Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Do Hoạt Động Khai Thác

3.3.5. Chất thải rắn sinh hoạt

Đối với chất thải sinh hoạt, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường dự báo có khoảng 1.478.250 kg chất thải trong một năm, nếu không được thu gom và xử lý sẽ là nguyên nhân cho các tác nhân truyền bệnh như ruồi, muỗi phát triển. Hiện tại đã tiến hành phân loại đổ thành bãi và xử lý theo quy định.

3.3.6. Sự cố môi trường

Rủi ro về tai nạn lao động, trong quá trình khai thác, nếu không tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy phạm và ý thức của CBCNV kém khi tham gia sản xuất dễ dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động gây thiệt hại đến người và tài sản.

Rủi ro và sự cố môi trường do bãi thải gây ra, trong quá trình đổ thải, các khối đá lớn thường lăn xuống chân bãi thải với tốc độ lớn, đồng thời về mùa mưa bãi thải rất hay sạt lở nên dễ xẩy ra tại nạn cho người và các công trình ở gần chân bãi thải, ngoài ra trong mùa mưa đất đá ở bãi thải còn gây bồi lấp ảnh hưởng đến dòng chảy tại suối Tây Đái Mài, suối Ba Toa và suối Ngô Quyền….

Rủi ro và sự cố môi trường ở các khu vực khai trường, như sạt lở bờ mỏ, đá lăn từ tầng trên xuống tầng dưới dễ gây ra tại nạn lao động.

Các hiện tượng khác, trong quá trình nổ mìn hay xẩy ra tai nạn về đá văng xa, do mật độ thiết bị lớn dễ gây ra các tai nạn….

3.3.7. Ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khai thác

Một số ảnh hưởng chính của hoạt động khai thác đến môi trường gồm:

* Tiếng ồn

Tiếng ồn do hoạt động khai thác của khu mỏ theo kết quả quan trắc môi trường năm 2012 từ 66 ÷ 77 dBA. Thấp nhất là khu điều hành sản xuất cảng Km6 đo được 66 dBA, cao nhất là đường vận chuyển than xuống cảng Km6 và khu sàng tuyển cảng Km6 đo được 77dBA. Tiếng ồn có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, trước hết đối với thích giác, thoái hóa thính giác, gây chứng nặng, ù tai hay bệnh điếc. Đối với hệ thần kinh, khi tiếng ồn ở cường độ trung bình thì gây kích thích nhưng khi tiếp xúc tiếng ồn ở cường độ cao thì não ức chế, làm thay đổi hoạt động phản xạ, giảm tập trung tư tưởng, giảm trí nhớ và giảm độ thông minh.

* Bụi

Bụi gồm có bụi than, hấp phụ các chất độc khác gây ô nhiễm. Bụi mỏ xẩy ra trong nổ mìn, trong vận tải, trong bốc xúc, trong đổ thải … bao gồm bụi đá, bụi than có cỡ hạt từ 4÷10 phầm ngàn milimet và nhỏ hơn. Bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ con người gây bệnh bụi phổi trong khoảng thời gian tương đối dài, dẫn đến phổi bị xơ,

suy giảm chức năng hô hấp. Bụi ảnh hưởng đến đường hô hấp như: Bụi đá, bụi than có góc cạnh sắc nhọn làm rách niêm mạc, gây viêm mũi, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó, dẫn đến viêm teo mũi, giảm chức năng lọc và giữ bụi của mũi, gây ra bệnh phổi nhiễm bụi.

* Nước

Nguồn gây ô nhiễm nước do hoạt động khai thác lộ thiên bao gồm: nước chảy từ moong khai thác ra, nước thẩm thấu từ các bãi thải và các tầng khai thác than vào các dòng nước mặt hay nước ngầm, nước do các hoạt động tuyển rửa than tại chỗ thải ra ảnh hưởng đến các suối Ngô Quyền, Ba Toa, Đá Mài.

Nguồn nước mặt, trong quá trình khai thác than sẽ làm biến động đối với mạng lưới thuỷ văn và các phương diện: Hình dáng, bồn thu nước, động lực dòng chảy do khai trường mở rộng, hiện tượng trôi lấp đất đá và đá thải đến các khu vực xung quanh.

Đối với tài nguyên nước, trong quá trình khai thác than không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt mà còn góp phần làm giảm trữ lượng nước ngầm của các suối suối Tây Đái Mài, suối Ba Toa, suối Ngô Quyền và các hệ động thực vật ở các lưu vực suối đó.

Nước ngầm trong khai thác lộ thiên thì cần phải hạ độ sâu khai thác xuống vì vậy việc hạ thấp mực nước ngầm trong quá trình khai thác là đáng kể, tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể. Còn thực tế nhận thấy về mùa khô các giếng nước tự đào của người dân bị cạn, lòng suối chỉ có nước về mùa mưa.

* Cảnh quan, địa hình, địa mạo

Đặc điểm của khai thác lộ thiên là phải chiếm dụng một diện tích đất đai khá lớn để mở khai trường, làm bãi thải và xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ cho khai thác mỏ.

Khâu đổ thải là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất đối với tác hại có tính chất địa cơ. Đất đá thải từ các mỏ lộ thiên đã làm chèn lấp hàng chục ngàn hecta diện tích đất đai trồng trọt và rừng. Đổ thải gây sự mất cân bằng ổn định nền móng và bờ dốc. Đổ thải còn còn tạo tiền đề cho sự gia tăng tác hại cộng hưởng nước mưa, lũ, gây bồi lấp, xói lở và sa mạc hóa khu vực hạ lưu. Tác hại của khâu đổ thải còn mang tính chất thủy văn làm thay đổi diện tích bồn thu nước, thay đổi dòng chảy và động lực dòng chảy, khi gặp nước thì chảy nhão nên dễ gây lụt lội, trượt lở. Thải đá,

gây ồn, phát thải bụi vào không khí, đất đá thải trôi lấp lòng sông suối làm biến đổi chế độ thủy văn, làm hoang hóa đất đai canh tác vùng hạ lưu và đe dọa các công trình xây dựng xung quanh, làm ô nhiễm đất, làm hỏng các nguồn nước.

Việc mở khai trường và đổ thải đất đá của khai thác lộ thiên đã trực tiếp và gián tiếp làm biến dạng địa hình một các đáng kể địa mạo và cảnh quan khu vực. Nơi bị đào sâu nhất tới 300m (moong vỉa Dày Đông khe Sim) nơi bị đắp cao nhất tứ 300m (bãi thải Đông Khe Sim). Hiện tượng sói lở địa hình và trôi lấp các dòng chảy tự nhiên xẩy ra ở khu mỏ đều có nguyên nhân trực tiếp từ các hoạt động khai thác lộ thiên (trôi lấp đất đá thải, thoát nước mỏ, nổ mìn…). Đi đôi với hiện tượng làm thay đổi địa mạo là hiện tượng biến dạng cảnh quan khu vực, việc khai thác than tại khu vực Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai là mối đe dọa ngày một gia tăng đối với vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long.

Quá trình khai thác và đổ thải đều làm thay đổi bề mặt địa hình, tạo thành các moong chứa nước mới, xáo chộn bề mặt và làm mất đất canh tác lâm nghiệp do đổ thải các bãi thải ngoài, thay đổi độ cao, phức tạp hoá địa hình, tăng độ tương phản, tăng độ chênh cao tương đối giữa các dạng địa hình, giảm thế năng địa hình, thay đổi độ dốc tự nhiên của địa hình khu vực sẵn có. Địa hình khu mỏ thuộc khu vực đồi núi. Do quá trình khai thác nên hiện nay bề mặt địa hình nguyên thủy và thảm thực vật đã bị thay thế bằng các khai trường, bãi thải, đường ô tô.

Diện tích đất canh tác và thảm thực vật mà các mỏ lộ thiên chiếm dụng để mở khai trường và đổ thải đất đá là khá lớn.

Cụ thể trong quá trình thi công cải tạo, phục hồi môi trường khu vực Khe Sim

-Lộ Trí - Đèo Nai: Đối với tài nguyên đất, trong quá trnh khai thác c ần sử dụng

khoảng 450 ha đất để làm khai trường, bãi thải và các cơ sở hạ tầng khác vì vậy sẽ làm giảm tài nguyên đất, bên cạnh đó môi trường đất bị xáo trộn gây ảnh hưởng cho hệ sinh vật.

Qua phần hoạt động khai thác khoáng sản khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai cho thấy rằng hiện trạng khai thác mỏ ở đây cũng như hoạt động khai thác khoáng sản nói chung của ngành than ảnh hưởng lớn đến môi trường. Vậy vấn đề đặt ra là phải bảo vệ môi trường ngay sau mỗi công đoạn khai thác do vậy xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác phải là phải có giải pháp ngay sau từng công đoạn khai thác.

3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ TÁI TẠO CẢNH QUAN ĐÃ THỰC HIỆN

- Đất đá thải: Khối lượng đất đá thải được thể hiện trong bảng 3.6.

Đất đá thải đã được đổ thải theo đúng thiết kế, phân tầng thấp, đảm bảo ổn định tự nhiên. Để đảm bảo chống bụi và ổn định bề mặt bãi thải đã tổ chức trồng cây phủ xanh. Hiện nay vẫn áp dụng phương pháp đổ thải tầng cao, gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, tầng thải có độ dốc lớn trên 600, gây khó khăn cho công tác cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc đổ thải.

- Chất thải rắn sinh hoạt: Được hợp đồng với Công ty môi trường đô thị thu gom xử lý thường xuyên 1 tuần/ lần.

- Chất thải nguy hại : Chất thải nguy hại bao gồm như ắc quy chì, dầu thải, dẻ lau dầu gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Hiện nay đã tiến hành thu gom bảo quản tại kho riêng theo quy định và bán cho các đơn vị có chức năng xử lý.

- Nước thải

Nước thải sinh hoạt: Xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải vào môi trường.

Nước mưa: Nước mưa chảy xuống moong khai thác và vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Nước moong: Hiện tại mức độ ô nhiễm không nặng nên sử dụng làm nguồn nước chống bụi. Hiện tại chưa tiến hành xử lý.

- Bụi: Thường xuyên phun nước chống bụi, trồng cây chống bụi, phun nước làm ẩm bề mặt đất đá trước khi khoan, nổ mìn vi sai để giảm nồng độ bụi.

- Ồn: Định kỳ bảo dưỡng sửa chữa thiết bị máy móc, sửa chữa đường thường xuyên để giảm tiếng ồn. Hiện các Mỏ đang sử dụng máy móc thiết bị đã cũ, phát thải bụi, khí thải và tiếng ồn lớn.

Quan trắc định kỳ: Tổ chức quan trắc định kỳ hàng quý với các chỉ tiêu bụi, ồn, không khí, nước,..).

Phòng chống sự cố môi trường: Định kỳ nạo vét suối, trồng cây bề mặt bãi thải, kè chân bãi thải…

- Khám sức khoẻ định kỳ: Hàng năm đều tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên để phòng tránh các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra.

Những tồn tại trong công tác quản lý môi trường: Cán bộ công nhân viên hiểu biết chưa đồng đều về công tác bảo vệ môi trường cần phải tuyên truyền thêm.

Công tác xử lý bụi, nước, tiếng ồn chưa đảm bảo theo quy chuẩn. Công tác trồng cây chưa đảm bảo phủ xanh đất trống, đất đá thải còn trôi lấp lòng suối trong mùa mưa…Chính vì vậy cần có các giải pháp cụ thể để cải tạo và phục hồi môi trường.

3.5. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHI KHAI THÁC MỎ

Việc cải tạo, phục hồi môi trường của khu mỏ Khe Sim- Lộ Trí - Đèo Nai cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

- Chống bụi: Tạo vùng đệm ngăn cách khu vực khai thác và khu dân cư, ngăn chặn nguồn bụi phát sinh từ khu mỏ. Tại các khu vực dân cư lân cận các khu vực sản xuất và tiêu thụ than, chỉ tiêu bụi lơ lửng đạt QCVN.

- Xử lý nước thải: Xử lý cơ bản thoát nước mặt toàn khu vực để không gây ảnh hưởng đến khu dân cư dưới chân bãi thải.

Tất cả các nguồn nước thải từ khu mỏ, bãi thải, khu vực chế biến than đều được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh.

- Cải tạo bãi thải: Hoàn thành việc cải tạo bãi thải tạo tầng thấp và ổn định sườn tầng tránh sạt lở, trôi lấp.

- Hoàn thổ, hoàn nguyên môi trường: Trồng cây phủ xanh các khu vực đất trống, nhà xưởng, hai bên đường đi, moong khai thác, bãi thải.

Quy hoạch khai thác mỏ Đông Khe Sim, Tây Lộ Trí nhằm khai thác tối đa tài nguyên bằng phương pháp lộ thiên.

Tạo ra một quần thể mặt bằng, cảnh quan để có thể phát triển phục vụ dân sinh, du lịch sau khi hoàn thổ.

Các moong sau khi kết thúc khai thác được sử dụng làm bãi thải trong kết hợp để san lấp moong lên mức thoát nước tự chảy để tăng độ an toàn cho khai thác hầm lò phía dưới, trồng cây phủ xanh bề mặt để tăng ổn định của lớp phủ bề mặt (mục đích tạo sự ổn định lâu dài cho các tầng và bờ mỏ). Các công trình xây dựng, bãi chế biến, các công trình phụ trợ trên mặt bằng công nghiệp được bàn giao lại cho các công trường khai thác hầm lò và chuyển đổi mục đích sử dụng.

Cải tạo, phục hồi môi trường để đưa môi trường và hệ sinh thái tương tự như môi trường và hệ sinh thái trước khi đi vào khai thác.

Cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.

3.6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

3.6.1. Giảm thiểu môi trường không khí

Như đã trình bày ở phần trên, khai thác than tại khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai gây ô nhiễm bụi là chính, do đó trong phần này chỉ đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi cho môi trường.

3.6.1.1. Xử lý bụi trong khoan nổ mìn tại mỏ lộ thiên

Bụi tạo ra trong khâu này, mang tính tức thời và cục bộ, tuy nhiên ảnh hưởng của khâu này rất lớn đến người công nhân. Để giảm thiểu bụi và các loại khí nêu trên thì trong quá trình sản xuất cần áp dụng các biện pháp sau:

Công nghệ khoan ướt, dùng nước làm dung dịch khoan để hạn chế khả năng sinh bụi. Đối với các thiết bị khoan khô như máy khoan xoay cầu cần lắp các phễu chụp bao xung quanh miệng lỗ khoan để ngăn bụi phát tán vào môi trường xung quanh, hạn chế ảnh hưởng đến người lao động.

Sử dụng thuốc nổ có cân bằng ôxy bằng không, đảm bảo phản ứng cháy nổ diễn ra hoàn toàn như thuốc nổ ANFO, thuốc nổ nhũ tương, dùng các túi nilông chứa nước đặt trên miệng lỗ mìn trước khi nổ.



6

5

3

4

1

Hình 3.2. Nổ mìn sử dụng túi nước


1. Thuốc nổ

3. Bua cát

5. Túi nước

2.Mồi

4. Dây nổ

6. Kíp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


Để giảm thiểu ảnh hưởng của nổ mìn tới môi trường cần tính toán kỹ khi thiết kế. Để giảm chấn động cần chọn loại thuốc nổ có năng lượng chấn động thấp, áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai, lựa chọn các thông số khoan nổ hợp lý. Nên hạn chế nổ mìn trong suốt khoảng thời gian có gió lớn hay khi có gió thổi cuốn bụi về phía các khu vực dân cư lân cận. Có thể áp dụng bua nước để giảm độ bụi lơ lửng sinh ra sau khi nổ nổ mìn.

7

8

6

3

4

5

2

1


Hình 3.3. Nổ mìn sử dụng bua nước


1.Mồi

4. Thuốc nổ

7. Thành lỗ khoan

2. Thuốc nổ

5. Mồi

8. Dây nổ

3. Bua nước

6. Bua cát

9. Kíp


Nổ mìn sử dụng bua nước hiệu quả giảm bụi được 70 %

4. Việc trồng cây xanh xung quanh các khu vực chế biến than cũng giảm một lượng đáng kể bụi phát tán ra bên ngoài. Các nguồn gây ô nhiễm và phương pháp xử lý bụi tại ngành than được tổng kết trong bảng 3.1.

3.6.1.2. Xử lý bụi trong xúc bốc đất đá

Để giảm thiểu hàm lượng bụi phát tán trong quá trình xúc bốc cần làm ẩm đất đá trước và sau khi nổ mìn, phun tưới nước trước khi bốc xúc thể hiện trên hình 3.4.

Hình 3 4 Làm ẩm đất đá trước khi xúc bằng hệ thống vòi phun Phương pháp 1

Hình 3.4. Làm ẩm đất đá trước khi xúc bằng hệ thống vòi phun

Phương pháp tưới nước trước khi bốc xúc đấtđá có thể giảm được 50 ÷ 70 %

3.6.1.3. Xử lý bụi trên các tuyến vận tải

Chất tải đúng quy định đồng thời dùng bạt che phủ phương tiện vận chuyển. Tránh các công trình xây dựng tại gần khu vực đường giao thông để bảo vệ vật liệu chở khỏi bị gió tạo nên bụi và làm ẩm vật liệu chở.

Phun nước vào các xe tải và các đoạn đường vận chuyển. Theo hoạt động của đơn vị chỉ riêng việc phun nước mỗi giờ một lần đã làm giảm 50% bụi. Phun nước mỗi giờ hai lần và cứ hai giờ một lần sẽ làm giảm sự phát tán tương đương là 75% . Sử dụng xe tưới đường ở các đoạn đường vận chuyển, gần các kho bãi để loại trừ bụi tận nguồn.

Bê tông hoá mặt đường vì bụi được phát sinh chủ yếu trên các tuyến đường là do lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường. Để ngăn chặn nguồn ô nhiễm này, đối với các con đường có thời gian sử dụng lâu dài, phương án làm đường bê tông hay trải nhựa.

Dùng hệ thống phun sương dập bụi thể hiện trên.

Xây dựng trạm rửa xe tự động ở các điểm mà đường mỏ thông ra đường giao thông quốc gia để rửa sạch xe mỏ trước khi hoà mạng giao thông quốc gia.

Trồng và phát triển các hàng rào cây xanh hai bên đường vận chuyển tạo thành vành đai bảo vệ, hạn chế sự phát tán của bụi ra môi trường xung quanh.

Thay thế dần hình thức vận tải ôtô bằng tuyến băng tải để giảm bụi thể hiện trên hình 3.5.


Hình 3 5 Vận chuyển đất đá than bằng hệ thống băng tải Hiệu quả của 2


Hình 3.5. Vận chuyển đất đá, than bằng hệ thống băng tải

Hiệu quả của phương pháp này giảm được khoảng 80 % nếu dùng băng tải kín giảm được 90 %

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí