Xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh Ninh Thuận - Thực trạng và giải pháp - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM - TRƯỜNG CBQL GD & ĐT II


ĐOÀN THỊ GÁI


XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI TỈNH NINH THUẬN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


CHUYÊN NGÀNH "QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC"

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


MÃ SỐ : 5.07.03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TIẾN SĨ ĐÀO QUANG TRUNG


TP. HỒ CHÍ MINH - 2003

MỤC LỤC‌

0TMỤC LỤC0T 2

0TLỜI CẢM ƠN0T 6

0TCác cụm từ viết tắt0T 7

0TPHẦN 1- MỞ ĐẦU0T 8

0T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU0T 8

0T1.1. Lý do chọn đề tài0T 8

0T1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu0T 9

0T2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI0T 10

0T2.1.Mục đích nghiên cứu0T 10

0T2.2.Giới hạn đề tài0T 10

0T3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU0T 10

0T4.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC0T 10

0T5.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU0T 11

0T6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T 11

0T7.CẤU TRÚC LUẬN VĂN0T 11

0TCHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC0T 12

0T1.1. Khái niệm về xã hội hóa, xã hội hóa hoạt động giáo dục0T 12

0T1.1.1. Xã hội hóa0T 12

0T1.1.2. Xã hội hóa hoạt động giáo dục (XHHHĐGD)0T 13

0T1.2. Cơ chế XHHHĐGD0T 17

0T1.3. Vai trò XHHHĐGD đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và đối vời việc hình thành nhân cách con người mới0T 18

0T1.4. Nội dung chính của xã hội hóa hoạt động giáo dục0T 23

0T1.4.1.Giáo dục hóa xã hội0T 23

0T1.4.3. Đa dạng hóa loại hình đào tạo0T 25

0T1.4.4.Đa phương hóa nguồn lực đầu tư0T 26

0T1.4.5.Thể chế hoá XHHHĐGD0T 26

0T1.5. Con đường để thực hiện XHHHĐGD0T 27

0T1.5.1. Xây dựng và củng cấ mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc tham giữ làm công tác giáo dục.0T 28

0T1.5.2. Dân chủ hóa giáo dục0T 29

0T1.5.3. Đa dạng hóa giáo dục0T 31

0T1.5.4. Đại hội giáo dục các cấp (xã huyện, tỉnh)0T 32

0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TỈNH NINH THUẬN0T 35

0T2.1. Vài nét về đặc điểm tỉnh Ninh Thuận0T 35

0T2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên0T 35

0T2.1.2. Dân số và lao động0T 35

0T2.2.Nhận thức của các cấp các ngành trong tỉnh về XHHHĐGD.0T 37

0T2.3. Thực trạng công tác XHHHĐGD ở Ninh Thuận trong những năm qua0T 40

0T2.3.1.Tiến trình triển khai thực hiện XHHHĐGD ở Ninh Thuận0T 40

0T2.3.2.Kết quả đạt được0T 40

0T2.4. Những giải pháp tại địa phương trong việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục0T 57

0T2.5. Thành tựu và hạn chế trong việc triển khai XHHHĐGD ở Ninh Thuận0T 59

0T2.5.1. Những thành tựu0T 59

0T2.5.2. Những hạn chế0T 61

0T2.6. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế0T 62

0T2.6.1.Nguyên nhân thành tựu0T 62

0T2.6.2.Nguyên nhân hạn chế0T 63

0TCHƯƠNG 3 - NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TỈNH NINH THUẬN NHỮNG NĂM TỚI0T 65

0T3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục ở Ninh Thuận theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (từ nay đến năm 2010)0T 65

0T3.2. Mục tiêu xã hội hóa hoạt động giáo dục0T 65

0T3.3. Những giải pháp xã hội hóa hoạt động giáo dục cụ thể0T 66

0T3.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục về XHHHĐGD cho cấc ngành, các cấp, các lực lương xã hội, các tầng lớp nhân dân và cán bậy giáo viên, công nhân viên, học sinh, học viên ở các trường0T 67

0T3.3.2.Thu hút các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt0T 69

0T3.3.3. Dân chủ hóa giáo dục0T 78

0T3.3.4. Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực cơ chế, việc thể chế hoá về XHHHĐGD0T 80

0T3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trên0T 89

0TPHẦN 3 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T 92

0TKẾT LUẬN CHUNG0T 92

0TCÁC KIẾN NGHỊ0T 94

0T❖ Đối với Trung ương0T 94

0T❖ Đối với tỉnh0T 95

0T❖ Đối với ngành giáo dục - đào tạo0T 95

0T❖ Đối với các nhà trường0T 96

0TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO0T 97

0TA- VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN0T 97

0TB- CÁC SÁCH BÁO, TÀI LIỆU KHOA HỌC0T 98

0TPHẦN PHỤ LỤC0T 100

0TA-PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN0T 100

0TB- THỐNG KÊ SỐ LIỆU CHỨNG MINH0T 104

LỜI CẢM ƠN‌


Bằng tình cảm chân thành, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với:


- Hội đồng đào tạo Cao học chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hoá, giáo dục " thuộc trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và trường Cán bộ quản lý Giáo dục & Đào tạo II.

- Các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn cho tôi suốt quá trình học tập và viết luận văn. Đặc biệt với Tiến sĩ Đào Quang Trung - người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn này.

Đồng thời tôi xin chân thành cám ơn:


- Lãnh đạo và một số phòng chức năng các Ban, Ngành trong tỉnh (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Lao động-Thương binh - Xã hội.. )

- Lãnh đạo và các phòng chức năng Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Ninh Thuận.


- Các đồng chí Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo các huyện, thị; Hiệu trưởng một số trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở,... trong toàn tỉnh.

- Một số lãnh đạo các huyện, thị, xây phường và đại diện Hội cha mẹ học sinh một số trường...

- Gia đình, bè bạn, đồng nghiệp... đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và thời gian có hạn chắc chắc luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý bổ sung của quý Thầy, Cô, anh chị các khoa trước cùng tất cả bạn bè.


Ninh Thuật, tháng 2 năm 2003


Đoàn Thị Gái

Các cụm từ viết tắt‌


PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN 1

PHẦN 1- MỞ ĐẦU‌


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌


1.1. Lý do chọn đề tài‌


Ra đời từ khi loài người xuất hiện, giáo dục với tư cách là một hiện tượng, một quá trình xã hội đã nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Thực tế cho thấy giáo dục luôn chịu sự chi phối, quy định bởi các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; đồng thời đã có những tác động, đóng góp tích cực cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội loài người. Theo tổng kết của UNESCO trong 50 năm qua : Giáo dục là một nhân tố của phát triển.

Người Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, dù trong hoàn cảnh nào cũng coi trọng việc giáo dục " Không thầy đố mày làm nên". "Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy",... và giáo dục đã thật sự gắn bó với các sinh hoạt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước. Việt Nam ta sẽ khó diệt được giặc dốt, khó đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; khó mở rộng mạng lưới trường lớp, phát triển các loại hình đào tạo nếu không được toàn dân hưởng ứng phương châm: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng", "Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục"....mà Bác Hồ và Đảng ta đã đúc kết, phổ biến từ lâu.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, giáo dục ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng. Hiến pháp năm 1992 điều 35 : "Giáo dục là quốc sách hàng đầu..." . Kế thừa tinh thần Nghị quyết VI, VII, VIII, Nghị quyết IX của Đảng đã nhấn mạnh : "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững", với giải pháp : Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Trong nhiều giải pháp chiến lược mà thực hiện "Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Trong nhiều giải pháp chiến lược mà

Ngày đăng: 26/02/2023