Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới


hoảng kinh tế ở các nước này là quan tâm hơn nữa cho việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của mình.

- Lý thuyết tạo việc làm trong sản xuất nông nghiệp của Harry Toshima:

Khi áp dụng mô hình tăng trưởng vào khu vực các nước Châu Á gió mùa thì Toshima cho rằng mô hình cùa Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình hình dư thừa lao động trong nông nghiệp Châu Á gió mùa, bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong mùa vụ và thừa lao động trong lúc nông nhàn. Từ đó ông đưa ra mô hình tăng trưởng mới. Vì vậy, ông cho rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi... Đồng thời, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động. Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia đình nông dân trong những tháng nhàn rồi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết.

Từ đó ông cho rằng, sự phát triển phải bắt đầu từ nông nghiệp. Phải tạo ra công ăn việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn bằng cách phát triển các ngành nghề trong kinh tế nông thôn. Có như vậy mới nâng cao được thu nhập của nông dân và mở rộng được thị trường nội địa cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển. Nhờ đó lao động dư thừa trong nông nghiệp mới được sử dụng hết.

Khi phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng nhất của nền kinh tế các nước đang phát triển, các lý thuyết nhị nguyên đã đi từ việc cho rằng chỉ cần tập trung vào phát triển công nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của khu vực nông nghiệp đến việc chỉ ra những giới hạn của việc này và như vậy, khu vực nông nghiệp cũng cần được quan tâm thích đáng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tóm lại, vấn đề việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một trong những vấn đề luôn được nhiều người quan tâm. Những trường phái lý


thuyết, những quan điểm khác nhau của các nhà khoa học trong những thời kỳ lịch sử nhất định đều có những giá trị khoa học và chuẩn mực riêng. Và đến nay, vấn đề việc làm, thất nghiệp tiếp tục là vấn đề được các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

2.1.3. Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

* Lý luận về việc làm, việc làm cho lao động nông nghiệp

Việc làm, trước tiên là hoạt động lao động của con người, đó là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất theo những điều kiện phù hợp nhất định, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng lợi ích con người. Hoạt động lao động đó không bị luật pháp ngăn cấm

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 7

Việc làm liên quan đến những điểm cơ bản như sau:

- Thứ nhất, là hoạt động lao động của con người. Đây là hoạt động có mục đích của con người, con người dùng sức lực cơ bắp và thần kinh tác động vào đối tượng lao động, cải biến nó phù hợp với nhu cầu của chính mình.

- Thứ hai, để có việc làm đòi hỏi phải có tư liệu sản xuất và sức lao động.

Với ý nghĩa này, để người lao động có việc làm đòi hỏi phải đầu tư phát triển sản xuất, phải tạo ra một số lượng tư liệu sản xuất có khả năng đáp ứng yêu cầu của người lao động. Đồng thời, phải thường xuyên chăm lo nâng cao chất lượng, số lượng sức lao động, để có thể sử dụng hiệu quả tư liệu sản xuất có được.

- Thứ ba, trình độ của tư liệu sản xuất phải phù hợp với trình độ và năng lực lao động của người lao động. Hay nói cách khác, để sức lao động có thể kết hợp được với tư liệu sản xuất, thì người lao động phải có một trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp để sử dụng tư liệu sản xuất đó.

- Thứ tư, sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất phải tạo ra một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định nào đó. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó phù hợp với lợi ích của con người.


- Thứ năm, sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động đó không bị luật pháp ngăn cấm. Ở đây xác định rõ tính pháp lý của việc làm. Tính hợp pháp đó cho phép người lao động được tự do lựa chọn việc làm cho mình trong khuôn khổ pháp luật quy định. Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động trong khuôn khổ pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước để có thể tự tạo việc làm cho mình. Tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động cũng nêu rõ:

“Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình”.

Là lao động tạo ra thu nhập và không bị Nhà nước ngăn cấm, được thể hiện ở một trong các dạng cụ thể như sau:

+ Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó;

+Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do mình là chủ sử dụng, hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần;

+ Làm các công việc cho gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Tức là các hoạt động mang lại lợi nhà, ích nước.

+ Làm những công việc không được trả công (hoặc lương) nhưng mang lại sự ổn định chính trị, xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đất nước diễn ra thuận lợi hơn.

Các điều kiện trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên các điều kiện xác định là việc làm. Nếu một hoạt động nào đó, tuy có mang lại thu nhập, mang lại lợi ích cho một người nào đó mà bị luật pháp ngăn cấm thì không thể xác định là việc làm.


* Lao động nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới

Người lao động

Điều 6, Bộ Luật Lao động của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5, thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994), quy định: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. Như vậy, người lao động là những người phải đủ 15 tuổi trở lên, là những người có sức khoẻ, có khả năng dùng sức lao động của mình để tham gia các hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần cho xã hội. Với mức xác định biên độ tuổi như trên cho thấy, dân số trong độ tuổi lao động kể cả những người nghỉ hưu nhưng còn khả năng lao động cũng được xác định là người lao động. Điều này cho phép chúng ta có thể tận dụng và phát huy tối đa nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên luật cũng không quy định rõ những người có khả năng lao động nhưng bị phạt tù có phải là người lao động hay không. Theo tác giả Luận án, những người tuy có khả năng lao động, nhưng bị phạt tù thì không thể xác định là người lao động. Bởi vì để có thể tự do tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động hoặc tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình, người đó phải là người tự do về thân thể, để có thể tự quyết định và chịu trách nhiệm của mình trước những công việc mà mình đảm nhận. Bên cạnh đó, luật cũng cho rằng, người lao động là người có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Với quan niệm này thì những người làm việc cho riêng mình, những công việc gia đình, không có giao kết hợp đồng lao động không được Bộ luật xem xét đến có phải là người lao động hay không. Theo tác giả Luận án, quan điểm như vậy là chưa xem xét đến một lực lượng rất lớn những người làm việc cho riêng mình, như làm việc ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, làm những công việc do mình làm chủ, không cần phải giao kèo hợp đồng với người khác. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ (tư nhân) chiếm một vị trí rất quan trọng. Với tính chất cơ động, nhạy bén, không cần đòi hỏi nguồn vốn lớn, loại hình kinh tế này đã cho thấy là


một bộ phận đóng góp hiệu quả cho việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Từ những phân tích trên, tác giả Luận án cho rằng: người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và được tự do về thân thể. Với quan niệm này, tác giả Luận án xác định người lao động là những người có những điều kiện sau:

- Đủ 15 tuổi trở lên.

- Có khả năng lao động để có thể làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào của xã hội khi cần đến, kể cả làm việc cho chính bản thân và gia đình mình.

- Phải là người tự do, không bị luật pháp phạt tù hoặc truy nã.

Việc làm cho người lao động

Việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của một nền kinh tế, bởi vì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và nguồn vốn, trong đó, việc sử dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển đó.

Luận án cho rằng, việc làm cho người lao động là tạo ra những chỗ làm việc, tạo ra những tiền đề, điều kiện để người lao động có thể sử dụng sức lao động cơ bắp và trí tuệ của mình tác động vào đối tượng lao động, nhằm tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và phát triển xã hội. Đó là tạo ra tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện cần thiết để kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, kết hợp sức lao động với các công việc người lao động sẽ thực hiện, đó cũng chính là tạo các điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động, tức là đảm bảo đồng thời ba lợi ích: nhà nước và xã hội, tập thể và cá nhân người lao động. Ngược lại, nếu không có việc làm thì người lao động không thể tạo ra thu nhập, dẫn đến giảm nhu cầu hưởng thụ, không cống hiến được sức lực của mình, cản trở sự phát triển của kinh tế.


Người có việc làm và thất nghiệp

Người có việc làm.

Quan niệm người có việc làm được Nhà nước ta xác định tại các cuộc điều tra về lao động- việc làm ở Việt Nam hàng năm, là những người trong lực lượng lao động mà trong tuần lễ trước điều tra biểu hiện ở các tình trạng sau:

“- Đang làm công việc nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật.

- Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mình.

- Đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm việc và sẽ trở lại làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc”.

Thất nghiệp và các phạm trù liên quan.

- Thất nghiệp.

Thất nghiệp là một biểu hiện kinh tế xã hội khi mà con người có khả năng làm việc, muốn làm việc mà không thể tìm được việc làm. Đó là hiện tượng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động mong muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm vì lý do không có chỗ làm việc hoặc trình độ chuyên môn không phù hợp.

Tổ chức Lao động quôc tế (ILO) cho rằng, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công thịnh hành. Và để xác định số những người thất nghiệp, tổ chức này đưa ra những tiêu chí cụ thể, họ cho rằng, xét trong một khoảng thời gian nhất định, những người thất nghiệp là những người đang ở trong các tình trạng sau: 1) không có việc làm; 2) có khả năng làm việc; 3) tích cực tìm việc làm.

Theo các quan niệm này thì thất nghiệp là tình trạng người lao động có nguyện vọng tìm việc làm nhưng không có vị trí việc làm. Phần lớn các nước trên thế giới sử dụng quan niệm của Tổ chức lao động quốc tể (ILO) để xác định người thất nghiệp, nhưng mỗi nước xác định khoảng thời gian thất nghiệp có


khác nhau. Ở Thái Lan quy định, trong các cuộc điều tra xác định người thất nghiệp là những người không có việc làm 7 ngày trước lúc điều tra; ở Úc cho rằng, người thất nghiệp là những người không có việc làm trong tuần lễ điều tra và đã chủ động tìm việc làm cả ngày hoặc nửa ngày tại bất kỳ thời điểm nào trong 4 tuần, bao gồm cả tuần điều tra và sẵn sàng làm việc khi có việc làm...

Việc phân loại thất nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để xác định tính chất thất nghiệp, nhằm làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách chống thất nghiệp. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng đã phân thất nghiệp thành 3 loại:

1) Thất nghiệp do mức cầu lao động không đủ; 2) Thất nghiệp do thiếu thiết bị hoặc thiếu những nguồn lực bổ sung; 3) Thất nghiệp do cung và cầu lao động không ăn khớp với nhau. Sự phân loại này đến nay cho thấy, xét trên nhiều khía cạnh, mặc dù đúng nhưng không chính xác hoàn toàn, nhất là đối với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế như nước ta.

- Người thất nghiệp.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng:

“Người thất nghiệp đó là những người, có thể và muốn làm việc, chủ động và tích cực đi tìm kiếm việc làm, nhưng không thể tổ chức được lao động vì không có chỗ làm việc trống hoặc là vì nghề nghiệp không phù hợp”

Ở Mỹ, người thất nghiệp là người lao động có khả năng làm việc, mong muốn tìm được việc làm trong vòng 4 tuần đã qua, có đăng ký tìm việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm hoặc liên hệ trực tiếp với người lao động nhưng không có việc làm trong tuần thực hiện điều tra tình trạng thất nghiệp. Ở Liên bang Đức thì cho rằng, người thất nghiệp là người lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện những công việc ngắn hạn. Ở Thái Lan, người thất nghiệp là người lao động muốn làm việc, có khả năng làm việc nhưng không có việc làm. Nhật Bản thì cho rằng, người thất nghiệp là người không có việc làm trong tuần lễ điều tra, có khả năng làm việc, đang tích cực tìm kiếm việc làm hoặc chờ kết quả xin việc làm.


Nhìn chung, trên cơ sở quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), mỗi nước có một quan niệm khác nhau về người thất nghiệp phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.

Song, để quan niệm người thất nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, theo luận án, người thất nghiệp là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang ở trong tình trạng không có việc làm và đang đi tìm việc làm, đồng thời sẵn sàng đi làm ngay nếu được chấp nhận. Với quan niệm này, người thất nghiệp có thể là những công nhân trong các doanh nghiệp, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, bộ đội xuất ngũ nhưng chưa có việc làm. Những người trong độ tuổi lao động, hoặc ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu tìm việc làm thì không được coi là người thất nghiệp. Ví dụ như: những người ốm đau, nghỉ tạm thời vì tai nạn, nghỉ phép, nhưng học sinh, sinh viên đang học ở các trường học, những người nội trợ... không phải là những người thất nghiệp. Tóm lại, những người lao động có khả năng lao động, mặc dù trong tình trạng không có việc làm nhưng không có nhu cầu tìm việc làm thì không phải là người thất nghiệp.

- Các hình thức thất nghiệp. Có rất nhiều hình thức thất nghiệp, song đáng

quan tâm là một số hình thức sau:

+ Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp gắn với sự thay đổi cơ cấu sản xuất, nó xuất hiện do nhu cầu biến đổi thường xuyên của các loại hàng hoá dịch vụ khác nhau. Thất nghiệp cơ cấu là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế, nó xuất hiện trong ngắn hạn do thường xuyên có sự thay đổi kỹ thuật, công nghệ theo hướng hiện đại trong sản xuất.

+ Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng người lao động không làm việc do mình từ chối công việc ở một doanh nghiệp này để tìm một công việc ở doanh nghiệp khác hấp dẫn hơn, hoặc do sắp xếp lại hoạt động, tinh giản biên chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2024