Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 4

Lăng mộ quan Trạng đã trải qua hàng trăm năm trường tồn. Rừng lim quan Trạng trồng xưa đã hoá thân vào các công trình công cộng của làng của xã và thay thế vào đó là rừng bạch đàn xanh tốt đêm ngày rì rào tiếng reo vui.

Trải qua hàng trăm năm trường tồn và luôn được tôn tạo, bảo vệ, lăng mộ quan Trạng và khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc đã trở thành một di sản văn hoá vượt khuôn khổ làng xã trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Ngày nay, khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc gồm nhiều di tích lịch sử có liên quan đến Trạng nguyên Lê Ích Mộc như đình Thanh Lãng, lăng mộ Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Chùa Đông Linh Tự, Từ đường quan Trạng,… không chỉ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống của người con quê hương mà còn là điểm đến của du khách thập phương đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.

1.2.2.2. Trạng nguyên Trần Tất Văn

a) Giới thiệu chung

Trần Tất Văn (chữ Hán: 陳 必 聞 , 1428-1527), người làng Nguyệt Áng, tổng Đại Hoàng, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) thi đỗ Đình nguyên, Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526) đời vua Lê Cung Hoàng. Ông là tác giả bài biểu Lui vạn binh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...Trần Tất Văn sau ra làm quan cho nhà Mạc tới thượng thư, tước Hàn Xuyên bá, từng đi sứ nhà Minh.

b) Cuộc đời và sự nghiệp

Trạng nguyên Trần Tất Văn sinh ra trong một gia đình họ Trần - dòng dõi nhà nho ở thời hậu Lê. Do xuất thân là dòng dõi quý tộc, được thừa hưởng tư chất thông minh và được học hành đầy đủ nên ngay từ nhỏ Trần Tất Văn đã nổi tiếng về hiếu học, chăm ngoan. Qua nhiều năm miệt mài đèn sách ông đã vượt qua kỳ thi Hương (đỗ Giải nguyên), thi Hội (đỗ Hội nguyên), thi Đình (đỗ Trạng nguyên) - học vị cao nhất tại kỳ thi năm Bính Tuất niên hiệu Thống nguyên (1526) đời Lê Cung Hoàng. Ông là Trạng nguyên duy nhất của huyện An Lão dưới thời phong kiến, đồng thời

đứng thứ 30 trong tổng số 47 Trạng nguyên của cả nước. Ngày Trần Tất Văn được

vua ban cờ, biển cho về lễ tạ tổ tiên và các thầy học cũ, dân làng nô nức đón rước người ham học, đỗ cao, làm vẻ vang cho quê hương, dòng họ.

Sau đỗ đạt, ông làm quan cho triều Mạc, đến chức Thượng thư, tước Hàn Xuyên bá. Dưới thời Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, ông được giao trông coi việc từ hàn, những văn thư trao đổi giữa nhà Minh, nhà Mạc ông đều tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trạng nguyên Trần Tất Văn được người đời tôn vinh, nể trọng chủ yếu do đức độ, dốc lòng làm việc thiện “khuyến học, lo đời”, sống thanh bạch, không màng công danh, phú quý. Đặc biệt, người đương thời rất khâm phục bài biểu của vương triều Mạc (1527 - 1592) do ông trực tiếp soạn gửi nhà Minh. Ngày ấy, nhân lúc Mạc Đăng Dung mới khai lập nên vương triều Mạc lòng người còn chưa yên, nhà Minh giở chiêu bài “Phù Lê” nhăm nhe xâm lược nước ta, sai viên tướng có tiếng là thao lược Mao Bá Ôn đem đại quân áp sát biên giới gây áp lực, đòi cống nạp, cướp đất, đòi nộp con tin, đòi cống thợ giỏi, đòi tìm con cháu nhà Lê lập ngôi vua... Biết được nhân cách, tài năng và tư tưởng tiến bộ của Trạng nguyên Trần Tất Văn, Mạc Đăng Dung đã giao cho ông, một mệnh quan của triều đình cũ, chuyên lo việc bang giao với nhà Minh, tìm mọi cách để đất nước tránh được cuộc can qua binh lửa. Đó chính là bối cảnh mà Trạng nguyên Trần Tất Văn đã dốc hết tâm lực, trí tuệ, sự hiểu biết, tài ngoại giao ứng đối của mình cho việc soạn bài biểu nhân danh “Sơn hà xã tắc” gửi triều đình nhà Minh. Sách “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề chép lại bài biểu này với cái tên “Một bài biểu lui vạn binh”, trong đó có câu rất nổi tiếng như:

“Vị tiểu quốc bất học vô nhân, lễ nghĩa hà túc thâm trách Mẫn An Nam vô cô xích tử, phong nhận nhẫn sử hoành la” Có nghĩa là:

Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 4

“Cho nước tôi là vô nhân ít học thì lễ nghĩa sao đáng trách móc?


Bảo thương dân An Nam vô tội, nỡ nào đem gươm giáo đâm chém?” Tương truyền, Mao Bá Ôn đọc biểu rơi nước mắt rồi quyết định lui quân.

Trong lịch sử bang giao thời quốc gia Đại Việt, lời lẽ và sức mạnh của bài biểu “Lui vạn binh” của Trạng nguyên Trần Tất Văn có thể được sánh ngang với lời đối đanh thép “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” của sứ thần Giang Văn Minh.

Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, trong số 47 trạng nguyên của nước nhà, Trần Tất Văn là trạng nguyên thứ 30 của các triều đại Lý - Trần - Hậu Lê và là trạng nguyên thứ 21 cũng là trạng nguyên cuối cùng của nhà Hậu Lê nổi tiếng trong lịch sử phát triển giáo dục, đào tạo hiền tài của nước ta thời Trung Đại. Khoa thi Đình năm Thống Nguyên thứ 5 (1526) này, do tình hình loạn lạc nên không dựng bia tiến sỹ ở Văn Miếu Thăng Long, nhưng tên Trạng nguyên Trần Tất Văn được ghi ở tất cả các sách Đăng khoa lục. Tất cả các sách Đăng khoa lục đều ghi rõ Trần Tất Văn người làng Nguyệt Áng, huyện An Lão đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh khoa Bính Tuất niên hiệu Thống Nguyên 5, làm quan nhà Mạc đến chức Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá, từng được cử đi sứ nhà Minh. Con ông là Trần Tảo đỗ đồng tiến sỹ khoa Ất Sửu niên hiệu Thuần Phúc 4 triều Mạc, làm quan đến chức Thừa chánh sứ. Trong lịch sử khoa bảng nước ta thời quân chủ chuyên chế, gia đình có cha đỗ Trạng, con đỗ Nghè chỉ có 7 gia đình mà thôi, trong đó có gia đình Trạng nguyên Trần Tất Văn.

Khi làm quan dưới triều nhà Mạc, thấu hiểu được tấm lòng và tình cảm của người dân quê hương, ông đã bỏ tiền hưng công xây dựng trên mảnh đất hương hoả của gia đình ông một ngôi chùa để người dân ở đây có điều kiện sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tu thiện, tích đức. Người dân làng Nguyệt Áng truyền tụng rằng chùa quan Trạng tên chữ là Vĩnh Khoái Tự có quy mô rất rộng rãi, khang trang nằm trên một gò đất cao ráo, rộng tới 1/2 mẫu Bắc bộ. Ngoài việc xây chùa, Trạng nguyên Trần Tất Văn thấu hiểu nỗi cực nhọc của nhân dân địa phương khi phải lội qua nhánh sông nhỏ mùa hè cũng như mùa đông giá lạnh. Ông đã bỏ tiền làm một cây cầu đá xanh 3 nhịp dài 6-7mét, hiện nay chiếc cầu đã bị đổ, nhân dân địa phương còn lưu giữ được nhiều cấu kiện của chiếc cầu là những khối đá xanh hiện còn trong di tích. Cho đến nay, người dân Nguyệt Áng vẫn còn lưu truyền được bài thơ quan trạng về làng xây cầu đá:

“Hôm qua còn lội qua đầm Hôm nay thanh thản qua cầu đá xanh

Cầu này cầu ái cầu ân


Công ơn quan Trạng có tâm với làng”


c) Di sản

Đời truyền rằng, năm nào ông cũng dành phần lớn bổng lộc vua ban để gây quỹ khuyến học giúp đỡ các học trò nghèo ở quê hương, chăm ngoan học giỏi... Nhưng tiếc thay, những di sản văn hoá mà Trạng nguyên Trần Tất Văn để lại cho quê hương, đất nước đã bị mai một, thất lạc, mất mát gần hết. Một phần lớn là do khi nhà Lê Trung Hưng giành được ngôi báu, với chính sách trả thù tàn khốc, toàn bộ “Trần Gia Trang” ở làng Nguyệt Áng bị san thành bình địa, những công trình kiến trúc - nghệ thuật gắn với công tích Trần Văn Tất, Trần Tảo đều bị phá huỷ, gia tộc họ Trần ở làng Nguyệt Áng, người bị giết, bị đi đày hay phải trốn tránh khắp nơi, gia phả dòng tộc bị thất truyền. Theo Lê triều thông sử, ngày 14-1 năm Quý Mùi (1593), con trai Quan Trạng là Thừa chính sứ Trần Tảo bị quân Lê - Trịnh bắt cùng với nhiều quan lại cao cấp khác của nhà Mạc. Tục truyền, cả gia đình Trạng nguyên Trần Tất Văn bị tàn sát ở bến Thanh Lâm (Cẩm Giàng, Hải Dương).

Sau khi quan Trạng qua đời, nhân dân địa phương đã dựng ngôi đền để thờ phụng tưởng nhớ ơn đức của Quan Trạng. Đền được xây dựng nằm gần sát toà phật điện. Đền quay cùng hướng với ngôi chùa nhìn về phía Tây Bắc, cách nơi linh địa này không xa phía trước là dòng sông Đa Độ uốn khúc chảy qua và đằng sau là dãy núi sừng sững trụ vững với thời gian.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947-1948), các công trình kiến trúc đền, chùa Quan Trạng cũng như các công trình văn hoá tín ngưỡng khác của địa phương Nguyệt Áng đã phải tiêu thổ kháng chiến. Mặc dù ở Nguyệt Áng đã trải qua bao lần san lấp mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, song đến nay, khu đất linh địa, đất xây đền, chùa quan Trạng ngày xưa vẫn còn gần như nguyên vẹn.Tất cả

các công trình này đều nằm trên khu đất thuộc “Trần Gia Trang” thuở trước và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

Để tôn vinh và nối dài công tích và đức độ của Trạng nguyên Trần Tất Văn, UBND TP đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo và phục dựng khu di tích tưởng niệm Quan Trạng Áng; đồng thời mở đợt phát hành xổ số từ ngày 1-10 đến 7-11-2007 nhằm huy động từ những tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của người Hải Phòng, của dân đất gạch, giọt đồng, giúp nhân dân Nguyệt Áng, Thái Sơn hoàn thành tâm nguyện tri ân Trạng nguyên Trần Tất Văn.

Hiện nay, tên của ông được đặt một con đường tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

1.2.2.3. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

a) Giới thiệu chung

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮 秉 謙 ; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn

Đạt, tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển củalịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình

Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu Sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.

b) Cuộc đời và sự nghiệp

Gia thế và những năm thơ ấu

Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (13 tháng 5 1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.

Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy người mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.

Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ

Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo.

Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng

sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

Thi cử và làm quan dưới triều Mạc

Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.

Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ

31

Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng “Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc”.

Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà. Trạng nguyên Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như “Lực phù nhật cốc trụ kình thiên” (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt” (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua).

Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông).

Những năm tháng cuối đời

Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời,

ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “… Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2023