Khái Niệm Và Đặc Điểm Giải Quyết Khiếu Nại

thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ và đòi bồi thường thiệt hại do việc làm không đúng gây ra.

Theo quy định tại Điều 2, Khoản 1 của Luật khiếu nại năm 2011:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [26].

Quy định này gồm các nội dung sau đây:

+ Về chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, trong đó công dân là chủ thể chính của quyền khiếu nại.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật quốc tịch năm 1998 thì công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Theo tinh thần của pháp luật thì mọi công dân Việt Nam đều có quyền khiếu nại đối với quyết định hoặc việc làm của cơ quan, tổ chức mà họ cho là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, kể cả những người phạm tội hình sự có thể bị tước một số quyền công dân như quyền tự do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử nhưng họ vẫn có quyền khiếu nại (trừ trường hợp bị tước quyền quốc tịch), ví dụ như khiếu nại về hành vi vi phạm của giám thị, của thủ trưởng cơ quan quản lý trại giam.

Mặc dù, pháp luật có quy định khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, song để thực hiện thì người khiếu nại và việc khiếu nại phải đảm bảo thỏa mãn những quy định nhất định, hay nói cách khác là phải đảm bảo các điều kiện để khiếu nại.

Nghị định số 6 /1999/NĐ-CP ngày 0 -08-1999 tại Điều 2 quy định về điều kiện để khiếu nại được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết. Thứ nhất, người khiếu nại phải là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Thứ hai, người khiếu nại phải có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng theo quy định của pháp luật có quyền khiếu nại. Thứ ba, người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trong thời gian quy định. Thứ tư, việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng và chưa được tòa án thụ lý giải quyết.

Đối với công dân là người chưa thành niên, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; người ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan mà không thể tự mình khiếu nại thì thì có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện việc khiếu nại trong phạm vi được ủy quyền.

Người khiếu nại phải tuân thủ những điều kiện trên, khi thực hiện quyền khiếu nại còn phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Khi nói đến chủ thể có quyền khiếu nại, thì các văn bản pháp luật trước đây chỉ đề cập đến công dân, hay cá nhân, pháp nhân. Nhưng trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật khiếu nại năm 2011 đã mở rộng chủ thể có quyền khiếu nại, bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức. Tại sao lại có việc quy định như vậy, bởi vì trên thực tế không chỉ có công dân chịu sự tác động của quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cơ quan, tổ chức; trong nhiều trường hợp cũng là đối tượng của quyết định hành chính, hành vi hành chính, có thể bị thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Về chủ thể là tổ chức có quyền khiếu nại không chỉ được quy định trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo mà còn được đề cập trong nhiều văn bản

pháp luật chuyên ngành như các Luật thuế, Luật đất đai, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội - 3

Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, tại Điều 2, Khoản 4 thì cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

Chỉ những cơ quan, tổ chức nêu trên mới có quyền khiếu nại. Việc tụ tập đông người khiếu nại, gây sức ép với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là việc làm không được pháp luật chấp nhận. Cơ quan, tổ chức khi thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người đại diện hợp pháp của mình là thủ trưởng cơ quan tổ chức đó được xác lập trong quyết định bổ nhiệm, quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ chức đó.

Chủ thể của khiếu nại quyết định kỷ luật là cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008.

+ Chủ thể khác có quyền khiếu nại.

Ngoài những chủ thể nêu trên, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm ăn tại Việt Nam cũng được quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, công chức Việt Nam khi họ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Quy định về việc khiếu nại của người nước ngoài là nội dung mới của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, tiếp tục được kế thừa ở Luật khiếu nại năm 2011. Quy định này là cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong điều kiện Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế.

+ Đối tượng bị khiếu nại là CQHCNN và người có thẩm quyền trong

CQHCNN đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành

chính, có quyết định kỷ luật bị coi là trái pháp luật. Người có thẩm quyền là cán bộ, công chức làm việc trong CQHCNN thực thi nhiệm vụ, công vụ hoặc CQHCNN với tư cách là pháp nhân công quyền khi ban hành quyết định hành chính để thực hiện hoạt động quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở dĩ cán bộ, công chức và CQHCNN bị khiếu nại, vì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao họ đã có những hành vi hoặc có những quyết định trái pháp luật (hoặc bị coi là trái pháp luật), xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Theo quy định của pháp luật và từ thực tiễn cho thấy, khiếu nại là một hình thức phản ứng của công dân đối với những việc làm không đúng của CQHCNN, người có thẩm quyền trong CQHCNN, đó là thái độ không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và yêu cầu sửa đổi, hủy b? hoặc chấm dứt, buộc bồi thường thiệt hại, khôi phục uy tín, danh dự đã bị xâm hại.

Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, là một trong các hình thức để công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình, thông qua việc khiếu nại mà công dân phản ánh ý chí, nguyện vọng của mình tới các cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và đấu tranh chống các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, góp phần dân chủ, lành mạnh hóa các hoạt động của cơ quan thực thi quyền lực công.

- Đặc điểm của khiếu nại

Như đã nêu trên, khiếu nại về bản chất là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền của mình. Vì vậy, khiếu nại có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, khiếu nại là việc thực hiện quyền chính trị - pháp lý của cá nhân. Khiếu nại chỉ xuất hiện trong nhà nước có sự hiện diện của dân chủ. Ngày nay, quyền khiếu nại không chỉ là quyền công dân mà đã trở thành quyền con người. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, các quốc gia không chỉ

ghi nhận công dân có quyền khiếu nại mà còn cho phép cá nhân nước ngoài, người không quốc tịch cũng có quyền khiếu nại. Quyền khiếu nại của công dân được quy định mang tính hiến định trong các Hiến pháp - bản văn chính trị tuyên bố cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và các mối quan hệ chính trị cơ bản nhất trong xã hội. Bản thân việc quy định này đã thể hiện quyền khiếu nại của cá nhân mang tính chính trị - pháp lý rất cao. Tính pháp lý còn được thể hiện rò nét qua việc Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh việc GQKN phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính giữa công dân với CQHCNN. Do tính phức tạp của hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà việc ghi nhận quyền khiếu nại không thể qui định tại một đạo luật. Hơn nữa, những nội dung quản lý hành chính nhà nước khác nhau có nhiều điểm đặc thù bởi vậy quyền khiếu nại của công dân được pháp luật qui định cụ thể, chi tiết ở mỗi lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nhất định. Tuy nhiên, dù là qui định ở các văn bản khác nhau song đều khẳng định rằng: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính các cá nhân được Nhà nước bảo đảm để thực hiện quyền khiếu nại. Quyền khiếu nại cùng với các quyền khác của cá nhân là yếu tố không thể thiếu khi xác lập địa vị pháp lý của công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

Thứ hai, khiếu nại được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước và hệ thống giám sát từ bên trong và bên ngoài. Quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, điều đó cũng đòi hỏi Nhà nước thiết lập cơ chế GQKN. Đó là hệ thống cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trình tự giải quyết được pháp luật quy định. Ngoài ra, để việc giải quyết các khiếu nại đúng pháp luật, Nhà nước còn tạo lập cơ chế giám sát hoạt động GQKN, bao gồm sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm GQKN và sự giám sát của xã hội.

Thứ ba, mức độ bảo đảm thực hiện việc khiếu nại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội. Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội có quan hệ biện chứng với mức độ bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại của các chủ thể. Như các

quyền khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân, mức độ bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Khi chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, trình độ quản lý ở mức độ cao, mức độ bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân càng được nâng cao và ngược lại.

Như vậy, khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của người dân, nên khiếu nại khụng ch? được ghi nhận trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật quan trọng, mà còn được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm giải quyết khiếu nại

- Giải quyết khiếu nại

Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, tại Điều 2, Khoản 11 thì GQKN là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định GQKN.

Giải quyết khiếu nại được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật có đúng pháp luật hay không, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.

Theo quy định tại Điều 31 của Luật khiếu nại năm 2011, Quyết định GQKN lần đầu phải có những nội dung sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;

+ Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;

+ Nội dung khiếu nại;

+ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

+ Kết quả đối thoại (nếu có);

+ Căn cứ pháp luật để GQKN;

+ Kết luận nội dung khiếu nại;

+ Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

+ Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có);

+ Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền GQKN xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định GQKN cho từng người hoặc ra quyết định GQKN kèm theo danh sách những người khiếu nại.

Theo quy định tại Điều 41 của Luật khiếu nại năm 2011, Quyết định GQKN lần hai phải có các nội dung sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;

+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;

+ Nội dung khiếu nại;

+ Kết quả GQKN của người GQKN lần đầu;

+ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

+ Kết quả đối thoại;

+ Căn cứ pháp luật để GQKN;

+ Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính;

+ Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);

+ Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Như vậy, GQKN bao gồm các công việc: Xác minh để làm rò các tình tiết sự việc; kết luận về nội dung khiếu nại, trong đó xác định rò khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; căn cứ vào quy định của pháp luật xử lý từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại từ đó quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu nại, chấm dứt quyết định hành chính, bị khiếu nại; quyết định việc bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại (nếu có) hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể khác trong nội dung khiếu nại.

Yêu cầu của việc GQKN là phải tuân theo đúng quy định của pháp luật; tức là phải đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết; trong đó việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền là vấn đề rất quan trọng.

- Đặc điểm GQKN

Một là: GQKN phải đúng thẩm quyền. Khiếu nại cấp dưới do cơ quan cấp trên giải quyết và đến một cấp nhất định thì chấm dứt việc giải quyết, nếu người khiếu nại không đồng ý thì vụ việc được đưa ra tòa án để giải quyết. GQKN, bao gồm GQKN lần đầu và GQKN lần hai. Đây là điểm khác biệt so với giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo được phân theo luồng, đồng thời không có điểm dừng, trường hợp giải quyết không đúng, người dân tố cáo tiếp thì cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết tiếp.

Hai là: Thủ tục giải quyết khiếu nại phải tuân thủ quy trình chặt chẽ. Kết thúc GQKN được thực hiện bởi quyết định hành chính. Trong khi kết thúc giải quyết tố cáo lại được thực hiện bằng quyết định xử lý tố cáo, với việc giải quyết từng vấn đề cụ thể liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan.

Ba là: Về lộ trình giải quyết một khiếu nại có khi được giải quyết bằng cơ quan hành chính và cơ quan tài phán, trong khi đó với một tố cáo, nếu sau khi xác định thuộc thẩm quyền của loại cơ quan nào đó thì chỉ do cơ quan đó xem xét giải quyết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022