CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC NGUỒN NHÂN
LỰC CỦA CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV DL CĐ Hạ Long
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triểncủa Công ty
Công ty TNHH MTV DL CĐ Hạ Long là một trong doanh nghiệp đoàn thể thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh. Tiền thân của Công ty là một Nhà nghỉ CĐ Bãy Cháy nằm bên bờ vịnh Hạ Long phục vụ CNVC, LĐ vùng mỏ trong những năm 1965 – 1975.
Ban đầu cơ sở vật chất của Nhà nghỉ rất đơn sơ với ba lô nhà cấp bốn gồm 20 phòng không có vệ sinh khép kín, một nhà ăn 80 chỗ, một hội trường và một câu lạc bộ. Đội ngũ phục vụ gồm 2 người, chủ yếu lấy tinh thần phục vụ làm đầu.
Đến năm 1976 Nhà nghỉ được giao thêm một chức năng nữa là phục vụ CNVC, LĐ trong cả nước đến nghỉ dưỡng sức 10 ngày vào mùa đông hàng năm. Cũng từ đó Nhà nghỉ bắt đầu hoạt liên tục cả bốn mùa trong năm. Lúc này, Tổng công đoàn đã dùng kinh phí BHXH để đầu tư mở rộng nâng công suất hoạt động với số giường từ 80 lên 150 vào năm 1977.
Song song với việc đầu tư nâng số giường nghỉ dưỡng sức, Tổng công đoàn đã khởi công xây dựng lại khu đất của Nhà nghỉ cao 6 tầng có quy mô 80 phòng nghỉ ở 4 tầng trên và dành 2 tầng dưới cho khám chữa bệnh, tập thể dục, phòng đọc sách, câu lạc bộ và tầng một phục vụ ăn uống, đón tiếp và quản lí.
Năm 1982 công suất giường tăng lên có lúc phục vụ tới 350 khách nghỉ. Cơ sở vật chất của Nhà nghỉ được đầu tư tăng lên như phương tiện vận chuyển, đặc biệt là có một tàu thăm Vịnh lớn nhất lức đó có sức chuyên chở 150 khách.
Đến năm 1995 Nhà nghỉ công đoàn Bãi Cháy thực sự hoà nhập vào thị trường du lịch. Nhà nghỉ hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hạch toàn độc lập không còn sự bảo trợ kinh phí như trước đây.
Năm 1997 đổi tên từ Nhà nghỉ sang Khách sạn du lịch Công đoàn Bãi Cháy
theo Quyết định ssó 434 QĐ/UB ngày 03 tháng 02 năm, 1992 của UBND tỉnh Quảng Ninh với các nội dung đăng ký kinh doanh: Khách sạn, nhà hàng ăn uống và các dịch vụ khách. Từ đó Khách sạn du lịch Công đoàn Bãi Cháy trở thành doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh độc lập.
Năm 2001, được sự cho phép của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, sự tạo điều kiện về vốn của Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh, công ty đã đầu tư thêm 1 khách sạn mới với mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, có 113 phòng nghỉ, hội trường, phòng ăn đạt tiêu chuẩn 4 sao. Từ một nhà nghỉ “không sao”, nay Công ty đã có một hệ thống khách sạn 3 cấp với gần 300 phòng các loại gồm một KS 4 sao, một KS 3 sao và 2 KS 2 sao (1 KS tại Móng Cái), kèm theo hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh. 15 năm hoạt động theo cơ chế thị trường, doanh thu tăng từ 7 tỷ lên gần 80 tỷ đồng, nộp ngân sách, lợi nhuận vượt quá 3 lần, thu nhập CNVC, LĐ tăng hơn 4 lần. Lực lượng lao động tăng từ 87 lên gần 330 người, trong đó có 75% trình độ từ trung cấp đến đại học.
Năm 2004 Khách sạn du lịch CĐ Bãi Cháy chuyển đổi sang CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long theo Quyết định số 4905QĐ/UB ngày 31 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh với các nội dung đăng ký kinh doanh: Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách.
Công ty đã nhận được được nhiều phần thưởng cao quý, như Huân chương Lao Động, Bằng khen của Thủ tướng, Cờ của UBND tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng cục du lịch, LĐLĐ tỉnh và Cúp Vàng, Giải Vàng của nhiều tổ chức quốc tế, trong nước. Công ty đã khẳng định được sự lớn mạnh không ngừng gắn liền với đầu tư đúng hướng, mang lại hiệu quả cao. Công ty đã được “chọn mặt gửi vàng” là địa điểm nhiều lần tổ chức các cuộc thi Sao Mai và Liên hoan PTTH toàn quốc; các hội nghị, mít tinh của Chính phủ; hội nghị báo cáo viên toàn quốc năm 2011; Liên hoan Thơ Châu Á – Thái Bình Dương lần thức X đầu năm 2012; phục vụ ăn nghỉ của Đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII; Hội nghị xúc tiến Quảng Ninh năm 2012…
Hiện nay Công ty có tên trụ sở chính như sau:
Tên đơn vị: CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long.
Tên giao dịch: CT KS DL CĐ Hạ long.
Địa chỉ: Đường Hạ Long – Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh. Điện thoại: 0333. 846.780 – 846.782. Fax: 0333. 846440.
Email: Congdoanhotel@.hn.vnn.vn; Web: Grandhalonghotel.com.vn.
2.1.2. Nhiệm vụ
CT TNHH MTV DL CĐ Hạ Long là một doanh nghiệp trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh, có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Phục vụ cán bộ công đoàn và CNVC, LĐ trong hệ thống công đoàn về làm việc với cơ quan Liên đoàn lao động tỉnh.
- Phục vụ các Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh và các Hội nghị chuyên đề của công đoàn.
- Phục vụ các Hội nghị của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, của các cá
nhân….trong và ngoài tỉnh, trong nước và các tổ chức nước ngoài.
- Phục vụ nhu cầu về ăn, nghỉ và một số nhu cầu khác cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Với mục tiêu chung của công ty là kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tại công ty; tối đa hóa hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong công ty.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
- Ban giám đốc có cơ cấu như sau:
+ Giám đốc phụ trách chung.
+ Phó giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh.
+ Phó giám đốc phụ trách hành chính quản trị.
- 10 phòng ban chức năng:
Phòng Hành chính – Lao động tiền lương.
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Kinh doanh.
Phòng Kỹ thuật.
Phòng Lữ hành.
Bộ phận buồng.
Bộ phận sảnh.
Bộ phận nhà hàng.
Bộ phận dịch vụ.
Tổ sửa chữa
Tỉ bÕp
Tổ bàn
P.TC TL
P.Kinh doanh
Tổ giặt là
Tổ hội
trường
Tổ buồng
VP LÔ
tân
Quầy lễ tân
Tổ bảo vệ
P.kÕ
toán
P.Giặt là buồng
BP LÔ
tân
Phòng bảo vệ.
Giá m đốc
P.Giám đốc 1
P.Giám đốc 2
Các bộ phận
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Nguồn: (Phòng TCHC – LĐTL công ty)
Chức năng của các bộ phận
* Ban giám đốc
- Giám đốc: Lãnh đạo và quản lý toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cho các bộ phận hoạt động đồng bộ, đạt hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao, tăng năng suất lao động, tiết kiệm mọi chi phí, tổ chức kinh doanh và quản lý một cách khoa học.
Chịu trách nhiệm trước LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh và Nhà nước về toàn bộ tài sản, vốn kinh doanh,về việc thực hiện các chhế độ chính sách, các quy định của pháp luật trong quản lý kinh doanh, quản lý lao động, quản lý tài sản của công ty.
Là người có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt hoạt động của công ty. Quyết định tất cả các vấn đề trong phạm vị quyền hạn và giao quyền quyết định một số vấn đề cho các phó giám đốc.
- Các phó giám đốc: Giúp giám đốc chỉ đạo các bộ phận được phân công quản lý và điều hành. Chịu trách nhiệm trước giám đốc, Thường trực Công đoàn tỉnh và Nhà nước về công việc được phân công phụ trách và uỷ quyền thay mặt giám đốc.
* Phòng hành chính – Lao động tiền lương
Giúp giám đốc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, theo dõi laom động - tiền lương và các chế độ chính sách đối với NLĐ. Kiểm tra, giám sát chất lượng lao động của các bộ phận, tham mưu cho giám đốc chất lượng lao động hàng tháng. Điều động các nhân lực giưa các bộ phận khi cần thiết, phụ trách công tác thi đua – Khen thưởng của Công ty. Quản lý hồ sơ pháp nhân của công ty, hợp đồng lao động và các giấy tờ khách liên quan đến nhân sự của công ty.
*Phòng tài chính - Kế toán
Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh của công ty. Đáp ứng các yêu cầu báo cáo thống kê, quyết toán…đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên kịp thời và chính xác. Tham mưu cho giám đốc về tất cả các mặt quản lý tài chính, tài sản, giá cả, các chế độ chi tiêu tài chính. Quyền hạn theo quy định của Nhà nước đối với kế toán trưởng.
* Phòng kinh doanh
Trực tiếp kiểm tra giám sát nghiệp vụ đặt phòng và các dịch vụ khác của toàn công ty. Phối hợp với các bộ phận trong công ty về hoạt động khai thác, tiếp thị, quảng bá tìm kiếm thị trường khách hàng…Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc
tăng, giảm giá các dịch vụ đối với từng đối tượng khách, theo thời điểm, mùa vụ.
* Phòng kỹ thuật
Thực hiện chức năng quản lý cơ sở, vật chất, kỹ thuật của công ty, cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của công ty. Chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc công ty. Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng, nâng cấp các thiết bị, cơ sở vật chất chung của công ty trong chiến lược phát triển của công ty.
Phòng lữ hành
Định hướng thị trường, sản phẩm tour; Tham mưu cho Ban giám đốc các quyết sách về thị trường, giá cả, dịch vụ cung ứng; Phụ trách công tác tiếp thị và khai thác thị trường khách du lịch; Phối hợp với phòng kinh doanh để chào bán các sản phẩm du lịch của công ty; Tham mưu cho Ban giám đốc các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
*Bộ phận buồng phòng
Chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh buồng khách, quản lý vật tư, tài sản trang bị cho phòng khách, hội trường. Giữ gìn máy móc, tiện nghi, nội thất trong khách sạn theo đúng cấp hạng khách sạn, thường xuyên thông báo cho lễ tân về tình trạng buồng phòng, hội trường. Phân công lao động trong bộ phận, đảm bảo tiết kiệm lao động xong không ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh buồng phòng, thường xuyên kiểm tra chất lượng buồng phòng, kịp thời phát hiện những sự cố hỏng hóc để xử lý. Phụ trách dịch vụ giặt là cho ga, chăn…của công ty và các loại trang phục cho khách hàng.
* Bộ phận sảnh
Bao gồm tổ hành lí, lễ tân và thu ngân. Đây là bộ phận đóng vay trò đặc biệt quan trọng, được ví như “bộ mặt” đại diện cho khách sạn trong quan hệ đối ngoại với khách hàng, là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, tạo ra ấn tượng ban đầu của khách đối với khách sạn. Chịu sự điều hành của Ban giám đốc và sự chỉ đạo nghiệp vụ kế toán của Kế toán trưởng. Tổ chức đón tiếp khách tới công ty ăn, nghỉ, bán các dịch vụ kinh doanh của công ty. Theo dõi các buồng trong khách sạn,
thường xuyên liên hệ và kiểm tra chất lượng buồng phòng để quảng cáo, mời và giới thiệu khách hàng. Làm công tác thanh toán các dịch vụ khách hàng sử dụng tại khách sạn.
* Bộ phận nhà hàng
Điều hành toàn bộ công việc của nhà hàng (bếp, bàn, bar). Quản lý thực phẩm từ đầu vào, kỹ thuật chế biến đầu ra, số lượng, chất lượng các bữa ăn, món ăn khi hàng sử dụng. Lên thực đơn hàng ngày, nghiên cứu ứng dụng các kinh nghiệm tiên tiến trong chế biến các món ăn với chất lượng cao, mặt hàng đa dạng hấp dẫn. Thường xuyên kiểm tra hướng dẫn cho nhân viên về quy trình chế biến, chất lượng, thẩm mỹ, khoa học của thực đơn và món ăn. Chịu trách nhiệm chính về vệ sinh ăn toàn thực phẩm.
* Bộ phận bảo vệ
Có chức đảm bảo sự an toàn về tài sản và tính mạng cho khách hàng và công ty.
Bộ phận dịch vụ
Chuyên cung cấp các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của địa phương và các
vùng miền trong cả nước cho du khách ở các quầy.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua, Công ty tiến hành kinh doanh trong điều kiện thuận lợi nhất định, xong bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, thử thách. Ngành du lịch là ngành kinh tế vừa có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ có tính chiến lược cho khách hàng, vừa thông qua các loại hình dịch vụ để góp phần xây dựng nếp sống văn minh hiện đại. Vì vậy đồi hỏi công ty phải luôn vận động và không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng của mình đối với khách hàng và xã hội.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012
Các chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | |
Tổng lượt khách + Khách quốc tế + Khách nội địa | người | 47.461 42.423 | 45.173 43.060 | 44.238 42.848 | |
Công suất sử dụng phòng | % | 80.7 | 78.9 | 79.2 | |
I | Tổng doanh thu | VND | 62.355.444.768 | 76.660.761.990 | 90.851.176.393 |
1 | Thu từ kinh doanh dịch vụ | VND | 61.469.681.890 | 75.637.839.372 | 90.191.008.713 |
2 | Thu hoạt động tài chính | VND | 20.121.344 | 20.412.536 | 65.413.954 |
3 | Thu khác | VND | 865.641.534 | 1.002.510.082 | 594.753.726 |
II | Tổng chi phí | VND | 61.041.269.060 | 75.240.598.005 | 89.088.502.941 |
1 | Chi khấu hao | VND | 3.928.469.229 | 3.904.320.260 | 4.165.643.580 |
2 | Chi lương và các khoản theo lương | VND | 13.596.538.000 | 16.807.206.220 | 17.832.044.238 |
3 | Chi nguyên vật liệu | VND | 3.323.933.059 | 4.051.799.616 | 3.847.710.285 |
4 | Chi khác | VND | 40.192.328.772 | 50.477.271.909 | 63.243.104.838 |
III | Nộp thuế và các khoản phải trả cho nhà nước | VND | 4.096.474.705 | 5.576.620.579 | 5.897.228.621 |
IV | Lợi nhuận sau thuế | VND | 1.314.175.708 | 1.420.163.985 | 1.762.673.452 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Xác Định Nhu Cầu Nguồn Nhân Lực Trong Kinh Doanh
- Các Đặc Điểm Nguồn Nhân Lực Và Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Các Vấn Đề Về Hoạch Định Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Ngành Du Lịch
- Phân Tích Các Căn Cứ Hình Thành Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Ct Tnhh Mtv Dl Cđ Hạ Long
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2010-2012 Của Khách Sạn Sài Gòn – Hạ Long.
- Phân Tích Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Của Ct Tnhh Mtv Dl Cđ Hạ
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của nhà khách tăng dần qua các năm 2010, 2011, 2012. Doanh thu năm 2010 là 62.355.444.768, năm 2011
là 76.660.761.990 tăng 22,9% và đến năm 2012 là 90.851.176.393 tăng 45,7% so
với năm 2010. Trong đó doanh thu từ kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống là cao