Số lượng khách phục vụ tại đền theo thống kê của ban quản lý di tích:
Năm 2017: Khu di tích đón 500.000 lượt khách. Trong đó khách quốc tế là 180.000 lượt khách
Năm 2018: Khu di tích đón 580.000 lượt khách. Trong đó khách quốc tế là 200.000 lượt khách.
9 tháng đầu năm 2019: Khu di tích đón 750.000 lượt khách. Trong đó khách quốc tế là 120.000 lượt khách.
2.1.3.3. Hoạt động quản lý
Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lập một đơn vị quản lý di tích và được UBND xã giao trực tiếp quản lý.
Số lượng cán bộ nhân viên là 7 viên chức
Trình độ chuyên môn: 6 người trình độ Đại học, 1 người trình độ Trung cấp Công An
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Để Phát Triển Loại Hình Du Lịch Học Tập Ở Hải Phòng
- Các Hạng Mục Công Trình Và Kiến Trúc
- Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 8
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nhằm Khai Thác Hiệu Quả Các Đền Trạng Nguyên
- Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 11
- Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
2.2.Khảo sát các điều kiện về Cơ sở vật chất và Cơ sở hạ tầng để xây dựng chương trình du lịch tại các di tích đền Trạng
2.2.1. Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của huyện khá tốt với quốc lộ 10 chạy qua huyện, có cây cầu Bính nối trung tâm thành phố Hải Phòng với huyện, có cầu Kiều nối huyện An Dương với huyện, cầu đá Bạc nối Thủy Nguyên với Uông Bí – Quảng Ninh. Tuy nhiên có một số tuyến đường do dân địa phương tự làm nhưng chất lượng không cao, trọng tải kém
b) Hệ thống cung cấp điện, nước
Hiện tại khu vực đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc được cấp điện bởi Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng phục vụ việc thắp sáng.
Tại khu di tích, nguồn nước từ hồ hình nguyệt chủ yếu từ sông Giá đang trực tiếp phục vụ nước tưới tiêu cho khoảng 12.400ha đất canh tác nông nghiệp, 600ha
nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước sử dụng trong Đền được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng chi nhánh Thủy Nguyên
c) Hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch
Ban quản lý đền Trạng Nguyên Lê Ích Mộc bố trí hệ thống các biển chỉ dẫn đối khu vực đốt vàng mã, khu vực lên lăng mộ. Tuy nhiên chưa có nhiều biển chỉ dẫn tiếp cận Khu di tích đền thờ mà mới chỉ có một biển chỉ dẫn đặt tại đầu đường 351 cách cổng tam quan của đền 500m.
d) Công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội
Khu đền di tích hiện nay chỉ có một bảo vệ trông coi, tuy nhiên lại không thường trực ở trong đền dẫn đến việc khách du lịch hoang mang khi đến với đền lại không yên tâm về vấn đề phương tiện đi lại, cũng như những thắc mắc không được giải đáp khi đến với đền vì không có người trông coi ở đó.
e) Công tác vệ sinh môi trường
Phía trong đền thờ Trạng Nguyên Lê Ích Mộc có đặt 2 thùng rác cỡ trung bình có bánh xe di chuyển ở khu vực đốt vàng mã và trước khu vực lên lăng mộ.
Đối với việc chăm sóc cây xanh, đảm bảo vệ sinh toàn khu vực đền thờ cũng được Ban quản lý đền thờ thường xuyên quét dọn và cắt tỉa nhưng không có đội ngũ vệ sinh riêng biệt. Rác thải sau khi được quét dọn và thu gom sẽ được đội thu gom rác của xã thu và chở về bãi rác tập trung của xã Quảng Thanh để xử lý.
f) Nhà vệ sinh công cộng
Khu vực vệ sinh công cộng được bố trí trong khuôn viên của Đền thờ được thiết kế phân khu chức năng rõ ràng giữa nam và nữ, có không gian đủ rộng để đảm bảo sử dụng thuận tiện. Phòng vệ sinh được thiết kế có chốt cài bên trong đảm bảo sự riêng tư. Có công năng sử dụng hợp lý, với trang thiết bị vệ sinh hiện đại, đầy đủ theo yêu cầu. Khu vực rửa tay bố trí các trang thiết bị dành cho việc lau, rửa tay, soi gương.
g) Công tác phòng chống cháy nổ
Trong đền chính, ban quản lý cũng đặt các biển yêu cầu người dân cũng như du khách khi đến tham quan Đền không được đốt hương thẻ, tiền vàng mã đã có khu vực đốt riêng biệt và có biển chỉ dẫn.
Đền thờ có trang bị phương tiện chữa cháy và bố trí các bình chữa cháy ngay trong khu vực đền chính. Nhưng số lượng các bình chữa cháy không nhiều chỉ có 2 bình
Các hộp điện đã cũ và không thường xuyên đc đóng lại, dây điện để lộ ra ngoài rất nguy hiểm đối với các khách du lịch là trẻ nhỏ
2.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay huyện Thủy Nguyên có ba khách sạn tư nhân, trong đó có hai khách sạn với mức độ tiện nghi trung bình và một khách sạn 2 sao. Đó là khách sạn Cty View ( Tân Dương ), Toàn Minh ( Núi Đèo ) và My Sơn ( Minh Đức ).
Thủy Nguyên có khá nhiều các nhà hàng phục vụ ăn uống, nhưng hầu hết đều nhỏ và chất lượng còn hạn chế. Chưa có nhà hàng nào đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế với đúng yêu cầu đặt ra.
2.2.1.3. Nguồn nhân lực
Vấn đề về đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch của cụm di tích đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc cũng như đối với huyện Thủy Nguyên cũng là một vấn đề khá mới mẻ, vì trên địa bàn huyện chưa có một tổ chức nào chuyên trách về du lịch.
2.2.1.4. Thị trường khách và nhu cầu du lịch
a) Thị trường khách
Khách du lịch đến tham quan chủ yếu là những học sinh, sinh viên của Hải Phòng hoặc các tỉnh giáp gianh. Những người dân địa phương, người dân các vùng lân cận như Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình,…cũng thường ghé thăm
Phần lớn khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài sống và làm việc tại các khu công nghiệm của Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Thành phần chủ yếu là người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Philipin…
b) Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch đa dạng như: tham quan, du ngoạn, nghỉ dưỡng cuối tuần, nhu cầu khảo cổ, sinh hoạt văn hóa lễ hội… Hay với trí tò mò và lòng mê khám phá, họ thường tự tổ chức các chuyến điền giã vào mùa hè, cuối tuần, hay thời gian đầu xuân mới.
2.2.1.5. Công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch
Hiện nay chưa có một bộ phận nào của huyện Thủy Nguyên chuyên trách về hoạt động du lịch văn hóa. Các hoạt động du lịch văn hóa ở đây đa số mang tính tự phát, chưa có đầu tư nghiên cứu thị trường, chưa có các hoạt động quảng bá để thu hút khách.
2.2.2. Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Tuyến đường bê tông đi vào đền Trạng nguyên đã được người dân kết hợp với UBND xã đầu tư và xây dựng nên vô cùng sạch sẽ và đẹp đẽ với sự kết hợp với hàng cây và hoa luôn được cắt tỉa gọn gàng.
b) Hệ thống cung cấp điện,nước
Hiện tại khu vực đền Trạng nguyên Trần Tất Văn được cấp điện bởi Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng với công suất 2 x 63MVAcho hệ thống chiếu sáng của đền và hệ thống đèn điện trang trí phục vụ các hoạt động của Khu di tích và tham quan của du khách
Tại khu di tích, nguồn nước từ hồ hình nguyệt chủ yếu từ sông Đa Độ và nước sử dụng trong Đền được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng.
c) Hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch
Ban quản lý Khu di tích Đền thờ Trạng Nguyên Trần Tất Văn bố trí các biển chỉ dẫn để du khách có thể dễ dàng tiếp cận cụ thể gồm 1 biển chỉ dẫn đặt tại đường 360 lối vào Cổng Rồng/ Phố Văn Xuân , 1 biển chỉ dẫn đặt tại lối vào đền thờ cách UBND xã Thái Sơn 600-700m
Trong khu vực Đền thờ không có hệ thống các biển chỉ dẫn đối với từng khu vực chức năng
d) Công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội
Khu đền di tích hiện nay chỉ có một bảo vệ trông coi, tuy nhiên lại không thường trực ở trong đền dẫn đến việc khách du lịch hoang mang khi đến với đền lại không yên tâm về vấn đề phương tiện đi lại, cũng như những thắc mắc không được giải đáp khi đến với đền vì không có người trông coi ở đó.
e) Công tác vệ sinh môi trường
Vấn đề vệ sinh môi trường, đảm bảo mĩ quan tại Đền vẫn chưa được thực hiện tốt. Các bàn thờ không được lau chùi nên rất bụi, vật bày biện để lung tung. Cỏ dại mọc nhưng chưa được cắt tỉa gọn gàng, các lá cây ở sân không được quét dọn sạch sẽ...
Một số công trình chưa hoàn thiện để ngổn ngang gây mất mỹ quan cho ngôi
đền
f) Nhà vệ sinh công cộng
Khu vực vệ sinh của Đền thờ được bố trí ở phía cuối cùng bên phải của đền thờ, tuy nhiên không được đầu tư xây dựng khang trang sạch sẽ với đầy đủ các thiết bị tiện nghi, hệ thống chiếu sáng.
g) Công tác phòng chống cháy nổ
Khu di tích có rất nhiều các vật liệu gây cháy nổ, tuy nhiên Đền thờ lại không có các trang bị phương tiện chữa cháy.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Xung quanh khu di tích Đền trạng chỉ có những nhà nghỉ và nhà trọ bình dân dành cho khách du lịch và không có một cơ sở phục vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng nhìn chung vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi ngắn ngày của du khách.Với dịch vụ ăn uống cũng có các nhà hàng phục vụ ăn uống, nhưng hầu hết đều nhỏ và chất lượng còn hạn chế.
Đền thờ có bãi đỗ xe bên ngoài cổng tam quan rộng rãi, thuận tiện cho việc đi lại của du khách
2.2.2.3. Nguồn nhân lực
Vấn đề về đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch của cụm di tích đền Trạng nguyên Trần Tất Văn cũng như đối với huyện An Lão cũng là một vấn đề khá mới mẻ, vì trên địa bàn huyện chưa có một tổ chức nào chuyên trách về du lịch.
2.2.2.4. Thị trường khách và nhu cầu du lịch
a) Thị trường khách
Lượng khách chủ yếu đến từ khách nội địa từ các địa bàn trên thành phố Hải Phòng và thường là công chức, học sinh, sinh viên,... Nhìn chung khách đến và đi trong ngày, mức chi tiêu trung bình thấp từ 100.000đ / khách. Trong đó số lượng người Hải Phòng chiếm 70-80% tổng số lượng khách đến thăm di tích. Khách quốc tế thì vô cùng hạn chế.
h) Nhu cầu du lịch
Khách hành hương với mục đích cầu may, thi cử, buôn bán...Hay tìm hiểu về lịch sử, con người của Trạng nguyên Trần Tất Văn
2.2.2.5. Công tác Công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch
Hiện nay chưa có một bộ phận nào của huyện An Lão chuyên trách về hoạt động du lịch văn hóa. Các hoạt động du lịch văn hóa ở đây đa số mang tính tự phát, chưa có đầu tư nghiên cứu thị trường, chưa có các hoạt động quảng bá để thu hút khách.
2.2.3. Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
UBND thành phố Hải Phòng đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp tuyến đường nối từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục – huyện Vĩnh Bảo với 2 làn đường, chiều dài toàn tuyến gần 7.700m, mặt đường rộng 11m. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách thập phương đến với Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tuyến đường từ Quốc lộ 37 đi vào Khu di tích do UBND huyện Vĩnh Bảo làm chủ đầu tư với quy mô xây dựng làm mới đoạn đường từ Quốc lộ 37 đến ngã ba đầu đường đôi hiện có trước cổng tam quan Khu di tích với chiều dài 1.960m, chiều rộng mặt đường ngang 45.0m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
Xây dựng cầu qua sông Chanh Dương, gồm 2 đơn nguyên cách nhanh 4.0m, mỗi đơn nguyên có chiều dàu 34.1m, chiều rộng 15m, kết cấu bản bê tông cốt thép chịu lực. Ngoài ra còn xây dựng các công trình như hệ thống thoát nước mặt đường, hệ thống điện chiếu sáng công cộng, an toàn giao thông, cây xanh. Công trình nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, tham quan của du khách, khai thác tiềm năng du lịch của huyện Vĩnh Bảo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần quảng bá các giá trị văn hóa tinh thần của Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
b) Hệ thống điện, nước
Ban quản lý Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hợp đồng mua bán điện với điện lực huyện Vĩnh Bảo. Toàn bộ Khu di tích đã có hệ thống điện cao áp chiếu sáng và hệ thống đèn điện trang trí phục vụ các hoạt động của Khu di tích và tham quan của du khách
Hệ thống nước sạch: Nước sạch tại Khu di tích do công ty TNHH Thành An huyện Vĩnh Bảo cung cấp
Hệ thống nước bề mặt được chảy vào hệ thống cống rãnh trong Khu di tích và chảy ra hệ thống mương của cánh đồng thôn xã Lý Học ( chủ yếu là nước mặt ).
c) Hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch
Ban quản lý Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bố trí hệ thống các biển chỉ dẫn đối với từng khu vực chức năng, khu vực vệ sinh, bao gồm:
3 biển chỉ dẫn tiếp cận điểm du lịch đặt tại các khu vực chân cầu Nhân Mục thuộc thị trấn Vĩnh Bảo, khu vực cầu Lạng Am theo tuyến đường mới, khu vực đầu cầu Lạng Am cũ
d) Hệ thống thông tin liên lạc
Thông tin được đăng tải trên trang website của Ban quản lý của Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: trangtrinhnguyenbinhkhiem.vn
Ban quản lý Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có bố trí viên chức trực tiếp nhận các công đức kết hợp tiếp nhận thông tin phản hồi của nhân dân và du khách thập phương. Ngoài giờ hành chính, Ban quản lý giao cho đội bảo vệ có trách nhiệm trực và tiếp nhận thông tin từ du khách.
e) Công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội
Ban quản lý di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bố trí lực lượng bảo vệ trực 24/24 giờ tại các điểm, với số lượng 7 bảo vệ trực tại các chốt từ đương đi vào Khu di tích, quanh khu vực di tích như đền thờ chính, đền thờ Song thân Phụ mẫu, Am Bạch Vân, quảng trường,... đảm bảo an ninh, an toàn cho Khu di tích.
f) Công tác vệ sinh môi trường
Ban quản lý di tích bố trí 8 nhân viên trong tổ vệ sinh mỗi trường, chăm sóc cây cảnh có nhiệm vụ đảm bảo công tác vệ sinh toàn khu di tích, chăm sóc cây cảnh xanh, đảm bảo vệ sinh tuyến đường mới đi vào Khu di tích.
Phương án thu gom xử lý rác thải được Ban quản lý chú trọng, quan tâm: rác thải được tổ vệ sinh môi trường quét dọn, thu gom chở về bãi rác tập trung của xã Lý Học để xử lý và phân loại.