Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Trên quê ngoại ông ở thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được thờ cùng với mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan tại Từ đường họ Nhữ – Nguyễn trong quần thể di tích có lăng mộ của vợ chồng Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan cùng con gái Nhữ Thị Thục (mẹ của Trạng Trình).
Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương và Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai đều có tượng và bài vị thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đình làng Thanh Am (tên cũ là Hoa Am) thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội ngày nay, được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI là nơi thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm như một vị Thành hoàng củalàng. Tên gọi cũ là Hoa Am cũng do Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời đặt cho làng trong thời gian ông làm quan dưới triều Mạc. Khi về già, ông vẫn lui tới đây khuyên dân làm nghề nông nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Khi ông mất, nhân dân ghi nhớ công lao, tôn sùng ông là một trong các vị Thành Hoàng của làng. Cụm đình, chùa làng Thanh Am có bề dày lịch sử với những sắc phong, thần phả, sấm ký và nhiều tư liệu còn giữ.
Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hayThanh Sơn Chơn nhơn, là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.
1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng
1.2.3.1. Khái niệm loại hình du lịch học tập
Du lịch học tập trong tiếng Anh được gọi là Study tourism. Là hình thức du lịch mà khách du lịch vừa được đi du lịch, vừa học được nội dung học tập có chủ đích trong chuyến đi đó. Như vậy, nhu cầu du lịch học tập của khách du lịch phụ thuộc vào các yếu tố về nhu cầu du lịch thông thường và du lịch học tập.
Định nghĩa du lịch học tập ở nước ngoài : Theo Bodger (1998), du lịch giáo dục (education tourism) hay du lịch học tập có thể hiểu “là loại hình du lịch mà khách
đi đến một địa điểm có thể theo nhóm hoặc cá nhân với động cơ chủ yếu nhằm có được các trải nghiệm liên quan đến việc học”.
Có thể bạn quan tâm!
- Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Trạng Nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 4
- Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 5
- Các Hạng Mục Công Trình Và Kiến Trúc
- Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 8
- Khảo Sát Các Điều Kiện Về Cơ Sở Vật Chất Và Cơ Sở Hạ Tầng Để Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Tại Các Di Tích Đền Trạng
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Du lịch giáo dục là một trong những loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay. Sự phổ biến và sự cần thiết của nó trong thị trường du lịch gia tăng từng ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển du lịch giáo dục như là một trong những nguồn thu nhập chính của họ
Du lịch giáo dục thường là sự kết hợp của một số loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch nông thôn/trang trại và trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục.
1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của loại hình du lịch học
tập
Đặc điểm cá nhân của du khách
Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học bấn, nghề nghiệp, nơi ở và thu nhập. Ngoài ra, học lực, xuất xứ gia đình, cấp học là các yếu tố đặc thù cho đối tượng du lịch học sinh phổ thông.
Mối quan tâm về môi trường của du khách
Khách du lịch có mối quan tâm về môi trường sẽ có hành vi thân thiện với khu du lịch, họ cũng có nhu cầu nhiều hơn về loại hình du lịch sinh thái và hoà đồng với thiên nhiên.
Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch
Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch ảnh hưởng tích cực đến lựa chọn và hành vi của khách du lịch.
Động cơ du lịch của du khách
Hầu hết các động cơ du lịch bắt nguồn từ những mong muốn nội tại và vô hình của con người, bao gồm những mong muốn trốn chạy, tìm kiếm sự mới lạ, tìm kiếm sự phiêu lưu mạo hiểm, thực hiện ước mơ, nghỉ ngơi, thư giãn và sức khoẻ.
Các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và nhà trường về chuyến du lịch và thông tin du lịch (điểm đến).
Xu hướng “Du lịch - Trải nghiệm học tập” được coi là một bước tiến mới khi kết hợp cả Trải nghiệm – Học hỏi và Thư giãn trong cùng một cuộc hành trình. Vừa tiết kiệm được chi phí, vừa giúp chuyến hành trình ấy trở nên ý nghĩa hơn. Giá trị cốt lỗi của Du lịch – Trải nghiệm học tập mang lại là thông qua quá trình du lịch con người sẽ được thỏa mãn không chỉ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà còn được phát triển khả năng nhận thức thực tế, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng.
1.2.3.3. Các điều kiện để có thể phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng
a) Nhu cầu du lịch học tập của học sinh
Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiếp cận với kiến thức ngày một nhiều hơn. Do vậy, hiện nay các chương trình học tập quá dày đặc trên ghế nhà trường, chương trình học thêm đã khiến nhiều học sinh bị quá tải.Ngoài giờ học chính khóa, học sinh còn phải chạy đua với thời gian với những khóa học thêm, học nâng cao kỹ năng như học vẽ, học múa, học đàn.. điều này đã khiến cho các em không có thời gian để nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng “stress”. Vì vậy mà du lịch học tập thực sự là một giải pháp tốt nhất hiện nay cho vấn đề bài học quá tải của học sinh trong các nhà trường. Những chuyến tham quan thực tế sẽ giúp cho học sinh có dịp khảo sát và vận dụng những bài học vào thực tiễn cuộc sống, trải nghiệm nhiều thứ từ tính tập thể, tinh thần kỷ luật, tình bạn, sự quan tâm tới người khác và những trải nghiệm về văn hóa, địa lý, lịch sử, ẩm thực, danh thắng...qua đó mỗi người được rèn luyện ý thức kiểm soát bản thân, tinh thần đồng đội cũng như tác phong kỷ luật khi tham gia hành trình dã ngoại. Đây cũng là dịp rèn luyện kỹ năng sống trong điều kiện cho phép đối với từng lứa tuổi.
b) Đối tượng khách du lịch tiềm năng
Với lợi thế là một thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Chính vì vậy mà số lượng học sinh , sinh viên tương đối lớn là đối tượng khách du lịch tiềm năng của loại hình du lịch học tập tại Hải Phòng. Không chỉ có vậy, các học sinh, sinh viên tại các tỉnh và thành phố lân cận ,
giáp gianh như Quảng Ninh, Hải Dương,… chính là yếu tố không nhỏ góp phần giúp phát triển thêm loại hình này.
c) Khả năng chi trả
Đối tượng khách hầu hết là học sinh sinh viên vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường vì vậy mà khả năng chi trả cho các chuyến du lịch là không cao, tương đối thấp. Đối với học sinh các cấp 1,2,3 vẫn còn phụ thuộc vào gia đình thì nguồn chi trả chủ yếu dựa vào gia đình. Còn đối với sinh viên thì đã có thể tự làm chủ được tình hình kinh tế dựa vào các công việc làm thêm hay từ phía gia đình , tuy nhiên mức chi trả vẫn còn thấp. Và thường các đối tượng khách này sẽ ưu tiên giá cả rẻ, thấp.
d) Điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn Hải Phòng
Hệ thống cơ sở hạ tầng (sân bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ, v.v.), cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, lữ hành, các điểm mua sắm, v.v.) khá đồng bộ, thuận tiện trong việc đón và gửi khách; nguồn nhân lực du lịch ở Hải Phòng cơ bản được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có tay nghề
Tuy nhiên các điểm di tích giáo dục chưa được khai thác đầy đủ nhằm phục vụ phát triển du lịch; có thể nói du lịch giáo dục ở Hải Phòng còn ở dạng tiềm năng hơn là thực tế. Mặc dù trên thực tế việc khai thác các điểm di tích giáo dục ở Hải Phòng phục vụ mục đích du lịch cũng đã được một số cá nhân, đơn vị triển khai nhưng còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có những tour/chương trình du lịch giáo dục được triển khai rộng rãi mang tính đại trà thực hiện bởi các công ty lữ hành.
Đối với cơ sở hạ tầng ở các huyện có di tích lịch sử thì đã có nhiều tiến bộ, phần lớn các điểm du lịch văn hoá đều được đánh giá có cơ sở hạ tầng ở cấp độ tương đối tốt. Nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các hãng lữ hành, vì đường vào một số di tích vẫn bị hẹp, chưa thuận tiện cho các đoàn khách lớn. Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch thì số lượng còn ít, chất lượng chưa đạt yêu cầu. Về phân bố, chúng nằm khá xa những điểm du lịch văn hoá, nên chưa thuận lợi cho phát triển du lịch.
1.3.Truyền thống hiếu học của người dân Hải Phòng
Hiếu học - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam. Và với Hải Phòng, người dân nơi đây càng tự hào hơn khi mảnh đất quê hương của mình sản sinh ra những bậc trạng nguyên, kì tài cho đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tất Văn và Lê Ích Mộc. Ba trạng nguyên, ba con người khác nhau, nhưng ở họ luôn sáng lên ngọn lửa tinh thần hiếu học mà chúng ta nhận thấy. Sự đóng góp công lao to lớn của họ trong vấn đề giáo dục đã khiến Hải Phòng trở thành một trong những thành phố đi đầu trong lĩnh vực giáo dục.
Đã có rất nhiều những học sinh, sinh viên tiêu biểu của Hải Phòng tham gia các cuộc thi với quy mô toàn quốc, thậm chí là quốc tế và đã đạt được những ấn tượng rất thuyết phục mang lại vinh dự cho thành phố Hải Phòng nói riêng và với quê hương tổ quốc Việt Nam nói chung. Và với năm 2019 vừa qua thành phố Hải Phòng biểu dương, tôn vinh 120 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu gồm các học sinh đoạt giải cao tại các kỳ thi Quốc tế; giải nhất, nhì và ba trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc năm học 2018 – 2019; Sinh viên tốt nghiệp thủ khoa loại giỏi trở lên năm học 2018 - 2019 các trường đại học trên địa bàn thành phố và sinh viên là người Hải Phòng tốt nghiệp thủ khoa loại giỏi trở lên năm học 2018 - 2019 các trường đại học; Học sinh Hải Phòng tham dự kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm học 2018 - 2019 đạt tổng điểm 3 môn thi đạt từ 27,00 điểm trở lên và đỗ vào một trong các trường Đại học, Học viện (đúng tổ hợp đạt điểm cao) trong toàn quốc. Trong đó có 64 học sinh giỏi quốc gia và quốc tế; 24 sinh viên tốt nghiệp thủ khoa loại giỏi trở lên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố và sinh viên là người Hải Phòng tốt nghiệp thủ khoa loại giỏi trở lên tại các trường đại học; 32 học sinh có điểm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 đạt từ 27 điểm trở lên và đỗ vào trường đại học/học viện đúng tổ hợp môn được xét. Ngoài việc tặng bằng khen, thành phố Hải Phòng cũng trích ngân sách 1,2 tỉ đồng để khen thưởng 120 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2019.
Có thể nói rằng, những thế hệ sau của Hải Phòng đang làm tốt và phát huy đúng tinh thần học hỏi của các cha ông để lại. Những tấm gương sáng sẽ lại tiếp thêm lửa cho nhưng thế hệ nối tiếp yêu hơn, tự hào hơn với mảnh đất mình sinh ra và quyết tâm phải học tập để xứng đáng với mảnh đất ấy.
Tiểu kết chương 1
Qua chương 1: “ Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học tập cho học sinh Hải Phòng” có thể nhận thấy rằng Hải Phòng là một thành phố rất có tiềm năng để phát triển du lịch học tập. Du lịch – Trải nghiệm học tập được xem là một loại hình du lịch không còn quá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lí do khiến nó ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành một trong những loại hình du lịch phổ biến nhất hiện nay là vì nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết của con người dường như là vô tận, con người luôn mong muốn được học hỏi, tìm tòi, khám phá và mở rộng tầm mắt hơn nữa. Tuy nhiên, với phương pháp học truyền thống nặng về lý thuyết đã làm nhiều người nản lòng, việc học không hiệu quả. Có thể nói Du lịch - Trải nghiệm học tập đang là hướng đi đầy mới mẻ, giúp cho người học học mà không nhàm chán, không buồn tẻ ngược lại rất sinh động bởi được tham quan thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC CÁC DI TÍCH CỦA BA TRẠNG NGUYÊN Ở HẢI PHÒNG PHỤC VỤ DU LỊCH
2.1.Thực trạng tại các di tích của các đền Trạng nguyên
2.1.1. Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc
2.1.1.1. Các hạng mục công trình và kiến trúc
Xã Quảng Thanh nằm ở phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên, phía Đông giáp xã Chính Mỹ và Cao Nhân, phía Nam giáp xã Hợp Thành, phía Tây giáp xã Phù Ninh và phía Bắc giáp xã Kỳ Sơn. Nơi đây gắn liền với di tích tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc. Ngôi đền xưa được dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng, nơi ông cùng dân khai phá đất hoang lập nên đồn điền Quảng Cư. Trong những năm kháng chiến chống Pháp thực hiện tiêu thổ kháng chiến, ngôi đền cổ xưa không còn. Đền thờ trạng nguyên Lê Ích Mộc là một trong những di sản văn hoá ít ỏi còn lại góp phần nghiên cứu truyền thống khoa bảng ở Hải Phòng trong lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc là tấm gương sáng cho thế hệ nối tiếp nhau phấn đấu, học tập. Là một di sản văn hoá giáo dục đã được nhà nước công nhận cấp quốc gia năm 1991.
a) Cổng đền
Công trình là một tam quan gồm 3 khối cổng được làm bằng chất liệu gạch đỏ và gỗ sơn đỏ. Khối cổng chính giữa xây dựng to hơn với mái chồng diêm, 2 tầng 8 mái Phía dưới là cổng vòm, trên đỉnh mái có lưỡng long chầu nguyệt. Phía trán của cổng có biểu tượng thánh chỉ hình cuộn giấy mạ vàng, trên đó ghi: Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc. Hai bên lối đi đắp câu đối chữ đen nền vàng:
“標英高占三尖筆:Tiêu Anh Cao Chiếm Tam Tiêm Bút
及第香留一甲名: Cập Đệ Hương Lưu Nhất Giáp Danh”
Nghĩa là :
“Anh tài tiêu biểu chiếm vị trí cao được bút “tam tiêm”,
Đỗ hàng cập đệ lưu truyền tiếng thơm ghi danh nhất giáp”
Hai khối cổng phụ hai bên, dưới là cổng vòm, trên là mái kiểu chồng diêm, 2 tầng, 8 mái.
Cổng xây dựng với kiểu ngói âm dương với ưu điểm độ bền cao, cấu trúc thiết kế lợp đặc biệt mang đến sự thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông. Cổng đền được làm to và khang trang thể hiện sự tông sùng và kính trọng của người dân nơi đây đối với Trạng nguyên Lê Ích Mộc.
b) Sân đền
Sân đền được lát đá xi măng, trong sân xây dựng các khuôn bồn để trồng các cây cảnh được các nhà hảo tâm quyên tặng đền. Phía bên trái có một ao nhỏ với thiết kế tạo kiểu thú vị cùng với cây cầu nhỏ bằng đá được bắc qua.
Đối diện với cổng tam quan là cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng ở trên cùng, ở dưới là cờ ngũ sắc lễ hội. Cột cờ được xây dựng cao 3 bậc so với nền sân, bậc của cột cờ được lát đá hoa đen.
Phía bên phải sân là bức phù điêu hình chữ nhật được khắc họa vô cùng sinh động cảnh tượng sinh hoạt của người dân cũng như cảnh tượng Trạng nguyên Lê Ích Mộc thành danh khi về quê. Hai bên là câu tục ngữ: “ Tiên học lễ - Hậu học văn” chữ đen nền vàng. Phía trên bức phù điêu là hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt vô cùng sinh động.
Phía trước đền là lư hương bằng đá. Hai bên của lư hương là 2 trụ biểu bằng đá. Đỉnh trụ 2 bên là hình ảnh con nghê chầu quay mặt vào nhau, thân trụ là 2 câu đối với viền họa tiết được trang trí xung quanh, đế trụ thắt dạng cổ bồng. Bao quanh cột trụ là khuôn bồn cây làm tăng thêm tính thẩm mỹ.
Phía góc đền bên tay trái là có xây dựng một khu riêng để đốt vàng mã, tiền vàng và có biển chỉ dẫn để du khách có thể dễ dàng nhận biết và di chuyển
Phía góc đền bên tay phải là khu vệ sinh được xây dựng khang trang, sạch sẽ