Phân Loại Lao Động Du Lịch Đồng Nai Theo Trình Độ Đào Tạo


nhựa chiếm 18%.

+ Đường chuyên dùng có tổng chiều dài 390,2km, trong đó đường nhựa chiếm hơn 50%.

Đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh Đồng Nai có chiều dài 87,5km qua 8

ga.

Hệ thống cảng trên địa bàn Đồng Nai gồm : cảng Đồng Nai, cảng công ty

vật tư xăng dầu Đồng Nai, cảng SCT GAS-VN... Ngoài ra, một hệ thống cảng sông, bến bãi đóng vai trò rất quan trọng trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa và đã xây dựng như các cảng trên sông Cái, trên sông Đồng Nai. Sản lượng hàng hóa thông quan các cảng biển hiện nay trên 3 triệu tấn/năm.

Các công trình giao thông trong tỉnh và các tỉnh, thành lân cận có vị trí chiến lược đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai :

Sân bay Tân Sơn Nhất: năng lực thông quan tối đa của Sân bay Tân Sơn Nhất cho phép đạt tới 15 triệu hành khách/năm.

Sân bay quốc tế Long Thành : dự kiến đi vào hoạt động 2016, năng lực phục vụ 10-12 triệu khách/năm, 700-800 tấn hàng hóa/năm.

Cảng biển: nâng cấp cụm cảng Sài Gòn lên tối đa khoảng 15-16 triệu tấn/năm vào năm 2010. Xây dựng cụm cảng Thị Vải (bao gồm các cảng Gò Dầu, Phú Mỹ, ngã ba sông Cái Mép- Phú Tân) với công suất khoảng 10 triệu tấn năm 2000 và khoảng 15 triệu tấn năm 2010. Xây dựng cảng Sao Mai - Bến Đình thành cảng trung chuyển quốc tế với công suất hàng hoá thông quan khoảng 40-50 triệu tấn/năm, chủ yếu phục vụ cho chuyển tài hàng hoá bằng container với cỡ tàu 50-100 nghìn tấn.

Trục đường 51: nâng cấp tuyến Quốc lộ 51 Biên Hòa-Bà Rịa Vũng Tàu thành đường cấp I (4 làn xe). Sau năm 2015, xây dựng thành tuyến cao tốc (8 làn xe tốc độ 120 km/giờ) chạy dọc theo hướng đường 51 hiện có hơi chếch về phía Đông, với hành lang rộng 140-180m kéo dài từ thành phố Vũng Tàu cắt Quốc lộ 1A vòng qua thành phố Biên Hoà về phía Bắc, vượt qua sông Đồng Nai sang Thủ Dầu


Một rồi nối với đường 22 (đường xuyên Á) và 1 nhánh qua Nhơn Trạch đến Thủ Thiêm.

Nâng cấp quốc lộ 20 Dầu Giây – Tân Phú đi Đà Lạt thành đường cấp II đến 2010 và cấp I đến 2015, kết nối với đường Cao Tốc Long Thành.

Xây dựng tuyến cao tốc Quận 9 (TP.HCM) – Long Thành – Dầu Giây để tạo thêm cửa mở cho TP.HCM và khu vực phía Tây Nam đi ra khu vực miền Trung, phía Bắc và Tây Nguyên.

Nâng cấp QL56 Long Khánh – Bà Rịa Vũng Tàu thành đường cấp I sau 2010, kéo dài tuyến giao cắt với tuyến trục Long Thành-Nhơn Trạch.

Hoàn thành xây dựng xa lộ Bắc - Nam trên địa phận Đông Nam Bộ Nâng cấp đoạn QL1A từ thành phố Hồ Chí Minh đi miền Tây Nam Bộ theo

hướng trở thành xa lộ. Đồng thời nâng cấp hai tuyến đường 50 đi thành phố Hồ Chí Minh đi Gò Công, nối liền với Mỹ Tho và đường 81C thành quốc lộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua Long An (huyện Đức Hoà, Đức Huệ) xuống đồng bằng sông Cửu Long cùng với quốc lộ 1A. Đây là 3 hành lang phát triển nối liền thành phố Hồ Chí Minh (và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam nói chung) với ĐBSCL.

Trên hành lang đường cao tốc 51 có thêm tuyến đường sắt khổ 1 m xuất phát từ cảng Sao Mai - Bến Đình (có phương án làm ga cuối cùng ở cách thành phố Vũng Tàu 20 km) và nối với đường sắt Bắc - Nam. Cải tạo khu đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng các tuyến đường sắt từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, Phnôm Pênh, Tây Nam Bộ và đi Tây Nguyên.

Nâng cấp đường 22 thành tuyến xuyên Á (dự kiến 4 làn xe)

*Bưu chính viễn thông

Hiện nay, mạng lưới bưu chính – viễn thông của Đồng Nai đã được thiết lập rông khắp trên địa bàn tỉnh. Tính đến 06/2006, Đồng Nai đã có 275 điểm bưu điện bao gồm 58 bưu cục, 104 bưu điện văn hóa xã (chiếm 76% số xã), 563 đại lý, bán kính phục vụ khoảng 1,6km/điểm bưu điện, một điểm bưu điện phục vụ 3.035 người dân. Toàn tỉnh có 79 tổng đài các loại với dung lượng 257.694 số, dung lượng đã sử dụng 230.770 số (đạt hiệu suất sử dụng 89,6%), 53 xã có tổng đài điện


tử. Dịch vụ thông tin di động đảm bảo thông suốt tương đối rộng khắp.

Đến cuối năm 2005, Đồng Nai có 483.498 máy thuê bao cố định và di động, đạt mật độ 21,79 máy cố định/100 dân; 1.396 trạm điện thoại công cộng; 1 máy telex; 1.140 máy fax; 18.628 thuê bao internet (trong đó 2.100 thuê bao ADSL); 100% xã có liên lạc bằng điện thoại; 100% xã phường trong toàn tỉnh có thư, báo về trong ngày, trong đó thành phố Biên Hòa, thị xã, trung tâm huyện và thị trấn có báo về trước 8h sáng hàng ngày.

*Hệ thống nguồn và mạng chuyển tải điện

Nguồn cấp điện cho tỉnh lấy chủ yếu từ các nhà máy thủy điện Trị An (công suất 4 x 100MW), nhà máy điện FORMOSA (công suất 150MW), nhà máy điện Hàm Thuận ( công suất 2 x 150MW), nhà máy điện Phú Mỹ và một số nhà máy điện nhỏ khác ở các khu công nghiệp trong tỉnh.

Hệ thống lưới điện gồm các cấp điện áp 110, 35, 15 và 22KV với tổng chiều dài mạng lưới đường dây truyền tải điện gần 6.000km. Hệ thống trạm biến áp có

5.252 trạm. Hệ thống lưới điện đến nay đã được kéo phủ khắp toàn tỉnh, đến 100% số xã, đảm bảo cung cấp điện năng ổn định phục vụ các khu công nghiệp, đô thị và hầu hết khu vực nông thôn trong tỉnh.

*Cấp nước

Bên cạnh một số nhà máy, trạm cấp nước tại chỗ ở thị trấn, thị xã; hệ thống cấp nước hiện có 5 nhà máy , trong đó lớn nhất là nhà máy nước Thiện Tân công suất 100.000m3/ngày. Tổng công suất cấp nước hiện đạt gần 350.000m3/ngày, cơ bản đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho các khu công nghiệp và đô thị trong tỉnh. Các nhà máy nước lớn trong tỉnh đều lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai. Tỷ lệ thất thoát nước của toàn hệ thống cấp nước còn khá lớn, chiếm 29%.

2.1.4.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật dịch vụ du lịch

*Cơ sở lưu trú

Theo thống kê của Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai, tính đến cuối năm 2007, Đồng Nai có 152 CSLT du lịch với tổng số buồng là 2.782 buồng, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao. Số còn lại là các CSLT du


lịch đạt tiêu chuẩn và các nhà nghỉ. Đây là những CSLT có cơ sở vật chất ở mức khá. Ngoài số CSLT này, theo số liệu từ Cục thống kê Đồng Nai, Đồng Nai còn có khoảng 518 hộ kinh doanh CSLT dưới dạng nhà trọ, nhà nghỉ cấp thấp, chủ yếu phục vụ công nhân tại các khu công nghiệp hoặc khách vãng lai.

Các CSLT du lịch phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu tại khu trung tâm đô thị và rải rác ở các huyện. Riêng tại thành phố Biên Hòa đã có khoảng 73 CSLT du lịch. Điều này, làm cho tình trạng thiếu phòng tại các khu vực vùng sâu vùng xa (nơi tập trung các khu điểm DLST lớn) càng trở nên nghiêm trọng.

Bảng 2.5 : Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Đồng Nai năm 2007


Khách sạn

Số

CSLT

Số

buồng

- 5 sao

-

-

- 4 sao

-

-

- 3 sao

1

98

- 2 sao

2

70

- 1 sao

3

109

- CSLT khác

146

2.505

Tổng số

152

2.782

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 9

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Để đáp ứng nhu cầu nghỉ lại qua đêm của du khách, một số khu điểm du lịch đã đầu tư các khách sạn, nhà nghỉ trong khu du lịch của mình. Chẳng hạn, Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long với 25 phòng nghỉ, Trung tâm Dịch vụ DLST Cát Tiên (VQG Cát Tiên) với 35 phòng nghỉ, khu du lịch Thác Giang Điền đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, một số khu du lịch tổ chức phục vụ lưu trú mang tính đối phó ngắn hạn như Khu Thác Mai – Hồ nước nóng dành ra một căn nhà gỗ đủ chỗ cho 20 người ngủ, khu Núi Chứa Chan – Chùa Gia Lào cho thuê chiếu, võng cho khách khi có nhu cầu ngủ lại trên núi.

Thực tế cho thấy, với hệ thống CSLT như trên, các khu du lịch bị hạn chế rất nhiều trong việc lưu khách qua đêm đối với những đoàn khách có số lượng lớn. Đây


cũng là yếu tố mà các khu điểm du lịch cần lưu ý trong quá trình nâng cao chất lượng SPDL của mình.

Công suất phòng bình quân của các CSLT đạt mức khá, bình quân 60,16%/năm. Vào các tháng cao điểm, công suất phòng có thể lên đến 80 - 90%, một số CSLT không còn phòng trống.

Bảng 2.6 : Công suất phòng bình quân từ 2003 - 2007


Công suất phòng bình quân

2003

2004

2005

2006

2007

Bình quân

%

59,09

65,87

33,06

67,8

75

60,16

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


*Cơ sở kinh doanh ăn uống

Các cơ sở kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn nhà hàng năm 2006 là 30 cơ sở, tăng 11 nhà hàng so năm 2002. Bên cạnh đó, còn có khoảng 12.119 (6) quán ăn nhỏ, căn tin ở quy mô hộ cá thể... phục vụ nhu cầu ăn uống của nhân dân lao động trong tỉnh.

Bảng 2.7 : Cơ sở kinh doanh ăn uống tỉnh Đồng Nai


Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Số đơn vị kinh doanh nhà hàng

19

21

27

26

30

Số hộ tư nhân kinh doanh nhà hàng,

bar, căn tin

9.133

12.403

11.645

11.629

12.119

(Nguồn : Cục Thống kê Đồng Nai)

Để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách, các khu điểm du lịch đã đầu tư hệ thống phục vụ ẩm thực trong khu vực mình. Có một thực trạng đang diễn ra là hệ thống các nhà hàng trên địa bàn thành phố Biên Hòa đang có xu hướng tận dụng kinh doanh khai thác phục vụ đám cưới hơn là hướng đến phục vụ du khách.

2.1.4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí



6 Niên giám thống kê Đồng Nai năm 2007


Ngoài một số công trình vui chơi giải trí nhỏ tại các công viên phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh, các dịch vụ vui chơi giải trí chủ yếu tập trung trong các khu điểm du lịch. Nhìn chung, dù chưa được đa dạng phong phú, các dịch vụ vui chơi giải trí trong các khu điểm du lịch đã phần nào phục vụ tốt nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh trong thời gian qua. Tuy vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới nâng cấp các dịch vụ để đáp ứng tốt hơn các du khách.

2.1.4.5. Lao động du lịch

Theo điều tra sơ bộ của Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai, năm 2005 tổng số lao động du lịch trên địa bàn tỉnh ước khoảng 2.061 người, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2001 (bình quân tăng 24%/năm). Trong đó số lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp khoảng 8%, số lao động ở trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 34,88%, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm khá cao khoảng 56,9%.

Bảng 2.8 : Phân loại lao động du lịch Đồng Nai theo trình độ đào tạo

Đơn vị tính : người



Chỉ tiêu

Báo cáo và dự báo theo năm

2001

2002

2003

2004

2005

2010

Tổng số lao động du lịch

794

870

1.105

1.372

2.061

4.056

1

Trình độ trên đại học

1

1

1

1

3

6

2

Trình độ ĐH, CĐ

75

87

97

118

167

329

3

Trình độ trung cấp

72

81

106

139

184

362

4

Trình độ sơ cấp

200

189

217

263

535

1.053

5

Khác

446

512

684

851

1.172

2.307

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


Số lao động đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch còn thấp hơn nữa. Tại các khu điểm DLST của Đồng Nai như VQG Cát Tiên, Thác mai – Hồ nước nóng, Căn cứ Khu ủy miền Đông..., đa phần cán bộ làm công tác du lịch chủ


yếu từ các bộ phận nghiệp vụ về lâm nghiệp chuyển qua, chưa qua đào tạo về du lịch, làm việc bằng sự nhiệt tình và nỗ lực mày mò là chính, khả năng ngoại ngữ rất hạn chế.

Số lao động phục vụ trong các khách sạn (buồng, bàn, tiếp tân) ước khoảng 38,4% trong tổng số lao động, số lao động phục vụ trong các cơ sở lữ hành rất thấp, nhiều hướng dẫn viên hành nghề nhưng vẫn chưa có thẻ.

Bảng 2.9 : Phân loại lao động du lịch Đồng Nai theo chức năng nhiệm vụ

Đơn vị tính : người



Chỉ tiêu

Báo cáo và dự báo theo năm

2001

2002

2003

2004

2005

2010

Tổng số lao động

794

870

1.105

1.372

2.061

4.056

1

Đội ngũ quản lý của cơ quan

quản lý nhà nước về DL

3

4

4

5

6

12

2

Lao động quản lý tại DN

43

53

66

95

124

244


3

Lao động nghiệp vụ

748

813

1.035

1.272

1.931

3.800

1- Lễ tân

26

31

40

56

97

191

2- Phục vụ buồng

54

61

81

120

157

309

3- Phục vụ bàn, bar

244

265

308

325

440

866

4- Nhân viên nấu ăn

103

127

173

213

274

539

5- HDV có thẻ

2

4

5

5

4

8

6- HDV chưa có thẻ

6

5

5

5

6

12

7- Nhân viên lữ hành

1

1

1

2

2

4

8- Khác

312

319

422

546

951

1.872

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)


2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Đồng Nai‌

2.2.1. Loại hình du lịch sinh thái :

Theo Quy hoạch phát triển du lịch Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Đồng Nai có tiềm năng và lợi thế phát triển DLST, du lịch văn hóa lịch sử. Do đó, định hướng chung của du lịch Đồng Nai là phát triển DLST. Dựa vào điều kiện tự nhiên, Đồng Nai đã phát triển một số loại hình DLST mang nét riêng của vùng Đông Nam bộ.

DLST rừng được khai thác rộng rãi tại các điểm VQG Cát Tiên, Thác Mai – Hồ nước nóng, rừng Chiến khu Đ. Du khách đến tham quan cảnh rừng và các hồ thác trong rừng, nghiên cứu ĐDSH, cắm trại đêm để trải nghiệm cảm giác ngủ trong rừng. Đặc sắc nhất vẫn là VQG Cát Tiên, đây là một kho tàng quý báu về nguồn gen, chủng loài, ban đêm du khách có thể vào sâu trong rừng để quan sát thú ăn đêm. Khu Thác Mai – Hồ nước nóng ẩn chứa trong lòng đất nguồn nước nóng lên đến 40oC. Nguồn nước này đang được khai thác phục vụ ngâm chân cho du khách,

có tác dụng chữa bệnh. Rừng Chiến khu Đ có các di tích văn hóa lịch sử đã được khôi phục và đưa vào phục vụ khách về nguồn nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa truyền thống, bao gồm phòng trưng bày các hiện vật lịch sử, khu địa đạo, khu nhà làm việc trong chiến tranh.

Loại hình du lịch vườn hoặc tham quan kết hợp vui chơi dưới nước như tắm sông, tắm thác, chèo thuyền, trượt nước... cũng khá phổ biến. Tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch xã Vĩnh Thanh – Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch), trong đó nổi bật là khu du lịch Bò Cạp Vàng. Ngoài ra, còn có các điểm khác như khu du lịch Thác Giang Điền, khu du lịch Thác Ba Giọt. Loại hình này thu hút sự tham gia đông đảo của tầng lớp thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, du lịch sông cùng với DLST vườn tại các cù lao kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi thư giãn đang tạo ra độ hấp dẫn nhất định. Tiêu biểu cho loại hình du lịch này là Cù lao Ba Xê với vườn xoài và cơ sở DLST làng bưởi Tân Triều với các vườn bưởi đặc sản. Ngoài việc tham quan thưởng thức trái cây, du khách có thể

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí