Các Hạng Mục Công Trình Và Kiến Trúc

Ngoài ra quanh khu vực sân đền thờ được lắp đặt các thùng rác để du khách có thể thuận tiện bảo vệ môi trường và không làm mất mỹ quan của đền thờ.

c) Đền thờ tưởng niệm

Đền được nằm trên một bệ cao đá cao 17 bậc so với mặt sân. Hai lan can phía ngoài là hình tượng rồng màu vàng nằm phục với một bên móng vuốt giữ ngọc được trạm khắc vô cùng tinh xảo và sống động.

Kiến trúc đền hiện nay mới được khôi phục. Đền dựng theo hướng chính nam, có kiến trúc 3 gian với nhiều tầng mái đao cong vút, trên đầu mỗi mái đao là hình rồng quay mặt vào phía trong tạo nên sự thanh thoát. Tại các góc có các trụ bằng đá sơn màu gỗ đỡ mái cong.

Phía trong đền chia thành 3 gian thờ tự. Gian thờ tự chính chia làm 3 lớp với 6 cột trụ được trạm khắc và trang trí vô cùng bắt mắt và tinh xảo với màu chủ đạo là vàng, các biểu tượng như là rồng, phượng, tùng, cúc, trúc, mai... Di vật có giá trị nhất còn lại là tượng Trạng nguyên. Tượng tạc bằng gỗ, ngồi trong ngai, hình dáng hài hoà mang tư thế của vị quan đương thời có giá trị điêu khắc của thế kỷ XIX. Ngoài ra phía trong bàn thờ có bày giấy công nhận di tích lịch sử- văn hóa được nhà nước công nhận. Phía trước gian thờ giữa, ở 2 bên là bộ nghi trượng. Gian bên trái và phải là nơi thờ các vị quan đã đỗ đạt

Trong đền còn có tấm bia trên mặt có khắc danh sách các vị khoa bảng được thờ tại nhà tưởng niệm, tuy nhiên theo thời gian những dòng chữ đã mờ và khó đọc, vì vậy ban quản lý di tích đã làm thêm một tấm bảng kính ghi lại rõ ràng treo ngay trên bia đá để khách tham quan có thể dễ dàng đọc được.

Ngoài ra phía trong đền trải thảm vải đỏ, khi bước chân vào du khách phải để lại giày dép bên ngoài. Cạnh bia đá có đặt bình cứu hỏa.

d) Lăng mộ

Mộ Lê Ích Mộc được xây bằng gạch trên sườn núi Lăng, vốn là khu rừng lim xưa kia ông vận động dân trồng.Đường đến lăng mộ được xây dựng bê tông với hành

lang xây cao khoảng 35-40cm so với mặt đường đi, trên đó đặt các chậu hoa nhiều chủng loại. Trên đường đi đến đến khu lặng mộ có một giếng ngọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trước mộ xây dựng một phương đình 2 tầng 8 mái với 4 trụ xi măng tứ diện đỡ 4 góc mái. Giữa phương đình đặt bát hương và hòm công đức

Mộ đặt hướng Tây Nam, nhìn ra sông Việt trên thế đất được gọi là đắc địa theo con mắt phong thuỷ của người xưa. Mộ được xây dựng trên một trụ tròn với 3 bậc với đường kính mỗi vòng tròn khác nhau. Trên mộ gắn tâm bia khắc dòng chữ Trạng nguyên Lê Ích Mộc (1438-1538). Đỗ Trạng Nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Tả Thị Lang.

Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 7

Trước bia đặt bát hương đá tròn, 2 nấc. Tương truyền bát hương đá này được mang từ đền quan Trạng trên nền cũ của ngôi đền xưa.

Đằng sau của lăng mộ có bức tường đá trên đó ghi: 香 各 留 國 史 - Hương Các Lưu Quốc Sử ( Lưu truyền tiếng thơm trong sử sách quốc gia ). Hai bên lăng mộ là hình rổng vàng nằm phục được điêu khắc tinh xảo giống như đang canh phục.

Việc trùng tu lăng mộ của Trạng nguyên Lê Ích Mộc được khởi công từ ngày 29/11/2014 ( tức ngày 8/9 năm Giáp Ngọ ) và được khánh thành vào ngày 3/4/2015 ( tức ngày 15/ 2 năm Ất Mùi ). Đơn vị thi công là Công ty cổ phần Khánh Thiện, chế tạo bởi Công ty đầu tư xây dựng đá mỹ thuật Đức Tín với chủ đầu tư là UBND xã Quảng Thanh.

Lăng mộ quan Trạng đã trải qua hàng trăm năm trường tồn luôn được bảo vệ tôn tạo và trở thành một di sản văn hoá vượt khỏi khuôn khổ của một dòng họ, của một làng, một xã mà trở thành tài sản của đất nước.

2.1.1.2. Tình hình khai thác khách

Hiện nay ở huyện Thủy Nguyên chưa có bộ phận nào chịu trách nhiệm về việc theo dõi và thống kê số lượng khách cụ thể. Lượng khách đến với cụm di tích tập trung vào các ngày lễ hội, nhất là những ngày đầu xuân, sau Tết Nguyên Đán, có ngày tới hơn 1000 người, chủ yếu là khách lẻ. Hoặc là đến vào các dịp cuối tháng 5,6

là thời điểm học sinh chuẩn bị sắp bước vào những kì thi quan trọng thì đền tiếp đón khoảng 3-4 đoàn/ngày, trung bình mỗi đoàn có từ 30-50 người. Khách quốc tế đến rải rác trong năm nhưng với số lượng nhỏ lẻ, chủ yếu là do các công ty lữ hành tổ chức. Mỗi năm Đền đón khoảng 9.000-10.000 lượt khách ghé thăm.

2.1.1.3. Hoạt động quản lý

Hiện nay chưa có một bộ phận nào của huyện Thủy Nguyên chuyên trách về hoạt động du lịch văn hóa. UBND huyện chỉ giao cho Phòng Văn hóa Thông tin nhiệm vụ quản lý và tổ chức các lễ hội lớn trong đó có lễ hội đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc.

Tại đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc – là một điểm du lịch đang trong quá trình hoàn thiện nhưng lại không có người thường trực đón tiếp khách. Các hoạt động du lịch văn hóa ở đây đa số mang tính tự phát, chưa có đầu tư nghiên cứu thị trường, chưa có các hoạt động quảng bá để thu hút khách

2.1.2. Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn

2.1.2.1. Các hạng mục công trình và kiến trúc

Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn cách trung tâm thành phố khoảng 13 km về phía Tây Nam, bằng các loại phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp có thể dễ dàng đến với di tích bằng đường bộ qua quận Kiến An.

Đền được xây dựng nằm gần sát toà phật điện. Đền quay cùng hướng với ngôi chùa nhìn về phía Tây Bắc, cách nơi linh địa này không xa phía trước là dòng sông Đa Độ uốn khúc chảy qua và đằng sau là dãy núi sừng sững trụ vững với thời gian.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành năm 2004 UBND thành phố Hải Phòng đã kí quyết định công nhận cụm di tích đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố

Năm 2007 UBND huyện An Lão đã lập dự án trùng tu, phục dựng, đầu tư xây dựng khuôn viên đền thờ cùng với các nhà hảo tâm và du khách thập phương đã tôn tạo, kiến thiết đền ngày càng khang trang và đẹp

Ngày 26 tháng 07 năm 2008 UBND huyện An Lão tổ chức lễ động thổ xây dựng đền Trạng

Ngày 20 tháng 12 năm 2008 UBND huyện An Lão đã lập dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phục dựng di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn

Mặc dù ở Nguyệt Áng đã trải qua bao lần san lấp mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, song đến nay, khu đất linh địa, đất xây đền, chùa quan Trạng ngày xưa vẫn còn gần như nguyên vẹn.

a) Cổng tam quan

Cổng chính tam quan được xây dựngvới hai trụ chính có tiết diện hình vuông , đỉnh trụ trang trí con nghê chầu, có thân trụ phía trên là các ô lồng đèn vàcó đắp vế đối Hán tự , đế trụ thắt dạng cổ bồng. Hai khối cổng phụ hai bên với một tầng mái, mái ghép gạch đỏ mũi hài và phía dưới là cổng vòm.

b) Sân đền

Qua Tam quan là đến sân đền được lát gạch vuông đỏ. Sân đền được bày đặt các chậu cảnh được cúng tiến , ghế đá đều được tặng lưu niệm với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi đền.

Trong sân có lư hương và hồ hình nguyệt bên trong có thả sen, mặt ngoài của hồ được chạm bong kênh các họa tiết quen thuộc như lá, hoa, mây...

c) Nhà bia

Nhà bia nằm trên bệ đá cao 3 bậc so với mặt sân, bề mặt cạnh của bậc được chạm khắc nổi họa tiết hoa sen vô cũng mềm mại. Nhà bia được xây dựng với mái cong lợp ngói vẩy, 2 bên đỉnh chạm hình tượng rồng tư thế bay , 4 trụ bằng gỗ đỡ 4 góc mái.

Ở giữa là bia đá được xây dựng theo phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng : to, đậm và chắc khỏe. Cạnh bia đá là tượng bác Hồ quay hướng về phía cổng đền.

d) Nhà tiền đường và nhà hậu cung

Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhị (). Nhà tiền đườngphía trước nằm trên

một bệ cao đá cao 5 bậc so với mặt sân. Công trình có ba gian, bốn mái lợp ngói mũi hài với các góc đao uốn cong mềm mại tạo nên một sự thanh thoát cho kiến trúc. Bốn hàng cột lim được kê trên những chân tảng đá giữ vững cho cả hệ thống khung gỗ liên kết với nhau bằng các xà ngang, xà dọc, vì kèo… rất vững chắc. Trên mái, bờ nóc, bờ chảy bố trí rất cân đối, hợp lý. Tại bờ nóc có lưỡng long chầu nguyệt nằm giữa một không gian thoáng đãng , với nhiều khúc uốn lượn, đường nét mềm mại, cùng với những con rồng từ các đao góc đang uốn mình vươn lên, góp phần tô điểm cho công trình thêm sinh động và làm tăng giá trị thẩm mỹ cho di tích.Mỗi một gian đều được thiết kế cửa gỗ 2 lá với những hình nét chạm khắc mang dáng điệu của những ngôi nhà cổ miền Bắc ngày xưa.Nét mộc mạc, sự giản đơn đã mang đến vẻ đẹp kiêu sa thanh thoát cho Đền thờ từ ngoài vào.

Phía sau nhà tiền tế là tòa hậu cung với 3 gian và bên trong: bàn thờ Đức thánh trạng Trần Tất Văn, bên phải bàn thờ là tượng quan Tiến sỹ Trần Tảo – con trai cụ, phía trong có một văn bia ghi lại quê quán và những thành tích đạt được của cụ. Phần mái cong của Đền đắp nổi “ Long – Li – Phượng” , ở giữa bờ nóc được đắp nổi hình “Lưỡng long chầu nguyệt”. Hai bên là hình rồng, thân uốn lượn chạy dài theo bờ nóc của Đền. Tuy nhiên hiện nay phía Đền đặt một bàn gỗ ở bên ngoài cửa của toàn nhà để du khách thập phương thắm nhang bên ngoài.

2.1.2.2. Tình hình khai thác khách

Số lượng khách đến với Đền chưa nhiều, hầu hết chỉ vào dịp đầu xuân, mùa thi, tổng kết của học sinh – sinh viên với khoảng 3-4 đoàn/ngày, mỗi đoàn từ 50-70 người. Còn lại các khoảng thời gian khác vẫn có những đoàn khách ghé thăm nhưng số lượng rất ít và rải rác, thường là những hộ gia đình từ 4-5 người. Các dịp khác: thường vào dịp tuần rằm thì người dân địa phương và số ít những khách ở khu vực lân cận đến hành hương. Mỗi năm Đền đón từ 4000-5000 lượt khách ghé thăm.

2.1.2.3. Hoạt động quản lý

Đền trạng nguyên Trần Tất Văn được quản lý và theo dõi bởi UBND xã Thái Sơn – huyện An Lão – TP Hải Phòng

Khu di tích không có người thường trực đón tiếp, còn nặng về quản lý theo cách trông coi.

Một số công trình phụ cận vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và chưa hoàn thiện. Vấn đề vệ sinh môi trường, đảm bảo mĩ quan tại Đền vẫn chưa được thực hiện tốt.

2.1.3. Đền Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

2.1.3.1. Các hạng mục công trình và kiến trúc

Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Có vị trí giao thông thuận lợi, cách trung tâm thành phố khoảng 50km

Theo hồ sơ công nhận di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có diện tích 91.500,7m2

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm các đơn nguyên kiến trúc chính: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ Thân phụ, Thân mẫu; Am Bạch Vân; Quán Trung Tân; Tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định (Thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm); quảng trường; tượng đài, ngoài ra còn có Vườn tượng

Các đơn nguyên kiến trúc


a) Nghi môn ngoại

Nghi môn tạc bằng đá, đỉnh hai cột giữa tạc cách điệu quả dành dành, đỉnh hai cột bên tạc đôi nghê hướng mặt vào lòng cổng. Khối đèn lồng của trụ tạc tứ linh trong tư thế hàm thư, cõng thư, cuốn thư. Thân trụ là khối hình chữ nhật tạc các vế câu đối chữ Hán, đế trụ tạo kiểu thắt đáy cổ bồng.

b) Nghi môn nội

Được xây dựng với phong cách kiến trúc 2 tầng 8 mái, đao cong bốn phía gắn các linh vật rồng, phượng. Cổ diêm và thân cổng có đắp các câu đối, đại tự chữ Hán. Mặt ngoài đắp bức đại tự “ Trung Am từ”, mặt trong đắp “Trình Quốc Công”. Tất cả như một sự khẳng định tên gọi cho ngôi đền

c) Hồ Thái Ất, Thái Nhâm

Không gian phía trước đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai hồ nước “ Thái Ất” và hồ “ Thái Nhâm”. Nối bờ hồ với đảo nhỏ ở giữa là cây cầu đá xanh được bắc 5 nhịp, thân cầu được khắc hoa văn sóng nước mềm mại. Trên đảo có đặt tấm bia đá ghi việc dựng lại đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

d) Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngôi đền lập trên nền nhà cũ của Trạng trình từ năm 1765. Qua thời gian, chiến tranh, đền bị hủy hoại, ngôi đền được dựng lại vào năm 1927 , đến năm 1985 nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì được sửa chữa

và tu bổ thêm . Ngôi đền có bố cục mặt bằng theo hình chữ Đinh ( ) với tiền tế 3

gian 2 chái và hậu cung có 2 gian.


Toà tiền tế

Hệ thống khung chịu lực có 4 bộ vì, chia không gian tòa nhà thành 3 gian. Gian chính giữa rộng 3m17, 2 gian bên mỗi gian rộng 2m80 và 2 gian chái mỗi gian rộng 2m10. Toàn bộ công trình được dựng trên 22 cột gỗ lim. Khoảng cách giữa 2 cột cái là 2m50, chi vi cột cái 1m02. Khoảng cách giữa các cột cái với cột quân 1m46, chu vi cột quân 0.91m

Vì nóc kết cấu kiểu “chồng rường giá chiêng”. Về hoa văn trang trí, trên thân các con rường và má câu đầu được chạm bong kênh đề tài lá lật, trụ đầu chạm cánh sen, dạ câu đầu khắc dòng lạc khoản tu sửa ngôi đền (ngày tốt tháng 10 năm 1928). Bốn đầu dư được chạm thủng kết hợp kênh bong bốn đầu rồng theo phong cách rồng thời Nguyễn đầu thế kỷ 20.

Vì nóc “ván mê”, hai mặt của vì được trang trí dầy đặc, tỉ mỉ nhiều hoa văn khác nhau. Mặt phải của vì được những nghệ nhân dân gian sử dụng kết hợp hai hình thức chạm nổi và bong kênh đề tài rồng với cái nhìn toàn thân, đầy đủ các bộ phận trên cơ thể rồng. Kết hợp với rồng là các đề tài vân mây, lá lật, sóng nước, hoa văn chữ triện, hoa lá sen, thủy ba, cá chép. Mặt trái của vì nách được trang trí hoa văn

đơn giản hơn mặt phải, đề tài chủ yếu là văn lá lật, “văn hóa long” theo lối chạm nối kết hợp kênh bong.


Tòa hậu cung

Tòa hậu cùn được làm theo kiểu tường hồi bít đốc, cả tòa nhà có hệ thống khung chịu lực gồm hai bộ vì kèo. Vì nóc và vì nách đều có liên kết kiểu vì “ ván mê”. Hoa văn trang trí trên hệ vì là những đề tài quen thuộc như: lưỡng long chầu nhật, cây mai, cành sen, rù, long mã...

Bộ vì thứ hai, vì nóc “ biến thể giá chiêng chồng rường”, đề tài trang trí cỏ, chính giữa là mâm ngũ quả, hai bên là hai lọ hoa cúc và đôi hạc sắp xếp đăng đối. Vì nách “ván mê”, để mộc không trang trí hoa văn. Không gian linh thiêng trong cung cấm là nơi đặt khảm và thờ tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tượng Trạng Trình được làm bằng gỗ, ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng bài cho các học trò. Bức hoành phi đại tự ở chính giữa có 4 chữ "An Nam lý học" từ câu "An Nam lý học hữu trình tuyền" có nghĩa là am hiểu về môn lý học ở nước An Nam chỉ có Trình tuyền hầu (tước vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm), do Chu Sán, sứ giả nhà Thanh (Trung Quốc) đề tặng. Đặc biệt có một số câu đối nói rõ chính kiến của ông về thế sự và hậu thế ca ngợi công đức của ông.

Phía trước đền, 2 con rồng đá ngự bên bức bình phong như trang sách mở ra tôn thêm vẻ trang nghiêm.

Gắn với đền thờ là rất nhiều giai thoại và có một giai thoại quê Trạng kể lại rằng : Năm 1833 Thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng điều Nguyễn Công Trứ đi khai hoang ở Hải Dương. Nguyễn Công Trứ xem xét địa thế, thấy cần phải phá đền thờ trạng Trình để đào sông.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 18/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí