Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Trong Trường Hợp Có Yếu Tố Nước Ngoài

không liên quan đến tài sản (như xin lỗi công khai, cải chính, chấm dứt hành vi, giao con…) để có cách thức xác minh phù hợp. Về địa điểm thực hiện việc xác minh phụ thuộc vào từng nghĩa vụ cụ thể, nhưng chủ yếu là ở các địa điểm sau: nơi thực hiện công việc; nơi người phải THA cư trú; UBND nơi người phải THA cư trú. Về nội dung xác minh thường tập trung vào các vấn đề sau: điều kiện kinh tế để thực hiện nghĩa vụ; thể chất, ý thức, thái độ của người phải THA; khả năng tự thực hiện hành vi; trường hợp người phải THA không tự thực hiện, người khác có thể thực hiện công việc theo quy định của pháp luật được không.

Thực tiễn THA thời gian qua cho thấy, do pháp luật về THADS không có quy định cụ thể về nội dung xác minh nên mỗi cơ quan THA xác minh một kiểu và không có sự thống nhất, nội dung xác minh của từng nơi hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như trình độ của CHV. Chính vì vậy, có nhiều trường hợp trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án CHV chưa thực hiện một cách cụ thể, đầy đủ, chi tiết dẫn đến khó khăn trong quá trình THA tiếp theo.

Mặt khác, theo như phân tích ở trên, thực tiễn THA, để thi hành nghĩa vụ trả vật, giao nhà, chuyển giao quyền sử dụng đất thì CHV phải đến tận nơi có vật, nhà hoặc quyền sử dụng đất mà người phải THA đang quản lý, sử dụng để xác minh, sau đó mới có thể khẳng định được người phải THA có điều kiện hay không có điều kiện THA. Nhưng hiện tại theo pháp luật hiện hành thì lại không có một quy định nào cho phép cơ quan THADS được yêu cầu lực lượng công an hỗ trợ khi tiến hành xác minh điều kiện THA. Trong khi đó theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014, khoản 1 Điều 18 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an về việc quy định cụ thể phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong THADS thì trong quá trình tổ chức THA, trường hợp cần thiết khi áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế THA thì cơ quan THADS có quyền yêu cầu lực lượng công an hỗ trợ [16]. Trên thực tế, không phải khi CHV áp dụng biện pháp bảo đảm hay cưỡng chế THA thì đương sự mới chống đối mà có nhiều trường hợp người phải THA chống đối một cách quyết liệt ngay từ khi cơ quan THA tiến hành xác minh điều kiện THA, đặc biệt là trong việc THA giao nhà, chuyển giao quyền sử dụng đất. Trong những trường hợp đương sự chống đối nếu không có lực lượng công an hỗ trợ thì CHV không thể tiến hành xác minh được.

Nhưng vì pháp luật không có quy định nên đối với những trường hợp người phải THA chống đối trong quá trình xác minh điều kiện THA khi cơ quan THA đề nghị lực lượng công an hỗ trợ thì họ từ chối vì họ cho biết công an chỉ có trách nhiệm hỗ trợ khi cơ quan THA tổ chức cưỡng chế THA. Và để giải quyết vấn đề này, trước khi xác minh hiện trạng vật, nhà hoặc quyền sử dụng đất phải giao có một số cơ quan THA đã ra quyết định cưỡng chế kiểm tra hiện trạng đối với người phải THA. Tuy nhiên, hiện Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều luật nào cho phép cơ quan THA ra một quyết định như vậy. Đây chỉ là giải pháp tình thế vì người phải THA yêu cầu cơ quan THA phải có quyết định kiểm tra hiện trạng thì họ mới cho vào nhà để xác minh điều kiện THA.

Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về THADS nói riêng cũng cần có quy định cơ chế đảm bảo cho cơ quan THA trong quá trình xác minh điều kiện THADS.

3.1.3.4. Xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp có yếu tố nước ngoài

Trong thực tiễn của hoạt động THA, rất nhiều trường hợp, cơ quan THA phải thi hành những vụ việc có yếu tố nước ngoài. Khái niệm yếu tố nước ngoài không được định nghĩa trong các quy định hiện hành về THADS. Tuy nhiên, trên thực tế khi thi hành vụ việc, các cơ quan THADS vẫn xem xét áp dụng khái niệm về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 405 Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó, các cơ quan THADS xác định những trường hợp sau được coi là vụ việc THADS có yếu tố nước ngoài:

- Đương sự là người nước ngoài;

- Đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Đương sự là người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

- Đương sự có tài sản ở nước ngoài.

Khi xác định đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không còn cư trú tại Việt Nam; hoặc đương sự là người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài; hoặc xác định đương sự có thể có tài sản ở nước ngoài, cơ quan THADS sẽ tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền nơi đương sự đang cư trú hoặc làm việc. Để làm căn cứ cho hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự trong THA, Điều 181 Luật THADS đã quy định về việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự trong THA. Và để cụ thể hóa quy định này, Điều 50 Nghị định

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 14

62/2015/NĐ-CP đã quy định về thẩm quyền và trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp về THADS.

Mặc dù pháp luật về THADS đã quy định cụ thể nhưng trên thực tế, việc ủy thác tư pháp trong lĩnh vực THADS hoàn toàn không đơn giản. Tác giả Nguyễn Văn Lộc trong bài viết “Thực tiễn THADS đối với cá nhân, tổ chức là người nước ngoài ở Bình Dương” đã đánh giá về công tác ủy thác tư pháp trong THADS như sau:

“Để thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan THA đã áp dụng tương tự theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011, sau 06 tháng kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao mà không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, thì cơ quan THADS cần ủy thác coi như đã thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục đối với đương sự ở nước ngoài đó và sẽ tiếp tục tổ chức THA theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định thời hạn gửi hồ sơ ủy thác tư pháp lần hai nhưng không quy định thời hạn bao lâu kể từ ngày gửi hồ sơ ủy thác tư pháp lần một mà không có kết quả thì mới tiếp tục gửi lần 2, dẫn đến việc thực hiện ủy thác tư pháp lần thứ nhất có thể bị kéo dài vô thời hạn. Thực tế tại Cục THADS tỉnh Bình Dương, có những trường hợp ủy thác tư pháp kéo dài 02 năm nhưng vẫn chưa nhận được kết quả ủy thác tư pháp, trong khi đó, giá trị thi hành tương đối lớn, ảnh hưởng đến kết quả THA của đơn vị. Điển hình như vụ Công ty TNHH Hankook Bed ủy thác từ tháng 6/2011; vụ Công ty TNHH Coint Vina ủy thác tư pháp từ tháng 11/2011 giá trị thi hành là trên 48 tỷ đồng. Việc ủy thác tư pháp mất rất nhiều thời gian không những làm cho việc THA kéo dài, mà còn phát sinh khiếu nại của đương sự… Ngoài ra, Cục THADS tỉnh Bình Dương còn thụ lý thi hành các khoản hoàn trả cho cá nhân, tổ chức nước ngoài một khoản tiền tạm ứng án phí không lớn. Tuy nhiên, do địa chỉ của người được THA ở nước ngoài, nên cơ quan THA chưa thể hoàn trả được số tiền nêu trên, trong khi việc ủy thác tư pháp lại tốn kém chi phí, thậm chí nhiều hơn số tiền hoàn trả gấp nhiều lần. Hiện nay, tình hình cá nhân, tổ chức là người nước ngoài rời khỏi Việt Nam trong khi chưa xử lý xong các khoản nợ tại Việt Nam bắt đầu phổ biến, điều này gây lo ngại cho công tác tổ chức THA, do đó, cơ quan THA nếu không kịp thời ra quyết định hoãn xuất cảnh đối với người phải THA, thì việc THA sẽ gặp nhiều khó khăn” [58].

Đồng thời, theo đánh giá của Bộ Tư pháp trong Báo cáo số 557/BC-CP ngày 21/10/2015 về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2015 gửi Quốc hội thì:

“Tổng số yêu cầu UTTP của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi đi qua đầu mối Bộ Tư pháp là 3149 yêu cầu. Trong đó có 2661 yêu cầu (chiếm gần 85% tổng số yêu cầu UTTP) được gửi đến những nước chưa có điều ước quốc về TTTP với Việt Nam.

- Tổng số yêu cầu UTTP có trả lời là 2126/3149 yêu cầu (chiếm gần 68%).

Các hồ sơ UTTP theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vẫn chủ yếu là tống đạt giấy tờ, tài liệu, bản án, các quyết định của Tòa án, yêu cầu về thu thập chứng cứ, lấy lời khai của đương sự hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc, tập trung ở các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động và các vụ việc về hộ tịch.

Các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam gửi yêu cầu UTTP nhiều nhất vẫn là Hoa Kỳ, Ca-na-đa, lãnh thổ Đài Loan, Ốt-xtờ-rây-li-a và Hàn Quốc.

So sánh kết quả chung thực hiện yêu cầu UTTP gửi ra nước ngoài năm 2015 với năm 2014 cho thấy tỷ lệ yêu cầu UTTP gửi đi có trả lời tăng gần 15%. Tuy nhiên, tỷ lệ có trả lời từ những nước đã có điều ước quốc tế với Việt Nam lại giảm 6%” [26].

Ngoài ra, theo số liệu thống kê tại Bảng tổng hợp số liệu ủy thác tư pháp về dân sự tiếp nhận qua Bộ Tư pháp năm 2015 kèm theo Báo cáo số 557/BC-CP ngày 21/10/2015 về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2015 thì số liệu ủy thác tư pháp trong lĩnh vực THADS do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu chỉ chiếm 1,15% số lượng các yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự.

Các con số nêu trên không nói lên được kết quả việc ủy thác tư pháp trong lĩnh vực THA có thuộc vào con số hơn 30% còn lại chưa được trả lời hay không. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung của các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với rất nhiều quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể nhận thấy, trong các văn bản này không có bất kỳ một quy định nào về vấn đề ủy thác tư pháp THADS hay xác minh điều kiện THA. Trong khi đó, về các vấn đề khác như tống đạt giấy tờ; điều tra, thu thập chứng cứ; triệu tập người làm chứng và người giám định;… được quy định hết sức rò ràng.

Tác giả Nguyễn Văn Tuấn đã tổng kết một trong những nguyên nhân gây nên khó khăn cho công tác thi hành các vụ án tham nhũng chính là “Hoạt động hợp tác

quốc tế trong việc THA có yếu tố nước ngoài nói chung và trong truy tìm, xử lý tài sản bảo đảm THADS ở nước ngoài nói riêng còn chưa cụ thể, thậm chí chưa có quy định, dẫn đến công tác phối hợp, tổ chức thực hiện gặp khó khăn, lúng túng” [86].

Nghị định số 33/2020/NĐ-CP đã có sửa đổi, bổ sung về thời hạn uỷ thác tư pháp cũng như cách giải quyết nếu việc uỷ thác tư pháp không hiệu quả, tuy nhiên, do mới ở tầm văn bản dưới luật, những quy định này vẫn chưa giải quyết được các vướng mắc đặt ra từ thực tiễn [30]. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, đã đến lúc, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét tổng kết một cách cụ thể về vấn đề tương trợ tư pháp về dân sự nói chung và ủy thác tư pháp về THADS nói riêng để các bản án, quyết định được ban hành sẽ có hiệu lực trên thực tế, không chỉ nằm trên giấy và cơ quan THA không có cách nào để thi hành nó do đương sự hoặc tài sản của đương sự không ở trên lãnh thổ Việt Nam.

3.1.3.5. Ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án

Khoản 3 Điều 44 Luật THADS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định “Cơ quan THADS có thể ủy quyền cho cơ quan THADS nơi người phải THA có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện THA”. Như vậy, có thể khẳng định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS đã chính thức quy định cơ quan THADS có thể ủy quyền xác minh điều kiện THADS. Đây là một điểm mới hoàn toàn so với quy định về xác minh điều kiện THA trước đây và có thể coi là một thay đổi hết sức quan trọng đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của các cơ quan THA trong việc xác minh điều kiện THA của người phải THA mà người phải THA không cư trú tại địa phương mình. Ngoài ra, quy định này cũng góp phần giúp cho chế định ủy thác THA được thuận lợi hơn. Theo quy định tại Điều 55 Luật THADS về ủy thác THA, căn cứ để cơ quan THADS ủy thác THA là cơ quan THADS nơi người phải THA có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở. Trong nhiều trường hợp, cơ quan THA không chỉ căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án mà còn căn cứ vào biên bản xác minh của CHV để ủy thác THA. Do đó, để xác minh được người phải THA có đúng là chuyển về sinh sống tại địa phương đó hoặc tại địa phương đó có tài sản, hoặc là nơi làm việc của người phải THA thì CHV cũng cần phải xác minh tại địa phương khác, tránh trường hợp chỉ xác minh tại Ủy ban nhân dân thuộc địa phương mình cho biết đương sự đã chuyển hộ khẩu về địa phương khác mà đã ủy thác ngay dẫn đến khi cơ quan THA nơi nhận ủy thác sau khi thụ lý xong, tiến hành xác minh thì được biết đương sự hoàn toàn không chuyển

về sinh sống tại địa phương, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, hồ sơ ủy thác đi và trả lại nhiều lần dẫn đến việc THA tồn đọng, kéo dài. Tuy nhiên, theo quy định của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành, không có quy định nào cho phép cơ quan THA được ủy quyền xác minh. Trong khi đó, quy định về chi phí xác minh không được thể chế hóa một cách rò ràng khiến cho các cơ quan THA có tâm lý “ngại” thực hiện xác minh ngoài địa bàn. Hơn nữa, thực tế công tác xác minh cho thấy, nếu thiếu sự phối hợp thường xuyên, các cơ quan THA rất khó nhận được sự hợp tác của các cơ quan hữu quan trong vấn đề xác minh. Do đó, trước đây, để việc THA được thực hiện một cách thuận lợi, các CHV thường sử dụng các mối quan hệ sẵn có của mình với hệ thống cơ quan THA để “nhờ” xác minh.

Như vậy, việc bổ sung quy định ủy quyền xác minh điều kiện THA của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS là cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho CHV, cơ quan THA hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì chi phí xác minh điều kiện THA do Ngân sách nhà nước chi trả. Vì vậy, quy định cho phép ủy quyền xác minh điều kiện THA đã giúp giảm tải đáng kể chi phí xác minh cho Ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, để quy định về ủy quyền xác minh điều kiện THA được thực thi thống nhất trên thực tiễn thi hành, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về hình thức ủy quyền và thời hạn thực hiện việc xác minh theo ủy quyền đối với từng loại tài sản, trách nhiệm về kết quả xác minh theo nội dung uỷ quyền. Cụ thể, việc ủy quyền xác minh của cơ quan THADS phải thể hiện bằng văn bản, nêu rò nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan THADS nơi nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh theo nội dung uỷ quyền, trả lời bằng văn bản kết quả xác minh cho cơ quan THADS đã ủy quyền xác minh. Ngoài ra, điều luật còn quy định cụ thể thời hạn mà cơ quan THADS nhận ủy quyền phải trả lời và gửi kết quả cho cơ quan THADS ủy quyền. Cụ thể: Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp khó khăn, phức tạp thì thời hạn gửi kết quả xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.

Tuy nhiên, thực tiễn THA thời gian qua cho thấy, nhiều trường hợp cơ quan THADS nhận ủy quyền xác minh chậm thực hiện việc xác minh theo ủy quyền, vi phạm về thời hạn xác minh và gửi kết quả xác minh cho cơ quan THADS đã ủy quyền, thậm chí có nhiều trường hợp cơ quan THADS nhận ủy quyền xác minh tiến hành xác minh “qua loa” để có kết quả xác minh người phải THA không cư trú hoặc không có tài sản tại địa phương mình. Sở dĩ như vậy vì trên thực tế nếu kết quả xác minh cho thấy người phải THA cư trú hoặc có tài sản tại địa phương thì cũng có nghĩa rằng sau đó cơ quan THADS ủy quyền xác minh sẽ ủy thác THA đến địa phương mà người phải THA cư trú hoặc có tài sản và do không muốn tổ chức THA nên cơ quan THADS nhận ủy quyền xác minh sẽ làm như vậy. Trong khi đó, hiện tại, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định về chế tài đối với cơ quan THADS nhận ủy quyền trong việc chậm xác minh theo ủy quyền hoặc kết quả xác minh sai, không đúng với thực tế… Chính vì vậy, mặc dù quy định cho phép cơ quan THA được ủy quyền xác minh là cần thiết, nhưng lại không phát huy được hiệu quả trên thực tiễn thi hành. Từ phân tích trên, NCS cho rằng, cần sửa đổi quy định về ủy quyền xác minh điều kiện THA để chế định này thực sự phát huy hiệu quả trên thực tế.

3.1.4. Trình tự, thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Pháp luật Việt Nam giao quyền xác minh cho 03 chủ thể là CHV, TPL và người được THA nhưng lại chỉ đề cập chủ yếu đến thủ tục xác minh của hai chủ thể là CHV và TPL. Vì vậy, trong tiểu mục này, NCS chỉ phân tích những nội dung về trình tự, thủ tục xác minh đối với hai chủ thể nói trên.

3.1.4.1. Trình tự thủ tục xác minh điều kiện thi hành án của chấp hành viên

Mặc dù Luật THADS sửa đổi, bổ sung không đưa ra một điều luật cụ thể về thủ tục xác minh điều kiện THA nhưng khi nghiên cứu khoản 4 Điều 44 Luật THADS, NCS thấy rằng, ẩn dấu đằng sau trách nhiệm của CHV khi tiến hành xác minh điều kiện THA là hướng dẫn thủ tục CHV phải thực hiện khi tiến hành xác minh điều kiện THA. Cụ thể, khi tiến hành xác minh CHV sẽ thực hiện các công việc như xuất trình thẻ CHV, tiến hành xác minh, lập biên bản xác minh

(i) Xuất trình thẻ Chấp hành viên

Đây là một quy định mới được quy định trong Luật THADS sửa đổi, bổ sung. Trước đây, CHV khi tiến hành xác minh không phải xuất trình thẻ CHV. NCS cho rằng, đây là một quy định để đảm bảo tính chuyên nghiệp của CHV khi thực thi

nhiệm vụ, giúp nâng cao vị thế của CHV khi xác minh điều kiện THA. Việc xác minh của CHV tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoàn toàn là công việc mang tính chất quyền lực nhà nước, do đó, hành vi xuất trình thẻ giống như một tuyên bố của CHV với các cơ quan, tổ chức, cá nhân là “tôi đang thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó” và “các anh có trách nhiệm phối hợp, cung cấp” chứ không phải “tôi đi xin xỏ” và “các anh thích cho thì cho, không thích cho thì thôi”. Tuy nhiên, trên thực tế, CHV rất ít khi xuất trình thẻ khi tiến hành xác minh. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, hoạt động xác minh là một hoạt động mang tính chất thường xuyên, liên tục của CHV. Gần như với mọi quyết định THA được tổ chức THA, sau khi thông báo quyết định THA và hết thời gian tự nguyện mà người phải THA không tự nguyện THA thì CHV đều phải tiến hành xác minh. Do vậy, CHV thường xuyên có mối quan hệ qua lại với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi đã thiết lập được mối quan hệ như vậy thì việc xuất trình thẻ theo CHV là sự “khách sáo” không cần thiết. Vì lý do này, CHV chỉ sử dụng thẻ khi lần đầu tiên thực hiện việc xác minh và lần đầu tiên tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân để tiến hành xác minh. Thứ hai, việc tạo cho CHV “quyền lực” trong hoạt động xác minh không phải từ hình thức là các giấy tờ thể hiện quyền lực mà phải từ nội dung của nó, có nghĩa là pháp luật phải cung cấp cho CHV quyền lực thực sự mà ở đó, nếu bất kỳ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đi ngược lại yêu cầu của CHV thì sẽ phải chịu một hình thức chế tài thích hợp.

Từ các phân tích trên, NCS cho rằng quy định về xuất trình thẻ là cần nhưng chưa đủ, để CHV có thể thực hiện việc xác minh một cách hiệu quả, pháp luật cần phải cung cấp đủ hành lang pháp lý cho CHV thực hiện nhiệm vụ của mình.

(ii) Thực hiện việc xác minh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật THADS năm 2014, khi tiến hành xác minh CHV phải thực tuân thủ các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để THA; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó.

Đây là một quy định được kế thừa từ Pháp lệnh THADS 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy định này đòi hỏi CHV phải xác định một cách trực tiếp, chi tiết tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để THA. Có nghĩa là CHV không chỉ dựa vào giấy tờ do đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022