Hiện Trạng Cải Tạo Phục Hồi Môi Trường Ở Việt Nam

thành bông có kích thước lớn, trong quá trình di chuyển từ dưới lên va chạm vào các tấm nghiêng và lắng đọng xuống đáy bể. Tại đáy bể lắng tấm nghiêng lắp đặt các ống hút bùn. Bùn được dẫn vào bể chứa bùn và được bơm hút bùn định kỳ đẩy sang bể lọc bùn. Nước sạch được dẫn sang bể nước sạch và chảy môi trường. Tại bể khử mangan, nước được lọc qua lớp cát sỏi hoạt tính có phủ mangan oxit làm tác nhân để ô xy hóa và lọc giữ lại mangan cũng như lượng cặn còn lại. Định kỳ bơm rửa ngược để làm sạch lớp vật liệu lọc, nước từ quá trình rửa ngược được đưa về bể chứa nước rửa lọc sau đó được bơm ngược trở về bể keo tụ. Bùn bơm từ bể lắng tấm nghiêng còn chứa 95% - 97% nước. Để có thể vận chuyển đi đổ thải, cần phải tiến hành tách nước khỏi bùn đảm bảo lượng nước còn lại trong bùn dưới 20% sau đó dùng phương pháp cơ giới (máy ép) và chở ra bãi thải.

Mương đá vôi: Phương pháp mương đá vôi yếm khí được thể hiện trên hình 1.5

Mương đá vôi yếm khí



Moong Moocng nước

Phà bơm


Hình 1.5. Hệ thống xử lý nước thải bằng mương đá vôi yếm khí


Đây là loại mương trong lòng có chôn lớp đá vôi, được sử dụng để xử lý nước thải có tính axít. Nước thải được dẫn vào mương, pH và tính kiềm của nước thải tăng lên bởi phản ứng với đá vôi. Sử dụng đá vôi xử lý nước mỏ ở trong điều kiện hiếu khí, những viên đá vôi nhanh chóng bị bao bọc bởi những lớp sắt ôxít và sắt hyđrôxít. Kiềm được cho thêm vào nước thải mỏ có tính axít cao làm cho pH tăng lên. Dòng nước thải từ mương yếm khí ra đưa ra môi trường trong điều kiện hiếu khí sẽ xảy ra hiện tượng ôxi hóa kim loại, thuỷ phân và các phản ứng kết tủa [11].

Đầm lầy nhân tạo: Phương pháp đầm lầy nhân tạo được mô tả trên hình 1.6


Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống đầm lầy nhân tạo

Sử dụng đầm lầy nhân tạo để xử lý nước thải mỏ được thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu về sự tương tác của đầm lầy tự nhiên với nước thải mỏ. Chất lượng nước sau khi đi ra khỏi đầm lầy được theo dòi cho thấy đã cải thiện một cách đáng kể với Fe, Mn, Ca, Mg và tăng pH từ 2,5 3,5 tới 4 6. Qua đó thấy rằng, đầm lầy nhân tạo có thể phù hợp cho xử lư các chất ô nhiễm trong nước thải mỏ. Mô phỏng đầm lầy tự nhiên để xây dựng đầm lầy nhân tạo, gồm hệ thống chứa đựng lớp nền bên dưới, bên trên là các thực vật nổi, thực vật chìm, cùng cộng đồng các sinh vật có thể sống trong hệ thống. Ngày nay, nhiều mỏ ở Mỹ và Anh đã sử dụng đầm lầy nhân tạo để xử lý nước thải mỏ có hiệu quả.

Đầm lầy nhân tạo được xây dựng gồm một hoặc nhiều hố nông, hoặc các ngăn, mỗi ô có diện tích bề mặt nhỏ hơn một hecta. Kích thước và hình dạng của đầm lầy phụ thuộc vào vị trí địa hình, địa chất thủy văn và giá trị sử dụng đất.

Thực vật trong đầm lầy thường có ba hợp phần chủ yếu: Loại thích nghi với nước ở điều kiện yếm khí đã bão hòa và có khả năng chịu nồng độ ô nhiễm cao; Chất nền để nuôi dưỡng thực vật; Chất nền cung cấp vật chất nuôi dưỡng cho thực vật bên trong đầm lầy. Chúng bao gồm đất, cát và sỏi hoặc các khối kết hợp khác như tro bay từ việc đốt than và bùn đất nạo vét mỏ. Các chất nền đất hữu cơ và sét thường có hoạt động trao đổi ion cao hơn so với các loại vật liệu khác.

1.4.1.4. Tận thu tài nguyên và tái sử dụng bãi thải mỏ

Tận thu than được triển khai khi tuyển than trong môi trường huyền phù đá cộng sinh. Phương pháp này rất thịnh hành ở Bỉ, Slovakia [11]. Đất đá thải mỏ có tỷ lệ Si thích hợp còn được sử dụng làm một phần nguyên liệu sản xuất xi măng (Tập đoàn Xi măng Holcim - Bỉ).

Tại Pháp, Ba Lan, Trung Quốc và nhiều nước khác, đất đá thải mỏ có tỷ lệ than lẫn thích hợp (tối thiểu 6%) được sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản xuất gạch. Đá thải mỏ với độ cứng thích hợp còn được sử dụng làm nền đường hoặc nền nhà [11].

Hoàn thổ là công tác lấp đất các khu vực đã khai thác để hoàn trả lại trạng thái tự nhiên của nó hoặc để sử dụng cho các mục đích khác. Thiết kế hoàn thổ, hoàn nguyên và tái tạo cảnh quan tại các vùng khai thác than thường được thực hiện đồng thời với thiết kế khai thác mỏ, phù hợp với mục đích tái sử dụng khu vực đã khai thác theo thoả thuận với chính quyền địa phương.

Thông thường, việc hoàn thổ được tiến hành ngay sau khi bóc lớp than cuối cùng. Lớp đất đá hoàn thổ được thực hiện hoặc đổ tự nhiên hoặc có đầm nén.

Tại Anh: Các lớp đất đá được bóc lên và đánh đống theo từng tầng khác nhau, theo thứ tự gối lên nhau. Việc đổ thải như vậy tránh được việc chồng lấp các lớp đất lên nhau, mất lớp đất màu. Khi kết thúc khai thác, thực hiện san lấp hoàn thổ bằng chính các lớp đất đá đã bóc theo thứ tự ngược lại. Sau mỗi lớp đất, dùng xe chuyên dụng đầm nén chặt khu vực san lấp. Sau quá trình san lấp, các hoạt động hoàn nguyên và tái tạo cảnh quan được thực hiện. Thông thường, biện pháp hoàn nguyên và tái tạo cảnh quan thường được sử dụng là trồng cây, tạo cảnh quan nhằm các mục đích xây dựng các công trình công cộng cho cộng đồng [11].

Tại Đức: Các moong khai thác hoặc được hoàn thổ bằng phương pháp đổ bãi thải trong hoặc được cải tạo thành hồ chứa nước, hệ thống các hồ nước liên hoàn. Bờ moong được gia cố và trồng cây, vừa tạo khu dự trữ nước vừa tạo cảnh quan.

Tại các vùng khai thác than nâu đã dừng khai thác ở CHDC Đức (cũ), các mỏ than nâu được hoàn thổ, cải tạo và phục hồi nhằm tái sử dụng đất đã hoàn thổ cho các cò sở công nghiệp mới, thậm chí biến thành bảo tàng vùng than với các thiết bị khai thác cũ Để lại thu hút khách du lịch [11].

Tại Pháp: Các moong khai thác lộ thiên bằng phương pháp “tự hoàn thổ”, đất đá thải bóc đằng trước được đổ ngay vào khu vực đã khai thác đằng sau [11].

1.4.2. Hiện trạng cải tạo phục hồi môi trường ở Việt Nam

Công tác phục hồi môi trường vùng khai thác mới chỉ được quan tâm và đẩy mạnh từ khoảng 10 năm trở lại đây với sự ra đời của Tổng Công ty Than Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, Tổng Công ty Than Việt Nam đã chấn chỉnh lại kỷ luật khai thác than để chấm dứt nạn khai thác than trái phép, đồng thời lập Quỹ Môi trường TVN để đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Năm 1998, sau khi đi vào hoạt động được hơn 3 năm, Tổng Công ty đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá

tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng Công ty Than Việt Nam tại các vùng than Quảng Ninh (Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả)”. Đây thực sự là một đề tài quan trọng giúp cho Tổng Công ty có được những đánh giá ban đầu về thực trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than và đề ra những định hướng quan trọng về giải pháp và công cụ cho công tác bảo vệ môi trường trong Tổng Công ty [11].

1.4.2.1. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam được thể hiện trong bảng 1.13.

Bảng 1.13. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí trong khai thác than ở Việt Nam [11]

TT

Công đoạn

Giải pháp


1

Kiểm soát tiếng ồn và sự chấn động

Giải pháp: Đổi mới và thay thế dần hệ thống thiết bị máy móc đã cũ trên các xe cộ, hệ thống vận tải bốc xúc bằng động cơ điện. Chế tạo cơ cấu chống rung giảm tiếng ồn và thường xuyên bôi trơn các máy móc, dụng cụ. Lựa chọn các loại xe cộ phù hợp với từng tuyến đường. Các loại xe cộ hạng nặng được quy định để tránh đi vào gần các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình đã cũ và yếu. Cải tạo kết cấu đường để tránh những tác động bất ngờ đến quá trình vận tải.

Hiệu quả: Làm giảm được tiếng ồn và sự chấn động


2

Kiểm soát khí thải

Giải pháp: Khí thải chủ yếu sinh ra trong phản ứng đốt cháy nhiên liệu trong động cơ thiết bị, máy móc là CO, CO2, SO2 và NOx. Trong khai thác than hầm lò, ngoài các khí trên còn có khí CH4 thoát ra từ các vỉa than. Để hạn chế ảnh hưởng của khí thải trong hầm lò, đã áp dụng chế độ thông gió hợp lý, thông gió đầy đủ và liên tục đảm bảo nồng độ khí độc không vượt quá giới hạn cho phép; trồng nhiều cây xanh, phục hồi thảm thực vật khu vực xung quanh mỏ để tạo ra vi khí hậu tốt. Ngoài ra nên sử dụng các máy móc thiết bị ít gây ô nhiễm môi trường, thay thế các máy móc phương tiện cũ giảm ô nhiễm khí thải.

Hiệu quả: Giảm được lượng khí thải độc hại ra môi trường

3

Kiểm soát và xử lý bụi


3.1

Xử lý bụi trên các tuyến vận tải

Giải pháp: Cấm chất tải vượt quá quy định và tránh các công trình xây dựng tại gần khu vực đường giao thông. Sử dụng che phủ phương tiện vận chuyển để bảo vệ vật liệu chở khỏi bị gió tạo nên bụi và làm ẩm vật liệu chở. Phun nước vào các xe tải và các đoạn đường vận chuyển. Bê tông hoá, trải nhựa nhựa mặt đường.

Thay thế dần hình thức vận tải ôtô bằng các tuyến băng tải kín, giao thông đường thuỷ.

Hiệu quả: Giảm được tối đa hàm lượng bụi trên các tuyến đường vận tải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Công đoạn

Giải pháp


3.2

Xử lý bụi tại nhà sàng, tuyển than

Giải pháp: Các biện pháp kiểm soát gồm: tách chiết bụi và ngăn hạn chế bụi.

Sử dụng hệ thống lọc bụi: Hệ thống này áp dụng ở các khu vực được che phủ hoàn toàn trong các nhà máy tuyển than gồm: nóc các hầm chứa và các phễu rót; chuyển động của băng tải; các điểm đổ thải của máng rót và phễu rót. Phương pháp tưới nước: Được sử dụng ở các điểm băng tải đi qua, các trạm đường sắt và đường bộ. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp; dễ thiết kế và vận hành; khi đạt được hỗn hợp nước và không khí hợp lý, quá trình tạo bụi có thể giảm đi một cách đáng kể.

Phun sương cao áp: Phun hỗn hợp nước - khí nén: Phương pháp này mới được áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam tại cụm sàng số 4 (Núi Béo) và mặt bằng +38 (Dương Huy).

Hiệu quả: Phương pháp lọc bụi hiệu quả 90%; Phương pháp tưới nước hiệu quả giảm bụi vào khoảng 35 55%; Phương pháp hỗn hợp hiệu quả 90 95%


3.3

Xử lý bụi tại các kho bãi lưu trữ và chế biến than

Giải pháp: Để kiểm soát bụi đối với các kho bãi chứa than, cần vây kín điểm đổ thải bằng các ống lồng hoặc các cầu thang đá; bố trí các màn chắn gió; sử dụng các phương pháp che phủ kín bề mặt của kho chứa, tưới các đống than tránh bụi thoát ra từ bề mặt của chúng là phương pháp truyền thống. Hệ thống phun tưới bao gồm: tháp nước, thiết bị phun tưới và đường ống nằm xung quanh khu kho chứa

Hiệu quả: Hiệu quả khoảng 50 75%.


3.4

Xử lý bụi trong khoan nổ mìn tại mỏ lộ thiên

Giải pháp: Để giảm chấn động cần chọn loại thuốc nổ có năng lượng chấn động thấp, áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai, lựa chọn các thông số khoan nổ hợp lý. Nên hạn chế nổ mìn trong suốt khoảng thời gian có gió lớn hay khi có gió thổi cuốn bụi về phía các khu vực dân cý lân cận. Có thể áp dụng bua nýớc Để giảm Độ bụi lò lửng sinh ra sau khi nổ nổ mìn.

Hiệu quả: Đảm bảo giảm tối đa lượng bụi trong khoan nổ mìn


3.5

Xử lý bụi trong các gương lò

Giải pháp: Nạp bua nước trong các lỗ khoan. Ngoài ra, trong các hầm lò tại các vỉa than khô, có thể bơm nước trực tiếp vào các vỉa than trước khi nổ mìn.

Hiệu quả: Đảm bảo giảm tối đa lượng bụi trong gương lò


3.6

Trồng cây tránh phát tán bụi

Giải pháp: Tổ chức trồng cây xanh xung quanh các khu vực chế biến than, đường vận chuyển.

Hiệu quả: Giảm một lượng đáng kể bụi phát tán ra bên ngoài.

TT

1.4.2.2. Xử lý nước thải

Nước thải của các mỏ hầu hết được xử lý sơ bộ hay xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

* Xử lý sơ bộ nuớc thải bằng hệ thống bể lắng: Được thể hiện trên hình 1.7 (áp dụng tại khu -25, +30 và nhà sàng Mạo Khê) [11].

Hình 1 7 Sơ đồ xử lý nước thải bằng hệ thống bể lắng tại nhà sàng Mạo 1


Hình 1.7. Sơ đồ xử lý nước thải bằng hệ thống bể lắng tại nhà sàng Mạo Khê

Nước từ các nguồn được dẫn vào mương rồi đưa vào hồ thứ nhất, ở đây nước thải được giữ lại một khoảng thời gian nhất định, theo thời gian các hạt chất rắn nặng tự lắng xuống đáy hồ, lớp nước phía trên tiếp tục được đưa sang hồ thứ 2 qua đập tràn. Tại hồ thứ 2 các hạt lơ lửng được tiếp tục lắng. Cuối cùng nước trong chảy qua đập tràn để đổ vào mương thoát của khu vực. Bố trí 02 máy bơm bùn để hút bùn từ đáy hồ, bùn được bơm lên sân phơi bùn, nước róc bùn lại dẫn vào mương nước tại đầu vào. Hệ thống này dùng để xử lý cho những khu vực nước không mang tính axít, nước bị ô nhiễm chủ yếu do cặn lơ lửng. Ưu việt của hệ thống là chi phí xây dựng, vận hành thấp, nhưng tính ổn định của chất lượng nước đầu ra chưa cao.

Xử lý nước thải bằng đá vôi: Được thể hiện trên hình 1.8 (áp dụng tại lò + 200 Cánh Gà - Vàng Danh) [11].

§¸ v«i


N•íc

®Çu vµo

N•íc

®Çu ra


Hình 1.8. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải + 200 Cánh Gà - Vàng Danh

Hệ thống xử lý này là một hệ thống bể gồm nhiều ngăn, các ngăn được chứa đầy các hạt đá vôi. Nước thải có tính axít mạnh khi đi qua lớp đá vôi sẽ xảy ra phản ứng để tạo Ca(HCO3)2, Ca(OH) trung hoà axít trong nước thải, đồng thời tạo môi trường để kết tủa Fe và Mn.

Hệ thống này sử dụng cho những nơi có nước thải mang tính axít mạnh, hàm lượng sắt và mangan trong nước cao. Chi phí xây dựng hệ thống thấp, vật liệu xử lý rẻ, sẵn có. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý không cao, nguyên nhân là do các hạt đá vôi nhanh chóng bị mất tác dụng bởi lớp ngoài kết tủa bao bọc, mất hoạt hóa, nước có tính axít không tiếp xúc được với lớp phía trong.

* Xử lý nước thải bằng sữa vôi +thoát qua mương chứa rọ đá (áp dụng tại moong Na Dương):

Hệ thống thiết kế phà bơm và có chứa các ngăn để thu nước tại mặt moong. Trên mặt tầng bố trí các thùng chứa dung dịch sữa vôi. Khi thoát nước moong dung dịch sữa vôi được dẫn xuống các ngăn thu nước của phà bơm, tại đây diễn ra quá trình hòa trộn sữa vôi với nước thải rồi hỗn hợp này được bơm lên theo đường ống rồi đổ vào mương thoát. Mương thoát được bố trí các đập bằng rọ đá vôi. Nước sau khi qua đây được dẫn vào hệ thống thoát nước của khu vực (hình 1.9) [11].

M•¬ng

tho¸t

S÷a v«i

Rä ®¸

Phµ b¬m

Moong n•íc


Hình 1.9. Sơ đồ hệ thống xử lư nước thải tại mỏ Na Dương

Hệ thống được áp dụng cho nước thải có tính axít rất mạnh. Ưu việt của hệ thống là chi phí đầu tư hợp lý, hoàn toàn chủ động trong khâu thoát nước moong và xử lý nước thải, việc trung hòa được kiểm soát, đồng thời việc đưa sữa vôi vào ngay tại ngăn thu nước của phà bơm nên quá trình trung hòa diễn ra ngay trong quá trình di chuyển trong đường ống. Tuy nhiên, trong hệ thống khâu xử lý chưa thu gom các chất bùn than, các chất kết tủa như Fe, Mn trong quá trình trung hòa.


Bể chứa than

* Xử lý nước thải bằng sữa vôi và polyme tái tuần hoàn nước thải: Áp dụng cho nhà máy tuyển thuộc Công ty tuyển than Cửa Ông (hình 1.10) [11].



Bể phơi

Hệ thống hồ

Hồ lắng

Silo hoà

Pooc tích

Trạm bơm

Dung dịch

Nước sau hồ

Dung dịch sữa

NM. Tuyển

Nuớc tuần hoàn


Hình 1.10. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy tuyển than Cửa Ông


Hệ thống xử lý nước thải bằng sữa vôi và polyme tái tuần hoàn nước thải đã được áp dụng tại Công ty tuyển than Cửa Ông trong khuôn khổ dự án hợp tác theo chương trình Viện trợ Xanh của Chính phủ Nhật Bản [11]. Nước thải sau quá trình tuyển than, được dẫn vào các hồ lắng sơ bộ, sau đó được dẫn đến trạm pha. Tại đây nước thải được bơm vào bể khuấy trộn với dung dịch sữa vôi và dung dịch polyme. Sau đó được dẫn sang hồ lắng tinh, nước sạch được dẫn sang bể chứa, tại đây nước sẽ được bơm tuần hoàn cấp nước trở lại cho nhà máy tuyển. Có hệ thống phà hút bùn di động tại hồ lắng tinh, bơm bùn vào hệ thống sân phơi bùn, nước róc bùn cho quay lại đầu hệ thống. Đây là hệ thống tiên tiến, tuần hoàn được nước phục vụ cho nhà máy tuyển và xử lý được khâu than bùn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư rất lớn.

1.4.2.3. Khôi phục hệ thống thuỷ văn

Nội dung chính của việc khôi phục hệ thống thuỷ văn gồm: Nạo vét đất đá thải lắng đọng ở các nhánh sông, suối trở về trạng thái gần giống hình thái như ban đầu;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022