Thời Hạn Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Dân Sự

không chỉ dựa vào nội dung trình bày của đương sự. Trong quá trình tổ chức THA, căn cứ vào tính chất của mỗi vụ việc CHV phải trực tiếp xác minh để có các biện pháp áp dụng kịp thời, hiệu quả và đúng pháp luật. Chẳng hạn, đối với vụ việc liên quan đến nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ bồi thường, khi xác minh số dư trong tài khoản, hoặc thu nhập của người phải THA, CHV phải trực tiếp xác minh và sẵn sàng, ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 66 Luật THADS, hoặc phải áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 71 Luật THADS.

Thực tiễn hoạt động THADS cho thấy, quy định xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để THA chưa được một số CHV tuân thủ một cách triệt để mà biểu hiện thường gặp là chỉ nắm bắt thông tin qua việc cung cấp của cán bộ tư pháp tại trụ sở UBND xã (phường) rồi lấy dấu mà không trực tiếp xuống địa chỉ hoặc nơi ở, nơi cư trú của đương sự để xác minh, hoặc giao cho thư ký THA thực hiện mà CHV không trực tiếp xuống địa bàn để xác minh.

Ví dụ: tại bản án hình sự có bị cáo là Nguyễn Thị N, tạm trú tại số 4 ngò 15, phố HB quận HK, thành phố HN. Hộ khẩu thường trú tại ngách 3, ngò 125 phố BTX, quận HBT thành phố HN, đã có chồng và 2 con, hình phạt tù là 8 năm. Trong hồ sơ của CHV quận HK biên bản xác minh tại UBND phường có ghi: chị Nguyễn Thị N đang thụ hình, gia đình không còn ở số 4 ngò 15, phố HB quận HK. Nguyễn Thị N có hộ khẩu ngách 3, ngò 125 phố BTX, quận HBT. Căn cứ kết quả xác minh, CHV đề xuất ủy thác Nguyễn Thị N về quận HBT. CHV quận HBT xác minh theo hộ khẩu thường trú cho thấy mặc dù Nguyễn Thị N có hộ khẩu tại địa chỉ trên nhưng đã bán nhà cho ông Nguyễn Văn Ba từ lâu (trước khi phạm tội) ông Nguyễn Văn Ba đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tại địa chỉ trên không có một tài sản nào của Nguyễn Thị N, đồng thời CHV quận HBT đến tận địa chỉ số 4, ngò 15, phố HB quận HK được ông tổ trưởng tổ dân phố và cảnh sát khu vực cung cấp thông tin: Nguyễn Thị N đang đi thụ hình, có chồng là Đặng văn C được bà cô cho ở nhờ, hiện vẫn đang sinh sống làm ăn ở địa chỉ trên. Ngoài ra, CHV quận HBT còn ghi biên bản giải quyết với anh Đặng Văn C khẳng định các thông tin trên. Vì không thống nhất các căn cứ ủy thác (hai biên bản xác minh không thống nhất), hai CHV được đối chất mới thấy CHV quận HK chỉ căn cứ vào các thông tin trong bản án, sau đó ở cơ quan viết sẵn biên bản xác minh mà không trực tiếp đến tại địa chỉ của đương sự, do vậy kết quả xác minh thiếu chính xác dẫn đến căn cứ ủy thác không đúng pháp luật [47, tr.94-95].

Ngoài ra, việc xác minh cụ thể cũng giúp CHV trong việc quyết định sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nào, hoặc là sẽ kê biên tài sản nào (tài sản thuộc sở hữu riêng hay tài sản thuộc sở hữu chung của người phải THA với người khác, tài sản là động sản hay tài sản là bất động sản của người phải THA) hoặc khi đã kê biên tài sản chung của người phải THA thì CHV sẽ kê biên toàn bộ hay chỉ kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA nếu CHV không xác minh một cách cụ thể hiện trạng của tài sản.

Như vậy, xác minh cụ thể là một quy định quan trọng mà CHV phải tuân thủ khi tiến hành xác minh điều kiện THA của người phải THA. Tuy nhiên, thực tế hoạt động xác minh thực tế tài sản của CHV cũng gặp không ít khó khăn do thiếu các quy định cụ thể cho hoạt động này. Ví dụ như trường hợp xác minh hiện trạng tài sản là quyền sử dụng đất. Thực tế quá trình xác minh điều kiện THA đối với quyền sử dụng đất cho thấy, có rất nhiều trường hợp có sự chênh lệch giữa diện tích đất thực tế với diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận. Để việc kê biên được thuận lợi, CHV cần phải làm rò vấn đề này nhưng các cơ quan quản lý đất đai (văn phòng đăng ký đất đai và cán bộ địa chính xã) lại đùn đẩy trách nhiệm xác định nguồn gốc của sự chênh lệch khiến cho việc THA của CHV gặp bế tắc.

- Thứ hai, trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rò nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác.

Mặc dù quy định này không xác định rò về các cách thức xác minh mà CHV được sử dụng nhưng từ tinh thần của điều luật chúng ta có thể thấy Luật cho phép CHV xác minh bằng hai cách thức khác nhau là xác minh trực tiếp và xác minh bằng văn bản. Điều luật yêu cầu khi xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rò nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác. Đây là một quy định rất cần thiết, giúp cảnh báo CHV khi soạn thảo công văn đề nghị cung cấp thông tin phải xác định rò mục tiêu của mình và đặt những câu hỏi cần thiết để thu được thông tin phù hợp. Thực tế đã có CHV khi soạn thảo công văn đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp thông tin về nhà, đất của người phải THA chỉ quan tâm đến thông tin nhà, đất có thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA hay không mà không quan tâm đến các nội dung khác như nhà, đất có cầm cố, thế chấp không? Có bị nằm trong quy hoạch không?... Điều này dẫn đến những sai phạm trong xử lý tài sản như kê biên tài sản của người phải THA đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp và giá trị tài sản không đủ để thi hành nghĩa vụ được bảo đảm.

- Thứ ba, trường hợp người phải THA là cơ quan, tổ chức thì CHV trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải THA

Quy định này đòi hỏi khi tiến hành xác minh đối với người phải THA là cơ quan, tổ chức, CHV phải trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải THA. Tuy nhiên, đây gần như chỉ là quy định mang tính chất “khuyến nghị” CHV mà không có hành lang pháp lý để thực thi quy định này.

- Thứ tư, CHV có thể yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rò các nội dung xác minh trong trường hợp cần thiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Đây là quy định hết sức cần thiết, giúp CHV vững vàng hơn khi tiến hành xác minh tài sản của người phải THA. CHV là người được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức THA các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, không phải là “chìa khóa vạn năng” có thể mở mọi cánh cửa để tổ chức THA. Thực tế hoạt động THA cho thấy, tài sản thuộc sở hữu sử dụng của người phải THA rất đa dạng, có rất nhiều loại tài sản, CHV phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến tài sản đó, thậm chí, có những loại tài sản, CHV cũng vô cùng lúng túng trong việc xác định đâu là cơ quan chuyên môn có thể có những hiểu biết về loại tài sản này để giúp CHV trong việc xác định giá trị sử dụng của loại tài sản này. Ngoài ra, vì pháp luật quy định chưa rò ràng về chi phí cho việc trả cho cơ quan chuyên môn, chuyên gia nên các cơ quan THA cũng rất hạn chế khi yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rò các nội dung xác minh. Thực tế, CHV thường chi trả cho các cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia theo mức chi tiền họp thông thường nên rất khó mời các chuyên gia.

(iii) Lập biên bản xác minh

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 15

Theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 44 Luật THADS năm 2014, CHV phải lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.

Biên bản xác minh chính là tài liệu mang tính chất “chứng cứ” giúp CHV có các quyết định để tổ chức THA. Mặc dù, trong pháp luật THADS ngay từ khi được ban hành đến nay, chưa có bất kỳ một quy định nào thể hiện tầm quan trọng của kết

quả xác minh hay biên bản xác minh. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của một “chứng cứ”, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho CHV trong quá trình xác minh điều kiện THA, quy định này đã có sự thay đổi rất nhiều trong pháp luật về THADS thời gian qua. Yêu cầu về việc lập biên bản xác minh điều kiện THADS lần đầu tiên được quy định tại Luật THADS năm 2008. Tại Điều 44 Luật THADS năm 2008 quy định: “Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh”. Quy định này đã gây ra cách hiểu không thống nhất của các cơ quan THA. Có cơ quan THA hiểu rằng quy định như trên có nghĩa là biên bản xác minh phải bao gồm xác nhận của tất cả các cá nhân, cơ quan kể trên. Có cơ quan THA hiểu rằng quy định như trên có nghĩa là biên bản xác minh chỉ cần xác nhận của một trong những cá nhân, cơ quan kể trên là đủ. Ngoài ra, xét về kỹ thuật lập pháp thì việc quy định biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố là chưa phù hợp. Bởi lẽ, trong hệ thống hành chính nhà nước, chức danh tổ trưởng tổ dân phố chỉ tồn tại ở thành phố, còn ở nông thôn, chức danh này được gọi là trưởng thôn, ở miền núi, chức danh này được gọi là trưởng bản, và còn có nhiều tên gọi khác nữa ở các vùng miền khác nhau trong cả nước như trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc… Vậy, nếu hiểu theo đúng quy định pháp luật, chỉ có chức danh tổ trưởng tổ dân phố mới được ký vào biên bản xác minh, còn các chức danh tương đương khác vì không được quy định nên không được phép ký vào biên bản xác minh hoặc có ký thì cũng không hợp lệ, kể cả trong trường hợp chức danh này đã cung cấp thông tin.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật THADS đã quy định rò biên bản xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh đã tránh sự thiếu thống nhất trong áp dụng như đã phân tích ở trên.

Mặc dù những vướng mắc từ quy định pháp luật đã được tháo gỡ nhưng trên thực tế thực thi quy định về nội dung biên bản xác minh vẫn thể hiện nhiều sai phạm. Tác giả Trần Thị Phương Hoa đã chỉ ra những sai phạm sau của CHV trong quá trình xác minh điều kiện THA:

- Nhiều trường hợp nội dung xác minh còn chung chung, chưa rò ràng, đầy đủ, chính xác, chưa phản ánh được điều kiện THA của đương sự. Ví dụ: Một số hồ sơ trả đơn yêu cầu THA, người phải THA là doanh nghiệp, trong giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp có nhiều chi nhánh nhưng CHV chỉ xác minh tại trụ sở chính, mà không xác minh tại các chi nhánh đã trình thủ trưởng cơ quan THADS ký quyết định trả đơn yêu cầu THA.

- Nhiều trường hợp CHV không xác minh trực tiếp tại nơi có tài sản, tại địa chỉ của người phải THA, mà chỉ xác minh tại Ủy ban nhân dân phường, xã; hoặc không xác minh tại các cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng [44].

Tác giả Thanh Dương cũng đánh giá về nội dung xác minh của CHV như sau: “CHV xác minh điều kiện THA của người phải THA với nội dung chung chung, chủ yếu mang tính hình thức, chưa rò ràng, chưa toàn diện, chưa phản ánh được điều kiện THA của đương sự hoặc xác minh chưa đầy đủ điều kiện của những người phải THA trong cùng một quyết định. Biên bản xác minh chỉ ghi “đương sự có mặt tại nhà” nhưng không xác minh rò đương sự có tài sản không, có nghề nghiệp không… hoặc biên bản xác minh chỉ ghi “đương sự cư trú tại địa phương, nghề nghiệp làm nông mà không phản ánh điều kiện kinh tế của đương sự” [39].

Cũng theo tác giả Trần Thị Phương Hoa trong bài viết trên đã nhận định: những vi phạm nêu trên thể hiện trình độ, năng lực cũng như sự cẩu thả của CHV trong việc xác minh điều kiện THA. Tuy nhiên, theo NCS, bên cạnh đó, còn do pháp luật thiếu quy định mang tính răn đe trực tiếp đối với CHV khi có vi phạm quy định về trình tự, thủ tục xác minh điều kiện THA.

3.1.4.2. Thủ tục xác minh điều kiện THA của TPL

Đối với trường hợp TPL xác minh khi tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án thì pháp luật không có quy định về thủ tục xác minh. Còn đối với trường hợp xác minh điều kiện THA theo yêu cầu của đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được quy định tại Điều 45 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Về cơ bản, thủ tục xác minh điều kiện THA của TPL cũng tương tự như thủ tục xác minh điều kiện THA của CHV được quy định tại Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điểm khác biệt duy nhất trong thủ tục xác minh điều kiện THA của TPL với CHV chính là quy định trước khi tiến hành xác minh theo yêu cầu của đương sự, Trưởng Văn phòng TPL phải ra quyết định xác minh điều kiện THA [29, khoản 1 Điều 45]. Đồng thời, khi trực tiếp xác minh, TPL phải xuất trình thẻ và công bố quyết định xác minh [29, khoản 3 Điều 45]. Theo NCS, việc pháp luật quy định như vậy là hợp lý bởi lẽ đây là trường hợp TPL xác minh trên cơ sở yêu cầu của đương

sự, nên để đảm bảo tính hợp pháp của việc xác minh cần phải có một văn bản thể hiện quyền của TPL trong công việc, quyết định xác minh chính là văn bản thể hiện được thẩm quyền đó.

3.1.5. Thời hạn xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật THADS sửa đổi, bổ sung thì “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện THA mà người phải THA không tự nguyện THA thì CHV tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay”. Quy định này đã khắc phục được những vướng mắc mà các cơ quan THA gặp phải theo quy định trước đây. Trước đây, theo Khoản 2 Điều 44 Luật THADS năm 2008 thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định THA hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được THA, CHV phải tiến hành việc xác minh. Theo Điều 36 Luật THADS năm 2008, sau khi nhận đơn yêu cầu THA, cơ quan THA có 05 ngày làm việc để ra quyết định THA, sau khi ra quyết định THA, Thủ trưởng cơ quan THA có 02 ngày làm việc để phân công CHV tổ chức thi hành. Thực tiễn cho thấy, khi nhận đơn yêu cầu THA thì cơ quan THA cũng nhận được đơn yêu cầu xác minh của người được THA vào cùng thời điểm. Thậm chí, nếu không có kết quả xác minh thì kèm theo đơn yêu cầu THA phải có đơn yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành mới nhận đơn yêu cầu THA để ra quyết định THA. Như vậy, theo quy định nêu trên thì CHV chỉ còn 02 ngày để tiến hành xác minh điều kiện THA, điều này dẫn đến CHV có thể vi phạm thời hạn xác minh theo quy định. Hơn nữa, việc tính thời hạn xác minh kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu xác minh của người được THA cũng bất cập với quy định về thời hạn tự nguyện THA theo Điều 45 Luật THADS 2008 là 15 ngày, kể từ ngày người phải THA nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA. Do đó, nếu CHV xác minh điều kiện THA trước khi người phải THA tự nguyện thi hành; sau đó, người phải THA lại THA xong trong thời gian tự nguyện thi hành thì việc xác minh của CHV trở nên lãng phí, không cần thiết.

Việc Luật THADS sửa đổi, bổ sung quy định thời điểm bắt đầu để tính thời hạn xác minh là khi hết thời hạn tự nguyện THA đã khắc phục được bất cập nêu trên, giúp cho việc xác minh của CHV không phải là việc làm lãng phí. Tuy nhiên, quy định thời hạn 10 ngày để tiến hành xác minh điều kiện THA vẫn là một thời hạn chưa hợp lý đối với CHV. Hiện nay, ở rất nhiều cơ quan THA, mỗi CHV trung

bình phải thi hành 300 vụ việc trong một năm, như vậy, mỗi tháng, CHV đó sẽ phải thi hành trung bình 25 vụ việc. Thực tế, với cách thức chuyển vụ án không theo ngày làm việc mà theo đợt như hiện nay tại Tòa án các địa phương thì các vụ việc THA không phải được thụ lý hàng ngày mà thường được cộng dồn lại trong tuần hoặc trong tháng. Chẳng hạn, 01 CHV trong 01 ngày được phân công thi hành cùng một lúc 10 quyết định THA với 10 đương sự khác nhau. Theo quy định thì CHV phải tiến hành xác minh điều kiện THA đối với 10 đương sự này trong vòng 10 ngày. Chưa tính đến việc CHV đang phải tập trung thi hành các vụ việc khác, chỉ tính riêng thời gian vật chất để tiến hành xác minh cho 10 vụ việc nói trên đã “ngốn” hết thời gian giải quyết công việc của CHV. Vì vậy, tình trạng vi phạm về thời hạn xác minh vẫn thường xuyên xảy ra tại các cơ quan THA. Đây là một trong những biểu hiện của hành vi trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc THA được giao. Trong báo cáo tổng kết về công tác khiếu nại trong hoạt động THA, một nguyên nhân khiến đương sự khiếu nại trong hoạt động THA là hành vi trì hoãn việc giải quyết THA. Tuy nhiên, chế tài dành cho hành vi trì hoãn này lại không được quy định cụ thể, có chăng chỉ có quy định về quyền được yêu cầu thay đổi CHV của người được THA tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP nếu CHV chậm trễ giải quyết việc THA. Điều này cũng dẫn đến tâm lý “không coi trọng” của CHV nếu vi phạm thời hạn xác minh. Trong khi đó, xác minh là một công đoạn hết sức quan trọng của hoạt động THA, nếu không có kết quả xác minh, CHV sẽ không có định hướng trong việc giải quyết việc THA trong giai đoạn tiếp theo.

Từ những phân tích trên, NCS cho rằng, pháp luật cần có sự điều chỉnh cho phù hợp trong quy định về nghĩa vụ tuân thủ thời hạn xác minh điều kiện THA của CHV. Theo đó, cần điều chỉnh thời gian vật chất mà CHV cần có để có thể sắp xếp thời gian tiến hành xác minh đúng thời hạn mà không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các vụ việc THA khác.

Bên cạnh đó, việc pháp luật quy định một cách cứng nhắc về thời điểm CHV bắt đầu tiến hành xác minh cũng gây nhiều khó khăn cho CHV trong quá trình tổ chức THA. Ví dụ, trong trường hợp người phải THA có tài khoản tại ngân hàng và người được THA yêu cầu CHV áp dụng biện pháp bảo đảm phong toả tài khoản của người phải THA tại ngân hàng. Theo quy định của Luật THADS thì khi áp dụng biện pháp bảo đảm, CHV được quyền áp dụng trong thời gian tự nguyện THA. Và để áp dụng biện pháp này, CHV phải biết rò số tiền trong tài khoản do trong quyết

định phong toả tài khoản phải xác định rò số tiền, tài sản bị phong toả [27, khoản 1 Điều 20]. Trong khi đó, để xác định được số tiền này, CHV phải tiến hành xác minh. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định, CHV chỉ được xác minh sau khi đã hết thời gian tự nguyện THA mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Điều này khiến CHV lúng túng trong thực tiễn áp dụng, nếu không xác minh thì liệu việc phong toả tài khoản có vi phạm quy định về tính chính xác của số tiền cần phong toả, nếu xác minh thì có vi phạm quy định về thời điểm tiến hành xác minh.

Đối với trường hợp người phải THA chưa có điều kiện THA, khoản 2 Điều 44 Luật THADS sửa đổi, bổ sung quy định: ít nhất 06 tháng một lần, CHV phải xác minh điều kiện THA; trường hợp người phải THA chưa có điều kiện THA là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải THA thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải THA vẫn chưa có điều kiện THA thì cơ quan THADS phải thông báo bằng văn bản cho người được THA về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện THA của người phải THA.

Quy định trên vẫn còn điểm chưa rò ràng, gây lúng túng cho CHV trong quá trình áp dụng. Cụ thể, CHV sẽ dừng tiến hành xác minh sau hai lần thực hiện xác minh hay sau ba lần thực hiện xác minh. Những người ủng hộ cho quan điểm CHV sẽ dừng việc tiến hành xác minh sau hai lần xác minh cho rằng Luật đã quy định rò sau hai lần xác minh mà người phải THA vẫn chưa có điều kiện THA thì cơ quan THA thông báo bằng văn bản cho người được THA về kết quả xác minh, do đó, chỉ cần xác minh hai lần là đủ. Những người ủng hộ cho quan điểm phải xác minh ba lần thì mới dừng xác minh lại cho rằng đây là trường hợp xác minh đối với người phải THA chưa có điều kiện THA, mà CHV sẽ chỉ xác định người phải THA chưa có điều kiện THA trong trường hợp đã có biên bản xác minh thể hiện điều đó.

Theo NCS, tất cả những sự không rò ràng này cần phải được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian tới để đảm bảo sự thống nhất trong cách áp dụng của các cơ quan THADS.

3.2. Các vướng mắc, bất cập chủ yếu của pháp luật xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Pháp luật Việt Nam về xác minh điều kiện thi hành án dân sự hiện hành đã quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động này trong quá trình tổ chức thi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022