Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 6


đó có 2 điểm là nước khoáng – nước nóng Bicacbonat ở Phú Lộc và Gia Ray, 1 điểm nước khoáng Magiê – Bicacbonat ở Suối Nho, 2 mỏ nước khoáng siêu nhạt ở Tam Phước – Nhơn Trạch, 1 điểm tại khu vực gần Thác Mai. Trữ lượng của mỏ Suối Nho đạt 10.000m3/ngày và có nhiệt độ tới 600. Nước khoáng Magiê – Bicacbonat với hàm lượng tổng khoáng hóa từ 0,8 – 4,2g/l

2.1.2.4. Tài nguyên thực, động vật

Đến năm 2005, Đồng Nai có 589.478 ha rừng tự nhiên, độ che phủ 26,02%, hàng năm tăng nhẹ khoảng 1%. Diện tích đất có rừng tự nhiên là 153.400 ha. Đất đồi trọc chiếm 22.980 ha. Rừng Đồng Nai trước đây là rừng nguyên sinh được hình thành dưới ảnh hưởng tương tác và tổng hợp của những điều kiện tự nhiên trong vùng như đặc điểm về vị trí địa lý, sự đa dạng trong cấu tạo địa hình và tính chất thổ nhưỡng kết hợp với chế độ khí hậu ẩm nhiệt đới góp phần hình thành và phát triển hệ ĐTV phong phú.

Rừng Đồng Nai mang các đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên đa dạng, giàu nguồn gien, nhiều HST trong đó nổi bật là HST nguyên sinh và HST rừng ngập mặn (rừng sác). Các loài ĐTV quý hiếm ở Đồng Nai chiếm tỷ lệ cao trong tài sản ĐTV quý hiếm của quốc gia. Tiêu biểu là VQG Nam Cát Tiên với khoảng 1.610 loài thực vật và trên 1.400 loài động vật.

*Sự đa dạng về HST

Tính đa dạng về sinh cảnh tạo cho các HST Đồng Nai mang đặc trưng của HST ẩm nhiệt đới vùng thấp, gồm các HST chính : HST hỗn giao rừng lá rộng nhiệt đới ẩm, HST các kiểu phụ rừng thứ sinh, HST rừng ngập mặn…

Rừng lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới : Đây là kiểu rừng chính bao phủ phần lớn diện tích rừng, phân bố trên các loại đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ, tầng đất ẩm, ít thoát nước, đặc trưng là rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) thường mọc thành cụm, chiếm ưu thế ở tầng vượt tán, đôi khi mọc tập trung thuần loại thường được gọi là lán dầu. Bên cạnh đó còn nhiều cây gỗ mọc hỗn giao mà đa số thuộc họ Đậu (Fabaceae) như Gõ đỏ, Gõ mật, Cẩm Lai, Giáng Hương…và các loài cây gỗ thuộc các họ khác như họ Xoài (Anacardiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Bồ


hòn (Sapindaceae)…tạo thành rừng nhiều tầng tán, độ đa dạng thực vật khá cao, cây phụ sinh phong phú, là kiểu rừng có cảnh sắc đa dạng phức tạp, tiêu biểu của kiểu rừng xanh ẩm nhiệt đới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới : Kiểu rừng này thường phân bố xen kẻ trong các vùng của kiểu rừng thường xanh, phân bố ở vùng sườn đồi hoặc ven thung lũng trên các loại đất mỏng, đất bồi tụ ven sông, tầng đất mỏng, khả năng giữ nước kém, thiếu nước trong mùa khô. Rừng có trữ lượng khá cao, phân tầng rõ gồm những loại cây có đặc tính rụng lá về mùa khô, điển hình là cây Bằng lăng (Lagerstroemia sp) thuộc họ Tử vi (Lythraceae), cây thường xanh hay rụng lá thuộc các họ Xoan (Meliaceae), họ Long não (Lauraceae)…Kiểu rừng này phân bố ở nhiều vùng của Đồng Nai, đặc biệt là rừng Nam Cát Tiên.

Các kiểu phụ rừng thứ sinh : bao gồm nhiều kiểu rừng như rừng tre, rừng lá buông và HST nhân tạo.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 6

- Rừng tre lồ ô : phân bố ở độ cao 100m – 400m trên địa hình đồi, đất feralit đỏ vàng và đất xám, có tầng sâu, thoát nước. Thành phần thực vật chủ yếu là thuần loại phân họ Bambusoidae, mọc tập trung trên diện tích lớn, đại diện chủ yếu là Lồ ô (Bambusa procera) có nguồn gốc từ thảm thực vật rừng ẩm thường xanh và nửa rụng lá dưới các tác động của con người. Hiện tại Đồng Nai có rừng lồ ô xen gỗ (phân bổ rải rác ở các vùng phía Bắc sông Đồng Nai) và rừng lồ ô thuần loại (có ở Lâm trường Vĩnh An - huyện Vĩnh Cửu), rừng tre già ở Tây Bắc rừng Cát Tiên.

- Rừng lá buông (Corypha lecomtei) : tập trung chủ yếu ở huyện Xuân Lộc, hiện còn khoảng 400ha, giáp với rừng lá buông tỉnh Bình Thuận, là nguồn cung cấp nguyên liệu đan lát cho các mặt hàng xuất khẩu. Động vật cư trú tại các vùng rừng này thường là thú nhỏ như Cheo, Chồn, Sóc, Chuột, Thằn lằn…

- HST nhân tạo : rừng trồng trên các vùng đất trống đã bị mất rừng nhằm mục đích phục hồi rừng và phòng hộ bảo vệ MTST, gồm các kiểu rừng hỗn giao cây gỗ lớn như Sao, Dầu, Vên Vên…, rừng trồng thuần loại hoặc hỗn giao Bạch đàn, Keo lá tràm..hoặc cây trồng nông nghiệp kết hợp trên đất lâm nghiệp.

Hệ sinh cảnh đất ngập nước : là loại hình sinh cảnh mang nét đặc trưng của


rừng Nam Cát Tiên và một số vùng rừng trong tỉnh. Thảm cây ngập nước theo mùa gồm nhiều loại cây ưa ẩm thuộc các chi Careya, Lagerstroemia, Hydnocarpus… Đây là nơi cư trú của nhiều loài cá nước ngọt như Cá đen, Cá sấu, Kỳ đà, Rùa vàng, Chim nước… Đáng chú ý là các vùng ngập nước tại VQG Cát Tiên (các bàu, đầm lầy có diện tích khoảng 100 ha -150 ha), như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá...Về mùa khô, các vùng này là nơi quy tụ nhiều loài thú lớn. Riêng khu vực Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên được Ban thư ký công ước Ramsar quốc tế công nhận là vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới vào năm 2005.

HST thủy vực gồm các loại sinh cảnh sông suối, bàu nước, trong đó có khu hệ tảo đa dạng và phong phú về thành phần loài, làm tăng giá trị của các thủy vực cùng với các động vật nổi và động vật đáy. Sinh cảnh đất ngập nước và HST thủy vực là hợp phần đặc trưng cho rừng Đồng Nai. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước mà còn là nguồn gen sinh vật thủy sinh cho các khu vực mà đáng chú ý là hồ Trị An.

HST rừng ngập mặn : rừng ngập mặn hay còn gọi là “rừng sác”, là nơi tập trung chủ yếu của loài cây Đước (Rhyzophora mucronata). Đây là HST đặc biệt ở vùng cửa sông Đồng Nai chảy ra biển bị các nhánh sông chia cắt. Thủy triều lên xuống tạo thành những vùng đất bùn mặn lầy lội nên chỉ có rừng ngập mặn phát triển. Thành phần thực vật rừng ngập mặn bao gồm các tổ hợp Đước – Bần (Rhizophora - Sonneratia), Đước – Vẹt – Mấm (Rhizophora – Bruguiera - Avicennia), Đước – Dà Vôi – Mấm (Rhizophora – Ceriops – Avicennia). Bên cạnh đó, trong HST còn tồn tại một số tổ hợp thực vật không ngập thường xuyên, nước lợ như Chà là (Phoenix paludosa), Dừa nước (Nipa fructicans)

*Sự đa dạng về sinh học

Đồng Nai là tỉnh có nhiều tài nguyên quý giá về ĐDSH, trong đó điển hình tại các điểm :

VQG Cát Tiên : Là kho tàng dự trữ tài nguyên sinh học, nguồn gen ĐTV, VQG Cát Tiên được đánh giá là điểm nóng về ĐDSH. VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ Cao nguyên Trường Sơn xuống vùng Nam bộ,


do vậy hội tụ được các luồng hệ ĐTV phong phú, đa dạng đặc trưng cho HST rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của vùng Đông Nam bộ.

- Hệ thực vật : Các loài cây chiếm ưu thế thuộc họ Sao dầu (Dipterocarpaceae), họ Trung Quân (Ancistrocladaceae), Mây nước (Flagellariaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Tử Vi (Lythraceae). Đến nay đã xác định được tổng số 1.610 loài, 75 bộ, 162 họ, 724 chi, bao gồm Cây gỗ lớn (176 loài), Cây gỗ nhỏ (335 loài), Cây tiểu mộc (bụi) (345 loài), Thảm tươi (311 loài), Dây leo (238 loài), Thực vật phụ sinh, ký sinh (143 loài), Khuyết thực vật (62 loài)

Các loài cây quý hiếm (nguồn gen quý hiếm) thuộc 38 loài thuộc 13 họ gồm các loài cây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam : Gõ đỏ (Xylopia vielana), Cẩm lai (Dalbergia), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Gõ mật (Sindora siamensis),... Ngoài ra còn có nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa khoảng 22 loài thuộc 12 họ như Keo Đồng Nai (Accia dongnaiensis), Chanh ốc Đồng Nai (Galearia dongnaiensis Pierre et Gagnep), Trôm quạt (Sterculia hypochra Pierre), Thiên Nhiên Đồng Nai (Telectadium dongnaiensis Pierre), Côm Đồng Nai (Elaeocarpus dongnaiensis Pierre), Sấu lá nhỏ (Dracontomelum Schmidii Tard), Một số loài thuộc họ Lan (Orchidaceae).

Hệ động vật : mang nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, nổi bật là thành phần của bộ Móng guốc với 6 loài chiếm ưu thế : Heo rừng (Sus scofa), Cheo cheo (Tragulus javanica), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos javanicus), Nai (Cervus unicolor), Các loài đại diện họ Bò (Bovidae)

Chim : 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ, trong đó 31 loài quý hiếm đã được phát hiện và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Các loài chim quý hiếm bao gồm Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Công (Pavo muticus), Già đẩy Java (Leptoptilos javanicus), Cò quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), Ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Gà so cổ hung (Arborophila davidi) - là loài quý hiếm, đặc hữu của Đông Nam Á và Việt Nam tưởng như bị tuyệt chủng hoàn toàn, được phát hiện tại VQG Cát Tiên năm 1997.


Thú : 105 loài thuộc 29 họ, 11 bộ, trong đó có 25 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như Bò rừng (Bos javanicus), Bò tót (Bos gaurus), Hổ (Panthera tigris corbetti), Gấu chó (Helarctos malayanus), Gấu ngựa (ursus thibetanus), Voi (Elephas maximus), Báo hoa mai (Panthera pardus), Beo lửa (Catopuma temminckii), Chó sói (Cuon alpinus), Chà và chân đen (Pygathrix nigripes), Sóc bay lớn (Petaurista philippensis)

Đặc biệt tại VQG Cát Tiên còn tồn tại một quần thể loài Tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus), là phân loài của tê giác Java, còn 5 – 7 con đang rất gần nguy cơ tuyệt chủng.

Bò sát : 80 loài thuộc 17 họ và phân họ, trong đó 10 loài mới cho Việt Nam, 1 loài nằm trong Sách Đỏ của IUCN (Cá mơn hay Cá rồng), 8 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam : Cá lăng bò (Bagarius bagarius), Cá chài (Leptobarbus hovenii), Cá lăng nha (Mytus wyckioide), Cá lóc bông (Channa micropeltes), Cá rồng (Scleropages formosus)

Có 3 loài quý hiếm : Trăn gấm (Python reticulatus), Trăn đen (Python molurus), Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis),...

Lưỡng thê : 41 loài thuộc 6 họ và 2 bộ

Côn trùng : 751 loài thuộc 68 họ và 9 bộ, trong đó 70 loài mới cho Việt Nam và 2 loài phụ mới cho khoa học.

Khu hệ động vật Nam Cát Tiên mang tính chất đại diện cho khu hệ động vật vùng Đông Nam Á với các loài như Chó Dơi (Cynocephalus variegatus), Sóc Chân Vàng (Callossciusrus flavimanus)...và mang đầy đủ những nét đặc trưng của một khu hệ động vật nhiệt đới trong các kiểu sinh cảnh khác nhau như đại diện của họ Khỉ (Cercopithecidae), họ Cầy (Viverridae), họ Gà (Phasianidae)...

Hồ Trị An :

- Phiêu sinh vật : thành phần giống loài rất phong phú gồm 131 loài, trong đó: Tảo lục Chlorophyta (chiếm ưu thế với 62 loài và 38 giống), Tảo khuê Bacillariophyta (38 loài, 29% thuộc 20 giống), Tảo lam Cyanophyta (13 loài, 10% thuộc 10 giống), Tảo mắt Euglenophyta (7 loài, 5,3% thuộc 3 giống), Tảo vàng ánh


Chrysophyta (6 loài, 4,6% thuộc 2 giống), Tảo giáp Pyrrophyta (3 loài, 2,3% thuộc 2 giống), Tảo vàng Xanthophyta (2 loài, 1,5% thuộc giống)

- Phiêu sinh vật và động vật đáy : thành phần giống loài phiêu sinh động vật đã xác định được Protozoa (chiếm ưu thế với 12 loài, 28 cá thể/lít), Rotifer (11 loài, 73 cá thể/lít), Copepoda (10 loài, 209 cá thể/lít), Cladocera (9 loài, 205 cá thể/lít), Ấu trùng (162 cá thể/lít).

- Các loài cá nước ngọt : có 95 loài cá sống ở nước ngọt mà đại diện là thủy vực Hồ Trị An và Tân Phú, trong đó có một số loài cá trước đây thả nuôi như : cá chép (Cypeinus cartio), cá mè trắng (Hypohthalmiehthis harmandi), cá mè hoa, cá trắm cỏ.

Rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch :

- Phiêu sinh vật : Khu vực nhiễm mặn bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, thành phần giống loài kém phong phú bao gồm 29 loài, trong đó : Tảo khuê Bacillariophyta (chiếm ưu thế với 17 loài, 58,6% thuộc 10 giống), Tảo lục Chlorophyta (6 loài , 20,7% thuộc 6 giống), Tảo lam Cyanophyta (4 loài, 13,8% thuộc 4 giống), Tảo vàng ánh Chrysophyta (1 giống loài, 3,4%), Tảo mắt (1 giống loài, 3,4%). Mật độ tảo trung bình từ 19.000 đến 45.000 cá thể/lít

- Phiêu sinh vật và động vật đáy : Khu vực nhiễm mặn bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, thành phần giống loài phiêu sinh động vật đa dạng và đã xác định được : Copepoda (chiếm ưu thế với 11 loài, 20 cá thể/lít), Rotifer (2 loài, 8 cá thể/lít), Protozoa (5 loài, 7 cá thể/lít), Cladocera (11 loài, 3 cá thể/lít), Ấu trùng (38 cá thể/lít)

- Giáp xác (tôm, cua) : Ghi nhận khoảng 19 loài tôm có giá trị khác nhau, trong đó các loài tôm nước mặn như tôm thẻ (Penaeus indicus), tôm đất (Metapenaeus ensis), tôm bạc (Metapenaeus lyssianassa, Metapenaeus spinulatus) là giống tự nhiên nuôi quảng canh tại Long Thành, Nhơn Trạch. Ngoài ra còn có các giống khác như cua (Scylla serrala), tôm sú (Penaeud monodon)

- Nhuyễn thể hai mảnh : khoảng 36 loài bao gồm ngao, sò huyết, vẹm...


Khu Dự trữ Thiên nhiên Vĩnh Cửu : Thảm thực vật của Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu đặc trưng là cây thuộc các họ: Dầu, Bàng, Tung, Dẻ, Kim Giao, Gấm, Đỗ Quyên, Xoan,... cùng nhiều loài cây rụng lá khác. Hệ thực vật hiện có khoảng 614 loài, nằm trong 390 chi, 111 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau.

Hệ động vật có 276 loài thuộc 84 họ, 28 bộ phận, được phân ra các lớp, trong đó có nhiều loài động vật rừng quý hiếm được ghi vào danh sách đỏ Việt Nam như: gấu chó, báo gấm, bò tót... Ngoài ra, khu hệ động, thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật ở VQG Nam Cát Tiên

*Giá trị khai thác cho phát triển du lịch sinh thái

Sự đa dạng về sinh học, HST cùng với cảnh quan tự nhiên và gắn với các di tích văn hóa lịch sử đã làm cho các tài nguyên du lịch của Đồng Nai có ưu thế rất lớn trong việc phát triển DLST. Có thể điểm qua một số khu điểm tiêu biểu như sau: VQG Cát Tiên : nằm trên địa phận 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước với tổng diện tích 73.878 ha, cách thành phố HCM 150 km, được thành lập từ năm 1992. Phần diện tích thuộc tỉnh Đồng Nai quản lý chiếm 38.100 ha. Năm 2001, VQG Cát Tiên đã được Hội đồng quốc tế về chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 411. Vườn là kho tàng gen quý giá của nhiều loài ĐTV có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách

Đỏ IUCN.

Kiến trúc địa hình đặc trưng đã tạo cho VQG Cát Tiên nhiều cảnh thiên nhiên kỳ thú : có sông, đồi, các trảng rộng lớn, các dòng chảy dốc, các đảo. Đáng chú ý phải kể đến khu Bàu Sấu. Đây là hồ chứa nước rộng nhất, nằm ở khu trung tâm của VQG Cát Tiên. Lòng bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả cá sấu nước ngọt. Ven bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như công, trĩ, gà lôi, sếu, giang, mòng, két, le le, cù đen...

Bên cạnh tài nguyên sinh học, VQG Cát Tiên còn chứa đựng các giá trị văn hóa đặc sắc bởi nơi đây đã từng ghi lại dấu tích của cội nguồn văn hóa khu vực vương quốc Phù Nam và nền văn hóa Óc Eo nằm giữa vùng đệm của Văn hóa


Chămpa và văn hóa Phù Nam. Cát Tiên là đô thị của Vương quốc Phù Nam được thành lập vào thế kỷ thứ 2. Nơi đây còn tồn tại hàng ngàn hiện vật quý hiếm được các nhà khảo cổ khai quật từ trong lòng đất mang dấu ấn tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ như tượng thần Siva bằng bạc, Linga-Yoni bằng đá, 113 tấm vàng lá có điêu khắc liên quan đến Bà La Môn giáo...đã và đang gây được sự chú ý của giới khoa học trên thế giới.

Do tính đặc thù của một khu bảo tồn, VQG Cát Tiên đặc biệt thích hợp với việc phát triển DLST bằng nhiều loại hình hấp dẫn như như đi bộ, quan sát chim thú và cây cảnh, cắm trại, du thuyền, du lịch mạo hiểm, nghiên cứu ĐDSH và văn hóa... Xét về quy mô và tầm vóc, VQG Cát Tiên có tiềm năng to lớn để trở thành khu DLST mang tính quốc tế.

Rừng Thác Mai - Hồ nước nóng : Rừng đặc dụng Lâm Trường Tân Phú cách TP. HCM khoảng 120 km, với diện tích 14.152,7 ha rừng thường xanh đặc trưng của khu vực Đông Nam Bộ. Hệ động vật ở Lâm Trường hiện đã xác định được 167 loài Chim, 26 loài bò sát, 16 loài ếch nhái và hơn 200 loài bướm. Khu Thác Mai – Hồ nước nóng thuộc Lâm trường Tân Phú, nằm trên địa bàn xã Gia Canh, huyện Định Quán.

Thác Mai có nhiều phong cảnh đẹp xen kẽ hệ thống sông suối, núi rừng. Cảnh quan vẫn còn giữ được nét hoang sơ mộc mạc. Thác có chiều dài khoảng 2 km với 5 đảo cây cối xanh tươi và rất nhiều mai rừng mọc đầy cả hai bên bờ thác. Diện tích mặt nước và bãi đá ước tính 500 ha, được hợp thành từ vô số dòng suối, thác và sông con. Đặc biệt, nơi đây còn có bàu nước nóng với diện tích 7ha có nhiệt độ 50- 60 độ C, đã được kiểm định có chứa các thành phần khoáng chất có tác dụng tốt cho sức khỏe. Thác Mai – Hồ nước nóng thích hợp với loại hình tham quan cảnh quan rừng, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, cắm trại dã ngoại.

Rừng ngập mặn (Rừng Sác) : HST rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch nằm trên địa bàn 4 xã : Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành), Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) có tổng diện tích tự nhiên là 7.953 ha. Nơi đây có địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và là vùng đất thấp nhất của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023