Dân Tộc Bản Địa Sinh Sống Quanh Rừng Đặc Dụng


những SPDL độc đáo, đặc sắc vì đối với các tài nguyên văn hóa phi vật thể này, giá trị của nó được thể hiện qua các điệu múa, trường ca, nhạc cụ, món ăn,... vốn rất đặc trưng của các dân tộc.

2.1.3.3. Dân tộc và các làng nghề truyền thống

Đồng Nai nằm ở phía Đông Nam bán đảo Đông Dương, trên đường giao lưu của nhiều tộc người từng qua lại từ thời tiền sử nên Đồng Nai là một trong số các tỉnh có nhiều dân tộc ít người khác nhau cùng chung sống. Hiện Đồng Nai có khoảng 41 dân tộc ít người, bao gồm Hoa, Tày, Nùng, Châu Ro, Khmer, Mạ... Riêng các cư dân bản địa (Châu Ro, Mạ, Stiêng, Kơho...) đã có mặt ở vùng đất Đông Nam bộ từ rất lâu đời, thường cư trú ở gò đồi, vùng có nước ngọt theo tuyến sông rạch, chủ yếu là sông Đồng Nai... hình thành các thôn làng, gắn với nghề sông nước, ruộng rẫy và buôn bán như các làng cổ Bến Gỗ (Long Thành), Đồng Môn (Nhơn Trạch), Bến Cá (Vĩnh Cửu), Cù Lao Phố (Biên Hòa).

- Người Châu ro (JRO) : đã có mặt rất sớm cùng với các cư dân người Việt, tập trung chủ yếu tại các huyện Long Khánh, Định Quán, Long Thành, Vĩnh Cửu (ấp Lý Lịch, xã Phú Lý). Phần đông người Châu ro sống bằng nghề nông cổ truyền nên tín ngưỡng của họ - thờ đa thần - cũng liên quan mật thiết với nghề nông cổ truyền : yang va (yang : thần, va : lúa), yang bri (thần rừng), yang dal (thần suối), yang mơ (thần ruộng). Văn hóa người Châu Ro khá phong phú : dân ca, chuyện cổ tích, huyền thoại về tình yêu, cuộc sống, tín ngưỡng vạn vật... Người Châu Ro có một số dụng cụ âm nhạc cổ truyền như chiêng đồng, mõ gỗ, trống, khèn bầu, kèn ống lúa, đàn ống tre. Bộ chiêng đồng có 7 chiếc (3 chiếc lớn hòa âm, 4 chiếc nhỏ giữ nhịp) dùng trong lễ cúng nhang lúa, cầu an, đám cưới... Ngày nay, các xóm ấp Châu Ro hầu như không còn bộ chiêng nào, ngoại trừ các xóm ấp ở Túc Trưng (huyện Định Quán) và Lý Lịch (huyện Vĩnh Cửu).

- Người Mạ : còn được gọi bằng tên Chau Mạ (Chau : người, Mạ : tên tộc người), thuộc dòng Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – khmer, xưa chỉ có tiếng nói, chưa có chữ viết riêng, tập trung nhiều tại huyện Định Quán, huyện Tân Phú. Người Mạ sống bằng nghề nông, giỏi dệt vải thô (dệt thổ cẩm) tạo thành áo, váy, khố,


chăn... với nhiều hoa văn trang trí đẹp mắt. Là cư dân nông nghiệp cổ truyền, mỗi năm họ có nhiều lễ cúng như lễ cúng thần rừng (yu xin bri), lễ cúng thần lửa (lở Yàng ux), lễ cúng hồn lúa (lở Yàng tuýt kòi). Các giá trị đặc sắc của nền văn hóa dân gian Mạ đang dần thất truyền do thế hệ sau không kế thừa được

- Người Stiêng : còn được viết là Xtiêng, tập trung đông ở xã Tà Lài (huyện Tân Phú), xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc), nhưng địa bàn cư trú chính ở các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh. Họ chưa có chữ viết, tiếng nói khá gần người Mạ, Châu Ro. Khi Pháp thống trị đất nước ta, một số học giả Pháp mới phiên âm la tinh hóa tiếng Xtiêng, thứ chữ này không phổ biến trong đồng bào. Người Stiêng thờ thần mặt trời, thần sấm sét, thần đất đai. Nhạc cụ của người Stiêng có bộ chiêng đánh vào khoảng 50cm, dùng đệm khi ca hát. Một số nét văn hóa của người Stiêng đang dần bị mai một.

- Người Kơho : sống xen kẽ với dân tộc Mạ và Mnông nên một số nhóm Kơho khó phân biệt với hai dân tộc trên, nhất là về tiếng nói. Người Kơho là một trong những dân tộc bản địa sinh sống lâu đời ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai. Người Kơho có nhiều lễ cúng đặc trưng như lễ cúng thần đất, lễ rửa chân trâu, lễ cúng lúa chín, lễ đâm trâu... Nhạc cụ chính của người Kơho là đàn tre, sáo hai lỗ, kèn bầu. Ngoài ra, rượu cần cũng là một nét riêng của người Kơho.

Một số dân tộc hiện đang sống trong hoặc lân cận các khu vực rừng, tạo ra khả năng kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên và văn hóa để hình thành các SPDL đắc sắc.

Bảng 2.4 : Dân tộc bản địa sinh sống quanh rừng đặc dụng


Stt

Tên dân tộc bản địa

Tên rừng đặc dụng

Địa bàn cư trú

1

Châu Mạ, Stiêng

VQG Cát Tiên

trong ranh giới rừng


2


Châu Ro

Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu


trong ranh giới rừng

3

Châu Ro

Rừng Thác Mai – Hồ nước nóng

ngoài ranh giới rừng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 8

(Nguồn : Sở Văn hóa Thông tin Đồng Nai)


Nhìn chung, các dân tộc tại Đồng Nai bao gồm nhóm dân tộc bản địa và nhóm dân tộc đến sau. Mỗi dân tộc đều có kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc riêng, cùng chung sống đoàn kết thuận hòa trên vùng đất Đồng Nai. Sự giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tạo cho vùng đất này một nền văn hóa mang những nét đặc trưng riêng của mình đồng thời vẫn thể hiện được những dấu ấn văn hóa của các dân tộc khác. Sự đa dạng, phong phú này là cơ sở cho việc hình thành và phát triển một nền văn hóa Đồng Nai hiện đại.

Nghề, làng nghề truyền thống cũng là tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện tư duy triết học và tâm tư tình cảm của con người.

Trải qua quá trình phát triển, địa bàn Đồng Nai hiện có một số nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu như :

- Đan lát, mây tre (Phường An Bình, thành phố Biên Hòa; Đan sọt, Huyện Tân Phú)

- Làng cá bè (Huyện Định Quán, thành phố Biên Hòa)

- Dệt thổ cẩm (Huyện Tân Phú)

- Gỗ mỹ nghệ (Xã Bình Minh, Huyện Trảng bom)

- Chế tác đá ( Phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa)

- Gốm mỹ nghệ (Xã Tân Hạnh, Xã Hóa An, thành phố Biên Hòa)

- Trồng bưởi ( xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu)

- Trồng chôm chôm, sầu riêng ( thị xã Long Khánh)

Trong các ngành nghề kể trên, một số ngành nghề có trên 100 năm như sản xuất gốm mỹ nghệ, dệt vải, mây tre đan, chế biến gỗ, chế tác đá,… Những ngành nghề truyền thống Đồng Nai mang đậm nét văn hóa của các địa phương trong tỉnh, đã được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ. Xét về giá trị của các làng nghề trong việc gắn kết, phối hợp phát triển du lịch, một số làng nghề bao gồm gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, làng bưởi, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá có nhiều lợi thế.


Gốm mỹ nghệ : xuất hiện từ thế kỷ thứ XVII khi những người Hoa được chúa Nguyễn cho cư trú chính trị ở Biên Hòa Đồng Nai, được hòa trộn từ các dòng gốm Việt, Chăm, Hoa để tạo thành gốm Đồng Nai và hình thành những làng gốm Tân Vạn, Bửu Hòa, Cù Lao Phố, Hóa An, bến đò Trạm cho đến ngày nay. Gốm Biên Hòa có sự kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây, giữa cũ và mới, mang bản sắc riêng biệt của gốm địa phương với vẻ đẹp độc đáo về hình dáng, màu men và nghệ thuật trang trí... Gốm Biên Hòa rất da dạng gồm: bình, tượng, phù điêu, chậu, đôn, lân, voi, đèn lồng, đĩa trang trí...

Dệt thổ cẩm : Các di chỉ khảo cổ lưu vực sông Đồng Nai đã phát hiện hàng trăm dọi se chỉ dệt vải cách đây gần 4.000 năm. Người bản địa là dân tộc Mạ, Châu Ro, Xtiêng, K’ho đều biết dệt vải, chủ yếu là để tự túc trong gia đình. Những chiếc khung đơn giản đơn sơ do bàn tay khéo léo của người phụ nữ dệt thành những tấm vải thổ cẩm có hoa văn rất đẹp. Nguyên liệu để dệt vải là bông, vỏ cây có sợi có sẵn trong rừng tự nhiên. Các loại màu được chiết từ vỏ cây, lá, quả, củ trong rừng. Nghề dệt thổ là sản phẩm mỹ thuật của đồng bào dân tộc Mạ tập trung ở vùng Định Quán, Tân Phú. Sự phát triển của nghề dệt thổ cẩm đã giúp cho các dân tộc thiểu số có công ăn việc làm, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy được nghề truyền thống lâu đời của các dân tộc tỉnh Đồng Nai.

Làng bưởi : Tân Triều thuở xưa là một vùng đất hoang vu, một nơi khỉ ho cò gáy, dân cư thưa thớt, nằm phía tả ngạn sông Đồng Nai, cách tỉnh Biên Hòa cũ khoảng 10km. Năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, một cha xứ đã đem hai cây bưởi ổi về trồng trước sân nhà thờ, hằng năm cho trái sum suê. Thấy vậy, người dân ở đây xin chiết nhánh bưởi về trồng. Và cứ thế nhân rộng ra cùng với một số giống bưởi khác... Hơn một thế kỷ sau, Tân Triều trở thành một làng bưởi nổi tiếng. Các vườn bưởi có lợi thế trong việc phát triển DLST vườn. Ngoài bưởi, các sản phẩm làm từ bưởi cũng rất hấp dẫn như rượu, gỏi bưởi, chè bưởi, các món ăn từ bưởi...

Gỗ mỹ nghệ : Nghề gỗ mỹ nghệ là nghề mộc cao cấp, đòi hỏi nghệ nhân phải có năng khiếu về mỹ thuật. Nguyên liệu chính để tạo nên sản phẩm chạm khắc là


các loại gỗ cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật, gụ, giáng hương, huỳnh đường... Với bàn tay khéo léo, các nghệ nhân đã tạo nên sản phẩm điêu khắc độc đáo như tượng Phật Quan Âm, tượng Quan Thánh, các bức hoành phi, những bức lèo của các tủ, bàn, ghế theo tích ngũ dơi, nho sóc. Đây là một nghề xuất xứ từ tỉnh Nam Định được đưa vào tỉnh Đồng Nai từ năm 1954 trở đi.

Làng cá bè : do nhu cầu sinh nhai, nhiều hộ dân đã chuyển sang sinh sống trên các thuyền bè dọc theo các khu vực sông và tạo nên những cộng đồng dân cư đông đúc. Nghề nghiệp chính của họ là nuôi thả cá bè tại các bè trên sông. Một số làng cá bè tiêu biểu như làng cá bè La Ngà (huyện Định Quán), làng cá bè Tân Mai (thành phố Biên Hòa), làng cá bè huyện Vĩnh Cửu. Hiện tại, các hộ dân nuôi cá tự phát, xả chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Do đó nhà nước cần quy hoạch các hộ dân nuôi cá bè, nối kết phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn môi trường sông nước.

2.1.3.4. Các công trình, giá trị văn hóa khác

Ngoài các di tích văn hóa lịch sử, trên địa bàn Đồng Nai còn lưu giữ một số hiện vật, công trình văn hóa vật thể và các giá trị văn hóa phi vật thể.

Nhà cổ : Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai còn một số ngôi nhà cổ tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa. Một số ít ngôi nhà cổ được trùng tu giữ gìn nguyên vẹn cho đến nay, nổi bật nhất là nhà từ đường họ Đào – Nhơn Trạch, nhà từ đường họ Trần phường Tân Vạn- TP Biên Hòa.

Văn miếu Trấn Biên : Năm 1715, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký Lục Phạm Khánh Đức chọn thôn Tân Lại, tổng Phước Vĩnh (nay là phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa) để xây dựng Văn miếu Trấn Biên, có vai trò như một trung tâm văn hóa - giáo dục của vùng đất này. Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên ở Nam Bộ. Hàng năm, vào ngày đinh mùa xuân và mùa thu, đích thân chúa Nguyễn đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ.

Năm 1861, Văn Miếu bị thực dân Pháp tàn phá hoàn toàn khi đánh chiếm Tỉnh Biên Hòa. Năm 2002, Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng lại trên nền Văn miếu xưa, gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long. Văn miếu ngày nay là nơi thờ


phụng các danh nhân văn hóa Việt Nam và văn hóa vùng Nam Bộ, nơi bảo tồn và ghi danh các đơn vị, cá nhân có thành tích cao, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa và lễ hội dân tộc.

Hiện nay, Văn miếu Trấn Biên là điểm đến của nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu văn hóa lịch sử Đồng Nai. Văn miếu đang tiếp tục quá trình thi công xây dựng giai đoạn 2 là khu dịch vụ du lịch. Điểm thuận lợi là Văn miếu Trấn Biên rất gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu long nên có thể kết hợp với khu du lịch này tạo thành một quần thể du lịch danh thắng văn hóa rất lý tưởng.

Bảo tàng Đồng Nai : là nơi trưng bày và lưu giữ các hiện vật văn hóa, những di chỉ khảo cổ qua nhiều thời kỳ mà có rất nhiều hiện vật không thể thấy được ở các bảo tàng khác. Đây là một trong những bảo tàng lớn nhất Nam bộ phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về văn hóa lịch sử. Sẽ rất thiếu sót nếu các chương trình du lịch về nguồn, giáo dục truyền thống văn hóa cách mạng mà lại bỏ qua một điểm đến giá trị này.

Đặc sản ở các địa phương: Đồng Nai có một số đặc sản tiêu biểu là bưởi và các món ăn, thức uống được chế biến từ bưởi như rượu bưởi, chè bưởi, gỏi bưởi, nem bưởi; bắp Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), rượu Bến Gỗ (huyện Long Thành), rượu cần, cơm Lam (huyện Tân Phú),...

Các giá trị văn hóa phi vật thể : Do đặc điểm hợp cư của nhiều dân tộc nên văn hóa Đồng Nai rất đa dạng phong phú. Hiện tại, một số giá trị văn hóa đặc trưng hiện còn có thể đưa vào khai thác du lịch như trường ca, điệu hát, điệu múa, cồng chiêng của dân tộc Châu Mạ (huyện tân Phú), đờn ca tài tử (huyện Nhơn Trạch, Long Thành, thành phố Biên hòa), ca nhạc dân tộc, ca nhạc hiện đại... Về lâu dài, cần có kế hoạch khôi phục những giá trị văn hóa đã mai một, phát huy và giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa hiện tại tạo cơ hội nhiều hơn cho việc khai thác du lịch văn hóa.

Bên cạnh đó, cần sưu tầm tìm hiểu và phổ biến rộng những yếu tố mang giá trị văn hóa hữu hình hoặc vô hình cùng tồn tại song song với các giá trị văn hóa vật thể để từ đó tôn vinh, nâng cao hơn nữa giá trị của các DTLS. Đó chính là những


câu chuyện, truyền thuyết, lịch sử, sự kiện... gắn với quá trình hình thành và phát triển các di tích. Có thể kể đến một số sự kiện cụ thể :

Chùa Đại Giác – một trong ba ngôi chùa cổ nhất của Đồng Nai gắn với chuyện Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – con gái thứ ba của Chúa Nguyễn Ánh (sau là Vua Gia Long), trên đường chạy trốn quân Tây Sơn đã đến trú tại đây một thời gian. Năm 1820, Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã cúng cho chùa tấm biển tên chùa Đại Giác tự sơn son thếp vàng. Hiện tấm biển này vẫn được treo ở hành lang trước chánh điện.

Nhà Xanh - nơi ghi dấu ấn đậm nét sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam, từng là nơi diễn ra sự kiện lịch sử hai người Mỹ đầu tiên chết trong chiến tranh Việt Nam là thiếu tá Bael Buis và trung sĩ Chester Ovmand.

Đài Chiến sĩ ở Biên Hòa – do chính quyền Pháp xây dựng năm 1923 để tưởng nhớ những người bản xứ bỏ mình vì “mẫu quốc đại pháp”. Đó là những người Việt bị Pháp bắt rời bỏ quê hương lên đường sang Pháp để chiến đấu bảo vệ mẫu quốc và không bao giờ trở lại. Nguyễn Ái Quốc đã lên án và tố cáo về sự kiện mỵ dân này trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Mộ Cổ Hàng Gòn - minh chứng về một thời kỳ cách đây khoảng 2.000 năm, một sự khó lý giải về việc người xưa đã vận chuyển những tảng đá nặng hàng chục tấn về xây mộ từ nơi cách đó hàng trăm km chỉ với những phương tiện thô sơ.

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh - nơi thờ tự Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Năm 1698 ông là người được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược vùng đất phương Nam, đặt bộ máy hành chính tại Cù lao Phố. Đền thờ là một trong số ít những di tích của Biên Hòa còn lưu giữ sắc thần, trong đó ghi rõ họ tên, chức tước vinh hiển, thứ bậc Thượng đẳng Thần do triều đình Huế ban phong cho Nguyễn Hữu Cảnh.

Nhìn chung, còn rất nhiều yếu tố văn hóa phi vật thể trong kho tàng văn hóa Đồng Nai tạo nên tiềm năng du lịch nhân văn. Từ đó cho thấy, lợi thế về tài nguyên nhân văn của Đồng Nai hứa hẹn mở ra nhiều khả năng cho việc đưa các yếu tố văn hóa vào kết hợp phát triển DLST.


2.1.4. Các nguồn lực phát triển khác

2.1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên tỉnh có rất nhiều lợi thế và cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Theo Quyết định 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, về lĩnh vực du lịch, Đồng Nai cùng với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung phát triển du lịch gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo các DTLS, văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên. Chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm.

Nối kết tour giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các loại hình du lịch, đẩy mạnh phát triển các trung tâm thông tin và tư vấn phát triển du lịch, gắn liền với xây dựng hệ thống an ninh và an toàn du lịch để đến năm 2005 đón khách du lịch đến vùng Đông Nam bộ khoảng 10 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế là 2 triệu lượt người và đón khoảng 13 – 14 triệu lượt người vào năm 2010, trong đó khách quốc tế là 3,2 – 3,5 triệu lượt người. Phấn đấu sớm đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng, phấn đấu đến năm 2010 tỉ trọng GDP đạt trên 8%. Đặc biệt xây dựng 2 Trung tâm du lịch hiện đại tại Đà Lạt và Vũng Tàu, tạo các tuyến du lịch kết nối với các Trung tâm đó là Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương.

2.1.4.2. Kết cấu hạ tầng du lịch

*Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Đồng Nai : tổng chiều dài là 6156,2 km, trong đó :

+ Quốc lộ gồm 5 tuyến có tổng chiều dài 244,2km, 100% là đường

nhựa.


+ Đường tỉnh tổng chiều dài 369,1km, đường nhựa chiếm 64,4%.

+ Đường huyện, thành phố, thị xã có tổng chiều dài 1.317km, trong

đó đường nhựa chiếm 40,4%.

+ Đường xã phường có tổng chiều dài 3.835,7km, trong đó đường

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí