Đánh Giá Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Tỉnh Đồng Nai


bằng HST tự nhiên, làm giảm chất lượng môi trường. Do đó, mỗi HST đều có một sức tải hay sức chứa (Capacity) nhất định phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm riêng.

Ban đầu, khái niệm sức chứa được áp dụng đối với các môi trường có số lượng cá thể đơn giản như số lượng cừu và gia súc có thể duy trì trên đồng cỏ mà không làm xói mòn đất. Sức chứa phụ thuộc vào tài nguyên và các điều kiện sẵn có tại các khu vực, cũng như sự thay đổi thói quen ăn uống của các loài

Các nhà nghiên cứu sinh vật học cho rằng “sức chứa là số lượng tối đa của một loài nào đó mà có thể sống sót vô hạn định trong một môi trường cho trước”.

Theo Middleton and Hawkins Chamberlain (1997), “Sức chứa là mức độ hoạt động của con người mà một khu vực có thể thích nghi nhưng không làm suy thoái khu vực đó, không gây bất lợi cho cộng đồng dân cư, cũng như không làm giảm số lượng du khách”

Tổ chức Du lịch Thế giới (1997) đưa ra định nghĩa về sức chứa như sau :

“Là số lượng người tối đa đến tham quan khu du lịch tại cùng thời điểm mà không phá hủy môi trường văn hóa xã hội, môi trường kinh tế, môi trường vật lý và không làm suy giảm quá mức về chất lượng hài lòng của du khách”.

Có thể xem sức chứa là giới hạn ngưỡng về số lượng các cá thể trong một khu sinh thái mà nó vẫn có thể duy trì sự tồn tại nguyên vẹn của mình. Và nếu số lượng cá thể vượt quá ngưỡng, khu sinh thái này sẽ bị thay đổi, biến dạng.

Khái niệm sức chứa có thể được hiểu trên bốn khía cạnh :

CPI = AR

a

- Sức chứa vật lý : là số lượng du khách tối đa mà không gian khu vực có thể tiếp nhận. Công thức chung để tính sức chứa của một điểm du lịch như sau :

(1.1)


Trong đó :

- CPI (Instanstaneous Carrying Capacity) : Sức chứa thường xuyên

- AR : Diện tích của khu vực

- a : Tiêu chuẩn không gian


CPD = CPI x TR = TR

a

(1.2)


Trong đó :

- CPD (Daily Capacity) : Sức chứa hàng ngày

- TR (Turnover rate of users per day : Công suất sử dụng mỗi ngày

- Sức chứa sinh học : là số lượng du khách tối đa mà môi trường có thể tiếp nhận. Vượt quá số lượng này, môi trường tự nhiên sẽ bị biến đổi, không còn nguyên vẹn.

- Sức chứa tâm lý : là số lượng khách tối đa mà mỗi du khách cảm thấy thoải mái. Nếu vượt quá giới hạn này bản thân du khách sẽ cảm thấy khó chịu hoặc bị các hoạt động của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của những du khách khác.

- Sức chứa xã hội : là số lượng du khách tối đa mà nếu vượt quá sẽ bắt đầu xuất hiện các tác động tiêu cực về mặt văn hóa, xã hội tại khu vực. Sức chứa xã hội nói lên mức độ chịu đựng của người dân bản địa đối với sự hiện diện, mức độ tập trung và thái độ của du khách tại điểm đến.

Từ đó cho thấy, khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng vì vậy khó có thể xác định một giới hạn hoàn toàn đúng cho các khu vực khác nhau (về môi trường, về điều kiện kinh tế xã hội, về tâm lý...). Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực nghiệm.

1.2.7. Khách du lịch sinh thái

Khách DLST là những người quan tâm lớn đến các giá trị tự nhiên và nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã.

Có thể nhận biết khách DLST thông qua một số đặc điểm sau :

- Những người đã trưởng thành có thu nhập cao, có giáo dục và có sự quan tâm đến tài nguyên môi trường.

- Những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên, có kinh nghiệm.

- Thời gian đi du lịch dài hơn, mức chi tiêu/ngày cao hơn các loại hình

du lịch khác.


- Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi mặc dù có khả năng chi trả. Cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.

Khách DLST có thể phân chia thành một số nhóm như sau :

- Khách DLST cảm giác mạnh : đa số là thanh niên tuổi trung bình, đi du lịch cá nhân hoặc theo nhòm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, CSLT đơn giản, thích thể thao, du lịch mạo hiểm.

- Khách DLST an toàn : du khách có lứa tuổi trung niên đến già, đi theo nhóm, ở khách sạn hạng cao, nhà hàng sang trọng, du lịch thiên nhiên săn bắn.

- Khách DLST đặc biệt : bao gồm lứa tuổi từ trẻ đến già, du lịch cá nhân, đi tour độc lập hoặc đặc biệt, thích di chuyển, nấu ăn, thu hoạch kiến thức khoa học.

1.2.8. Phát triển du lịch sinh thái bền vững

Sự PTBV được Ủy ban thế giới về Môi trường (Liên Hiệp quốc năm 1984) định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm giảm bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch trên cơ sở hạn chế các lợi ích trước mắt, hướng tới các lợi ích lâu dài do hoạt động du lịch mang lại nhằm mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng các quốc gia du lịch. Tính bền vững của tài nguyên du lịch sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử dụng tài nguyên không vượt quá một mức độ bổ sung của tài nguyên đó.

Phát triển du lịch bền vững cần phải tính đến các yếu tố :

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích

kinh tế.


- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài.

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu

cầu các thế hệ tiếp theo.

Liên quan đến khái niệm bền vững là khái niệm giới hạn. Giới hạn ở đây


được hiểu theo nghĩa là sự kiểm soát những việc được phép, những việc không được phép, hoặc được phép từng phần. Các chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về tài nguyên môi trường, về chỉ số xã hội, về sức chứa của không gian hoạt động du lịch.

DLST là một mắt xích của PTBV đòi hỏi vừa đáp ứng nhu cầu phát triển vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn các HST. Bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc giúp cộng đồng địa phương quản lý tài nguyên của họ. Do đó, có thể xem DLST như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình PTBV cả về tài nguyên tự nhiên, môi trường và tài nguyên nhân văn (văn hóa xã hội)

1.2.9. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái

1.2.9.1. Chiến lược sản phẩm :

- Tạo sản phẩm DLST độc đáo, đặc trưng trên cơ sở tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) của tỉnh, tránh sự đơn điệu trùng lắp SPDL với các tỉnh thành lân cận.

- Tạo ra các sản phẩm DLST theo những chuyên đề, chủ đề khác nhau, chẳng hạn du lịch thể thao, du lịch khám phá, du lịch làng nghề,... để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Đa dạng hóa sản phẩm DLST bên cạnh việc duy trì và phát triển các SPDL đặc sắc, nhằm tạo cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn.

1.2.9.2. Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ : Tăng cường chất lượng dịch vụ trong thái độ phục vụ, sự tiện nghi, tính đa dạng của SPDL và khả năng sẵn sàng phục vụ. Điều này chỉ có thể có được qua một quá trình nâng cao nhận thức của người dân, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ về phục vụ du lịch kết hợp với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ trong các cơ sở du lịch.

1.2.9.3. Chiến lược về giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch : trên cơ sở phân vùng chức năng của các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh bao gồm khu kinh doanh khai thác, khu vực cần bảo vệ, khu dự trữ,...và các giới hạn phục


hồi, cần đưa ra những quy định cụ thể, nghiêm ngặt có tính pháp lý để bảo vệ, duy trì và phát huy các tiềm năng tự nhiên, nhân văn... nhằm mục đích PTBV DLST.

1.2.9.4. Chiến lược đầu tư phát triển : xác lập các cơ chế phù hợp khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vào các tiềm năng DLST của tỉnh. Sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược đầu tư phát triển với chiến lược xây dựng SPDL sẽ là tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho DLST phát triển .

1.2.9.5. Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực là yếu tố mang tính quyết định đối với quá trình phát triển DLST. Tuy vậy, phát triển con người lại mang tính dài hạn, chiến lược. Do đó, cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo mới, đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu thực tế, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST, tạo môi trường du lịch thuận lợi, lành mạnh.

1.2.9.6. Chiến lược thị trường du lịch sinh thái: xây dựng chiến lược để khai thác có hiệu quả các thị trường hiện tại, nghiên cứu tìm kiếm các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Chiến lược thị trường cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu giúp xúc tiến, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu chung cho du lịch sinh thái Đồng Nai.


CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH ĐỒNG NAI

_


2.1. Đánh giá tổng quan tài nguyên du lịch Đồng Nai

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào tháng 1/1976 trên cơ sở sáp nhập tỉnh Biên Hòa, tỉnh Tân Phú và tỉnh Bà Rịa – Long Khánh. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, hiện Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và chín huyện : Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, với diện tích tự nhiên 5.894,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2006 là 2.254.676 người, mật độ dân số: 380,37 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2006 là 1,22%. Đồng Nai nằm ở 100 30’03’’ đến 110 34’57’’ vĩ Bắc và 106045’30” đến 107035’10’’ kinh Đông, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Bắc giáp Bình Dương, Bình Phước; Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu; nằm ở Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam – khu vực kinh tế năng động nhất cả nước. Với vị trí này, Đồng Nai rất thuận lợi trong

việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh trong vùng và cả nước.

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Địa hình Đồng Nai thuộc dạng trung du chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, khá bằng phẳng, độ dốc không cao, chỉ 8% đất có độ dốc lớn hơn 150; đến 82,09% đất có độ dốc nhỏ hơn 80, trong đó địa hình đồi là loại địa hình đặc trưng. Độ cao trung bình không quá 100m so với mặt biển, giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Nam.

Kiến trúc địa hình đặc trưng nêu trên đã làm địa bàn Đồng Nai phân bố khá nhiều núi, đồi, thác, đảo,… trong đó nhiều điểm có giá trị lớn về mặt kinh tế du lịch.


Bảng 2.1 : Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên Đồng Nai



Stt


Tên địa phương

Phân loại các điểm du lịch theo địa hình


Tổng số


Rừng


Núi, đồi


Hồ


Thác


Suối

Sông, Cù lao,

đảo

Công viên, vườn


Hang động

1

Thành phố Biên Hòa

10


1

2



5

2


2

Thị xã Long Khánh

4







3

1

3

Huyện Vĩnh Cửu

3

1





1

1


4

Huyện Long Thành

5


1

1

1


1

1


5

Huyện Nhơn Trạch

3

1

1




1



6

Huyện Thống Nhất

2




2





7

Huyện Trảng Bom

3



1

1

1




8

Huyện Xuân Lộc

7


1

1

1



4


9

Huyện Cẩm Mỹ

6


2

2


1


1


10

Huyện Định Quán

7


1

2

2


1


1

11

Huyện Tân Phú

4

1


1

1

1





Tổng số

54

3

7

10

8

3

9

12

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 5

(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai4)

Sự đa dạng và phong phú về địa hình đã mang đến cho Đồng Nai tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch thiên nhiên. Đồng Nai hầu như đã có các loại địa hình lý tưởng cho việc phát triển DLST. Trên nền tảng này, du lịch Đồng Nai có thể phát triển thành một số chuyên đề như sau:

DLST rừng : VQG Cát Tiên, Khu bảo tồn gien rừng miền Đông Nam bộ, Thác Mai – Hồ nước nóng.

Du lịch tìm hiểu, dã ngoại : khu hang động (rừng giả tỵ), các miệng núi lửa, Đá Ba Chồng, Thác Ba Giọt, Cù lao Ấp 7, Thác Giang Điền.

Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Thác Mai - Hồ nước nóng, Đảo Ó - Đồng


4 Nay là Sở Công Thương Đồng Nai và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Đồng Nai


Trường, Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long

Du lịch vườn : làng bưởi Tân Triều, vườn cây ăn quả Long Thành, vườn trái cây Long Khánh.

Du lịch sông nước: sông Đồng Nai, các đảo Hồ Trị An, Cù lao Ba Xê, Cù lao Cỏ, Cù lao Tân Vạn, Cù lao Hiệp Hòa (Cù lao Phố).

2.1.2.2. Khí hậu

Đồng Nai nằm trong khu vưc

nhiêṭ đới gió mùa cận xích đạo , với khí hâu ôn

hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai , đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan ), có mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ bình quân năm 2006 là 26,30oC chênh lệch nhiệt độ

cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC. Độ ẩm trung bình năm 2006 là 81%. Đồng Nai là vùng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ và các thiên tai khác. Do có khí hậu tương đối ổn định và phân bổ khá đồng đều giữa các vùng nên Đồng Nai có điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phát triển du lịch.

2.1.2.3. Tài nguyên nước

Đồng Nai có 16.666 ha sông suối chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên, là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá phát triển. Đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai với sông chính dài 610 km, đoạn chảy qua Đồng Nai dài 220 km (từ cực Bắc huyện Tân Phú, Định Quán đến ngã ba sông Lòng Tàu – Nhà Bè), lưu vực 42.600 km2, có nhiều sông suối lớn làm phụ lưu (sông La Ngà, sông Bé, sông Buông,…). Ngoài ra, Hồ Trị An với diện tích 32.300 ha và dung tích 2.765 x 106 m3 được đánh giá có tiềm năng về nhiều mặt.

Bên cạnh việc tạo ra bầu không khí trong lành, mang lại nguồn lợi về thủy sản, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và làm ra điện, hệ thống sông, hồ, suối, thác trên địa bàn Đồng Nai còn là yếu tố quan trọng tạo ra tiềm năng về du lịch. Có thể kể đến một số tiềm năng du lịch của Đồng Nai liên quan đến tài nguyên nước như sông (sông Đồng Nai, sông La Ngà), hồ (Hồ Trị An, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây), thác (Thác Mai, thác Trời, thác Giang Điền, thác Ba Giọt...), suối (Suối Mơ, suối nước trong, suối Reo...)

Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện một số điểm nước khoáng, nước nóng. Trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023