chú trọng vào mục đích khám phá, vượt qua những khó khăn, thử thách, điều kiện khắc nghiệt để đạt được cảm giác “mạo hiểm” còn du lịch thể thao – mạo hiểm, ngoài mục đích trên còn hướng vào các hoạt động mang tính thể thao để tăng cường sức khỏe. Đây chính là dấu hiệu quan trọng để nhận biết sản phẩm của 2 loại hình này.
Từ các định nghĩa, khái niệm, cách hiểu trên, có thể thấy rằng du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch trong đó cần có những đặc trưng cụ thể sau đây: Tác động linh hoạt, sự mạo hiểm, sự thách thức, tính mục đích, tính mới lạ, sự kích thích, sự độc lập, sự thám hiểm và khám phá, sự say mê, sự trải nghiệm cảm xúc.
1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch mạo hiểm
Du lịch mạo hiểm là một hình thức giải trí tạo cảm giác mạnh, có thể hoặc không kết hợp việc di chuyển từ vùng nay sang vùng khác theo lịch trình, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng lịch trình chuyến đi và khu chọn làm địa điểm để thực hiện chuyến đi, bởi trên nguyên tắc địa điểm được chọn phải đáp ứng đầy đủ các tính chất phục vụ cho du lịch mạo hiểm (như tạo được thử thách cho du khách, cảm giác gần gũi với thiên nhiên, gắn liền với văn hóa và phong tục địa phương).
Không nhất thiết tất cả các chuyến mạo hiểm đều dựa vào thiên nhiên (trong một vài trường hợp có thể được tổ chức ở trong các thành phố lớn theo ý đồ của các nhà tổ chức), đó có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố mạo hiểm và giải trí ở các công viên, cầu vượt trong thành phố hoặc là các trò chơi mang tính xếp hạng giữa các đội chơi kết hợp với các yếu tố mạo hiểm.
Du lịch mạo hiểm rất an toàn khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, và tùy theo mức độ hoạt động mà sự cần thiết của các trang thiết bị là khác nhau.
Nguồn nhân lực phục vụ loại hình du lịch mạo hiểm cần là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến các loại hình du lịch này. Thông thường các hướng dẫn viên trong các tuyến, điểm du lịch mạo hiểm là các huấn luyện viên cho các trò chơi, trải nghiệm, khám phá thử thách sẽ diễn ra trên tuyến.
Cũng như những loại hình khác, du lịch mạo hiểm cần có các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt dành riêng cho nó. Các sản phẩm dành cho du lịch mạo hiểm là các trang thiết bị giúp du khách trải nghiệm được các hoạt động du lịch và công cụ để đảm bảo an toàn cho du khách. Đối với các hoạt động trên cạn như đi bộ băng rừng, leo vách núi cần dây leo, móc khóa, lều bạt, mũ bảo hiểm, các dụng cụ bảo vệ đầu gối, cổ tay, máy bộ đàm, v.v. Các hoạt động trên không như nhảy dù, tàu lượn cần mũ bảo hiểm, dù nhảy, các dụng cụ bảo về đầu, đầu gối khửu tay, v.v. Tùy theo các hoạt động mà các thiết bị giống nhau được thiết kế khác nhau. Ví dụ, các công cụ để tham gia các hoạt động khám phá dưới nước khác với trên cạn, mặc dù chúng có tên gọi tương tự (như mũ bảo hiểm các hoạt động leo núi khác với mũ bảo hiểm các hoạt động dưới nước). Đối với du lịch mạo hiểm, yếu tố an toàn là yêu cầu quan trọng nhất, trong đó bao gồm các dụng cụ cơ bản như hộp y tế và thông tin liên lạc đơn giản, bên cạnh đó là các thiết bị chuyên dụng để trải nghiệm các hoạt động du lịch cụ thể tại từng điểm.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Mạo Hiểm Và Các Loại Hình Du Lịch Khác
- Thực Tiễn Tổ Chức Và Khai Thác Du Lịch Mạo Hiểm
- Điều Kiện Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mạo Hiểm Tại Vườn Quốc Gia Ba Bể
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Cơ sở nghỉ ngơi, lưu trú dành cho loại hình du lịch mạo hiểm cũng rất phong phú, có thể là các khách sạn đạt tiêu chuẩn, nhà dân hoặc chỉ là điểm cắm trại ngoài trời để phù hợp với nhu cầu và ý thích của du khách. Các dịch vụ đi kèm như hướng dẫn kỹ thuật, khuân vác, dẫn đường, bán và cho thuê trang thiết bị, cứu hộ, v.v. luôn là các gói dịch vụ cần có trong bất cứ loại hình nào của du lịch mạo hiểm.
1.3. Phân loại du lịch mạo hiểm
Trên thế giới, du lịch mạo hiểm được phân loại theo một số nhóm, mục tiêu, đặc điểm chính như sau:
Phân loại theo mục đích chuyến đi
Phân loại theo mục đích chuyến đi có 2 loại: Du lịch với mục đích khám phá, trải nghiệm; Du lịch với mục đích và khám phá, nghiên cứu của các nhà khoa học qua việc thực hiên các chuyến khảo sát, phân tích, tìm hiểu các loài động, thực vật, các hiện tượng trong tự nhiên.
Phân loại theo tính chất và đặc điểm
Phân loại theo tính chất và đặc điểm có 3 loại: Du lịch mạo hiểm trên cạn (leo núi, khám phá hang động, đi bộ băng rừng); Du lịch mạo hiểm dưới nước (chèo thuyền, vượt thác, lặn biển khám phá đại dương); Du lịch mạo hiểm trên không (nhảy dù, tàu bay, tàu lượn).
Phân loại theo mức độ mạo hiểm
Phân loại theo mức độ nguy hiểm có 3 loại: Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp (đi xe đạp địa hình, chèo thuyền, đi bộ băng rừng); Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình (leo núi, chèo thuyền vượt thác); Loại hình có mức độ mạo hiểm cao – đây là các hoạt động mang tính chất rủi ro cao hay địa điểm tổ chức là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (trượt tuyết trên miệng núi lửa ở Nhật Bản, bay lượn trên không trung ở Brazil, nhảy xuống hồ cá mập ở Mexico, nhảy từ cao ốc ở Dubai, leo núi băng ở Nepal).
Như vậy, sự phân loại du lịch mạo hiểm có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tùy theo mục đích, tính chất hay mức độ mạo hiểm.
1.4. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm
Một số nguyên tắc đặc thù cần lưu ý khi phát triển du lịch mạo hiểm gồm:
Tăng cường các dịch vụ đảm bảo an toàn cho du khách, theo đó các dịch vụ như huấn luyện, hướng dẫn, hỗ trợ an toàn phải được đưa vào cấu thành chính mang tính bắt buộc của sản phẩm du lịch mạo hiểm.
Ngoài các giá trị về tài nguyên như đặc điểm địa hình, độ cao, độ hoang sơ,
v.v. đóng vai trò chính ảnh hưởng tới việc xây dựng các sản phẩm du lịch mạo hiểm, cần chú trọng khai thác các giá trị văn hóa bản địa như sinh hoạt truyền thống cộng đồng, kiến trúc nhà ở, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống nhằm tạo sự khác biệt và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.
Các sản phẩm du lịch mạo hiểm thường được phát triển ở những khu vực hoang sơ nên cần phát triển chúng theo nguyên tắc chỉ thỏa mãn nhu cầu của một nhóm nhỏ du khách tại một thời điểm phù hợp với sức chứa của tài nguyên để giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường. Đây là nguyên tắc quan trọng
đối với việc phát triển các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên ở những khu vực hoang sơ, nhạy cảm trước những tác động của du lịch.
Chính vì thế, nếu đảm bảo những nguyên tắc cơ bản có tính đặc thù này sẽ giúp xây dựng các sản phẩm du lịch mạo hiểm có tính hấp dẫn và tính cạnh tranh cao, đáp ứng kỳ vọng của du khách.
1.5. Các điều kiện phát triển của du lịch mạo hiểm
Trong khi các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, đòi hỏi hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống giao thông và cơ sở vật chất phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng, thì đối với du lịch mạo hiểm những yếu tố trên ít có ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, sự khó khăn về hạ tầng và yếu kém về cơ sở vật chất lại là những yếu tố góp phần làm tăng tính mạo hiểm của sản phẩm du lịch mạo hiểm mà du khách sẽ trải nghiệm. Như vậy, đứng từ góc độ khái niệm về sản phẩm du lịch, có thể thấy có những yếu tố cơ bản sau ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch mạo hiểm.
1.5.1. Hệ thống tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các yếu tố tự nhiên, và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tuy nhiên vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn không quyết định mà chỉ là yếu tố bổ trợ quan trọng (Luật du lịch, 2005).
Cũng theo Luật du lịch (2005) thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển sản phẩm du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2008) thì các dạng tài nguyên có thể khai thác để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm (DLMH) bao gồm :
Các dạng địa hình: Các dạng địa hình sử dụng để khai thác du lịch mạo hiểm phải có các yếu tố phức tạp, hiểm trở về độ cao, độ dốc. Độ dốc càng lớn thì tính mạo hiểm của sản phẩm du lịch tạo ra cũng sẽ càng lớn. Hiện nay, các tuyến du lịch mạo hiểm (đi bộ mạo hiểm xuyên rừng, đi xe máy, xe đạp địa hình mạo hiểm, tàu lượn) thường được thiết kế ở những khu vực có độ dốc lớn nhằm khai thác tính “mạo hiểm” ẩn chứa trong dạng tài nguyên này .
Ngoài ra, một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác thường được khai thác là phần mở rộng chưa được khám phá của hệ thống các hang động. “Những hang động càng sâu, càng phức tạp (được cấu tạo hỗn hợp giữa 2 tính chất động thủy và động khô) được quan tâm khai thác. Tất nhiên các giá trị cảnh quan, thẩm mỹ của hang động cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên sẽ là thứ yếu nếu tài nguyên địa hình này được khai thác cho mục đích du lịch mạo hiểm. Một dạng tài nguyên du lịch địa hình khác hiện cũng thường được khai thác cho mục đích du lịch mạo hiểm là dạng địa hình sa mạc (hoặc bán hoang mạc) này chứa yếu tố chinh phục hấp dẫn du khách” [9, tr.28].
Hệ thống sông, suối và hồ: Các đặc điểm về tốc độ dòng chảy và địa hình của lòng sông, suối, thác ghềnh thường được khai thác khi phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. Độ dốc, tốc độ dòng chảy càng lớn thì yếu tố mạo hiểm càng cao. Ngoài đặc điểm cơ bản này, các giá trị cảnh quan xung quanh sẽ là yếu tố tài nguyên bổ trợ quan trọng góp phần tạo nên tính hấp dẫn cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái: Khi phân tích các dạng tài nguyên được sử dụng phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm, tác giả Phạm Trung Lương (2008) cho rằng giá trị cảnh quan, hệ sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTT) là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quan trọng. Thực tế cho thấy các tuyến du lịch mạo hiểm ở vùng núi thường được thiết kế đi qua các khu vực có cảnh quan đẹp, hấp dẫn hay những vườn quốc gia (VQG), KBTTT có các giá trị đa dạng sinh học cao. Như vậy, những giá trị tài nguyên này sẽ góp phần không nhỏ tạo nên tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch mạo hiểm.
Các giá trị văn hóa bản địa: Tiêu biểu là phong tục tập quán, tín ngưỡng, sinh hoạt sản xuất truyền thống, tính quần cư, kiến trúc công trình được xem là dạng tài nguyên du lịch bổ trợ quan trọng đối với du lịch mạo hiểm ở vùng núi. Một số nước phát triển du lịch mạo hiểm trên thế giới đã cho thấy rằng mức độ quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu trên đối với sự phát triển của loại hình du lịch mạo hiểm có khác nhau. Cụ thể (theo thứ tự về mức độ quan trọng): Địa hình (độ cao, độ dốc, hang động ); Hệ thống sông, suối và hồ; Các giá trị cảnh quan, hệ sinh thái; Các giá trị văn hóa bản địa (Ralf Buckey, 2006).
Ngoài các yếu tố vừa nêu, còn có các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng như khí hậu, thời tiết, sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên.
Với các nguyên tắc và yêu cầu đó, Ba Bể đáp ứng gần như đầy đủ các điều kiện cơ bản mà một điểm du lịch mạo hiểm cần có: Ở Ba Bể có sự hội tụ của sự đa dạng của địa hình, sự phong phú của các loài, tính đa dạng của hệ thống thủy vực, suối, hồ, sông với mức độ khó khăn của địa hình, sự phong phú về văn hóa và đời sống của người dân địa phương. Sự đa dạng và các tiềm năng đó cho thấy tiềm năng thực sự và sự phù hợp của Ba Bể như một điểm lý tưởng cho những du khách yêu thích loại hình du lịch mạo hiểm và vấn đề làm thế nào, phát triển ra sao để phát huy được các tiềm năng và thế mạnh đó.
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Nền sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian rỗi rãi. Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch còn hạn chế, ngược lại nhu cầu nghỉ ngơi ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng. Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hàng năm người dân còn đòi hỏi những đợt nghỉ dài ngày ở những vùng biển, trên núi, trong nước hoặc nước ngoài. Rõ ràng những nhu cầu
này phải dựa trên cơ sở vững chắc của nền sản xuất xã hội (Trần Thị Thúy Lan, 2005). Nhu cầu du lịch mạo hiểm cũng xuất phát từ các nước phát triển, khi người dân đã được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về xã hội, thì người ta sẽ tìm tới những nhu cầu cao cấp hơn.
VQG Ba Bể có đặc điểm khá phức tạp về mặt quản lý do địa bàn rộng lớn với 15 điểm dân cư (hơn 3000 người) sinh sống cả ngoài và trong vùng lõi. Nhìn chung đời sống kinh tế của đồng bào sống trong vùng đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong vùng lõi. Tỷ lệ hộ đói nghèo chung cho các xã là 26.5%, tỷ lệ người mù chữ ở độ tuổi 15 – 60 là 9.36%. Sức ép về phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu lâm sản vào VQG là không nhỏ (khai thác và săn bắt động vật hoang dã, xâm lấn đất đai, sử dụng chất nổ, xung điện đánh bắt cá ở vùng lòng hồ, v.v.). Thực tế này đã ảnh hưởng tới việc phát triển các loại hình dịch vụ nói chung cũng như dịch vụ du lịch trên địa bàn
1.5.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Điều kiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng, đặc biệt kết cấu hạ tầng du lịch là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng có những loại phương tiện giao thông sản xuất chỉ phục vụ riêng cho nhu cầu du lịch (Trần Thị Thúy Lan, 2005). Cũng như vậy, đối với du lịch mạo hiểm, giao thông là một điều kiện quan trọng để du khách có thể tiếp cận tới nơi có các loại hình, hoạt động du lịch mạo hiểm đang được khai thác.
Như vậy, cơ sở hạ tầng rất quan trọng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên đối với du lịch mạo hiểm nó không yêu cầu kết cấu hạ tầng du lịch ở những tiêu chuẩn cao như đối với những loại hình du lịch khác (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen
thưởng v.v.). Đây là điều dễ hiểu bởi sự khó khăn, hạn chế đối với điều kiện trong giao thông, nước được xem như một phần không thể thiếu để kiểm chứng bản lĩnh của du khách tham gia loại hình du lịch này. Nói một cách khác sự phát triển loại hình và các sản phẩm du lịch mạo hiểm không nhất thiết phải là những điều kiện về hạ tầng du lịch hoàn hảo. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là điều kiện hạ tầng du lịch mạo hiểm không cần phát triển.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và khai thác sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ hiệu quả khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch.
Du lịch là một ngành sản xuất nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau, như toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch (các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách).
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm bao gồm hệ thống thống cơ sở lưu trú, các biển báo an toàn, sơ đồ chỉ đường, các phương tiện bổ trợ cho các hoạt động du lịch mạo hiểm, v.v. Tuy nhiên tỷ trọng này trong thành phần các sản phẩm du lịch thuộc các loại hình du lịch khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ: hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn cao cấp sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, các sản phẩm du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên (MICE). Tuy nhiên loại cơ sở vật chất kỹ thuật này lại không thật sự cần thiết khi phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc du lịch làng quê, thiên nhiên. Đối với việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm thì hệ thống cơ sở lưu trú, đặc biệt tại các khu trung tâm, nơi xuất phát của các chuyến du lịch mạo hiểm là cần thiết nhất. Đối với du lịch mạo hiểm, nhu