Một Số Chỉ Tiêu Của Khai Thác Lộ Thiên Giai Đoạn 2005  2012

Cũng theo quy định, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập, thẩm định và phê duyệt trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, nhưng theo Luật Khoáng sản, việc lập và trình phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ được thực hiện tại thời điểm kết thúc khai thác. Do đó, cần có các quy định để tránh chồng chéo trong thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và Đề án đóng cửa mỏ. Thêm nữa, về vấn đề thời gian ký quỹ tại Khoản 2, Điều 8 có quy định việc tính toán hệ số trượt giá đối với các dự án khai thác khoáng sản có thời gian khai thác trên 3 năm và hình thức xử lý các tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng các quy định về ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường tại Điều 19 của Quyết định 71 cũng gây ra những bất cập, khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT.

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 “quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản” Tại điểm 4 Điều 17 hướng dẫn “Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường/bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt xác nhận trước ngày Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày 26 tháng 6 năm 2008) và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường thì không phải lập Dự án cải tạo phục hồi môi trường nhưng phải thực hiện các quy định về ký quỹ, cải tạo, phục hồi môi trường tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg và Thông tư này”. Phần hướng dẫn này chưa cụ thể, các đơn vị khai thác khoáng sản ký quỹ như đã nêu trên thì thực tế giá trị tiền ký quỹ nhỏ hơn nhiều lần phần tiền ký quỹ theo hướng dẫn tại Điều 8 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, đây là bất cập cần giải quyết.

- Về việc ban hành các văn bản của địa phương

Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường đã được Tỉnh quan tâm thực hiện, các văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường đã đồng bộ, kịp thời và phù hợp với các quy định của pháp luật;

Các văn bản đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện; phù hợp với các công cụ kinh tế được quy định và áp dụng trong hoạt động khoáng sản (như thuế, phí, ký quĩ ...)

1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THAN

1.2.1. Thế giới

Toàn thế giới hiện khai thác và tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản điện, thép và kim loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc). Khai thác than hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua [5]. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu [5]. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng [5]. Có thể coi than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, lượng than thương mại được khai thác tại hơn 50 quốc gia và tiêu thụ tại trên 70 nước trên toàn thế giới.

Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1%/ năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%.Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao.

1.2.2. Việt Nam

Than là ngành ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, giá than trên thế giới đã giảm rất nhiều. Như vậy, việc giảm giá than này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp ngành than do lợi nhuận trước trong các năm trước đây, lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nguồn xuất khẩu. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, việc khai thác, xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng của ngành than cũng bị phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là Vinacomin, đôi khi cả về khối lượng và giá cả. Hoạt động của các công ty vẫn chủ yếu dưới dạng hợp đồng giao thầu khai thác, chế biến, kinh doanh than với Vinacomin. Dù vậy, các doanh nghiệp ngành than vẫn có nhiều cơ hội do tăng giá bán than trong nước. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, doanh nghiệp ngành than cũng gặp một số khó khăn nhất định như: công nghệ khai thác sơ khai, chịu rủi ro về mặt chính sách và môi trường … Hiện tại, doanh nghiệp chủ yếu khai thác mỏ lộ thiên, trong khi, theo dự kiến, đến năm 2014, Vinacomin sẽ đóng cửa hoàn toàn các mỏ than lộ thiên, nên đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, tập trung khai thác than ở các hầm, lò.

* Hiện trạng khai thác lộ thiên

Trong những năm qua cũng như hiện nay, khai thác than lộ thiên luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng sản lượng của ngành than. Theo thống kê, sản lượng khai thác lộ thiên trong những năm gần đây chiếm khoảng 55 - 65% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành [5].

Hiện nay ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên (thuộc các Công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ 100 1.000 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ, lộ vỉa với sản lượng khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm [5]. Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2005 2012 được thể hiện trong bảng 1.1 [5].

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2005 2012


STT

Danh mục

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng cộng

1

Tổng than NK

Triệu tấn

34,54

40,81

43,11

42,93

43,93

46,96

47,9

44

344,18

-

Trong đó lộ

thiên

Triệu tấn

22,06

26,10

26,78

25,33

25,76

26,52

26,1

23,6

202,25

-

Tỷ trọng

%

64

64

62

59

59

56

54

54

472

2

Đất đá bóc

Triệu m3

165,0

193

211

216,4

208,7

228,54

274,5

229,7

1.726,

84

3

Hệ số bóc đất

đá TB

m3/tấn

7,5

7,8

7,9

8,48

8,0

8,62

8,74

9,73

66,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 3

Quá trình khai thác than lộ thiên kèm theo dòng thải được trình bày trên hình 1.1.

Khoan

- Bụi

- Tiếng ồn



Nổ mìn

- Bụi

- Tiếng ồn

- Khí độc

- Sạt lở


Bốc xúc

- Bụi

Vận tải than

- Tiếng ồn


- Bụi

- Tiếng ồn

Sàng tuyển than sơ bộ tại mỏ than

- Khí độc

- Bụi

Vận tải đất đá

- Tiếng ồn




Thoát nước mỏ

- Bụi

- Tiếng ồn


- Bụi

- Tiếng ồn

- Khí độc


Đổ thải đất đá

- Độ axit cao

Bãi thải

- Kim loại năng

- Tiếng ồn


- Bụi

- Sạt lở đất

- Ô nhiễm đất


Vận chuyển về nhà máy sàng tuyển

Hình 1.1. Quá trình khai thác lộ thiên kèm theo dòng thải


Hiện nay các mỏ lộ thiên chủ yếu đều sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải sử dụng ô tô-xe gạt, khối lượng đổ thải lớn nhất tập trung tại cụm mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả, hàng năm từ 100 120 triệu m3. Việc đổ bãi thải ngoài có nhược điểm cơ bản là chiếm dụng diện tích đất mặt lớn, gây trượt lở bãi thải và bồi lấp hệ thống sông suối, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị như các bãi thải Nam Đèo Nai - Cẩm Phả, bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu, v.v… Công tác đổ thải đất đá hiện nay là một vấn đề cấp thiết mà Vinacomin đang quan tâm giải quyết, đặc biệt quy hoạch đổ thải cụm mỏ vùng Cẩm Phả giai đoạn 2010 2015.

Trong những năm qua và hiện nay tại một số mỏ lộ thiên xảy ra hiện tượng tụt lở bờ mỏ như bờ Nam mỏ Na Dương, bờ Tây Vỉa 11 Núi Béo, bờ Nam và Đông Bắc mỏ Cọc Sáu, mỏ Đèo Nai, Hà Tu, v.v... Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tụt lở bờ mỏ là đất đá yếu, phay phá, tác động của nước ngầm, bờ mỏ ngày một nâng cao với góc dốc lớn, cắt vào chân bờ mỏ (bờ trụ), phương pháp nổ mìn biên chưa được áp dụng, chưa có các biện pháp gia cố bờ mỏ hữu hiệu. Biện pháp xử lý cơ bản hiện nay là tụt đến đâu bóc xúc dọn dẹp đến đó.

* Hiện trạng khai thác hầm lò

Hiện nay có trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động, trong đó 10 mỏ có sản lượng khai thác lớn từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên bao gồm: Mạo Khê, Nam Mẫu, Vàng Danh, Hồng Thái, Hà Lầm, Ngã Hai (Quang Hanh), Khe Chàm, Khe Tam (Dương Huy), Lộ Trí (Thống Nhất) và mỏ Mông Dương [5].

Quy trình khai thác than hầm lò kèm theo dòng thải được thể hiện trên hình 1.2

- Bụi

Nổ nìn

- Tiếng ồn

- Khí độc

Đào lò

Thoát nước mỏ

- Sạt lở



- Bụi

- Khí độc

- Bụi

Đổ thải đất đá

Bốc xúc đất đá thải

Vận tải than

Khai thác than

- Khí độc


- Bụi

- Tiếng ồn

- Khí độc


- Bụi

- Tiếng ồn


- Bụi

- Tiếng ồn

Sàng tuyển than sơ bộ

- Khí thải



- Bụi

- Tiếng ồn

- Khí độc


- Độ axit cao

- Kim loại nặng.

- Ô nhiễm đất, nước mặt

- Bụi

Bãi thải

- Sạt lở đất

- Ô nhiễm đất


Vận chuyển về nhà máy sàng tuyển than tuyển

Hình 1.2. Quá trình khai thác than hầm lò kèm theo dòng thải

Các mỏ còn lại là mỏ trung bình có sản lượng khai thác từ 0,5 ÷ 1,0 triệu tấn/năm hoặc mỏ nhỏ (sản lượng < 0,5 triệu t/n) như: Bắc Cọc Sáu, Tây Bắc Khe Chàm, mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, Tây bắc Ngã Hai…[5].

Với những mỏ nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hoá dây chuyền công nghệ.

Bảng 1.2. Sản lượng than nguyên khai và khối lượng mét lò đào của khai thác hầm lò giai đoạn 20052012 [5]

STT

Danh mục

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng

cộng

1

Tổng sản

lượng

Triệu

tấn

34,54

40,81

43,11

42,93

43,93

46,96

47,9

44

297,25

-

Trong đó

Hầm lò

Triệu

tấn

12,48

14,71

16,3

17,6

18,17

20,44

21,8

20,4

141,9

-

Tỷ trọng

%

36

36

38

41

41

44

46

46

328


2


Mét lò đào


Km


228


264


275


280,5


319


347


368


397


2478,5

Các mỏ hầm lò được mở vỉa theo phương pháp lò bằng, những mỏ không thể mở vỉa bằng lò bằng thì mở vỉa bằng lò giếng, trong đó chủ yếu bằng giếng nghiêng.

Mở vỉa lò bằng: Các mỏ Hồng Thái, Đồng Rì, Khe Chuối - Hồ Thiên, Đồng Vông, Quảng La, Nam Khe Tam, Cao Thắng, Giáp Khẩu,...

Mở vỉa giếng nghiêng: Các mỏ Mạo khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Tràng Bạch (đang xây dựng), Khe chàm, Khe bố, Cái đá, Lộ Trí (Thống Nhất), Dương Huy, Nam Khe Tam, Ngã Hai (Quang Hanh),…

Mở vỉa giếng đứng: Mỏ Mông Dương và mỏ Hà Lầm.

Các đơn vị sản xuất ngoài Vinacomin

Trong những năm qua và hiện nay có nhiều điểm khai thác than nằm rải rác ở các vùng không thuộc sự quản lý và điều hành của Vinacomin. Tổng sản lượng các mỏ than địa phương chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2-3% tổng sản lượng toàn ngành.

Ngoại trừ các mỏ than Phấn M ễ và Làng Cẩm thuộc Tổng công ty Thép khai thác than mỡ cung cấp cho công nghiệp luyện kim, có mức độ cơ giới hoá trung bình, các mỏ than còn lại đều trực thuộc các sở Công nghiệp (nay là sở Công thương) các tỉnh quản lý, than khai thác với quy mô nhỏ, khai thác lộ thiên bán cơ giới, khai thác hầm lò chủ yếu bằng phương pháp thủ công, tiêu thụ tại chỗ cung cấp chủ yếu cho sản xuất vật liệu xây dựng và chất đốt sinh hoạt.

1.3. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN

Khai thác than là một trong những hoạt động gây ô nhiễm môi trường về nhiều mặt như: Bụi; ồn; nước thải có pH thấp, độ đục, hàm lượng sắt cao, đất đá thải huỷ hoại cảnh quan môi trường.

Để đánh giá hiện trạng môi trường vùng khai thác than, một số mỏ than điển hình cho từng khu vực khai thác theo tiêu chí: Trữ lượng, đại diện cho khu vực về mặt công nghệ khai thác và có các vấn đề môi trường cần quan tâm được lựa chọn để khảo sát và thu thập số liệu.

1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí

Hàm lượng bụi: Hàm lượng bụi trong không khí các khu vực khai thác than vùng Quảng Ninh được thể hiện trong bảng 1.3÷1.5.

Bảng 1.3: Hàm lượng bụi trong không khí tại các khu vực khai thác than vùng Cẩm Phả [11]


TT


Tên mỏ than

Hàm lượng bụi (mg/m3)

Khai thác, chế biến

Vận chuyển

Bãi thải

1

Mỏ than Cọc Sáu

23,81

19,5


2

Mỏ than Đèo Nai

35,3

106


3

Mỏ than Cao Sơn

9,72

70


4

Mỏ than Khe Tam

2,717,83

2,71


5

Mỏ than Khe Chàm

2844



6

Mỏ than Bắc Quảng Lợi

160

175

642650

QCVN 05: 2009/BTNMT

0,3

Bảng 1.4. Hàm lượng bụi trong không khí các khu vực khai thác than vùng Hòn Gai [11]



TT


Tên mỏ than

Hàm lượng bụi (mg/m3)

Khai thác, chế biến

Vận chuyển

Bãi thải

1

Mỏ than Hà Tu

28,8

10,2

1,2

2

Mỏ than Núi Béo

47,775,9

1,9

14

3

Mỏ than Cao Thắng

16,3-38,4



4

Mỏ than Tân Lập

2030,1



5

Nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai

2,65,3

1,41,8


QCVN 05: 2009/BTNMT

0,3

Bảng 1.5. Hàm lượng bụi trong không khí tại các khu vực khai thác than vùng Đông Triều - Uông Bí [11]


TT

Tên mỏ than

Hàm lượng bụi (mg/m3)

Khai thác, chế biến

Vận chuyển

Bãi thải

1

Mỏ than Vàng Danh

15,5

12,3


2

Mỏ than Mạo Khê

23,7138



3

Mỏ than Hồng Thái

37,6

15,2


4

Mỏ than Than Thùng

3,24

5


5

Mỏ than Bảo Đài

1,23,2

12,5


6

Mỏ than Yên Tử

1,335,5

5


7

Mỏ than Tràng Bạch

1,9101,8



QCVN 05: 2009/BTNMT

0,3

Ghi chú:Do nguồn phát thải không xác định được cụ thể nên áp dụng theo QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh.

Hàm lượng bụi tại các bảng trên từ 1,3÷1,5 được khảo sát tại các mỏ lộ thiên và các khu vực chế biến của mỏ hầm lò. So với quy chuẩn QCVN 05: 2009/BTNMT tất cả các mỏ trên đều có hàm lượng bụi vượt quá giới hạn cho phép. Khu vực Cẩm Phả, hàm lượng bụi thấp nhất là khu vực vận chuyển của mỏ Nam Khe tam vượt 9 lần giới hạn cho phép. Hàm lượng bụi cao nhất là khu chế biến mỏ Bắc Quảng Lợi vượt giới hạn cho phép 2,166 lần. Khu vực Hòn Gai hàm lượng bụi tại khu vực thấp nhất là bãi thải Hà Tu và đường vận chuyển nhà máy tuyển than Hòn Gai cũng vượt giới hạn cho phép 4÷5 lần khu vực cao nhất là khu chế biến mỏ Núi Béo vượt giới hạn cho phép 2,53 lần. Khu vực Đông Triều - Uông Bí Hàm lượng bụi thấp nhất là khu chế biến mỏ Bảo Đài, Yên Tử cũng vượt giới hạn cho phép 4÷5 lần, cao nhất là khu chế biến mỏ Mạo Khê vượt giới hạn cho phép 4,60 lần.

Độ ồn: Độ ồn tại các mỏ được thể hiện trong bảng 1.6 Bảng 1.6. Độ ồn tại các khu vực khai thác [11]

TT

Tên mỏ than

Độ ồn (dbA)

Khai thác

Vận chuyển

Nhà sàng

Cảng rót than

1

Mỏ than Vàng Danh


76

78

77

2

Mỏ than Mạo Khê

64

78

77


3

Mỏ than Hà Tu

77


76


4

Mỏ than Núi Béo

83

78


76

5

Mỏ than Hà Lầm


72

68

73

6

Mỏ than Đèo Nai

67

69


76

7

Mỏ than Mông Dương

90

68



QCVN26:2010/BTNMT

70

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí