Một Số Kết Quả Và Khó Khăn Hạn Chế Trong Quá Trình Phát Triển Dlst Của Tỉnh Đồng Nai


trọng khá cao trong tổng lượt khách đến Đồng Nai.

2.2.3.4. Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch Đồng Nai đạt 140,1 tỷ đồng năm 2003. Đến năm 2007, doanh thu du lịch đạt khoảng 210,05 tỷ đồng, tăng gấp 1,49 lần so năm 2003. Tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 15,51%. Số tuyệt đối thể hiện sự tăng trưởng của DLST qua các năm vẫn còn khá nhỏ.

Bảng 2.14 : Doanh thu du lịch Đồng Nai


Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

2007

Bình quân

Tổng doanh thu (triệu

đồng)


140.100,17


133.004,48


101.364,80


168.500,00


210.045,96


150.603,08

Tốc độ tăng (+),

giảm (-) doanh thu

(%)



-5,06


23,79


+66,23


+24,66


+15,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 11

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Trong cơ cấu doanh thu du lịch Đồng Nai chia theo phạm vi lãnh thổ, doanh thu quốc tế chiếm rất nhỏ, bình quân khoảng 5,41%. Phần lớn thuộc về doanh thu nội địa. Tuy vậy khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu bình quân cao hơn khách du lịch nội địa gần gấp 2 lần. Chi tiêu bình quân khách quốc tế khoảng 440.000 đồng, chi tiêu bình quân của khách nội địa là 237.000 đồng. Mức chi tiêu bình quân của khách đến Đồng Nai thấp là do các dịch vụ phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế, chủ yếu gồm các khoản : vé vào cửa và ăn uống.

Điều này cho thấy, một mặt du lịch Đồng Nai cần quan tâm hơn đến việc tạo thêm các sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn nhằm nâng cao mức chi tiêu bình quân


của du khách quốc tế và du lịch nội địa, mặt khác cần có giải pháp để thu hút thêm lượt khách quốc tế đến tham quan du lịch Đồng Nai.

Bảng 2.15 : Chi tiêu du lịch bình quân8


Chỉ tiêu

ĐVT

2003

2004

2005

2006

2007

Doanh thu

quốc tế

triệu

đồng

3.433,90

5.296,49

5.732,12

18.037,23

8.970,06

Tỷ lệ

%

2,45

3,98

5,65

10,70

4,27

Chi tiêu quốc

tế bình quân

triệu

đồng

423.886

325.297

298.626

722.588

420.281

Doanh thu

nội địa

"

136.666,27

127.707,99

95.632,68

150.462,77

201.075,90

Tỷ lệ

%

97,55

96,02

94,35

89,30

95,73

Chi tiêu nội

địa bình quân

triệu

đồng

376.858

262.457

179.275

180.368

186.280

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Quan sát cơ cấu doanh thu của du khách đến Đồng Nai từ năm 2003 – 2007 (phụ lục 14), du khách đến Đồng Nai chi tiêu chủ yếu vào dịch vụ ăn uống (bình quân 35,55%) và dịch vụ lưu trú (bình quân 33,26%). Lượng du khách nghỉ lại tại Đồng Nai chủ yếu là đối tượng khách công vụ, khách dự hội nghị tại tỉnh. Khu vực các CSLT tập trung tại thành phố Biên Hòa.

Doanh thu của điểm đưa khách (dịch vụ lữ hành) và điểm đón khách (phục vụ vui chơi giải trí) chiếm bình quân 6,48% trong tổng doanh thu du lịch. Con số này cho thấy SPDL Đồng Nai thiếu tính hấp dẫn, thu hút. Từ đó nhận thấy, cần đẩy mạnh phát triển SPDL đặc trưng của Đồng Nai, đồng thời tăng cường các kênh thông tin, quảng bá rộng rãi để các du khách tiềm năng dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu.

2.2.4. Đầu tư phát triển du lịch

Được xác định là ngành kinh doanh nên việc đầu tư ngân sách của tỉnh vào


8 Chi tiêu bình quân = Tổng doanh thu/Tổng lượt khách


lĩnh vực du lịch tập trung vào các dự án kết cấu hạ tầng và quy hoạch chi tiết mang tính xúc tác nhằm khuyến khích, huy động đầu tư du lịch từ các thành phần kinh tế. Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu là từ nguồn vốn lồng ghép trong dự án từ các ngành khác như văn hóa, nông nghiệp,...

Bảng 2.16 : Tổng vốn đầu tư du lịch 2003 - 2007


Năm

ĐVT

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng vốn ngân sách đầu tư vào

lĩnh vực du lịch

triệu đồng

23.279

11.144

8.350

19.655

22.881

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Bên cạnh đó, tỉnh cũng mời gọi được một số dự án đầu tư du lịch từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tuy vậy khả năng thu hút đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế. Giai đoạn từ 2001-2007, Đồng Nai có 26 dự án đầu tư du lịch, trong đó có 21 dự án đăng ký đầu tư DLST. 4 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động kinh doanh, 2 dự án không triển khai đầu tư và 17 dự án đang trong quá trình đền bù, quy hoạch, hoàn chỉnh thủ tục.

Bảng 2.17 : Tình trạng các dự án đầu tư du lịch 2001-2007



Tổng số dự án đầu tư du lịch

Tình trạng dự án


Đang hoạt động

Đang bồi thường hoặc đang quy

hoạch chi tiết


Đang triển khai thủ tục

Thu hồi giấy phép hoặc hết hạn giới thiệu

địa điểm

26

4

17

2

3

Trong đó, số dự án có

mục tiêu đầu tư DLST

2

15

2

2

(Nguồn : Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai)


Đáng lưu ý, hiện nay nhiều nhà đầu tư đưa nội dung phát triển DLST vào các dự án du lịch như một phương thức hữu hiệu để thuyết phục chính quyền chấp thuận cho triển khai dự án mà không thật sự quan tâm DLST như mục tiêu chính. Mặt khác, tiến độ đầu tư các dự án du lịch diễn ra rất chậm. Khó khăn chủ yếu nằm ở khâu đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng. Thời gian mà mỗi dự án đầu tư du lịch phải mất từ 1 năm trở lên. Theo số liệu có 8 dự án đầu tư du lịch đã triển khai thủ tục trong 4-5 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất. Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư cũng như gây lãng phí cho xã hội. Từ đó cho thấy, nhà nước cần đẩy cải cách hành chính, nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm khai thác dự án.

Bảng 2.18 : Thời gian triển khai dự án đầu tư du lịch


Thời gian triển khai dự án tính

đến 2008

trong 1 năm

trong 2 năm

trong 3 năm

trong 4 năm

trong 5 năm


Ghi chú

Số dự án

5

1

4

3

5

Chưa có dự án nào trong

số này đi vào hoạt động

(Nguồn : Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai)


2.2.5. Hoạt động xúc tiến du lịch

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đang từng bước được quan tâm, thúc đẩy. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu hình ảnh tiềm năng và hiện thực của du lịch Đồng Nai qua các hội chợ triển lãm, liên hoan du lịch trong và ngoài tỉnh. Qua đó, cung cấp cho du khách, các nhà kinh doanh du lịch, các nhà đầu tư thông tin về các điểm du lịch Đồng Nai, các dự án mời gọi đầu tư du lịch tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường, xúc tiến cơ hội đầu tư và nâng cao hình ảnh du lịch Đồng Nai.

Bên cạnh đó, thông tin quảng bá được chuyển tải đến nhiều tầng lớp nhân dân qua việc giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Đài trong tỉnh và ngoài tỉnh, website, các ấn phẩm du lịch như brochure, tập gấp, CDROM,...


Ngoài ra, tỉnh cũng lồng ghép tổ chức, kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện như Giao thừa thế kỷ, hội thi ẩm thực,... để tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch.

Bảng 2.19 : Kinh phí và hình thức xúc tiến du lịch Đồng Nai



Năm

Kinh phí xúc tiến du lịch (triệu

đồng)


Hình thức xúc tiến du lịch


2004


140,5

- Quảng bá trên Đài PTTH Đồng Nai

- In sổ tay du lịch Đồng Nai

2005

52,6

- Quảng bá trên Đài Đồng Nai và HTV


2006


410

- CDROM Thương mại Du lịch Đồng Nai

- Tham gia Hội chợ Festival Biển Vũng Tàu

- Tham gia Hội chợ Năm Du lịch Quảng Nam


2007


130

- In Đĩa VCD Theo dấu chân người lữ hành

- Tổ chức tour phóng viên


2008


500

- Tham gia Triển lãm Quốc tế Du lịch (ITE lần 4)

- Hội thảo về xây dựng va nâng cao chất lượng SPDL Đồng Nai

- Hội chợ đầu tư vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Tổ chức tour phóng viên

- Lập bản đồ du lịch

- Quảng bá du lịch trên các kênh thông tin

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Nhìn chung hiệu quả của hoạt động xúc tiến du lịch chưa cao, chủ yếu giới hạn trong các hoạt động giới thiệu du lịch, nâng cao sự hiểu biết của du khách về Đồng Nai chứ chưa thật sự đủ mạnh để định hướng thị trường, góp phần khơi dậy nhu cầu của du khách, và mới dừng lại ở mức thu hút phục vụ khách nội tỉnh, còn


rời rạc đơn lẻ, chưa đầu tư đúng mức cho các hoạt động xúc tiến dẫn đến chưa đủ sức hấp dẫn du khách ngoài tỉnh và khách quốc tế. Nguyên nhân chính vẫn là do Đồng Nai thiếu chiến lược quảng bá, xúc tiến, bên cạnh việc chưa tạo ra được các SPDL độc đáo, hấp dẫn và chất lượng.

2.2.6. Đánh giá tác động môi trường du lịch

Theo quy hoạch, giai đoạn 2006-2020 Đồng Nai sẽ gia tăng mạnh mẽ việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Báo cáo Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 và định hướng đến năm 2020 cho thấy lượt khách du lịch đến Đồng Nai sẽ tăng từ 2,82 – 3,25lần/5 năm, tạo nên các áp lực cao đối với tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển và tăng cường số lượng các tuyến điểm, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, du khách và kết nối với các mang du lịch liên tỉnh sẽ tạo làm tăng phương tiện và thành phần các loại chất thải phát sinh, tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm không khí, tệ nạn xã hội... ảnh hưởng xấu đến môi trường, chất lượng vệ sinh môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại các khu bảo tồn thiên nhiên, khu điểm du lịch.

Hiện nay, tỉnh đang quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường du lịch như một trong những thành phần phân vùng quản lý môi trường trọng điểm của tỉnh đồng thời tăng cường quy hoạch phát triển thêm các loại rừng đặc dụng để kết nối vào mạng lưới du lịch, bảo vệ thiên nhiên khỏi các tác động do hoạt động du lịch tham quan tự phát có thể xảy ra.

Theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của tỉnh Đồng Nai năm 2007, nguy cơ biến đổi về tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh có thể được đánh giá là ở mức độ chấp nhận được đối với tỉnh và tỉnh có thể phấn đấu đạt chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường du lịch tỉnh đến năm 2020

2.3. Một số kết quả và khó khăn hạn chế trong quá trình phát triển DLST của tỉnh Đồng Nai

2.3.1. Kết quả

Mặc dù sự phát triển vẫn còn ở mức khiêm tốn, đến nay DLST Đồng Nai đã


có những bước khởi đầu khá tích cực và khả quan. Nhiều khu điểm DLST được hình thành một cách tự phát để đáp ứng phần nào nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ngày càng cao của người dân trong và ngoài tỉnh. Số lượt khách đến tham quan du lịch tại Đồng Nai đang có xu hướng tăng qua các năm cho thấy sự phát triển ngày càng lớn về quy mô của du lịch Đồng Nai, trong đó DLST chiếm tỷ trọng khá lớn. Một số mô hình DLST đã được đưa vào trải nghiệm thực tế và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sự cọ xát với từng thị trường đã giúp cho các nhà kinh doanh lữ hành, nhà cung ứng dịch vụ bắt đầu biết quan tâm đến thị hiếu, nhu cầu của từng đối tượng du khách. Quá trình vừa làm vừa học đã làm phong phú thêm kinh nghiệm của các nhà hoạch định, nhà quản lý, đội ngũ nhân viên đối với loại hình DLST khá mới mẻ, hứa hẹn khả năng tiếp cận tốt hơn để phát triển DLST Đồng Nai trong tương lai.‌‌

2.3.2. Khó khăn hạn chế

- Vai trò quy hoạch và định hướng của nhà nước đối với quá trình phát triển DLST ở Đồng Nai trong thời gian vẫn còn khá mờ nhạt. Việc thiếu định hướng chiến lược cộng với sự chi phối khá lớn của các yếu tố tự phát trong tiến trình phát triển dễ dẫn đến việc phá vỡ các nguyên tắc hoạt động của DLST.

- Sự thiếu quan tâm đầu tư đã dẫn đến chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ ở mức thấp, chưa đủ khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của khách DLST. Cần tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ.- Nguồn nhân lực phục vụ DLST còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là sự khó khăn không dễ giải quyết trong một thời gian ngắn. Sự yếu kém này cần được khắc phục bởi các giải pháp trước mắt và giải pháp dài hạn.


CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2008-2015

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020



3.1. Phân tích những lợi thế và hạn chế đối với phát triển du lịch sinh thái (phương pháp phân tích SWOT) :

Qua đánh giá tiềm năng và thực trạng về phát triển DLST Đồng Nai, có thể tóm lược một số yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến quá trình phát triển DLST như sau :

3.1.1. Nhóm các yếu tố bên trong :

3.1.1.1. Điểm mạnh (S) :

S1. Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng, đặc sắc : Đồng Nai có nhiều tiềm năng du lịch về tự nhiên và nhân văn. Trong đó nhiều điểm đã được xếp hạng, tiêu biểu như Bửu Long, Đá Ba Chồng, VQG Cát Tiên, Mộ Cổ Hàng Gòn, các yếu tố văn hóa bản địa. Đặc biệt, VQG Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

S2. Kết cấu hạ tầng đến các khu điểm du lịch khá thuận lợi : hệ thống đường sá, điện nước, liên lạc dẫn đến các khu điểm DLST khá thuận tiện cho du khách trong việc đi lại, tiếp cận mặc dù các khu này cách biệt với các khu dân cư sinh sống và nằm ở các vị trí hoang sơ.

S3. Nằm ở vị trí trung chuyển khách từ TP.HCM đến Vũng Tàu, Bình Thuận, Đà Lạt : Đồng Nai nằm giữa các tỉnh, thành là các trung tâm du lịch của cả nước. Các trung tâm này có sức thu hút khách rất mạnh. Để đến được các trung tâm du lịch này, du khách phải tiếp cận với Đồng Nai. Nếu tạo được SPDL hấp dẫn, các điểm đến tại Đồng Nai có thể mở rộng thêm sự lựa chọn của du khách đến các trung tâm du lịch này. Vị trí này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết vùng với các tuyến điểm du lịch trong tỉnh.

S4. Chính quyền địa phương đang quan tâm nhiều hơn đến phát triển du lịch : Sau những thành quả vượt bậc về phát triển công nghiệp, Đồng Nai đang

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí