xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An - 5

liên lạc giữa các phòng ban, máy in, máy fax, máy photocopy… Những trang máy móc thiết bị này tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của Trung tâm, làm cho công việc được thuận tiện hơn, ngoài ra nó còn mang lại một phần doanh thu cho Trung tâm từ việc kinh doanh internet. Chính vì vậy, Trung tâm luôn có kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới để phục vụ việc kinh doanh tốt hơn.

2.3 Phân tích môi trường kinh doanh.

2.1.7. Môi trường vĩ mô

2.1.7.1. Môi trường chính trị - pháp luật

Trong những năm gần đây, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho ngành du lịch nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Về pháp luật, Nhà nước đã sửa chữa, bổ sung nhiều văn kiện luật cho phù hợp với tình hình mới, tiến đến hoàn thành hệ thống pháp luật Việt Nam. Một vấn đề đặc biệt được toàn ngành du lịch chờ đợi đó là Luật du lịch đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Với nội dung quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch. Luật du lịch Việt Nam ra đời là một điều quan trọng trong việc tạo ra một hành lang pháp lý định hướng cho sự hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp làm du lịch có thể cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả. Mặc khác, Nhà nước cũng có những chủ trương chính sách như: cấp thị thực tại cửa khẩu; miễn thị thực song phương cho 6 nước thuộc ASEAN: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonexia và Singapore. Miễn thị thực đơn phương đối với công dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu: Nauy, Thụy Điển, Đức, Hà Lan. Miễn thị thực cho du khách quốc tế đến Việt Nam trong vòng 15 ngày. Ngoài ra, trong thời gian đến Cục du lịch cũng sẽ kiến nghị, trình Chính phủ xem xét một số điều khoản ưu đãi khác dành cho khách du lịch.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt được

nhiều thành tựu nổi bật, góp phần huy động và khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư

vào hoạt động du lịch, làm chuyển biến nhận thức và hành động của cộng đồng, đạt hiệu quả về mặt kinh tế, chính trị - xã hội… Trong đề án phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010, Đảng và Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên cao cho các dự án thuộc các địa phương ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề, mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm các nước có du lịch phát triển hàng đầu khu vực. Vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch – lữ hành, đặc biệt là doanh nghiệp ở Miền Trung sẽ có nhiều cơ hội để phát huy thế mạnh vốn có của mình.

Một điều đáng nói là Tổng cục Du lịch trong mấy năm qua đã thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành và báo chí đi khảo sát các tuyến điểm du lịch ở hầu khắp cả nước để phát hiện những địa điểm có tiềm năng và thế mạnh hình thành các tour du lịch mạo hiểm đầy hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian tới đã nói lên sự quan tâm đặc biệt của cấp trên trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ,… Còn một phần rất lớn tài nguyên du lịch phong phú và quý giá để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm vẫn chưa được đẩy mạnh khai thác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch mạo hiểm ở nước ta, tăng cường thu hút khách du lịch mạo hiểm vào Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, đầu tư phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm dựa trên những định hướng và giải pháp sau:

1. Tập trung khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực thích hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm, trên cơ sở đó nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng và có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư, hình thành các tuyến, các khu vực tổ chức du lịch mạo hiểm thường xuyên cho khách du lịch.

xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An - 5

2. Tổ chức cung cấp các dịch vụ tại các địa điểm tổ chức tour du lịch mạo hiểm cho khách du lịch mạo hiểm như dịch vụ ăn uống, lưu trú, mang vác hành lý, cung cấp trang thiết bị để thực hiện tour mạo hiểm như thiết bị leo núi, lặn biển,… đáp ứng tốt và kịp thời nhu cầu của khách du lịch mạo hiểm.

3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định được các đoạn thị trường và đối tượng khách mục tiêu để có chiến lược quảng bá, thu hút khách du lịch phù hợp. Những thị trường khách du lịch mạo hiểm cần nhắm tới là Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương. Tổng cục Du lịch cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch xúc tiến, quảng bá về du lịch Việt Nam nói chung, du lịch mạo hiểm nói riêng trên thị trường du lịch quốc tế, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề về du lịch mạo hiểm. Tổ chức các đoàn FAMTRIP cho các hãng lữ hành, nhà báo nước ngoài chuyên viết về du lịch mạo hiểm để đến tìm hiểu, làm quen với các sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Cục Xúc tiến Du lịch cần nghiên cứu, phát hành ấn phẩm riêng và phim quảng cáo riêng về loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.

4. Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng, phát triển và chào bán các chương trình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam cho khách du lịch thông qua việc tổ chức các chương trình khảo sát các tuyến điểm du lịch có tiềm năng tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm. Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tăng cường quan hệ với các tổ chức nước ngoài chuyên tổ chức các chương trình du lịch thể thao mạo hiểm trên thế giới để thu hút các cuộc đua du lịch thể thao mạo hiểm có quy mô lớn vào Việt Nam, qua đó quảng bá mạnh mẽ về du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.

5. Đổi mới, hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển du lịch phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch mạo hiểm của nước ta nhằm tăng cường thu hút khách du lịch mạo hiểm vào Việt Nam trong thời gian tới. Đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, bãi bỏ các giấy phép con, giải quyết thủ tục tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm theo hướng một cửa, tức là một cơ quan cấp phép, các ngành, địa phương hữu quan phối hợp hỗ trợ triển khai thực hiện, không được có biểu hiện cản trở doanh nghiệp trong quá trình tổ chức tour du lịch mạo hiểm cho khách tại Việt Nam.

6. Tổ chức đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm vừa có sức khoẻ, có nghiệp vụ, kỹ năng, vừa thông thạo ngoại ngữ, yêu nghề nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng lượng khách này trong thời gian tới.

7. Chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, cảnh quan tại các khu vực tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm. Cần có các bản quy định và chỉ dẫn cụ thể cho khách tại địa điểm tổ chức du lịch mạo hiểm. Giữ gìn vệ sinh, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch trong quá trình tổ chức các tour du lịch mạo hiểm tại những khu vực nguy hiểm.

2.1.7.2. Môi trường kinh tế

Hiện nay kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, quan hệ với các nước trên thế giới rộng mở, môi trường đầu tư thông thoáng. Đó là điều kiện khích lệ các đối tượng đến thị trường Việt Nam tìm hiểu và xúc tiến các hoạt động đầu tư kinh doanh. Đây là nguyên nhân khiến thị trường khách quốc tế tăng lên trong những năm vừa qua và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và tăng trưởng ổn định về kinh tế của các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia… mà đặc biệt là Trung Quốc lại là mối đe dọa đối với ngành du lịch Việt Nam bởi tính cạnh tranh thu hút khách của các quốc gia này ngày càng được nâng cao do có điều kiện để đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, quảng cáo.

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, trong đó, tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 70% cơ cấu GDP và bước đầu đã thu được nhiều tín hiệu khả quan. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp và thủy sản

Giai đoạn 2001 – 2005, nhà nước đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch với tổng vốn đầu tư là 2.146 tỷ đồng. Trong đó, đường trong khu du lịch được đầu tư 1933,3 tỷ đồng, chiếm 90% tổng vốn đầu tư, còn lại được đầu tư sữa chữa điện nước, bảo vệ môi trường. Đây là những yếu tố mang tính nền tảng giúp cho ngành du lịch nói chung và các công ty du lịch – lữ hành nói riêng có cơ hội để phát triển, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến một ngành kinh tế đầy tiềm năng này.

Mặt khác, theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), triển vọng kinh tế Việt Nam rất khả quan và tiếp tục thuận lợi trong trung hạn. Đáng chú ý việc gia nhập WTO đã tạo nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm

2006. Những thông số trên là tín hiệu đầy lạc quan đối với ngành du lịch cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác tốt hơn nguồn khách nội địa.

Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng có nghĩa áp lực cạnh tranh toàn cầu nhiều hơn, tạo ra thử thách cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhiều hơn do sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Hơn nữa du lịch Việt Nam là ngành kinh tế non trẻ, xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh còn yếu so với một số nước trong khu vực. Tính chủ động, thích ứng và nhạy bén của doanh nghiệp du lịch Việt Nam trên trường thế giới còn thấp. Đầu tư để quảng cáo, xúc tiến, nghiên cứu thị trường chưa nhiều. Trong 6 năm từ 2001- 2005, Nhà nước đã đầu tư cho chương trình hành động Quốc gia về du lịch là 112 tỷ đồng tương đương với 8 triệu USD nhưng con số này quá thấp nếu so với Thái Lan là 60 triệu USD/năm, Singapore là 50 triệu USD/năm. Quan trọng hơn, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế, đặc biệt là những du khách có khả năng chi trả cao. Hơn 60% lao động hiện nay đang làm trong ngành du lịch không được đào tạo một cách chính quy các nghiệp vụ du lịch.

Với những phân tích trên, mặc dù không ít khó khăn nhưng nền du lịch ở Việt Nam vẫn có nhiều dấu hiệu khả quan. Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển như thế sẽ tạo ra các yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch. Kinh tế phát triển, đầu tư cho cơ sở hạ tầng của du lịch cũng sẽ phát triển, chất lượng dịch vụ cũng ngày càng nâng cao. Du khách sẽ thuận tiện hơn trong vấn đề đi lại, ăn uống, mua sắm, đổi ngoại tệ… Đó cũng là một trong những yếu tố để thu hút khách du lịch. Không những thế, đời sống càng nâng cao thì xu hướng du lịch của trong nước cũng tăng mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp du lịch cần phải nắm bắt được thời cơ, tận dụng các cơ hội và khắc phục điểm yếu để nền du lịch nước nhà vững mạnh hơn.

2.1.7.3. Môi trường tự nhiên

Tại khu vực miền Trung, bên cạnh lợi thế về cảnh quan, môi trường và 4 di sản thế giới, du lịch miền Trung được du khách nước ngoài yêu thích bởi vẻ nguyên sơ chưa khám phá hết, nền văn hóa phong phú và một cuộc sống thanh bình, sâu lắng. Miền Trung hiện là nơi dẫn đầu cả nước về những di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, quốc tế, những bãi biển đẹp, những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (50 resort đạt tiêu chuẩn 4-5

sao). Thích hợp để tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch cho nên lượng khách đến miền Trung không ngừng tăng lên. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch… nhờ đó mà trở nên đa dạng hơn, độc đáo hơn.

Bên cạnh đó, khu vực miền Trung với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp nguyên sơ, bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc miền Trung Tây Nguyên là địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm tại đây. Tuyến đường từ Đà Nẵng lên Kom Tum, từ Hội An đến Mỹ Sơn là những tuyến đường có cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và thích hợp cho việc tổ chức những tour du lịch mạo hiểm mô tô, xe đạp. Với lợi thế có những bờ biển dài và hòn đảo đẹp và đầy tiềm năng như Cù Lao Chàm chúng ta có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch mạo hiểm dưới biển và trên đảo như lặn biển, đua thuyền kayak, đua thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển,… Hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một trong những lợi thế để tổ chức loại hình này

Mặc dù tiềm năng phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm ở nước ta là rất lớn nhưng thời gian qua, việc triển khai các chương trình du lịch mới, mạo hiểm còn gặp nhiều trở ngại. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu lớn nào về du lịch mạo hiểm ở Việt Nam được công bố, trong khi đó các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm đã và đang được khai thác nhìn chung còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm cho khách thường là tự phát, thiếu định hướng. Hơn nữa, để tổ chức được các tour du lịch mạo hiểm như ô tô, mô tô, đua thuyền, leo núi, lặn biển,…, các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để làm thủ tục cho khách du lịch, phải xin giấy phép ở nhiều bộ ngành chức năng ở trung ương và địa phương nên tạo ra tâm lý e ngại, không dám bán các chương trình du lịch mạo hiểm để thu hút khách. Thực tiễn cho thấy, để hoàn thiện đầy đủ các thủ tục này, doanh nghiệp thường mất một vài tháng, thậm chí hàng năm mới có được đầy đủ giấy phép. Ngay cả khi có giấy phép rồi thì do thủ tục hành chính còn rườm rà nên các doanh nghiệp lữ hành còn gặp nhiều khó khắn trong quá trình triển khai các hoạt động khảo sát để hoàn tất chương trình du lịch mạo hiểm cho khách. Điều đó thực sự làm nản lòng doanh nghiệp du lịch khi muốn tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm và đã hạn chế lượng khách du lịch mạo hiểm đến Việt Nam cho dù tiềm năng là rất lớn.

2.1.7.4. Môi trường văn hóa – xã hội

Theo điều 1 Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc”. Văn hóa là yếu tố tạo nên nét dị biệt trong sản phẩm du lịch. Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước, với truyền thống văn hóa lâu đời, người dân hiền hòa, thân thiện và hiếu khách. Đồng bằng sông Hồng là một trong những cái nôi của văn minh châu Á cùng với những nét khác lạ về nền văn hóa trống đồng Đông Sơn đang là một sức hút lớn đối với các du khách trên toàn thế giới đến nghiên cứu và tìm hiểu.

Xu hướng hiện nay ở nước ta là tất cả các doanh nghiệp du lịch đều ý thức được rằng muốn kinh doanh có hiệu quả, bền vững phải dựa vào khâu trọng yếu là đẩy mạnh du lịch văn hóa. Điều đó không chỉ giới hạn đối với kinh doanh lữ hành mà còn bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh khách sạn.

Việt Nam có nhiều di tích lịch sử văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới: nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha Kẻ Bàng… Các di sản này phần lớn đều nằm ở khu vực Miền Trung. Ngoài ra, nền văn hóa về một đất nước đã hoàn toàn biến mất, văn hóa Chămpa là đề tài nghiên cứu của không ít các chuyên gia trên thế giới góp phần làm cho chương trình du lịch trở nên hấp dẫn và độc đáo.

Di sản cha ông để lại không chỉ là những kiến trúc, đền chùa, lăng tẩm mà còn có những làng nghề dân gian nổi tiếng. tại Đà Nẵng có làng đá Non Nước nổi tiếng, Quảng Nam có làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng đúc đồng Phước Kiều, Huế có làng nón… Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển thông qua chương trình hỗ trợ làng nghề của Chính phủ góp phần phục vụ du lịch và thương mại. Chính những bí quyết, sự sáng tạo trong công việc cộng với bản tính tỉ mỉ, cần cù của người lao động cũng góp phần lôi kéo các nhà đầu tư sang tìm hiểu để kết nối công việc kinh doanh. Với nền tảng văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú hình ảnh Việt Nam đã tạo nên một sức hút lớn với khách du lịch quốc tế. Xét về văn hóa, Quảng Nam có hàng trăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, nền văn hóa ẩm thức đa dạng với nhiều món ăn ngon, ngoài ra còn nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú khác như hát tuồng, hò bài chòi, võ thuật…

Một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là tình hình an ninh xã hội ở nước ta. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia an toàn nhất khu vực, không chiến tranh, không bạo loạn, không nhiều đảng phái. Công tác an ninh ở các điểm du lịch nổi tiếng cũng được kiểm soát rất kỹ càng, trong đó có Hội An. Tại Hội An, chính quyền địa phương đặt công tác an ninh là một trong những công tác hàng đầu. Việc lập lại trật tự trong mấy năm gần đây được làm rất chặt chẽ, nổi bật nhất là đã cơ bản dẹp được nạn “cò mồi” và chèo kéo khách, một trong những vấn đề bức bối tại các điểm du lịch. Bên cạnh đó, các hàng quán rong cũng được chính quyền địa phương sắp xếp hợp lý và quy định giờ giấc rõ ràng đã phần nào đem lại cho Hội An một diện mạo tốt đẹp hơn. Đây là điểm mạnh rất lớn của Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng, tạo thành một yếu tố để thu hút khách du lịch.

2.1.7.5. Môi trường công nghệ

Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch: cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch ngày càng hiện đại và tiện ích, giúp khách du lịch đi nhanh hơn, xa hơn, thoải mái và an toàn hơn, nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử… ra đời đã rút ngắn khoảng cách, sự phức tạp trong công việc.

Các chương trình phầm mềm máy tính phục vụ trong quản lý khách sạn, quản lý tour, thiết kế tour, việc đăng ký vé du lịch qua mạng… tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa hãng lữ hành với nguồn khách du lịch đồng thời giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt là công nghệ wifi – internet không dây là phương tiện giúp các nhà quản lý có thể nắm bắt thông tin, nhận các báo cáo của cấp dưới hay các nhân viên của doanh nghiệp có thể làm việc bất kỳ đâu, quản lý công việc bất kỳ một cách dễ dàng mà không phải có mặt ngay tại nơi làm việc.

Vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông… ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ với giá cả phù hợp. Đáng kể là sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của viễn thông đã tạo nên các cuộc tọa đàm, hội họp trực tuyến thành công, là điều kiện để đi đến các quyết định thương mại. Đây là một trong những nhân tố tạo nên nhiều nguồn khách khác nhau.

Việc đi lại của con người ngày càng dễ dàng hơn, khoảng cách giữa các châu lục ngày càng được rút ngắn thông qua việc cải tiến các phương tiện đi lại. Trên địa bàn Miền

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí