Mạng Lưới Các Điểm Du Lịch Sinh Thái


đi ghe thuyền trên sông để ngắm nhìn khung cảnh hai bên bờ sông, ghé vào một ngôi chùa, ngôi đền hoặc một làng nghề nào đó.

Khác với các loại hình du lịch trên, du lịch tại Núi Chứa Chan – Chùa Gia Lào mang đậm nét văn hóa tâm linh. Bên cạnh việc lên núi tham quan, du khách đến đây nhằm mục đích hành hương lễ phật, cầu an cầu phước cho gia đình. Du lịch văn hóa cũng là loại hình du lịch mang nhiều yếu tố đặc sắc tại Đồng Nai. Tuy nhiên, việc khai thác thuần túy loại hình này khá hạn chế khách nên thường được kết hợp với các loại hình DLST tự nhiên để tạo ra các SPDL đặc sắc, mang tính đa dạng. Chẳng hạn chương trình du lịch sông Đồng Nai thường bao gồm các điểm sinh thái đan xen các điểm văn hóa : Cù lao Ba Xê, làng cá bè, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông, Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, Vườn bưởi Tân Triều, Văn Miếu Trấn Biên...

2.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái

2.2.2.1. Mạng lưới các điểm du lịch sinh thái

DLST có thể xem là thế mạnh của Đồng Nai dựa trên sự đặc sắc, sự đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, các lợi thế đó chưa được phát huy và khai thác tốt, đa phần vẫn còn ở dạng tiềm năng. Nhiều điểm du lịch được đánh giá rất cao nhưng vẫn chưa được đầu tư khai thác. Chẳng hạn khu di tích danh thắng Bửu Long, khu di tích danh thắng Đá Ba Chồng,...

Hiện tại, địa bàn tỉnh Đồng Nai có 10 điểm DLST (xem phụ lục 15). Các điểm du lịch này đều phát triển trên nền tảng của các yếu tố tự nhiên. Một số điểm có kết hợp thêm các yếu tố văn hóa bản địa. Nhìn chung, các sản phẩm DLST tại Đồng Nai mới phát triển ở giai đoạn đầu, phần nhiều tập trung vào các hoạt động tham quan, chưa có nhiều hoạt động, dịch vụ hấp dẫn. Cơ sở vật chất kỹ thuật (lưu trú, ăn uống...) còn hạn chế do thiếu sự quan tâm đầu tư đúng mức. Tính kết nối giữa những khu điểm du lịch không cao làm cho các SPDL hiện có mang tính rời rạc, đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp. Điều kiện thuận lợi hiện có là đường sá dẫn đến các khu điểm này khá tốt. Điều này có được là do nhà nước đã quan tâm đầu tư rất nhiều trong thời gian qua.


Đến nay, VQG Cát Tiên có thể xem là điểm du lịch có sản phẩm DLST tương đối khá nhất trong các điểm tại Đồng Nai. Vườn đã đầu tư các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống, phương tiện đi lại,... trong phạm vi du lịch Vườn mang tính khép kín đủ để phục vụ khách DLST tham quan, lưu trú tại đây trong nhiều ngày. Tuy vậy, khả năng tiếp cận thông tin về du lịch tại Vườn còn hạn chế. Và các sản phẩm DLST của VQG Cát Tiên thiếu tính nối kết với các điểm du lịch lân cận, chẳng hạn làng dân tộc Châu Mạ, Thác Mai – Hồ nước nóng, rừng Chiến khu Đ... Do đó, SPDL cũng chỉ mới gói gọn trong phạm vi tham quan Vườn.

2.2.2.2. Mạng lưới tuyến du lịch sinh thái

Du lịch tỉnh Đồng Nai được chia thành 5 tuyến chính theo địa bàn các huyện thị như sau :

- Tuyến du lịch sông Đồng Nai : tham quan các điểm du lịch thuộc tuyến sông, tham quan các vườn cây ăn trái, vui chơi nghỉ dưỡng trên các Cù lao (Cù lao Ba Xê, Cù lao Cỏ, Cù lao Tân Vạn, vườn bưởi Tân Triều) kết hợp với tìm hiểu nghiên cứu văn hóa, lịch sử (Trung tâm Văn hóa Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên, Chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Long Thiền, Bảo tàng Đồng Nai, làng nghề gốm Tân Vạn, làng cá bè Tân Mai). Tuyến này chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Về lâu dài sẽ mở rộng địa bàn tuyến du lịch sông ra các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành (5 xã ven sông Đồng Nai), Nhơn Trạch ( khu du lịch Ông Kèo). Xa hơn nữa là nối tuyến du lịch sông với tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.

Quy hoạch phát triển du lịch TP.HCM đến 2010 định hướng phát triển không gian lõi của trung tâm du lịch : TP.HCM – Biên Hòa – Thủ Dầu Một – Cửa Khẩu Mộc Bài, bao gồm nhiều tài nguyên du lịch như các điểm DTLS văn hóa TP.HCM, địa đạo Củ Chi, cảnh quan 2 sông Sài Gòn và Đồng Nai, các làng nghề truyền thống Biên Hòa.

Đặc điểm cơ bản của không gian này là điều kiện hạ tầng tương đối phát triển, dân cư tập trung, các khu công nghiệp, đước đánh giá là thị trường du lịch lớn nhất cả nước hiện nay. Đặc biệt thuận lợi cho phát triển không gian du lịch


này là cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất (đường hàng không) và Mộc Bài (đường bộ). Ngoài ra TP.HCM còn là đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy của khu vực.

- Tuyến Vĩnh Cửu - Thống Nhất - Trảng Bom : gồm các điểm du lịch vườn làng bưởi Tân Triều, du lịch Hồ Trị An, Đảo Ó- Đồng Trường, du lịch về nguồn chiến khu Đ và tìm hiểu nét sinh hoạt, văn hóa của làng dân tộc Phú Lý. Phát triển thêm các điểm động vật hoang dã Bắc Sơn, Suối Đá, Suối Nước Trong, Suối Reo, Thác lộ 25...để tạo ra điểm dừng phong phú quanh khu du lịch Thác Giang Điền.

- Tuyến Long Thành – Nhơn Trạch : gồm các điểm du lịch sông xã Vĩnh Thanh - Phước Khánh, khu du lịch Cù lao Ông Cồn, sân Golf Long Thành và khu du lịch Lâm trại Sơn Tiên. Ngoài ra còn có các khu du lịch Câu Lạc bộ Xanh, thác An Viễn, khu du lịch Long Tân – Phú Hội, Rừng Đước Phước Thái, Khu Du lịch Rừng Sác...

- Tuyến Tân Phú - Định Quán : gồm các điểm du lịch VQG Cát Tiên, khu du lịch Thác Mai - Hồ nước nóng theo loại hình DLST kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh; khu du lịch Hồ Đa Tôn, Thác Hòa Bình – Chùa Linh Phú, Cụm Văn hóa xã Tà Lài, làng nghề dệt thổ cẩm, khu du lịch Thác Ba Giọt, khu du lịch Đá Ba Chồng. Đây là tuyến du lịch có thế mạnh về sinh thái rừng, chủ đạo là VQG Cát Tiên.

- Tuyến Xuân Lộc – Long Khánh - Cẩm Mỹ : gồm các điểm du lịch tham quan kết hợp hành hương Núi Chứa Chan – Chùa Gia Lào, khu du lịch Hồ Núi Le, khu du lịch Thác Trời, gắn khu giải trí đồi Sơn Thủy gắn với điểm di tích văn hóa Mộ cổ Hàng Gòn và điểm du lịch Suối Cả.

2.2.3. Tình hình kinh doanh du lịch

2.2.3.1. Lượt khách

Tổng lượt khách du lịch đến Đồng Nai có xu hướng tăng giai đoạn 2003 – 2007. Năm 2003, Đồng Nai đón 370.748 lượt, đến năm 2007, con số này đã tăng gần gấp 3 lần (1.100.769 lượt), bình quân tăng 32,28%/năm. Trong đó, khách do các đơn vị lữ hành phục vụ chiếm bình quân 71% trong tổng lượt khách.


Theo số liệu thống kê, khách Đồng Nai đi du lịch nước ngoài (Outbound) theo số liệu vẫn còn thấp. Tuy nhiên chưa thể kết luận khách Đồng Nai đi nước ngoài ít vì đây là số liệu thu thập lượt khách du lịch được phục vụ bởi các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Đồng Nai nên có khả năng là do các đơn vị lữ hành tại Đồng Nai chưa nhiều, giá cả và chất lượng phục vụ chưa mang tính cạnh tranh nên du khách đặt tour đi nước ngoài tại các đơn vị lữ hành ở TP.HCM.

Bảng 2.10 : Tổng lượt khách đến Đồng Nai 2003 – 2007



Chỉ tiêu


ĐVT

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng lượt khách

Lượt

370.748

502.868

552.636

859.159

1.100.769

1. Khách do các cơ sở hoạt

động lữ hành phục vụ

"

315.191

405.975

433.720

513.460

554.474

- Khách nước ngoài đi du lịch

Việt Nam (Inbound)

1.063

7.638

8.052

6.997

3.721

- Khách trong nước (Nội địa)

313.880

398.212

424.564

505.563

550.209

- Khách Việt Nam đi du lịch

nước ngoài (Outbound)

248

125

1.104

900

544

2. Khách do các CSLT phục

vụ

"

55.557

96.893

118.916

345.699

546.295

- Khách quốc tế

6.790

8.519

10.039

17.065

17.078

- Khách trong nước

48.767

88.374

108.877

328.634

529.217

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam (Inbound) tăng từ năm 2003 đến năm 2005, nhưng bắt đầu giảm sau đó, bình quân tăng 2,4%/năm. Trong các khu điểm du lịch hiện nay tại Đồng Nai, chỉ có VQG Cát Tiên là điểm đến thu hút phần lớn khách nước ngoài đến Đồng Nai. Đối tượng khách từ các nước Pháp, Nhật, Anh, Úc... đến tham quan, nghiên cứu ĐDSH của Vườn. Các khu điểm còn lại chủ yếu phục vụ khách tham quan, du lịch trong nước. Thành phần chủ yếu là sinh viên,


giáo sư các trường đại học, các nhà nghiên cứu về sinh học... Đặc điểm của họ là có trình độ, thích đi du lịch tự túc (không qua các đơn vị lữ hành) theo nhóm nhỏ, thời gian lưu trú dài trong Vườn để tham quan nghiên cứu, yêu cầu về tiện nghi thấp, rất tôn trọng các nội quy, quy định về bảo vệ, bảo tồn rừng. Họ chính là những khách DLST thực thụ.

Khách trong nước đến Đồng Nai tăng khá qua các năm. Đối tượng chủ yếu là sinh viên, học sinh, cán bộ công chức, công nhân các khu công nghiệp trong tỉnh và TP.HCM đến tham quan, vui chơi giải trí, cắm trại dã ngoại vào những ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Dạng khách này thường đi theo nhóm nhỏ, du lịch tự túc hoặc đi theo đoàn đông người thông qua các đơn vị lữ hành. Nhìn chung, tổng lượt khách lữ hành đến Đồng Nai tăng ở mức 15,5% giai đoạn từ 2003 đến 2007.

Qua thu thập số liệu, phân loại khách tham quan, vui chơi giải trí tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai căn cứ trên loại hình du lịch hiện đang khai thác, sơ bộ có thể tính được số liệu về khách DLST trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau :

Bảng 2.11 : Khách du lịch sinh thái đến Đồng Nai 2004 - 2007


Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007

Bình

quân

Tổng khách lữ hành

(lượt)

314.943

405.850

432.616

512.560

553.930

443.980

Khách DLST (lượt)


306.656

272.906

467.792

520.692

392.012

Tốc độ khách DLST (%)



88,99

171,41

111,31

123,90

Tỷ trọng khách

DLST/tổng khách (%)


75,56

63,08

91,27

94,00

80,98

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Năm 2004, Đồng Nai đón 306.656 lượt khách DLST. Đến năm 2007, số lượng đã lên đến 520.692 lượt. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 23,9%.


Tỷ trọng khách DLST tại Đồng Nai chiếm bình quân 80,9% (làm tròn thành 81%) so với tổng lượt khách tham quan đến Đồng Nai. Con số này phần nào cho thấy du lịch Đồng Nai hiện đang khai thác loại hình DLST, chủ yếu dựa vào thiên nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử. Số lượng du khách tham gia vào các loại hình DLST tại Đồng Nai ngày càng tăng. Con số này là 306.656 lượt từ năm 2004, đến năm 2007 đã là 520.930 lượt, tăng, tăng gấp 1,69 lần.

Ngoài ra, Đồng Nai còn có thị trường du lịch tiềm năng phù hợp với loại hình DLST bao gồm các đối tượng sinh viên học sinh, công nhân tại các khu công nghiệp. Là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, trên địa bàn Đồng Nai hiện có 24 khu công nghiệp đã đưa vào khai thác (trong số 34 khu) với tổng số công nhân gần

300.000 người, 500 trường phổ thông với 18.519 giáo viên và 447.000 học sinh, 7 trường trung cấp chuyên nghiệp với 405 giáo viên và 15.801 học sinh, 68 trường cao đẳng đại học với 474 giáo viên và 11.545 học sinh.

2.2.3.2. Ngày khách

Bảng số liệu về ngày khách cho thấy thời gian du khách đến Đồng Nai vui chơi, tham quan và lưu lại qua đêm rất thấp. Ngày khách tham quan tại Đồng Nai bình quân 1,08 ngày. Điều này phản ánh với tình trạng kinh doanh khai thác du lịch hiện nay của các khu điểm du lịch tại Đồng Nai với SPDL chủ yếu là các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí đi về trong ngày. Chưa có các chương trình, hoạt động hấp dẫn để lưu khách ở lại lâu hơn. Riêng khách Outbound có ngày du lịch khá cáo, bình quân 9,84 ngày. Đây là các đối tượng khách đi du lịch nước ngoài (Thái Lan, Singapore, Malaysia, các nước Châu Á), đi thăm thân nhân kết hợp du lịch thông qua các đơn vị lữ hành tại Đồng Nai.

Thời gian lưu trú là 1,31 ngày chủ yếu từ các đối tượng khách vãng lai đến Đồng Nai : khách công vụ, khách hội nghị, khách tham quan du lịch (tại Cát Tiên, Núi Chứa Chan, Khu du lịch Câu lạc bộ Xanh). Do điều kiện còn hạn chế về cơ sở vật chất cộng với độ dài thời gian du lịch tại Đồng Nai phù hợp với các hoạt động tham quan, vui chơi đi về trong ngày và trung tâm Biên Hòa lại khá gần với Trung tâm Du lịch TP.HCM (khoảng 30km, 45 phút đi bằng xe ô tô) nên khách đến Đồng


Nai nếu có nhu cầu lưu trú thường chọn quay về lưu trú tại TP.HCM. Ngoại trừ một số đối tượng khách tại VQG Cát Tiên, các đối tượng khác tại các khu điểm du lịch khác tại Đồng Nai đều là khách tham quan đi về trong ngày.

Bảng 2.12 : Ngày khách du lịch tại Đồng Nai



Chỉ tiêu


ĐVT

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

Bình

quân

1. Khách do các cơ sở hoạt động

lữ hành phục vụ

Ngày

0,95

1,06

1,10

1,22

1,07

1,08

- Khách nước ngoài đi du lịch Việt

Nam (Inbound)

"

1,19

1,09

0,94

1,28

1,01

1,10

- Khách trong nước (Nội địa)

0,95

1,05

1,04

1,22

1,06

1,06

- Khách Việt Nam đi du lịch nước

ngoài (Outbound)

7,32

9,22

23,71

3,09

5,86

9,84

2. Khách do các CSLT phục vụ

"

1,31

1,19

1,21

1,42

1,44

1,31

- Khách quốc tế

"

2,94

3,47

2,90

2,78

2,94

3,00

- Khách trong nước

1,08

0,97

1,05

1,35

1,39

1,17

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Ngày khách bình quân thấp cùng với tỷ trọng khách DLST chiếm đa số tại Đồng Nai cho thấy việc phát triển và khai thác DLST ở Đồng Nai đang ở mức sơ khai. Loại hình du lịch chủ yếu vẫn là tham quan thiên nhiên, nghiên cứu sinh học, vui chơi giải trí và đi về trong ngày. Do đó, cần nghiên cứu phát triển SPDL đặc sắc, cũng như đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút, hấp dẫn du khách nhiều hơn, kéo dài ngày lưu trú hơn.

2.2.3.3. Tính thời vụ

Theo số liệu cho thấy, mùa cao điểm thu hút khách DLST đến Đồng Nai từ tháng 1 đến tháng 5, tháng 9, tháng 11. Các thời điểm này thường vào các dịp lễ tết, nghỉ hè. Khách có xu hướng giảm nhẹ từ tháng 5 đến tháng 8. Riêng tháng 10 và 12, lượt khách giảm xuống thấp. Do đó, cần có các giải pháp hiệu quả nhằm thu hút du


khách vào các mùa thấp điểm, cũng như giải tỏa bớt sức ép của lượng du khách lên các khu điểm du lịch, môi trường... vào các dịp cao điểm.

Bảng 2.13 : Hệ số thời vụ du lịch sinh thái Đồng Nai7


Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hệ số

thời vụ DLST


1,00


1,95


1,19


1,02


1,03


0,88


0,85


0,75


0,96


0,65


1,02


0,71

Hệ số

thời vụ chung


0,85


1,55


1,43


0,80


1,11


1,13


0,89


0,85


0,88


0,79


0,93


0,81

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)



Biểu 2 1 Thời vụ du lịch sinh thái Đồng Nai Biểu đồ thể hiện chỉ số 1


Biểu 2.1: Thời vụ du lịch sinh thái Đồng Nai


Biểu đồ thể hiện chỉ số thời vụ DLST có nét tương đồng với thời vụ du lịch Đồng Nai nói chung. Điều này cũng dễ hiểu bởi đối tượng du khách DLST chiếm tỷ

7 Hệ số thời vụ của tháng thứ i = số bình quân lượng du khách của tháng i qua các năm/số du khách bình quân chung của một tháng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023