Tác Động Của Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Đòi Hỏi Giải


loại rau tại Hà Nội; nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất và thị trường để phát triển sản xuất rau mầm ở Hà Nội; xác định một số giống đậu xanh phù hợp trồng gối ngô xuân trên đất bồi ven sông của Hà Nội; Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau ở địa bàn Hà Nội;…đều là những đề tài có ý nghĩa thực tiễn lớn góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả, chất lượng trồng trọt nông sản, hoa màu.

* Trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y: đã triển khai 06 đề tài nghiên cứu cấp thành phố về lĩnh vực chăn nuôi thú y với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 26 tỷ đồng và từ nguồn khác là 2,3 tỷ đồng.

* Trong lĩnh vực lâm nghiệp: đã triển khai 02 đề tài nghiên cứu cấp thành phố về lĩnh vực lâm nghiệp với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 1,3 tỷ đồng và từ nguồn khác là 0,2 tỷ đồng.

* Trong lĩnh vực thủy sản: đã triển khai 03 đề tài nghiên cứu cấp thành phố về lĩnh vực thủy sản với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 1,2 tỷ đồng.

* Trong lĩnh vực cơ điện, bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch: đã triển khai 05 đề tài dự án nghiên cứu cấp thành phố về cơ điện chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 5,4 tỷ đồng và từ nguồn khác là 5,1 tỷ đồng.

* Về thủy lợi: đã triển khai 02 đề tài nghiên cứu cấp thành phố về lĩnh vực

thủy sản với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 2,8 tỷ đồng.

* Về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp nông thôn: đã triển khai 07 đề tài nghiên cứu cấp thành phố về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 5,95 tỷ đồng và từ nguồn khác là 440 triệu đồng.

* Về xây dựng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn: đã triển khai 02 đề tài nghiên cứu cấp thành phố với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 0,88 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


* Về các chương trình nghiên cứu về công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp: đã triển khai 07 đề tài nghiên cứu cấp thành phố với tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN là 3,9 tỷ đồng và từ nguồn khác là 50 triệu đồng.

* Về xây dựng phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao/ vùng nông nghiệp công nghệ cao: khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (HABIOTECH) đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương. Đề án thành lập đã được gửi lên Bộ KH&CN được thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Thành phố đang quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Song Phương, Vân Côn, An Thịnh thuộc huyện Đan Phượng, nghiên cứu quy hoạch xây dựng 2 trung tâm: Xúc tiến thương mại nông nghiệp và trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 70ha tại xã Yên Nghĩa quận Hà Đông.

Như vậy, có thể khẳng định rằng: được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, các kết quả nghiên cứu KH&CN đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ bức thiết sản xuất ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu hiệu quả - chất lượng – sạch, theo hướng phục vụ cho đô thị, du lịch và khu công nghiệp. Theo đó, trình độ lao động nông nghiệp được nâng cao đặc biệt là ở các vùng chuyên canh như trồng hoa, nuôi trồng thủy sản…

3.2.2. Tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi giải

quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) xác định quan điểm chỉ đạo là: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là khâu then chốt”.


Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030 và Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn được bảo đảm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.”

Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội tất yếu sẽ làm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại; nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp.

Xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội là quá trình gắn liền với việc thực hiện 5 nhóm tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong 3 năm xây dựng nông thôn mới (2010 – 2013), nông thôn Hà Nội đã có nhiều thay đổi và những lao động nông nghiệp cũng chịu tác động từ các thay đổi này. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là các nhóm tiêu chí về quy hoạch, hạ tầng kinh tế

- xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất.

Do việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình và đường giao thông được hoàn thành, hiện đại hóa. Các vùng nông thôn Hà Nội diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, kéo theo đó là hàng loạt ngành nghề dịch vụ được mở rộng phát triển. Quá trình này tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động nông nghiệp. Điều này có thể thấy rõ ở một địa phương có tốc độ xây dựng nông thôn mới như huyện Từ Liêm (đã có 12/19 xã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới) (Hình 3.1):

Đơn vị tính: người


Nguồn Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm 2010 – 2013 9 11 Hình 3 1 Số 1

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm 2010 – 2013 [9-11]

Hình 3.1. Số cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ huyện Từ Liêm từ năm 2010 đến năm 2013

Có thể thấy số lượng các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ huyện Từ Liêm tăng nhanh khi thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới [10]. Điều này cũng kéo theo một lượng lao động nông nghiệp không nhỏ chuyển hẳn sang thành lao động dịch vụ hoặc vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa tham gia hoạt động dịch vụ. Số việc làm mới được tạo ra cho người lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới được tăng gấp nhiều lần so với số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do bị thu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp (Hình 3.2).

Đơn vị tính: người


Nguồn Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm 2010 – 2013 10 11 Hình 3 2 Số 2

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm 2010 – 2013 [10, 11]

Hình 3.2. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của huyện Từ Liêm các năm 2010 đến 2013


Từ hình 3.2, số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng rất nhanh từ 22.379 lao động năm 2010 thành 54.700 lao động năm 2013 (gấp gần 2,5 lần). Một phần không nhỏ là do số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất đã chuyển sang hoạt động dịch vụ khi có các cơ sở dịch vụ và đường xá được mở rộng. Cụ thể ở một huyện có tốc độ xây dựng nông thôn mới nhanh như huyện Từ Liêm, trong năm 2011 đã có 1888 lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất. Sự thay đổi về mục đích sử dụng đất của huyện Từ Liêm từ năm 2010 đến 2013 được thể hiện ở biểu đồ ở hình 3.3

Đơn vị: ha


Nguồn Tổng hợp Niêm giám thống kê huyện Từ Liêm 2010 2013 9 11 Hình 3 3 Sự thay 3

Nguồn: Tổng hợp Niêm giám thống kê huyện Từ Liêm 2010, 2013 [9, 11]

Hình 3.3. Sự thay đổi về mục đích sử dụng đất ở Huyện Từ Liêm

Như đã nói, sự thay đổi trên là do những tác động quá trình xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trên địa bàn Hà Nội, những thay đổi là rất khác nhau giữa các địa phương do quá trình xây dựng nông thôn mới là không đều. Để làm rõ vấn đề này, tác giả lựa chọn huyện Phúc Thọ và Ba Vì để so sánh. Tính đến hết năm 2013, Phúc Thọ và Ba Vì chưa có một xã nào được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Phúc Thọ diễn ra chậm vì vậy không tạo ra nhiều chuyển biến cho quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Các công trình hạ tầng được triển khai xây dựng


chậm vì vậy không tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất dịch vụ (hình 3.4). Điều này thể hiện qua số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng không đáng kể từ năm 2010 đến năm 2013 ở huyện Phúc Thọ. Nguyên nhân của sự khác nhau này bắt nguồn từ xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới. Trong khi Phúc Thọ là một huyện thuần nông với kinh tế chậm phát triển thì năm 2008 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới Từ Liêm đã là một huyện phát triển rất mạnh về nhiều mặt, cùng với những thuận lợi về vị trí địa lý đã làm cho kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là rất khác nhau.

Sự khác nhau này là đặc điểm cần xét đến khi đề ra những phương án giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Đòi hỏi mỗi địa phương cần có những biện pháp và cách áp dụng riêng biệt phù hợp với tình hình của mỗi địa phương.

Đơn vị tính: người


Nguồn Tổng hợp niên giám thống kê huyện Phúc Thọ 2010 – 2013 19 Hình 3 4 Số 4

Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê huyện Phúc Thọ 2010 – 2013 [19]

Hình 3.4. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở huyện Phúc Thọ qua các năm

Tổng quát hơn, chênh lệch về kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là nguyên nhân tạo ra những khác biệt về cơ cấu kinh tế giữa các huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội. Sự khác nhau


về cơ cấu kinh tế có thể được thấy rõ khi so sánh giữa Huyện Từ Liêm và Ba Vì (Hình 3.5)

Đơn vị tính: %


Nguồn Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm và Ba Vì 2011 19 Hình 3 5 So 5

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm và Ba Vì, 2011 [19]

Hình 3.5. So sánh cơ cấu kinh tế giữa huyện Ba Vì và huyện Từ Liêm năm 2011

Qua đó có thể thấy ở huyện xây dựng nông thôn mới nhanh như Từ Liêm, tỷ trọng nông nghiệp rất thấp (1,2%) trong khi tỷ lệ này ở Ba Vì là 43,7%. Việc cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ đòi hỏi người lao động có trình độ, được đào tạo nhiều hơn. Sự khác nhau về cơ cấu kinh tế cũng dẫn đến sự khác nhau tương ứng về cơ cấu lao động ở các huyện, trong khi ở những huyện công nghiệp hóa ít như Ba Vì phần lớn lực lượng lao động là lao động nông nghiệp (87%) thì ở huyện Từ Liêm lao động chủ yếu lại là công nghiệp (57%) và dịch vụ (40,1%) (Hình 3.6).


Đơn vị tính: %


Nguồn Sở lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội 51 Hình 3 6 So sánh 6

Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội [51]

Hình 3.6. So sánh cơ cấu lao động giữa huyện Ba Vì và huyện Từ Liêm

Hình 3.6 không chỉ cho thấy sự khác nhau giữa số lượng lao động giữa các ngành ở hai huyện mà còn cho thấy một phần sự khác nhau về trình độ lao động. Trong khi lao động ở huyện Từ Liêm có hoạt động tập trung ở ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi trình độ tay nghề cao, kỷ luật tốt hơn thì lao động ở huyện Ba Vì tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp truyền thống, trình độ còn thấp. Trong khi ở huyện Từ Liêm tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là khá cao (bằng 0,75 lần số lao động chưa qua đào tạo) thì ở Ba Vì số lượng lao động chưa qua đào tạo gấp gần 6 lần số lao động đã qua đào tạo (Hình 3.7).

Đơn vị tính: người


Nguồn Phân tích kết quả điều tra tại huyện Ba Vì và Từ Liêm 51 Hình 3 7 So 7

Nguồn: Phân tích kết quả điều tra tại huyện Ba Vì và Từ Liêm [51]

Hình 3.7. So sánh về trình độ lao động giữa huyện Từ Liêm và Ba Vì

năm 2011

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí