nuôi. Ngay năm đầu tiên của chương trình sẽ thử nghiệm tại 25 trang trại thuộc 5 tỉnh miền trung Việt Nam.
3.2. Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của công ty TNHH một thành viên Vissan
Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn, được thành lập từ những ngày đầu giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Vissan hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giết mổ gia súc, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, cung cấp thịt tươi sống cho nhu cầu của nhân dân thành phố trong thời kỳ nền kinh tế còn theo cơ chế bao cấp. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Vissan không ngừng phát triển về quy mô cũng như các lĩnh vực sản xuất. Trước đây chỉ đơn thuần là giết mổ và phân phối thịt gia súc thì hiện nay mở rộng sang các ngành chế biến thực phẩm, rau quả, chăn nuôi, đầu tư tài chính, xây dựng thành công thương hiệu ”VISSAN”, tạo được uy tín lớn trên thị trường thực phẩm tươi sống và chế biến. Một số sản phẩm chế biến cũng đã được xuất khẩu sang các nước Nga, Đông Âu, Châu á...Sản phẩm của Vissan hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh. Vissan được xem như một doanh nghiệp SX-KD ngành súc sản và rau quả củ đứng đầu cả nước với quy mô trang thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín.
3.2.1. Phân tích bối cảnh
Công ty Vissan là công ty sản xuất và kinh doanh sản xuất thực phẩm tươi sống hàng đầu ở Việt Nam, uy tín lớn về chất lượng, đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ có có thị trường nội địa, sản phẩm của Vissan còn được xuất khẩu qua một số nước như Nga, khu vực Đông Âu, Châu á...nơi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng môi trường được quan tâm hàng đầu.
Tuy nhiên, lượng nước thải của công ty (từ 500-600 m3/ ngày; cao nhất là 700m3/ngày) lại chưa được xử lý tốt, do vậy mà Vissan nằm trong danh sách “đen” những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng buộc phải di dời theo Quyết định 64/2003/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ.
Đứng trước những yêu cầu của thị trường tiêu dùng và sự vi phạm về môi trường sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty, Vissan đã mau chóng đưa vấn đề môi trường vào trong chiến lược kinh doanh của mình, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
3.2.2. Triển khai chiến lược
Quy trình tập trung vào đầu vào sản xuất:
Thực hiện quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty Vissan xây dựng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt từ nguyên phụ liệu đầu vào, quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển đến các địa điểm bán. Hiện nay, mỗi ngày công ty cung ứng ra thị trường 100 tấn thịt tươi sống, 40 tấn thực phẩm chế biến và hơn 500 tấn rau quả an toàn. Công ty ký kết hợp đồng với các trại chăn nuôi lớn, cam kết không sử dụng kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Vissan luôn đặt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu nên đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới cho phòng thí nghiệm đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025 phiên bản 1999. Bên cạnh đó, Vissan cũng đạt những chứng chỉ bao gồm chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; chứng chỉ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, liên tiếp nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” ( từ năm 1997 cho đến nay) do báo Đại Đoàn Kết tổ chức; xếp thứ nhất trong ngành thực phẩm chế biến và xếp thứ 15 trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước do báo Tiếp thị Sài Gòn điều tra và công bố; hầu hết 100 sản phẩm của Vissan đều đạt cúp Vàng, Bạc, Huy chương hội chợ, Hội thi ẩm thực.
Quy trình tập trung vào quá trình sản xuất:
Là thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giết mổ và chế biến thực phẩm, Vissan không chỉ chú trọng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn đặt yếu tố thân thiện với môi trường lên hàng đầu. Công ty luôn ý thức được rằng việc chậm trễ trong việc xử lý môi trường sẽ phải trả giá rất đắt. Do đó công ty không chỉ xử lý nguồn nước thải theo đúng quy định mà còn chủ động xử lý vấn đề liên quan đến khí thải, rác thải, tiếng ồn...
Xử lý nước thải:
Trước đây, hệ thống xử lý nước thải của Vissan chưa tốt với lượng xả thải từ 500-600 m3/ ngày; cao nhất là 700m3/ngày, gây ô nhiễm môi trường. Từ năm 2002 đến 2004, Vissan đã tiến hành các thủ tục đấu thầu, thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh kết hợp với yếm khí và hiếu khí với tổng số vốn đầu tư trên 5,6 tỉ đồng. Đầu năm 2005, hệ thống này đã đi vào hoạt động với công suất 1.000 m3/ngày. Công ty Thuận Việt và Glowtech (Singapore) xây dựng công trình đã đảm bảo: sau xử lý, nước đạt tiêu chuẩn cho phép loại A trước khi thải ra sông Sài Gòn. Kết quả nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải của Vissan được sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận đi vào hoạt động chính thức. Hằng năm công ty đều được Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM gia hạn giấy phép xả thải vào nguồn nước. Mặc dù theo quy định, cứ 6 tháng Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM mới tiến hành kiểm tra 1 lần về các chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm như độ đục, mangan, amonia, vi sinh... nhưng công ty chủ động cứ 3 tháng/ lần lại đưa mẫu về Phòng Thí nghiệm Công nghệ môi trường của Viện Môi trường và Tài nguyên phân tích nguồn nước thải và kết quả được đánh giá tốt.
Đây là thành quả của Vissan trong gần 7 năm kiên trì thực hiện liên tục, thường xuyên các biện pháp bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia Vissan đã xây dựng và vận hành đúng kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải có công suất 1000 m3/ngày.
Hệ thống xử lý khói thải lò đốt dầu FO:
Với ưu điểm nằm trên một cù lao, xung quanh bao bọc bởi sông và kênh đào, cách ly với khu vực dân cư, ống khói thải của nhà máy lại cao trên 15m, nên khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh là rất thấp nhưng Vissan vẫn chủ động nhờ Công ty Phát triển Công nghệ và Môi trường Á Đông thiết kế lắp đặt một hệ thống khói thải lò đốt dầu FO để đưa vào hoạt động trong tháng 12/2008.
Xử lý rác thải sinh hoạt:
Về vấn đề thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, Vissan cũng thực hiện tốt theo quy định của cơ quan chuyên môn. Theo đó, hằng ngày đội ngũ công nhân vệ sinh đi thu gom rác và vận chuyển về khu vực chứa rác được quy định trong nhà chứa rác của công ty. Rác được chứa trong bao ni lông kín, đối với rác sản xuất, ở những khu vực sản xuất cũng bố trí những thùng chứa rác có nắp đậy kín và có bao ni lông. Công nhân vệ sinh cũng đem đổ ở khu vực quy định trong nhà chứa rác của công ty.
Đối với rác giết mổ: những phế phẩm trong quá trình giết mổ được đội ngũ công nhân vệ sinh cho vào bao rác, đậy kín và cận chuyển bằng xe chuyên dùng của công ty về khu vực để rác quy định trong nhà chứa rác.
Phân khu chuồng: hàng ngày công nhân vệ sinh thu gom phân khô trong khu chuồng và cho vào bao, cột kín, sau đó chuyển vào khu vực quy định để phân ở nhà chứa rác của công ty. Phân ướt còn lại sẽ được công nhân xịt rửa chuồng trại và nước thải này sẽ dẫn về trạm bơm nước thải tập trung P1P2 của công ty để đưa về hệ thống xử lý nước thải.
Vissan cũng đã ký hợp đồng với công ty TNHH Đa Lộc để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường. Công tác phân loại , thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường. Công tác phân loại, thu gom lưu trữ vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại như giẻ lau, bao tay, vải vụ dính thành phần nguy
hại; thùng phuy kim loại chứa dầu nhớt; dầu thải phát sinh từ bảo trì máy móc; bóng đèn huỳnh quang thải; bình mực từ máy in, photocopy; pin, acquy thải; dầu thải từ bếp ăn.. cũng được công ty quản lý chặt chẽ. Công ty đã có kho chứa chất thải nguy hại riêng biệt và đăng ký hồ sơ số chủ nguồn chất thải nguy hại với Phòng quản lý chất thải rắn- Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Chất thải nguy hại phát sinh sẽ được chứa kín và vận chuyển về kho chất thải nguy hại của công ty để đơn vị hợp đồng là Công ty Môi trường Việt Anh đến thu gom, vận chuyển và xử lý.
Với những nỗ lực đồng bộ và nhất quán, ngày 02/03/2009 vừa qua, Vissan đã được sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.
Tham gia vào chương trình sản xuất sạch hơn:
Vissan là một trong những doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh sớm tham gia dự án trình diễn kỹ thuật sản xuất sạch hơn nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động giết mổ gia súc. Sau khi quyết định tham gia dự án sản xuất sạch hơn (SXSH), Đội SXSH gồm 10 thành viên của công ty đã được thành lập dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc và do Trưởng phòng kỹ thuật trực tiếp điều phối.
Do phần lớn tải lượng ô nhiễm của công ty là do bộ phận giết mổ sinh ra, bộ phận này được chọn làm phạm vi kiểm toán tập trung cho việc đánh giá sản xuất sạch hơn. Cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong nước và quốc tế, đội SXSH đã thực hiện đánh giá chi tiết cho bộ phận giết mổ, bao gồm cả đo đạc và phân tích các dòng thải khác nhau để xác định nguồn thải và các cơ hội giảm các chất thải phát sinh.
Bên cạnh các phát sinh dòng thải, các lĩnh vực có liên quan đến tiềm năng tiết kiệm năng lượng từ quá trình làm lạnh và bảo quản lạnh cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu. Một loạt các giải pháp SXSH đã được chọn, chủ yếu là giải pháp chi phí thấp được thực hiện với tổng số vốn đầu tư là 135
triệu đồng. Các giải pháp này đã tiết kiệm cho công ty 392 triệu đồng chưa kể đến các tiết kiệm thu được từ chi phí xử lý nước thải. cải thiện lớn nhất về môi trường đạt được là giảm 20% lượng nước thải, giảm 30 % tải lượng ô nhiễm hữu cơ, giảm 27% lượng chất thải rắn và giảm một phần phát thải khí. Mặc dù vậy, các kết quả nêu trên chưa phải là kết quả cuối cùng của dự án và các khoản tiết kiệm được tính toán mới chỉ là khoản trực tiếp từ tiết kiệm tài nguyên như nước, nhiên liệu và năng lượng điện. Các khoản tiết kiệm bổ sung nhờ giảm chi phí xử lý và vận chuyển rác thải chưa được tính đến.
Những giải pháp và nỗ lực thân thiện với môi trường nói trên của Vissan đã được ghi nhận và đánh giá cao, giúp Vissan phát triển thương hiệu thực phẩm “xanh” của mình, không những chất lượng cao, an toàn vệ sinh mà còn đóng góp bảo vệ môi trường, vì mục tiêu tăng trưởng bền vững. Có thể tin rằng, thương hiệu VISSAN đã đươc khẳng định sẽ ngày càng chiếm ưu thế hơn trên mọi thị trường.
3.3. Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường trong công ty cổ phần Nam Việt (Navico)
Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đến năm 2000 nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của cá tra, cá ba sa An Giang, công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Nam Việt với tổng số vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng dây chuyền của nhà máy chế biến thủy sản Nam việt để nâng công suất lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày đến năm 2004, xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Thái Bình Dương có công suất
200 tấn cá nguyên liệu/ ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng tổng công suất chế biến lên 500 tấn cá mỗi ngày.
Văn phòng chính của công ty đặt tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và các nhà máy trực thuộc bao gồm: nhà máy Thái Bình Dương; nhà máy Nam Việt; nhà máy dầu cá, bột cá; nhà máy sản xuất bao bì.
Là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực chế biến cá tra, cá ba sa, Navico hiện là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng đầu cả nước.
3.3.1 Phân tích bối cảnh
Công ty cổ phần Nam Việt hiện là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất cả nước. Nam Việt đã chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang Nga, EU, Trung Quốc, Úc và hơn 40 nước trên thế giới. Thị phần xuất khẩu lớn nhất của công ty là thị trường EU và Nga; sản phẩm của công ty cũng được tiêu thụ tại các nước thuộc Châu Á (Singapore, Malaysia, Hongkong, Trung Quốc, Hàn Quốc), Châu úc, Châu Mỹ, Trung Đông, Châu Phi.
Thị trường nội địa của công ty bao gồm các hệ thống phân phối rộng khắp cả nước từ Bắc đến Nam, bao gồm hệ thống các siêu thị Co-op mart, Big C, các cửa hàng Vissan và các đại lý ở các tỉnh.
Biểu đồ: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007:
Thị phần XK | |
Châu á | 24.38% |
Châu Âu | 38.75% |
Châu Mỹ | 3.67% |
Châu úc | 0.34% |
Trung Đông | 1.58% |
Châu Phi | 0.05% |
Có thể bạn quan tâm!
- Bước 4: Phối Hợp Triển Khai Các Chiến Lược Chức Năng Để Thực Hiện Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Môi Trường
- Chiến Lược Quảng Bá Sản Phẩm Và Thương Hiệu Của Doanh Nghiệp
- Một Số Doanh Nghiệp Việt Nam Đã Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Với Môi Trường
- Đánh Giá Về Thực Trạng Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Môi Trường Trong Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Chi Phí Cho Việc Xây Dựng Chiến Lược Thân Thiện Môi Trường Là Thách Thức Đối Với Doanh Nghiệp
- Hỗ Trợ Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Đẩy Mạnh Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Thân Thiện Môi Trường
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
4.06% | |
Nga | 27.17% |
Châ u Mỹ | |||||
Châ u Úc 0% | 4% | Châ u Âu 39% | |||
STT Doanh nghiệp KL (tấn) GT (US$)
1 NAVICO 86.876 173837898
Cơ cấu thị phần xuất khẩu năm 2007 (SL)
Nga
27%
Châ u Á
24%
Uỷt hác
4%
Châ u P hi 0%
Tr ung Đông
Nguồn: Công ty Cổ phần Nam Việt
Vì thị trường chính của Nam Việt đều là các thị trường khó tính, có hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt trong khi đó, nguồn nguyên liệu chế biến của Nam Việt đang phụ thuộc nhiều vào các hình thức nuôi thả theo hộ gia đình, các nhà máy chế biến chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do vậy, Nam Việt cũng không tránh khỏi gặp khó khăn từ những quy định của các thị trường nhập khẩu đặc biệt là các quy định về môi trường.
3.3.2. Xác định mục tiêu
Nam Việt đã đưa lồng ghép yếu tố môi trường vào trong chiến lược xuất khẩu của mình, xác định mục tiêu tiên quyết là tập trung xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất, đáp ứng các yêu cầu chất lượng và thân thiện với môi trường, tiến tới đạt các chứng nhận HACCP, GMP, SQF, ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, HALAL.