Mối Quan Hệ Giữa Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp Với Quá


trong một bộ máy, hoặc bị sa thải. Đây là dạng thất nghiệp gồm vừa mang tính tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc.

Thất nghiệp tạm thời khác với thất nghiệp cơ cấu ở chỗ, việc tìm kiếm việc làm của thất nghiệp tạm thời về cơ bản diễn ra theo chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có, còn thất nghiệp cơ cấu thường đòi hỏi phải đào tạo lại và như vậy phải cần một khoảng thời gian nhất định. Thất nghiệp tạm thời chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thời gian chờ đợi để đến chỗ làm việc mới.

+ Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn với sự sút giảm trong chu kỳ tái sản xuất, tức là gắn với giai đoạn khủng hoảng, dẫn đến giảm cầu về chỗ làm việc, làm cho số lượng chỗ làm việc sẵn có ít hơn số người mong muốn làm việc.

+ Thất nghiệp tồn đọng: là tình trạng người có việc làm không thường xuyên, hoặc không có việc làm trong một thời gian dài, phải tồn đọng kéo dài dồn từ năm này sang năm khác.

- Người thiếu việc làm. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.

Ở Việt Nam hiện nay, mức chuẩn về thời gian làm việc cho người thiếu việc làm là làm việc dưới 40 giờ (5 ngày công) trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó làm việc dưới 160 giờ (20 ngày công) và có nhu cầu làm thêm.

- Người đủ việc làm, Là những người có việc làm với thời gian làm việc không ít hơn mức giờ chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo. Mức chuẩn: làm việc 40 giờ trở lên trong tuần lễ tham khảo.

Sự xác định tiêu thức thất nghiệp và thiếu việc làm chi có tính tương đối, vì đối với khu vực nông thôn, việc làm hiện nay buộc phải dàn trải ra cho nhiều người nên hiệu quả việc làm, năng suất lao động và tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng rất thấp. Xác định người có việc làm và người thất nghiệp là cơ sở để


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

xác định các chính sách chống thất nghiệp và tạo việc làm. Nếu như không xác định được một cách tương đối chính xác những chỉ số này trong quá trình điều tra sẽ là thiếu sót trong việc xây dựng những luận cứ của các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, làm cho các chính sách đó thiếu tính thực tiễn, khả năng thành công và hiệu quả thấp.

Lực lượng lao động

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 8

Lực lượng lao động là toàn bộ những năng lực từ sức khoẻ cơ bắp đến kiến thức, năng lực trí tuệ của tổng thể các thành viên xã hội có khả năng và có mong muốn lao động. Nó bao gồm những người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.

Theo Từ điển ngữ pháp tiếng Việt, lực lượng lao động là số lượng và chất lượng những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động có thể được sử dụng. Trên thực tế tuổi của lực lượng lao động ở các nước cũng có những quy định khác nhau, độ tuổi giới hạn này do luật pháp của mỗi quốc gia quy định dựa trên những điều kiện kinh tế- xã hội, trình độ phát triển của quốc gia đó. Ví dụ như: ở Anh, Mỹ, Nga độ tuổi tối thiểu của lực lượng lao động là 16, còn ở Pháp, Nhật, Canađa quy định độ tuổi tối thiểu là 15; độ tuổi tối đa của của lực lượng lao động ở Ba Lan là 74, hoặc như ở Ma-lai-xi- a, Mê-xi-cô thì tuổi tối đa là 65... Nhưng nhìn chung phổ biến nhất về độ tuổi lao động trên thế giới là đủ 15 đến 60 tuổi, trong đó có Việt Nam.

2.2. Mối quan hệ giữa việc làm cho lao động nông nghiệp với quá

trình xây dựng nông thôn mới

2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hoá, thông qua đó nó tác động đến nguồn lao động và ổn định việc làm cho người lao động.


Thực tế cho thấy, ở đâu có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi, có đời sống vật chất, tinh thần khá giả thì ở đó các ngành sản xuất vật chất phát triển, dân số, lao động tập trung nhiều hơn. Vì vậy điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn.

- Tình hình phân bố dân cư và mật độ dân số.

Ở nước nào cũng vậy, sự phân bố dân cư và mật độ dân số của từng vùng từng địa phương ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động. Ở nơi có mật độ dân số quá thấp sẽ hạn chế sự phân công lao động xã hội, giảm khả năng chuyên môn hoá và hiên đại hoá trong tổ chức sản xuất xã hội. Thiếu lao động, mọi quá trình phát triển sẽ mất đi cả động lực và mục đích của nó. Ở nơi mật độ dân số quá cao, số lượng dân số gia tăng lớn, điều đó dẫn đến sự mất cân đối giữa lao động và tư liệu sản xuất, gây ra những trở ngại cho việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của đất nước; vì vậy, mỗi quốc gia trong quá trình phát triển đều cần phải có sự điều chỉnh, phân bố lại mật độ dân số, nhằm tạo ra một sự phù hợp giữa số lượng lao động với tư liệu sản xuất ở từng vùng, trong từng thời kỳ nhất định.

- Cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ, nhưng phần lớn lao động ở nông thôn là làm nông nghiệp. Trong nông nghiệp có hai tiểu ngành là trồng trọt và chăn nuôi.

Mỗi một ngành, tiểu ngành đều có những đặc thù nhất định, đòi hỏi những điều kiện khác nhau về nguồn lao động. Ở nước ta cơ cấu kinh tế theo từng vùng được phân bố rõ rệt; ở những vùng có cơ cấu kinh tế phát triển như vùng Đông Nam Bộ, vùng trọng điểm kinh tế phía Nam có khả năng thu hút nhiều lao động. Ở các vùng khác như: Duyên hải miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng Sông Hồng...mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, phù hợp với từng loại cây, con khác nhau nên lực lượng lao động được thu hút và sản xuất trong các ngành cũng khác nhau.


Thực tế đó cho thấy, nơi nào có khả năng phát triển mạnh, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp- dịch vụ chuyển dần thành cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp tiến tới cơ cấu kinh tế dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp, thì nơi đó có lực lượng lao động tập trung nhiều.

- Bên cạnh những nhân tố đó, quá trình du canh, du cư, di dân phát triển vùng kinh tế mới cũng như việc quy hoạch xây dựng đô thị, thị trấn, thị tứ, xây dựng nông thôn mới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn.

2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông nghiệp

- Sức khoẻ và đời sống: Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc trước hết vào chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống được đảm bảo thì yếu tố sức khoẻ và yếu tố văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động có điều kiện phát triển; sự nhận thức của người lao động về công ăn việc làm, tinh thần, ý thức trách nhiệm cũng được được nâng lên. Điều này sẽ tạo tiền đề cho người lao động có việc làm và làm việc có năng suất cao, chất lượng, hiệu quả hơn [63].

- Trang bị tư liệu lao động và điều kiện sản xuất. Trong mọi nền sản xuất xã hội, trang bị tư liệu lao động và điều kiện sản xuất luôn ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng lao động. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển không chỉ làm thay đổi các bộ phận của tư liệu lao động theo hướng tinh vi, hiện đại mà còn đặt ra những yêu cầu mới đối với sức lao động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chuyên môn nghiệp vụ của mình một cách tương xứng.

Đối với nước ta, điều kiện sản xuất còn ở trình độ thấp, công cụ lao động phần lớn là thủ công, lạc hậu, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm... Nên vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung và trong


nông nghiệp, nông thôn nói riêng càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi phải được nghiên cứu và xem xét một cách toàn diện.

- Đào tạo và tập huấn tay nghề. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt. Để chiến thắng trong cạnh tranh, buộc chúng ta phải thường xuyên đổi mới máy móc, thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới thiết kế sản phẩm....Điều này đã đặt ra những yêu cầu mới đối với việc đào tạo và tập huấn tay nghề cho người lao động.

Đào tạo ở đây không chỉ là đào tạo mới mà còn bao gồm cả đào tạo lại, bổ sung kiến thức và nâng cao tay nghề. Đào tạo không chỉ nhằm vào đội ngũ trí thức mà còn phải đào tạo những người lao động bình thường nhất.

Đó chính là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng người lao động trong đó có lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

2.2.3. Mối quan hệ giữa việc làm cho lao động nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc làm cho lao động nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới có mối tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển.

Nhu cầu tạo việc làm cho lao động nông nghiệp là một trong những nguyên nhân quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở những nước đang phát triển tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế nhưng cũng gây ra những thách thức lớn cho nền nông nghiệp. Nhiều sản phẩm nông nghiệp bị cạnh tranh gay gắt khi hàng của nước ngoài tràn vào và do mất ưu thế bảo hộ trước đây. Tuy nhiên, sẽ có một số sản phẩm được hưởng lợi và phát triển nhờ giá nông sản được đẩy lên, người lao động có điều kiện lựa chọn cây, con giống cho chất lượng và năng suất tốt hơn, làm gia tăng giá trị trên cùng một sản phẩm. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận lao động nông nghiệp thúc đẩy nhu cầu tìm thêm việc làm, tăng thu nhập.

Để tìm kiếm thêm việc làm, di cư là xu thế chung của các nước đang phát

triển. Hậu quả là sức ép lên đô thị ngày càng lớn, phần lớn những người lao


động nông nghiệp không có được công việc ổn định do trình độ còn thấp, làm

tăng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị.

Để giải quyết các mâu thuẫn trên và cũng tạo cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái thì công cuộc xây dựng nông thôn mới là tất yếu. Xây dựng nông thôn mới giúp giảm chênh lệch giàu nghèo, nâng cao chất lượng đời sống, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển có quy hoạch tập trung, sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển bền vững.Việc đầu tư xây dựng nông thôn mới sẽ hoàn chỉnh các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đó sẽ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.

Quá trình xây dựng nông thôn mới cũng có tác động tới việc làm cho lao

động nông nghiệp ở nhiều mặt.

Xây dựng nông thôn mới trước hết là tiến hành quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch khu dân cư theo hướng hiện đại, tập trung hơn. Tất cả các công trình phụ trợ, các khu dân cư đều được bố trí phù hợp, phục vụ hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường. Điều này giúp cho việc sản xuất của lao động nông nghiệp thuận lợi hơn, các khu sản xuất được bố trí tập trung, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất , thu hút và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động khác.

Việc quy hoạch xây dựng các khu vui chơi, giải trí, các khu chợ, dịch vụ theo tiêu chí cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng tăng lên [59]. Điều đó thúc đẩy lao động nông nghiệp tìm cách nâng cao thu nhập của mình qua việc cải tiến sản xuất, nâng cao sản lượng, tay nghề hoặc tìm thêm việc làm. Và một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp sẽ chuyển đổi sang thành lao động dịch vụ hoạt động ở các khu vui chơi giải trí, khu chợ và dịch vụ mới được hình thành.

Một trong những giải pháp quan trọng của quy hoạch xây dựng nông thôn mới đó là dồn điền đổi thửa, đây là biện pháp nhằm làm giảm đi diện tích đất


hoang hóa và tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Việc đồn diền đổi thửa cũng chuyển đổi một bộ phận đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, khiến cho một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm nếu như không có những định hướng và những biện pháp từ các cấp lãnh đạo. Lợi ích lớn nhất của việc dồn điền đổi thửa là tạo được các cánh đồng mẫu lớn, dễ dàng áp dụng việc cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và việc làm ổn định, bền vững cho lao động nông nghiệp [12].

Cũng nhờ xây dựng nông thôn mới tỷ lệ đường trục xã, đường liên thôn được nhựa hóa và bê tông hóa đều tăng. Đây là điều kiện thúc đẩy giao thương buôn bán giữa các địa phương và trong mỗi địa phương. Là cơ sở cho phát triển kinh tế nông nghiệp và mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp và lao động dịch vụ.

Tỷ lệ trường học và các công trình văn hóa, thể thao cũng tăng cao giúp nâng cao đời sống tinh thần của người dân, nâng cao dân trí. Tỷ lệ internet đến thôn tăng cũng giúp cho việc tìm hiểu kiến thức và tiếp thị, thương mại điện tử của lao động nông nghiệp dễ dàng hơn, tăng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập.

Xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật là điều kiện để tiến hành đô thị hóa nông thôn. Đô thị hoá nông thôn là quá trình hình thành các điểm dân cư đô thị ở vùng nông thôn, cùng với nó là sự chuyển dịch lao động từ hoạt động nông nghiệp, sang hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

Quá trình đô thị hoá nông thôn là quá trình có tính qui luật, đó là quá trình phát triển nông thôn và du nhập lối sống thành thị vào các vùng nông thôn, sẽ làm cho dân số và diện tích đô thị không ngừng tăng; các hoạt động của kinh tế phi nông nghiệp và các hoạt động kinh tế của đô thị không ngừng được mở rộng.


Lực lượng lao động nông nghiệp dần bị thu hẹp, một bộ phận lực lượng lao

động nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Quá trình đô thị hoá nông thôn sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, sức mua của các đô thị tăng nhanh, làm cho sức mua hàng nông - lâm - thuỷ sản tăng, đồng thời cũng đòi hỏi các mặt hàng này phải có chất lượng ngày cao đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đô thị. Sức mua của người dân ở các đô thị tăng, kéo theo đó hàng hoá nông sản tiêu thụ nhiều, sẽ tác động đến việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp cung cấp đô thị, góp phần chuyển đổi tập quán sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao chất lượng hàng nông sản trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát triển các ngành dịch vụ, do đó, tác động mạnh đến việc làm biến đổi cơ cấu lực lượng lao động trong nông nghiệp [21].

Ở một địa phương được coi là nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người của lao động nông nghiệp tăng theo từng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên cao. Để đạt được mục tiêu đó, quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương gắn chặt với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí