Bên cạnh đó, nhằm phát huy tối đa nguồn lực của các địa phương thì cần chú
ý đến phạm vi liên kết. Sự liên kết ở đây không những theo chiều dọc, chiều ngang về địa lý mà còn bao gồm cả chiều ngang lẫn chiều dọc giữa các ngành, các doanh nghiệp với nhau. Liên kết ngang là liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong việc tổ chức khai thác và kinh doanh du lịch, vì thế cần xây dựng các sản phẩm du lịch mang hình ảnh chung của miền Trung, trên cơ sở đó các doanh nghiệp cùng nhau phối hợp nhau để thực hiện, cung cấp các dịch vụ đảm bảo chất lượng và phù hợp cho du khách trong hành trình, cung ứng chuỗi giá trị tuyệt hảo đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách DL. Bên cạnh đó không thể thiếu sự liên kết theo ngành dọc, liên kết các lĩnh vực liên quan như thương mại, tài chính, ngân hàng, giao thông, hải quan, ngoại giao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch đồng thời tạo đà cho sự liên kết phát triển, tổ chức sự kiện và quảng bá du lịch.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là cần có một cơ quan điều phối chung đứng ra chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện liên kết, do đó việc thành lập Cơ quan quản lý du lịch khu vực miền Trung sẽ là đơn vị trung tâm đề xuất các hoạt động trọng tâm hướng tới mục tiêu chung, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, các đơn vị trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch nói chung, các DSVHTG nói riêng, phối hợp liên kết với nhau trong việc bảo tồn, phát huy giá trị TNDL, bảo vệ môi trường góp phần gia tăng tốc độ PTDL của khu vực. Với tiềm năng DSVHTG tại miền Trung sẽ là cơ sở tiền đề tạo động lực cho phát triển du lịch nếu có những cách thức liên kết đúng đắn của các địa phương có di sản. Vì vậy cần tránh việc phát triển du lịch theo tình trạng cát cứ, mạnh ai nấy làm hiện nay. Cơ quan quản lý du lịch này sẽ là đầu tàu để thực hiện việc kết nối giữa các địa phương nhằm hoàn thiện lại Con đường di sản miền Trung. Việc liên kết không chỉ được thực hiện giữa các địa phương có di sản mà được mở rộng đối với tất cả các tỉnh thành trong khu vực miền Trung. Hơn nữa, việc liên kết còn được thực hiện giữa các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, góp phần gia tăng khả năng thu hút khách đến MT. Cơ quan quản lý du lịch sẽ chịu trách nhiệm gánh vác và duy trì hoạt động của Con đường di sản MT trên cơ sở các sản phẩm du lịch hiện có, đặc biệt là các DSVHTG, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển du lịch MT. Ngoài ra, để tạo đà cho sự phát triển, cần có liên kết trong triển khai các chương trình hành động của mỗi tỉnh gắn kết với các tỉnh khác trong khu vực MT về phát triển hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tạo sự đồng nhất trong chất lượng phục vụ. Điều đó sẽ tạo sức mạnh trong liên kết, gia tăng lợi thế cạnh tranh của du lịch miền Trung.
3.6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.6.1. Đối với chính phủ
Cần có các chính sách rõ ràng, tạo cơ chế quản lý cũng như hệ thống các tiêu chuẩn riêng cho hoạt động khai thác các DSVHTG. Đồng thời cần có sự hỗ trợ về kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương có di sản. Hơn nữa cần có sự giúp đỡ các địa phương có di sản thực hiện quảng bá cho các di sản, xây dựng hình ảnh cho các di sản để có những tác động cụ thể đến du khách trong và ngoài nước. Khuyến khích các thành phần tham gia hoạt động du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương nơi có di sản, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra trước mắt cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho từng khu vực với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan làm căn cứ cho các địa phương tổ chức khai thác một cách có hiệu quả các DSVHTG.
3.6.2. Đối với các tỉnh
Căn cứ và các chính sách chung của nhà nước, ban hành các quy định trong việc khai thác đi đôi với việc bảo tồn DSVHTG, bên cạnh đó cần chú trọng đến bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh, tuân thủ nghiêm túc các cam kết với Ủy ban di sản thế giới về khai thác, bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Ma Trận Swot Trong Khai Thác Du Lịch Miền Trung (Phụ Lục 29)
- Một Số Giải Pháp Khai Thác Hợp Lý Các Di Sản Văn Hóa Thế Giới Nhằm Phát Triển Du Lịch Miền Trung
- Giải Pháp Đảm Bảo Lợi Ích Và Thu Nhập Cho Cộng Đồng Địa Phương
- Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam - 23
- Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam - 24
- Ông (Bà) Tìm Kiếm Thông Tin Về Di Sản Thông Qua Nguồn Thông Tin Nào?
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
3.6.3. Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch
Cần phối hợp với cộng đồng địa phương, với chính quyền, với Ban quản lý các di tích, di sản tổ chức khai thác hợp lý các DSVHTG. Hơn nữa, cần tạo ra nhiều sản phẩm DLVH có chất lượng phục vụ nhu cầu của du khách, gắn với việc khai thác cần có sự phối hợp đào tạo huấn luyện các nghiệp vụ du lịch cho người lao động, góp phần khai thác hợp lý DSVHTG theo hướng bền vững.
3.6.4. Đối với người dân và cộng đồng địa phương
Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động du lịch để chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp. Khi tham gia vào hoạt động chung ngoài việc giúp cải thiện cuộc sống, tạo công ăn việc làm, còn thúc đẩy cộng đồng phát triển góp phần bảo vệ và khôi phục các DSVHTG.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Miền Trung là khu vực có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các tỉnh, thành miền Trung có rất nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Nhiều điểm du lịch có giá trị được đưa vào các chương trình du lịch để tăng cường khả năng khai thác khách của khu vực. Các địa phương miền Trung có lợi thế to lớn là sở hữu các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận như Quần thể di tích Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Thành Nhà Hồ. Đây là những nguồn vốn quý giá để có thể phát triển loại hình du lịch văn hóa. Việc khai thác các di sản này góp phần thúc đẩy sự PTDL mạnh mẽ. Do đó, cần phải có các giải pháp đúng đắn có tính khả thi cao. Các giải pháp được đưa ra dựa vào các căn cứ như các điều kiện khai thác du lịch tại miền Trung, tình hình du lịch trên thế giới, tại Việt Nam và ở Miền Trung, xu hướng du lịch văn hóa hiện nay, các định hướng khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới tại Miền Trung, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, xác định khách hàng mục tiêu của du lịch miền Trung và định vị, xây dựng ma trận SWOT trong khai thác du lịch miền Trung. Luận án đã dự báo số khách du lịch đến Miền Trung và dự bán doanh thu du lịch dựa trên phần mềm EVIEWS 7.0. Xác định phương hướng và mục tiêu khai thác DSVHTG nhằm phát triển du lịch miền Trung. Từ đó đưa ra một số giải pháp khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch tại Miền Trung bao gồm nhóm giải pháp tăng cường phát huy giá trị của các di sản văn hóa thế giới, nhóm giải pháp tăng cường lợi ích kinh tế từ di sản văn hóa thế giới cho cộng đồng, nhóm giải pháp liên quan đến bảo vệ môi trường và nhóm các giải pháp khác. Ngoài ra, luận án còn đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, đối với các tỉnh, đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, đối với người dân và cộng đồng địa phương.
KẾT LUẬN LUẬN ÁN
Miền Trung có được lợi thế vô cùng to lớn đó là các DSVHTG, vì thế có thể tận dụng và khai thác những nguồn tài nguyên vô giá này trong PTDL. Tuy nhiên, để các tài nguyên luôn nguyên vẹn, đảm bảo tính xác thực, việc khai thác phải luôn đi đôi với bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Do đó vấn đề khai thác hợp lý các DSVHTG được đặt lên hàng đầu, phải làm sao để khai thác để mang đến những lợi ích cho hiện tại mà không gây những ảnh hưởng gì cho thế hệ mai sau. Đề tài luận án: “Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam" nhằm:
- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến khai thác hợp lý tài nguyên du lịch di sản văn hóa thế giới.
- Xác định mô hình khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới, đồng thời xác
định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các DSVHTG.
- Nghiên cứu khảo sát tình hình PTDL tại miền Trung, đánh giá tình hình khai thác du lịch tại các DSVHTG nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm giúp chính quyền địa phương nơi có di sản cùng kết hợp với các đơn vị quản lý các DSVHTG khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung-Việt Nam.
Khai thác hợp lý các DSVHTG là chủ đề chính của luận án, đây là vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết. Việc khai thác hợp lý các DSVHTG là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu với các nhà quản lý DL. Các nhân tố chính liên quan đến khai thác hợp lý được đặt ra là (1) Tăng cường giá trị của các di sản; (2) Đảm bảo đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng; (3) Quan tâm đến chất lượng môi trường tại các di sản. Luận án đã đề xuất hệ thống 7 tiêu chí và 14 chỉ tiêu cụ thể đánh giá việc khai thác hợp lý các DSVHTG. Luận án cũng tập trung đánh giá tình hình khai thác du lịch tại các DSVHTG nhằm phát triển du lịch MT trong thời gian qua dựa trên các nhân tố cũng như các tiêu chí và chỉ tiêu đã xác định, trên cơ sở đó luận án đã rút ra 3 kết quả đạt được và 6 hạn chế trong việc khai thác du lịch tại các DSVHTG. Đây cũng là các căn cứ quan trọng để hình thành các giải pháp khai thác hợp lý các DSVHTG nhằm phát triển du lịch miền Trung thời gian đến.
* Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
- Luận án hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận về DLVH và DLVH di sản, đưa ra khái niệm đồng thời xác định các tiêu thức đánh giá PTDL.
- Luận án đã xác định cơ sở lý luận về DSVHTG, xác định các đặc điểm của DSVHTG.
- Luận án đã đưa ra khái niệm về khai thác hợp lý các DSVHTG, căn cứ vào đó xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các DSVHTG.
- Phân tích kinh nghiệm áp dụng các chính sách quản lý di sản văn hóa thế giới của một số nước trong khu vực và rút ra các bài học cho Việt Nam.
* Những đóng góp mới về mặt thực tiễn:
- Luận án đã tổng hợp, đánh giá tình hình PTDL tại khu vực miền Trung VN
- Luận án vận dụng lý thuyết đánh giá tính hợp lý trong khai thác các DSVHTG tại miền Trung, đặc biệt là các di sản vật thể như DSVHTG Quần thể di tích Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, Thành Nhà Hồ, chỉ ra những thành công, và những tồn tại trong quá trình khai thác các DSVHTG.
- Nghiên cứu các điều kiện khai thác du lịch, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe đọa đối với miền Trung trong khai thác nhằm phát triển du lịch.
- Luận án sử dụng mô hình dự báo khách du lịch theo phương pháp làm trơn hàm mũ Holt-Winter nhằm dự báo số lượt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến miền Trung trong thời gian đến năm 2020.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung trong thời gian tới
- Đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm tạo điều kiện trong việc khai thác các di sản văn hóa thế giới một cách hợp lý
Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có khả năng ứng dụng :
- Để phát triển những vấn đề lý luận về khai thác hợp lý tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững nói chung, phát triển du lịch bền vững nói riêng, trong những điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Xây dựng các chính sách, các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo cho việc khai thác theo hướng du lịch bền vững ở Việt Nam, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược của du lịch Việt Nam.
- Nhân rộng mô hình khai thác hợp lý ở các khu du lịch ở Việt Nam, góp phần tăng khả năng thu hút khách và kinh doanh du lịch có hiệu quả ở các khu du lịch.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Các bài báo, báo cáo khoa học
[1]. Bàn về vấn đề khai thác hợp lý tiềm năng du lịch văn hóa – Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, số 51, tháng 5-6.2005
[2]. Khai thác tài nguyên du lịch văn hóa ở Hội An - Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5/2010
[3]. Vai trò văn hóa trong phát triển du lịch – Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2010 [4]. Một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch văn hóa ở Hội An thời gian đến – Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, năm 2005
[5]. Phát triển bền vững các di sản văn hóa thế giới - Kỷ yếu hội thảo Phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội khu vực duyên hải miền Trung Tây Nguyên (2011)
[6]. Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng - Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển kinh tế xã hội miền Trung và Tây Nguyên gắn với yêu cầu tái cơ cấu kinh tế (2012)
[7]. Phát triển du lịch miền Trung Việt Nam – Kỷ yếu Hội thảo Phát triển các nguồn lực cho du lịch miền Trung và Tây Nguyên (2013)
Tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Vĩnh Bảo (biên dịch) (2006), Một vòng quanh các nước – Hàn Quốc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
[2]. Trần Vĩnh Bảo (biên dịch) (2006), Một vòng quanh các nước – Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
[3]. Trần Vĩnh Bảo (biên dịch) (2006), Một vòng quanh các nước – Thái Lan, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
[4]. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch (2011) - Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội
[5]. G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard (2000), Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
[6]. Trần thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
[7]. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing Du lịch,
Nhà xuất bản giao thông vận tải
[8]. Nguyễn Văn Đính, Trần thị Minh Hòa (2004), Kinh tế Du lịch, Nhà Xuất bản Lao
động xã hội
[9]. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình Quản Trị kinh doanh Lữ hành, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
[10]. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế Du lịch, Nhà Xuất bản Trẻ
[11]. Đỗ Thanh Hoa (2008), Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và PTDL tại các khu vực di sản thế giới tại Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam 12-2008
[12]. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[13]. Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế (2005), Cố đô Huế xưa và nay, Nhà xuất bản Thuận Hóa
[14]. Walter Jameson (2003), Hướng dẫn quy hoạch PTDL bền vững, Nhà Xuất bản Hà Nội
[15] Ando Katsuhiro (2012), Kinh nghiệm của Nhật Bản trong vấn đề phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch và nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam, http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc-te/657-kinh- nghiem-cua-nhat-ban-trong-van-de-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-de-phat- trien-du-lich-va-nghien-cuu-ap-dung-cho-viet-nam.html
[16]. R. Lanquar (2002), Kinh tế Du lịch, Nhà Xuất bản Thế giới
[17]. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[18]. Phạm Trung Lương (2006), Môi trường du lịch với phát triển bền vững, Tài liệu tập huấn PTDL bền vững
[19] Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục
[20] Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình chủ biên (2001), Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
[21]. Alastairr M.Morrison (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn,
Nhà máy In Quân đội, Hà Nội
[22]. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang, (2005), Marketing Du lịch, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
[23]. Trần Đình Nghiêm và các tác giả (1999), Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, Đặc sắc liên vùng văn hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
[24]. Trần Nhạn (1996), Du lịch và Kinh doanh Du lịch, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin
[25]. Nguyễn thị Thống Nhất (2005), Một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch văn hóa ở Hội An thời gian đến, Luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
[26]. Athur Pederson (2002), Quản lý Du lịch tại các di sản thế giới, Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế giới, Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO xuất bản
[27]. Trương Sỹ Quý, Hà Quang Thơ (1998), Kinh tế Du lịch, Trường Đại học Kinh tế và QTKD
[28]. Martin Roll (2009), Chiến lược Thương hiệu Châu Á, Nhà xuất bản Lao động xã hội
[29]. Hà Văn Siêu, Đào Duy Tuấn (2012), Quy hoạch PTDL các tỉnh duyên hải Miền Trung trong liên kết phát triển Vùng, Tạp chí Du lịch Việt Nam 1-2012
[30]. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[31]. Nguyễn Quang Thắng (2001), Quảng Nam Đất nước và nhân vật, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội
[32]. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc Văn hóa Dân tộc, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin [33]. Trần Mạnh Thường (2005), Những di sản nổi tiếng thế giới , Nhà Xuất bản Văn
hóa