Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nhằm Khai Thác Hiệu Quả Các Đền Trạng Nguyên

g) Nhà Vệ sinh công cộng

Khu vực vệ sinh có diện tích 97.7m2 , được bố trí trong khuôn viên Khu di tích gồm 1 nhà vệ sinh nam và 1 nhà vệ sinh nữ sạch sẽ với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ khách du lịch. Có biển chỉ dẫn khu vực vệ sinh, hệ thống điện chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống thoát nước đảm bảo yêu cầu, bố trí người dọn vệ sinh hàng ngày. Nước thải khu vệ sinh được xử lý qua các bể lắng và chảy ra mương của thôn 5 xã Lý Học.

h) Công tác phòng chống cháy nổ

Có hệ thống phòng chữa cháy đảm bảo theo quy định, có trang bị phương tiện chữa cháy đảm bảo theo quy định, có trang bị phương tiện chữa cháy và bố trí các bình cứu hỏa ở các khu vực: Đền chính, đền thờ Song thân Phụ mẫu, nhà trưng bày, nhà sắp lễ, Am Bạch Vân, khu nhà làm việc.

Tổng số bình phòng cháy chữa cháy: 30 bình đạt tiêu chuẩn


2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Đối với dịch vụ ăn uống: Có nhà hàng Hương Sơn Quán cách Khu di tích 7km có sức chứa khoảng 300 khách với không gian thoáng đãng và đồ ăn đạt tiêu chuẩn về VSAT thực phẩm

Đối với dịch vụ lưu trú: Xung quanh khu di tích Đền trạng chỉ có những nhà nghỉ và nhà trọ bình dân dành cho khách du lịch và không có một cơ sở phục vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng nhìn chung vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi ngắn ngày.

2.2.3.3. Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Số lượng cán bộ nhân viên là 7 viên chức


Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 10

Trình độ chuyên môn: 6 người trình độ Đại học, 1 người trình độ Trung cấp Công An

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện có 3 hướng dẫn viên tại điểm, được đào tạo chính quy với chuyên ngành Bảo tồn – bảo tàng, văn hóa du lịch và được tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.

2.2.3.4. Thị trường khách và nhu cầu

a) Thị trường khách

Khách đến tham quan thường là công chức, học sinh, sinh viên, khách hành hương với mục đích cầu may, thi cử... Khách du lịch nội địa thường tập trung đi theo mùa, đông nhất là tháng Giêng, hội xuân và các dịp nghỉlễ 30 - 4, 1-5, dịp hè từ tháng 6 đến tháng 7 dương lịch. Khách quốc tế đến rải rác trong năm, không theo mùa vụ nhất định.

b) Nhu cầu

Khi đến với đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước hết du khách hướng đến sự ngưỡng vọng người học cao, tài rộng và đức tính cương trực, thẳng thắn của Trạng Trình. Hướng đến Đạo học là nét đẹp tâm linh được gửi gắm qua những điều ước, nguyện cầu của con người. Đối với những nhà nghiên cứu, những người có tư tưởng số mệnh thường mong tìm đến sự ứng nghiệm qua Sấm Trạng Trình.

2.2.3.5. Công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch

Để sản phẩm du lịch đến với du khách một cách hữu hiệu thì yếu tố truyền thông, quảng bá là quan trọng nhất. Chính vì thế, trong những năm qua, ban quản lý di tích đã rất trú trọng đến viêc ̣quảng bá hình ảnh, tuyên truyền giá trị văn hóa tâm linh của đền đến với du khách trong và ngoài nước.

Ngoài trang chủ website: trangtrinhnguyenbinhkhiem.vn của Khu di tích được Ban quản lý cập nhật các thông tin thường xuyên thì biện pháp mà ban quản lý di tích sử dụng trong thời gian qua đã là tuyên truyền, quảng bá thông qua các băng rôn, khẩu hiêụ trên các tuyến phố, trục đường giao thông chính trên địa bàn. Xuất bản sách, báo, đĩa giới thiêụ về khu di tích, lễ hội.

2.2.4. Đánh giá khó khăn còn tồn tại

Một số di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng cần được đầu tư đúng mức của các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương cũng như của thành phố.

Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến những khó khăn và hạn chế trong công tác phục vụ khách du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu, ở một số di tích vấn đề đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch còn khá là mới mẻ

Tiểu kết chương 2

Qua chương 2 với việc chỉ ra thực trạng khái thác các di tích của ba đền Trạng Nguyên còn tồn tại nhiều hạn chế, song cũng không thể phủ nhận những nỗ lực phát triển trong đó, qua đó sẽ góp phần định hướng cho hoạt động khai thác du lịch trong tương lai. Trên cơ sở đó, trong chương 3 một số biện pháp sẽ được đưa ra để nhằm khai thác hiệu quả giá trị văn hóa của các khu di tích trong việc phục vụ phát triển du lịch học tập.

CHƯƠNG 3:


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀN TRẠNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG

3.1.Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các Đền Trạng nguyên

3.1.1. Quan tâm bảo vệ và tôn tạo các khu di tích lịch sử - văn hóa

Hiện nay phần lớn các di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng nhất là Đền thờ Trạng Nguyên Trần Tất Văn. Để có thể làm được điều này thì vai trò quan trọng nhất thuộc về sự chỉ đảo của ban quản lý đền và sự giám sát tích cực của những người trong ban giám sát khi tiến hành tu bổ các ngôi đền. Tuy nhiên trong quá trình tu và tôn tạo cần có sự đóng góp ý kiến của những nhà chuyên môn để có thể tiến hành chọn vật liệu thay thế và tổ chức thi công mà có thể vẫn giữ nguyên dáng vẻ, kiến trúc cổ. Khôi phục những lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống để nơi đây sẽ là một điểm phục vụ du khách thưởng thức nét văn hoá độc đáo của địa phương.

3.1.2. Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch

Để có thể tiến hành bảo tồn và tôn tạo các ngôi đền thì đầu tiên phải kể đến nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên việc thu hút nguồn vốn, sự đóng góp trong xã hội không phải là việc đơn giản. Đây là thách thức không hề nhỏ và cách tốt nhất để có thẻ thu hút được sự tham gia đóng góp trong quần chúng nhân dân và du khách thập phương đó là tích cực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường và không gian thoáng đãng tại các khu di tích mang lại sự thoải mái, đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Việc đặt các hòm công đức hoặc các bàn ghi công đức tại các đền cũng là một cách thuh hút được sự đóng góp của nhân dân và khách hành hương

Bên cạnh đó cần có những kế hoạch, dự án đầu tư tôn tạo một cách hợp lý, đúng thời điểm, đúng mục đích để có thể huy động được nguồn vốn từ nhân dân địa phương và có thể huy động được ngân sách của huyện, của thành phố và cả ngân sách nhà nước.

3.1.3. Đẩy mạnh việc phát triển và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Các huyện có khu di tích cần đầu tư và nâng cấp các cơ sở hạ tầng vì điểm tham quan du lịch dù có hấp dẫn đến mấy nhưng cơ sở phục vụ du lịch yếu kém thì cũng không thu hút được nhiều khách

Trên địa bàn vào các khu di tích như Đền thờ Trần Tất Văn hay Đền thờ Lê Ích Mộc một số tuyến đường cần được nâng cấp và tu sửa phục vụ việc đưa đón, đi lại của du khách một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó là những trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch hầu như là chưa có gì. Khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cũng như phục vụ ăn uống đều khá đơn sơ. Vì vậy các huyện nên có nhũng biện pháp như sau:

Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng tại các nhà hàng trọng điểm có công suất phòng phục vụ được nhiều người trong cùng một lúc

Trong việc xây dựng nhà hàng nên chú trọng cảnh quan gần gữi với thiên nhiên, mang tính quê hương nhưng đồng thời phải đảm bảo tuyệt đối tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Xây dựng một số nhà hàng đặc sản với thực đơn phong phú, kết hợp với ẩm thực của địa phương

Đối với huyện cần phải tăng cường việc xây dựng cơ sở hạ tầng bằng những cách sau:

Cơ chế quản lý chính sách mềm mỏng ưu tiên cho các doanh nghiệp và nhân dân trong vùng đầu tư kinh doanh du lịch như ưu tiên thuế hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp

Có chính sách ưu đã về đất đai cho các doanh nghiệp như có thể cho thuê với giá rẻ...

Nhà nước phải cấp điện và nước sạch xây dựng cơ sở dịch vụ du lịch là hết sức cấp bách tại địa phương có di tích lịch sự văn hóa bởi vì chỉ khi nào cơ sở hạ tầng phát triển, cơ sở dịch vụ đáp ứng thì mới thu hút được đông đảo du khách đến với di tích lịch sử văn hóa.

3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, là ngành dịch vụ, người làm du lịch đóng vai trì như vị đại sứ góp phần quảng bá hình ảnh của những điểm đến đến với khách du lịch. Những người làm du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mang lại những ấn tượng tốt hay không tốt đối với khách du lịch khi đến với các điểm tham quan. Chính vì vậy đối với những người làm du lịch phải đòi hỏi trình độ phục vụ, phong cách, thái độ và cách giao tiếp ứng xử một cách chuyên nghiệp và bài bản.

Nhưng có thể thấy rằng đây là điểm yếu đối với du lịch tại Đền Trần Tất Văn và Đền Lê Ích Mộc. Khi đến với 2 địa điểm này thì chưa thấy sự có mặt của đội ngũ hướng dẫn viên hay thuyết minh viên để thông tin cho khách du lịch hay giải đáp những thắc mắc cho khách khi đến đó. Do đó phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của huyện Thủy Nguyên và huyện An Lão là vấn đề bức thiết.

Đối với Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có đội ngũ hướng dẫn viên điểm, tuy nhiên vào mùa du lịch số lượng nhân viên quá ít không thể đáp ứng kịp và hướng dẫn viên còn bị hạn chế và yếu ngoại ngữ khi dẫn các đoàn khách nước ngoài. Đây cũng là một vấn đề cấp bách cần được các cấp ngành huyện Vĩnh Bảo phải lưu ý để du lịch Vĩnh Bảo có thể phát triển một cách đúng hướng và ngày càng chuyên nghiệp hơn nữa.

Đào tạo cán bộ văn hóa

Cán bộ văn hóa là những người trực tiếp quản lý các hoạt động diễn ra tại di tích. Làngười có quyền tham mưu và đưa ra ý kiến góp phần phát triển di tích. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng to lớn của họ. Chính vì vậy mà các cán bộ văn hóa cần phải có những kiến thức chuyên môn về quản lí di tích

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí ngành du lịch và văn hóa được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên tại các nước, các vùng trong khu vực và trên thế giới phục vụ cho phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa.

Phải thường xuyên mở các khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật thường xuyên những cái mới nhưng không bỏ qua truyền thống

Có kĩ năng nhìn nhận và đánh giá nhân viên để tuyển dụng và khen thưởng

nhân viên

Đối với hướng dẫn viên

Việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên tại điểm theo đúng nghĩa của nó. Hướng dẫn viên phải là người có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc mà điểm du lịch mà mình phụ trách. Hơn ai hết họ phải là người thể hiện rõ nét nhất văn hóa của vùng miền, quê hương mình. Bên cạnh đó, mỗi người hướng dẫn viên phải tự trang bị đầy đủ cho mình kiến thức về các lĩnh vực mỹ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo... Đội ngũ hướng dẫn viên cần được đào tạo theo hướng chuyên môn hóa để có kiến thức sâu rộng, phục vụ theo các yêu cầu tiêu dùng du lịch của con người với các đặc điểm tâm lý xã hội khác nhau. Cái khó trong du lịch tham quan tìm hiểu về các ngôi đền là hiểu rõ về lịch sử, quá trìnhhình thành cũng như ý nghĩa tâm linh của nó. Kết tinh trong mỗi ngôi đền đó là toàn bộ các giá trị văn hóa- yếu tố bất biến. Vậy làm thế nào để du khách có thể hiểu được, nắm bắt được các giá trị đó qua mỗi chuyến đi? Điều này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, cách dẫn dắt của độingũ hướng dẫn viên.

3.1.5. Đẩy mạng hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch

Phải có cả một chiến lược, một kế hoạch cụ thể, lâu dài, phải có sự đầu tư lớn cho việc quảng bá. Sách, tập gấp, sơ đồ hướng dẫn, phim ảnh, bài viết, đưa tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng cả ngoại ngữ và phát hành rộng rãi trong cả nước và nước ngoài. Có thể gắn giới thiệu Khu di tích trong cụm du lịch của huyện Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, An Lão.

Đối với các khu di tích đền thờ chưa có website riêng thì nên thành lập để thông quan đó, Website sẽ là một thư viện trực tuyến, thông tin đầy đủ nhất về các Trạng Nguyên . Qua đó, khách du lịch ở bất cứ đâu cũng có thể tìm hiểu.

3.2.Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty khai thác

3.2.1. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng

Phòng văn hóa – thể thao và du lịch chỉ đạo các ban, ngành địa phương nhanh chóng đóng góp ý kiến tư vấn cho UBND Thành phố, Sở văn hóa thể thao và du lịch, viện nghiên cứu phát triển du lịch Hải Phòng về việc nghiên cứu, rà soát, quy hoạch cụ thể phát triển du lịch tại các di tích làm cơ sở để triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cho tương xứng với tiềm năng của các địa phương.

Căn cứ vào thực trạng, điều kiện quản lý của từng địa phương chỉ đạo các ban ngànhthực hiện chặt chẽ việc trùng tu, bảo tồn , đầu tư các dự án phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa phương có điểm di tích; Đưa cán bộ văn hóa đầu ngành về di tích để nghiên cứu từ đó có các biện pháp trùng tu, tôn tạo mở rộng khuôn viên di tích cho phù hợp

Có ý kiến đề nghị với UBND thành phố cho phép thực hiện các cơ chế, chính sách ưu tiên về tài chính, thu hút đầu tư để tạo cơ sở và các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ hiệu quả cho việc khai thác, quảng bá du lịch.

Cấp thêm kinh phí để xây dưng phòng ban làm việc cho cán bộ, nhân viên làm việc tại di tích.

Hỗ trợ trong việc xúc tiến tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cho du lịch, giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh của các di tích và kêu gọi đầu tư theo các kênh chính thức và các phương tiện thông tin (các chương trình hợp tác du lịch, hội thảo du lịch, báo mạng..)

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tại các di tích bao gồm cả đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho đội ngũ lao động.

3.2.2. Đối với chính quyền địa phương

Sự hỗ trợ của các ban, ngành, thành phố và các địa phương là rất cần thiết để tổ chức

Các tour du lịch tâm linh, cần có sự phối hợp chặt chẽ với Thành phố và Sở du lịch trong việc khai thác, bảo tồn các di tích.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 18/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí