao Thượng. Tuy cộng đồng rất đoàn kết, song mỗi dân tộc vẫn giữ được những bản sắc văn hóa rất riêng.

Người Tày và Nùng thuộc chung ngữ hệ Tày - Thái và có nhiều nét tương đồng về văn hoá. Theo truyền thống, người Tày thường chăn nuôi, dệt thổ cẩm và đánh bắt cá quanh hồ Ba Bể. Thuyền độc mộc cũng được sử dụng cho mục đích này. Thổ cẩm giữ một vị trí đáng kể trong đời sống tinh thần và tình cảm của đồng bào Tày. Nguyên liệu chính của dệt thổ cẩm là sợi được nhuộm thành nhiều màu khác nhau.

Phong tục, tập quán: Trong đời sống hàng ngày, đồng bào các dân tộc ở đây có những phong tục truyền thống rất đẹp, theo chuẩn mực văn hóa rất đáng trân trọng. Ví dụ như trong các phong tục tập quán của người Mông thì việc cưới xin để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Mông nhiều hơn cả. Đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông vì đồng bào kiêng những tháng có sấm chớp. Hôn nhân của nhười Mông cũng tuân theo những lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu.

Lễ hội: Các lễ hội của các đồng bào dân tộc ở đây luôn gắn bó với cuộc sống lao động sản xuất của người dân. Lễ hội thể hiện ước mơ khao khát của con người về đời sống ấm no hạnh phúc, là cầu nối giữa con người với thế giới tâm linh, lễ hội là hình thức giao tiếp để con người gửi đi thông điệp cầu xin thần linh bao bọc, che chở, giúp đỡ con người chiến thắng cái ác, chiến thắng bệnh tật và cho mùa màng bội thu. Những lễ hội tiêu biểu tại VQG Ba Bể như Lễ cầu mùa, Lễ hội xuân Ba Bể, Lễ hội Lồng Tồng, Chợ tình Xuân Dương, Tết thanh minh v.v

Ẩm thực: Ba Bể có nền văn hóa ẩm thực khá đa dạng, nhiều nét đặc sắc mang hương vị truyền thống của Việt Nam được nhận biết rộng rãi với mùi vị đặc trưng và thành phần tự nhiên. Những món ăn địa phương trong khu vực này gồm cá

49


nướng, măng quấn thịt, thịt gác bếp, rượu ngô. Những loại thực phẩm khác bao gồm thịt lợn, thịt gà, thịt bò, khoai tây, rau xanh, gạo nếp. Không chỉ đa dạng về các loại thực phẩm, khi ăn cơm mọi người ngồi lại với nhau bên bàn tre tại tầng một của nhà sàn truyền thống cũng là đặc điểm quan trong và đặc biệt về thói quen ăn uống của người Việt trong mắt du khách.

Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc là một yếu tố thu hút khách du lịch tới Ba Bể. Các hoạt động du lịch văn hóa sẽ là một hình thức bổ trợ tốt, giúp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khiến khách du lịch có thêm nhiều lựa chọn, hoặc có nhiều hoạt động hơn trong kì nghỉ. Sự đan xen các loại hình du lịch cũng làm cho du khách có nhiều hứng thú và trải nghiệm thú vị, qua đó tăng thời gian lưu trú cũng như lợi nhuận giúp việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Khi các hoạt động du lịch phát triển, người dân có thêm nguồn thu nhập giúp đời sống cải thiện đời sống hàng ngày và cũng qua đó nâng cao nâng cao nhận thức môi trường, giữ gìn phát huy truyền thống bản sắc văn hóa của các cộng đồng người dân tộc thiểu số sống gần đó.

2.3. Hiện trạng khai thác phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể


2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch đã từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng tại VQG Ba Bể. Một số tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp như: Cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 258; Đường nối khu du lịch Ba Bể với khu du bảo tồn Na Hang (Tuyên Quang); Các tuyến đường đi bộ trong vườn quốc gia Ba Bể; San gạt mặt bằng, xây dựng bến thuyền, nhà chờ thuyền, bãi đỗ xe tại khu trung tâm đón tiếp Buốc Lốm, bến thuyền Tà Kèn; Điện lưới, thông tin liên lạc đã có ở hầu hết các khu, điểm tham quan du lịch, hầu hết các tuyến đường tới các điểm du lịch đã điện lưới và phủ sóng thông tin liên lạc. Đó là những dấu hiệu đáng mừng và là điều kiện

tốt cho sự phát triển của du lịch Ba Bể trong thời gian tới.


Tuy nhiên, đối với du lịch mạo hiểm nói riêng, do các điểm du lịch mạo hiểm tại Ba Bể đều nằm ở các khu vực có địa hình phức tạp như núi cao, rừng rậm, thác, hồ, nên việc phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ chưa được đầu tư. Do đó, đây cũng có thể là một trong các điều kiện đã làm hạn chế tốc độ phát triển của du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng tại Ba Bể.

Hệ thống đường xá: Theo báo cáo “Đánh giá hoạt động du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2005 – 2013” của Sở VHTT&DL Bắc Kạn (2014): Về hệ thống đường bộ ở VQG Ba Bể, các tuyến đường tuy được rải nhựa nhưng mặt đường hẹp, kết cấu mặt đường bằng vật liệu không bền vững, chủ yếu mặt là cấp phối và đường đất; Đường thôn, đường mòn ra đồng, lên núi, lên các bản ở vùng cao là đường đất đi theo địa hình triền núi, thoát nước còn kém, chủ yếu phục vụ đi lại và công việc nương rẫy của nhân dân; Đường vào VQG Ba Bể vẫn đang được xây dựng, mặt cắt đường trục chính khu vực hiện nay chỉ có chiều rộng tối đa là 6m, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch bằng ô tô đang ngày càng tăng; Hệ thống cống thoát nước dọc và ngang đường chưa được bố trí đủ và chưa hợp lý, do vậy khi mưa thoát nước không kịp dẫn tới xói lở, phá nền đường, mặt đường. Với hiện trạng về hệ thống đường xá như vậy, Ba Bể sẽ không đáp ứng được nhu cầu về phát triển du lịch trong tương lai.

Đường thủy: Qua khảo sát cho thấy VQG Ba Bể chỉ có 01 tuyến đối nội vận tải đường thủy là tuyến sông Năng đoạn Chợ Rã - Ba Bể - Thác Đầu Đẳng dài 26 km. Phương tiện vận tải của tuyến chủ yếu sử dụng xuồng máy, bè mảng, thuyền độc mộc vừa phục vụ du lịch và vận chuyển người, hàng hóa dân sinh. Bến bãi đường thuỷ nội địa có 03 bến đón khách trên đoạn sông Năng là bến bến Bốc Lốm (Khang Ninh), bến ở hồ Ba Bể và bến Thác Đầu Đẳng; có 02 bến neo đậu là bến Động Puông và bến ngã ba sông Cao Thượng. Đặc biệt tại bến thác Đầu Đẳng là nơi diễn ra hoạt động chèo thuyền vượt thác, nhưng tại đây cơ sở vật chất nghèo nàn, không có bất kì hệ thống thiết bị biển báo, cọc tiêu, thiết bị phòng hộ nào. Hệ


thống lan can cho du khách đứng quan sát cảnh quan đã han ghỉ, không đảm bảo các yếu tố về độ an toàn.

Giao thông công cộng: Hiện nay tại Ba Bể chưa có các loại hình giao thông công cộng như xe buýt. Do địa hình khu vực có độ dốc lớn, quy mô mặt đường nhỏ, mật độ dân cư thấp nên việc tổ chức giao thông công cộng chưa thể thực hiện. Bến xe tạm ở Thị trấn Chợ Rã-huyện Ba Bể là bến trung chuyển của tuyến hồ Ba Bể - Chợ Rã với tần suất 18-20 chuyến/ngày; Có 02 tuyến xe khách tư nhân vận tải phục vụ việc giao thông đi lại của người dân và du khách tham quan du lịch vùng hồ Ba Bể, đó là tuyến Chợ Đồn đến trung tâm Ba Bể và tuyến thị trấn Chợ Rã đến thị xã Bắc Kạn. Các tuyến này về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao thông của cộng đồng địa phương xong chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải du lịch do phương tiện cũ, độ an toàn thấp hơn so với điều kiện của các hệ thống vận chuyển du lịch.

Hệ thống thông tin liên lạc: Tại Ba Bể, mạng lưới thông tin liên lạc đã được nâng cấp và trải rộng trên toàn địa bàn. Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên lạc không dây của vinaphone, mobiphone, viettel đã được phủ sóng rộng khắp đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin cơ bản của cộng đồng, của VQG và cho cả khách du lịch trong quá trình thăm quan, lưu trú tại Ba Bể. Việc có thể tiếp cận được với một hệ thống thông tin như vậy cũng là điều kiện rất tốt cho các hoạt động du lịch mạo hiểm triển khai ở Ba Bể.

Hệ thống cung cấp điện nước và xử lý chất thải: Công tác quản lý chất thải ở Ba Bể hiện tại còn kém. Qua khảo sát thực tế tại khu vực động Hua Mạ, chất thải thường được các hộ dân tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp, một số nơi người dân vứt xuống các khu vực thung lũng hoặc ra các sông hồ. Đièu này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề vệ sinh và các nguồn tài nguyên du lịch. Ngoài ra, dọc theo tuyến sông Năng và tại các điểm du lịch mặt nước hồ Ba Bể, có quá nhiều phương tiện giao thông đường thủy di chuyển nên cũng gây ra một số ô nhiễm. Hầu hết các phương tiện này đều chạy nguyên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn trên các tuyến di chuyển và bến bãi. Tại các điểm diễn ra hoạt động du lịch


mạo hiểm, rác thải cũng mới chỉ được thu gom về khu vực tập trung sau đó được đốt hoặc chôn lấp ở các điểm trong VQG mà không có hệ thống xử lý tiêu chuẩn nào.

Với hiện trạng ô nhiễm và xử lý chất thải như vậy, nếu không được quản lý phù hợp thì trong tương lai gần, việc ô nhiễm sẽ là điều khó tránh khỏi. Việc sử dụng các phương tiện vận tải đường thủy có động cơ cũng cần phải có hình thức quản lý chất thải, xả thải phù hợp, nếu không sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng là những điểm nhấn cũng như giá trị cốt lõi của hoạt động du lịch mạo hiểm tại Ba Bể, nếu nước hồ bị ô nhiễm , thì hoạt động du lịch mạo hiểm khó có thể duy trì một cách bền vững.

Hệ thống chỉ dẫn, các trạm cứu hộ du khách: Do đặc điểm về loại hình, du lịch mạo hiểm rất chú trọng đến vấn đề an toàn. Vì vậy mà hệ thống chỉ dẫn hay các trạm cứu hộ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ du khách trong những trường hợp đặc biệt. Tại Ba Bể hiện nay đã có một quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch được xây dựng ở cổng lối vào VQG, một đài quan sát được xây dựng trên tuyến đường đi bộ xuyên rừng. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, tại 2 địa điểm này thường xuyên không có người trực. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động ứng cứu du khách trong trường hợp cần thiết sẽ không đảm bảo.

Các trang thiết bị phục vụ hoạt động du lịch mạo hiểm: Một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất của du lịch mạo hiểm Ba Bể chính là chất lượng của các dịch vụ trong du lịch mạo hiểm. Hiện tại các hộ dân trong VQG đã tham gia vào việc cung cấp, cho du khách thuê các trang thiết bị hỗ trợ hoạt động du lịch mạo hiểm (thuyền kayak, đèn pin, giầy leo núi, v.v.). Tuy nhiên vì chưa có sự am hiểu về loại hình này cũng như chưa có sự đầu tư nên các hoạt động này diễn ra một cách tự phát, không theo một quy định nào. Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy có đến 34,6% du khách đưa ra góp ý cần cải thiện, nâng cấp các thiết bị an toàn trong du lịch mạo hiểm. Nếu không cải thiện vấn đề này, Ba Bể sẽ không thể xây dựng hệ


thống sản phẩm du lịch mạo hiểm theo chuẩn, đảm bảo các yêu cầu cần thiết để giữ chân khách du lịch.

2.3.2. Hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể


Hàng năm có khoảng hơn 32.000 lượt khách đến Ba Bể, trong đó lượng khách nội địa khoảng 26.000 lượt (gấp 5 lần khách quốc tế). Cho tới nay vẫn chưa có một thống kê chính thức nào về lượng khách du lịch mạo hiểm tới Ba Bể được thực hiện bởi VQG hay Sở VHTT&DL Bắc Kạn. Qua quá trình thực hiện khảo sát với 52 đối tượng khách du lịch mạo hiểm, tác giả nhận thấy khách du lịch quốc tế tham gia vào loại hình này là chủ yếu.


Đơn vị %

15.4

Khách quốc

tế

84.6

Khách nội địa

Châu Phi, 0

Châu Mĩ, 26.8

Châu Đại

Dương, 16.9

Châu Á, 5.6

Châu Âu, 50.7


Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách tham gia du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014)

Kết quả điều tra cũng cho thấy trong hoạt động du lịch mạo hiểm, khách quốc tế chiếm 84,6% tổng lượng khách trong khi khách nội địa chỉ chiếm khoảng 15,4%. Lý do khách nội địa ít tham gia vào các chương trình du lịch mạo hiểm có thể là do tâm lý e ngại về vấn đề an toàn hoặc chưa thực sự muốn có những hoạt động mạnh trong các kí nghỉ của mình. Chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong số khách quốc tế là đối

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí