Cải Tạo Bãi Thải Và Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường

Xây kè dọc bờ sông, suối nhằm tạo ra ranh giới cứng, ổn định dòng chảy; Kiểm soát các nguồn thải mỏ hoặc nguồn lắng đọng bùn, phù sa.

1.4.2.4. Cải tạo bãi thải và cải tạo, phục hồi môi trường

Tại các vùng khai thác than, việc cải tạo, phục hồi môi trường và tái tạo cảnh quan đối với các khu vực khai thác than hiện nay là san lấp và trồng rừng. Công tác cải tạo, phục hồi môi trường hiện tại có những đặc điểm sau: Hầu hết các mỏ còn đang khai thác nên công tác cải tạo, phục hồi môi trường chưa thực hiện. Không có quy hoạch và thiết kế cải tạo, phục hồi môi trường từ trước, nên các giải pháp hoàn nguyên môi trường hiện nay chỉ mang tính tình thế, tạm thời.

Vì vậy, để giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác than đối với môi trường, cải thiện điều kiện vi khí hậu cần xây dựng một quy trình cải tạo, phục hồi môi trường và tái tạo cảnh quan. Tuy nhiên, đối với một khu vực cụ thể, hoạt động tái tạo cảnh quan có thể thực hiện theo nhiều hướng khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng và quy hoạch chung của vùng.

1.4.2.5. Tái tạo cảnh quan

Tại các vùng khai thác than Việt Nam, việc tái tạo cảnh quan chủ yếu mới chỉ là trả lại màu xanh cho các khu vực đất đai đã bị xâm hại với giải pháp chính là trồng rừng, phủ xanh đất trống. Các bãi thải mỏ nếu có được cải tạo cũng chỉ nhằm mục đích tăng độ ổn định và phủ xanh. Hầu hết các khu vực được cải tạo, phục hồi môi trường chưa có ý tưởng tạo thành những khu vực dân cư sau này hoặc những nơi phục vụ cho du lịch, nghỉ ngơi… mà chỉ được trồng cây tạo rừng hoặc phủ xanh. Đặc điểm một số loài cây thường được sử dụng phủ xanh đất trống, bãi thải mỏ:

- Đối với bãi thải Đông Khe Sim mỏ Thống Nhất - Cẩm Phả, đã trồng thông đuôi ngựa chiều cao bình quân 6m đường kính thân 15 đến 17 cm.

- Đối với bãi than đá Hà Lầm, khu văn phòng, khu dân cư mới Cao Sơn, Cọc Sáu đã trồng những khoảnh rừng bạch đàn lá liễu, cây cao 3 đến 5m, đường kính thân cây 8 cm, đại bộ phận đã ra hoa kết trái.

- Đối với Bắc Bàng Danh A-B mỏ Hà Tu, trên sườn dốc đất đá dễ bị xói mòn đã tiến hành trồng cỏ le vào năm 1973, sau sáu tháng hầu hết cây trồng đã xanh tốt và bắt đầu phát triển.

Trên các bãi thải bờ mỏ lộ thiên đã ngừng hoạt động ở vùng Hòn Gai - Cẩm Phả đã có nhiều loại thực vật, các loại cây cỏ mọc tự nhiên: cỏ le, lau lách, róc, sim,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

thanh hao... các loại cây đã trồng như: phi lao, bạch đàn, thông, keo lá tràm, keo lưỡi liềm, keo tai tượng.

Qua phần tổng quan về khai thác than, các vấn đề môi trường và hiện trạng cải tạo phục hồi môi trường, có thể thấy rằng khai thác không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm huỷ hoại cảnh quan đồng thời giảm quỹ đất chính vì vậy cần nghiên cứu hiện trạng khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí -Đèo Nai để có giải pháp cải tạo.

Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 6

CHƯƠNG II

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu là toàn bộ khu vực khai thác than lộ thiên mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Các khu vực tiến hành điều tra, khảo sát:

- Khu vực khai thác khu mỏ Đông Khe Sim: khu vực khai trường, bãi thải, moong khai thác

- Khu vực khai thác khu mỏ Tây Lộ Trí: khu vực khai trường, bãi thải, moong khai thác.

- Khu vực khai thác khu mỏ Đông Lộ Trí: khu vực khai trường, bãi thải, moong khai thác.

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng năm 2011 - 2013. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện, các số liệu được cập nhật sát với thời gian nghiên cứu, nhằm đưa ra những thông tin gần nhất phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quy hoạch môi trường, quy hoạch phát triển ngành than.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

1. Cơ sở lý luận và tầm quan trọng của việc cải tạo, phục hồi môi trường cho hoạt động khai thác than lộ thiên tại mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai.

2. Hiện trạng môi trường khu mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai, nghiên cứu các giải pháp công nghệ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai thác lộ thiên.

3. Đề xuất các giải pháp, phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai.

2.4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

- Đảm bảo sự ổn định của bãi thải, ngăn chặn tình trạng sạt lở, xói mòn đất đá.

- Quy hoạch khai thác mỏ Đông Khe Sim,Tây Lộ Trí nhằm khai thác tối đa tài nguyên bằng phương pháp lộ thiên.

- Xây dựng, Cải tạo lại hệ thống đường giao thông phục vụ cho công tác khai thác đổ thải cụm mỏ Đèo Nai, Khe Chàm II phù hợp quy hoạch khai thác, đổ thải củan ghành..

- Tạo vùng đệm, ngăn cách khu vực khai thác và khu dân cư.

- Ngăn chặn nguồn bụi phát sinh từ bãi thải.

- Xử lý cơ bản thoát nước mặt toàn khu vực để không gây ảnh hưởng đến khu dân cư dưới chân bãi thải ngay tại trung tâm thµnh phè Cẩm Phả.

- Tạo ra một quần thể mặt bằng, cảnh quan để có thể phát triển phục vụ dân sinh, du lịch sau này.

2.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.1. Phương pháp luận

- Phương pháp cải tạo, phục hồi môi trường đối với mỏ than lộ thiên không có nguy cơ tạo dòng axit mỏ

a) Để lại địa hình có hình dạng hố mỏ, có độ sâu so với mặt bằng tự nhiên: thực hiện lấp đầy trả lại mặt bằng như mặt bằng trước đây nếu có thể hoặc tạo thành một hồ chứa nước, có đê bao ngăn súc vật vào;

b) Để lại địa hình khác dạng hố mỏ: phục hồi bằng cách san gạt, tạo mặt bằng để phủ xanh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

c) Các bãi thải đất đá: nếu bãi thải có dạng đống cao phải san cắt tầng, tạo độ dốc của bãi thải và các tầng thải, tạo các công trình thoát nước phù hợp ngay trong quá trình khai thác. Khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt, có biện pháp chống sụt, lún, trượt và phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh bãi thải và phủ xanh; nếu bãi thải được thải vào thung lũng thì phải san gạt và phủ đất mặt để phủ xanh; hoặc các biện pháp khác phù hợp với tính chất địa hình của khu vực;

d) Các bãi thải quặng đuôi: tạo đường thoát nước phù hợp, san gạt, phủ đất mặt và trồng cây hoặc trả lại diện tích canh tác nếu có thể;

đ) Các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ khai thác mỏ không còn nhu cầu sử dụng: tháo dỡ trả lại mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng;

e) Những hình thức phục hồi khả thi khác. [10]

- Phương pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác

Việc cải tạo, phục hồi môi trường (cải tạo mặt bằng sân công nghiệp, khai trường, bãi thải...) trong hoạt động khai thác lộ thiên là rất cần thiết, nhằm thiết lập lại địa mạo cuối cùng của khu vực được ổn định, phù hợp với cảnh quan khu vực xung quanh, với mục tiêu đưa môi trường khu vực cải tạo trở về trạng thái nguyên thủy ban đầu. Để lựa chọn được giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác lộ thiên cho phù hợp cần dựa trên thiết kế khai thác lộ thiên, thành phần đất đá, cấu tạo địa chất, các điều kiện khí hậu thuỷ văn...

Mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai là mỏ lộ thiên sau khi kết thúc khai thác còn hoạt động khai thác hầm lò phía dưới vì vậy tác giả sẽ nghiên cứu để áp dụng phương án cải tạo, phục hồi môi trường này.

Ảnh hưởng của hoạt động khai thác lộ thiên tới khai thác hầm lò phía dưới:

Hiện nay hoạt động khai thác lộ thiên ở khu vực Quảng Ninh đang giảm cả về mặt quy mô cũng như trữ lượng than nguyên khai từ hoạt động khai thác lộ thiên, và hướng tới sẽ ngừng hẳn việc khai thác than lộ thiên trong một vài năm tới. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam đã thiết kế xây dựng và cho vào hoạt động một số mỏ than khai thác than hầm lò với quy mô hơn 01 triệu tấn/năm và với độ sâu khai thác từ lộ vỉa đến -700m. Điển hình như Công ty than Mông Dương độ sâu khai thác tới -300m, Công ty than Hà Lầm độ sâu khai thác tới - 450m, Công ty Cổ phần than Núi Béo độ sâu khai thác tới -475m, Công ty than Khe Chàm độ sâu khai thác tới -700m... ngoài ra một số mỏ hầm lò, lò khai thác ở dưới đáy moong lộ thiên.

Sự khai thác có tính hỗn hợp giữa hầm lò và lộ thiên trong cùng một khoáng sàng sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau, nếu không tính toán kỹ sẽ gây ra hiện tượng ngập đường lò, sụt lún, bục nước gây nguy hiểm cho quá trình khai thác hầm lò phía dưới. Do vậy, việc đánh giá chính xác ảnh hưởng của việc khai thác hỗn hợp này là rất cần thiết.

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khai thác đồng thời giữa hầm lò - lộ thiên đã được tiến hành xem xét trong một số phạm vi nhỏ và mới chỉ được đề cập trong dự án. Vinacomin đang triển khai lập một số dự án và đưa vào hoạt động một số mỏ khai thác than hầm lò dưới gầm mỏ lộ thiên như khai thác hầm lò dưới gầm mỏ lộ thiên Khánh Hoà, dưới mỏ lộ thiên Cao Sơn và khai thác hầm lò dưới gầm mỏ Núi Béo, mỏ Khe Chàm. Các dự án này đang bắt đầu đi vào hoạt động, do vậy việc đánh giá chính xác những ảnh hưởng xấu của việc khai thác hỗn hợp hầm lò - lộ thiên từ thực nghiệm khó chính xác mà chỉ mang tính dự báo.

Ở nước ngoài, hoạt động khai thác hầm lò và lộ thiên đã được tiến hành tại nhiều mỏ khoáng sản khác nhau như than, đồng, sắt, thiếc, nikel... Khai thác hỗn hợp giữa lộ thiên và hầm lò đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập, từ khai thác đồng thời lộ thiên và hầm lò đến khai thác có trình tự lộ thiên trước và hầm lò sau hay hầm lò trước và lộ thiên sau. Các nghiên cứu đã phân loại khai thác hỗn hợp hầm lò - lộ thiên làm 3 nhóm, dựa trên nguyên tắc phối kết hợp theo không gian và thời gian:

- Khai thác khoáng sàng từ phương pháp lộ thiên chuyển sang phương pháp hầm lò;

- Khai thác khoáng sàng từ phương pháp hầm lò chuyển sang phương pháp lộ thiên;

- Khai thác khoáng sàng đồng thời bằng cả hai phương pháp hầm lò và lộ thiên Tuỳ thuộc việc áp dụng loại hình khai thác hỗn hợp trong khoáng sàng và điều

kiện mỏ - địa chất cụ thể mà có các mức độ ảnh hưởng tiêu cực khác nhau, trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

- Ảnh hưởng của chấn động nổ mìn mỏ lộ thiên đến các công trình mặt bằng và hầm lò của mỏ hầm lò.

- Ảnh hưởng của nước tại moong và bãi thải mỏ lộ thiên phía trên đến khai thác hầm lò phía dưới. Ảnh hưởng gia tăng áp lực lên đường lò trong vùng đổ thải mỏ lộ thiên. Trong đó các yếu tố địa chất như các đứt gãy kiến tạo thường là những bất lợi, mối nguy hiểm tiềm tàng đối với khai thác mỏ hầm lò phía dưới bởi vì đứt gãy địa chất làm yếu đất đá, làm đất đá bị vỡ vụn hoặc chuyển dịch gây mất cân bằng ứng suất; làm dịch chuyển các vỉa khoáng sản nên đây là những nơi lưu thông nước tốt. Do vậy, tại những nơi đứt gãy dễ gây nhiều hiện tượng địa chất động lực như xói ngầm, cát chảy, đặc biệt là bục nước. Mặt khác, đứt gãy là nơi nước lưu thông tốt nên khi lưu thông với nước mặt (suối, sông, hồ, đáy moong lộ thiên…) sẽ làm ngập hay bục đường lò gây nguy hiểm cho công nhân khai thác.

- Ảnh hưởng của sập đổ đất đá do khai thác hầm lò đến độ ổn định bờ mỏ và các công trình của mỏ lộ thiên phía trên.

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực khi còn hoạt động khai thác hầm lò phía dưới:

Đối với bãi thải và mặt bằng sân công nghiệp:

Phương án và các công tác cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải và mặt bằng sân công nghiệp được tiến hành như đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực khi không có hoạt động khai thác hầm lò phía dưới. Tuy nhiên, cần chú ý tới vấn đề có nên hoặc không nên tận dụng lại mặt bằng sân công nghiệp và bãi thải đất đá để phục vụ khai thác cho dự án khai thác hầm lò phía dưới hay không, từ đó ta có các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường cho phù hợp.

Đối với Cải tạo, phục hồi moong lộ thiên sau khai thác:

Việc cải tạo, phục hồi moong lộ thiên sau khai thác khi còn hoạt động khai thác hầm lò phía dưới hoặc gần moong khai thác có thể thực hiện các phương pháp sau:

- San lấp hoàn toàn các moong lộ thiên làm giảm khả năng chứa nước để đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò.

- San lấp tới mức nước tự chảy để đảm bảo không có nước thấm tới khu vực hoạt động khai thác hầm lò phía dưới.

- San lấp một phần, tạo lớp chống thấm, tạo các giếng thu nước bơm thoát nước với công suất bơm thoát nước lớn.

- Tạo hệ thống cây xanh trên sườn tầng và lắp đặt hệ thống rào chắn xung quanh moong...

Tùy theo mục đích sử dụng, địa hình, địa chất khu vực mà ta có các biện pháp cải tạo phù hợp với điều kiện thực tế.

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, xử lý số liệu về môi trường, khí tượng thuỷ văn, các hệ sinh thái, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng mỏ.

- Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở khảo sát hiện trạng vùng mỏ và hiện trạng môi trường chung, tiến hành đánh giá nhanh hiện trạng môi trường và dự báo những biến động môi trường trong tương lai do hoạt động khoáng sản.

- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: Là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng. Quá trình nghiên cứu thực địa chủ yếu là khảo sát, đánh giá tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được tiến hành sau khi có những phân tích, nhận định khái quát về những tác động của khai thác lộ thiên đến môi trường, kinh tế, xã hội, vai trò của cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực có khai thác khoáng sản. Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá các tuyến tiềm năng. Sử dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng, những phong cảnh có giá trị tham quan, sự xuất hiện của các loài sinh vật…xem xét địa hình, tham khảo mẫu đo đạc, phân tích chất lượng môi trường khu vực có hoạt động khoáng sản bao gồm: Chất lượng môi trường nước, không khí và tiếng ồn làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường và tác động môi trường.

- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khoáng sản đến môi trường trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành và những tổng kết đánh giá từ thực tiễn của hoạt động khoáng sản, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường

- Phương pháp tư vấn các chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành môi trường, khai thác mỏ...

- Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu: dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp từ những tài liệu gồm: kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, các tài liệu nghiên cứu trước đây về khu vực dự án,...

- Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin: Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc bổ sung, hiệu chỉnh số liệu nhằm chính xác hoá các thông tin về môi trường để có kết luận về hiện trạng và dự báo các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội trong khu vực.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí