Một Số Vấn Đề Đặt Ra Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Hà Nội


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp cho phép sử dụng rộng rãi máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất, gieo cấy, vận chuyển được cơ giới hoá đến sử dụng công nghệ sinh học từ khâu làm giống, đến sản xuất, bảo quản, chế biến và giới thiệu sản phẩm rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho năng suất và hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp được nâng cao và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống tự cung, tự cấp, với sử dụng công cụ thủ công, sức lao động là chính sang phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiện đại hoá các công cụ sản xuất, các biện pháp sản xuất và phương thức quản lý sản xuất trong nông nghiệp, làm cho năng suất lao động tăng cao, sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh, đa dạng và phong phú đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tăng nhanh và đáp ứng yêu cầu thị trường...

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp tất yếu đưa đến hai tác động ngược chiều nhau: một mặt, nó làm cho trình độ cơ giới hoá, tự động hoá được nâng lên, làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp dôi thừa thêm; mặt khác, nó lại tạo ra nhiều ngành nghề mới, chỗ làm mới, thu hút thêm lao động. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp tạo điều kiện rút phần lớn lao động nông nghiệp ra khỏi ngành nông nghiệp và chuyển sang hoạt động ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, là những ngành có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó nó tác động lớn tới sự biến đổi cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, Nhưng chất lượng nguồn lao động nông nghiệp đòi hỏi phải không ngừng được nâng cao.

Quá trình xây dựng nông thôn mới cũng đề cao vai trò hoạt động của các hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân có hiệu quả hơn, giúp đào tạo việc


làm và hỗ trợ cho lao động nông nghiệp sản xuất tốt hơn, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Môi trường giảm thiểu ô nhiễm, chất thải được xử lý, lao động nông nghiệp yên tâm an cư lập nghiệp, tập trung vào sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho lao động. Việc tuyên truyền bảo vệ môi trường cũng làm tăng ý thức của người dân, hướng người dân tự chuyển đổi đến một nền nông nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường.

Một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới là hoàn thiện bộ máy chính trị, xây dựng hệ thống chính trị đạt chuẩn, cán bộ, lãnh đạo quản lý có trình độ là điều kiện đảm bảo để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo hướng hàng hóa, nông nghiệp đô thị sinh thái, nâng cao thu nhập cho đời sống của người nông dân trong đó có lao động nông nghiệp. Hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh sẽ phát huy được tinh thần làm chủ, sức mạnh đoàn kết và sáng tạo của nhân dân lao động cả trong phát triển kinh tế và xây dựng làng xã văn hóa. Người dân nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng yên tâm tham gia sản xuất phát triển kinh tế dưới sự ủng hộ và hướng dẫn đường lối của bộ máy lãnh đạo. Nhờ đó việc làm của lao động nông nghiệp ổn định hơn, người lao động có cơ hội tập trung vào mở rộng sản xuất, tăng cao thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm.

2.2.4. Một số vấn đề đặt ra về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

- Về chính sách ruộng đất, Hà Nội tiếp tục giải pháp đẩy nhanh việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất và hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Thực tế cho thấy, ở Hà Nội công việc này diễn ra với tốc độ chưa đều giữa các địa phương. Các hộ có nhiều thửa ruộng nhỏ ở nhiều cánh đồng khác nhau điều đó cản trở sự phát triển nông


nghiệp theo hướng hàng hoá. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, công tác dồn điền đổi thửa ở các huyện của Hà Nội là một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của cả hệ thống chính trị.

Hà Nội có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, thành phố nghiên cứu bổ sung chính sách hiện có để phát triển trang trại nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp và chất lượng lao động nguồn nhân lực, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của kinh tế trang trại, thu hút tạo nhiều việc làm cho người lao động [61].

- Về chính sách tín dụng: việc thực hiện chính sách tín dụng như lãi suất cho vay, thời gian vay, số lượng tiền cho vay mỗi lần lên nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với dự án, phong tục tập quán và trình độ dân trí của mỗi vùng. Trước hết nên đơn giản hoá các thủ tục vay vốn để nông dân dễ tiếp cận với ngồn vốn tín dụng.

- Đối với các hộ nông dân trung bình và nghèo, việc cho vay cần tuân theo những nguyên tắc sau:

Một là cần sự sâu sát của cán bộ khuyến nông để nông dân biết đầu tư vào

cái gì và làm như thế nào.

Hai là cho vay ít nhưng làm nhiều lần để đảm bảo hiệu quả của vốn vay và nông dân có khả năng từng bước mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất của họ.

Ba là tuỳ theo điều kiện cụ thể mà cho vay bằng hiện vật rồi xoay vòng

theo nhóm. Điều này sẽ hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích của nông dân.

- Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Ở Hà Nội tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chưa đều ở các địa phương. Có rất nhiều làng nghề trên địa bàn thủ đô tuy nhiên việc phát huy hiệu quả làng nghề, tập trung sản xuất và mở rộng sản xuất chưa thực sự mãnh mẽ [60]. Điều quan tâm đối với Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới có tác động trực tiếp tới lao động nông nghiệp đó là việc sử dụng có


hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có ở mỗi xã, mỗi huyện là rất khác xa nhau (giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp chênh lệch khoảng 10 lần giữa vùng sản xuất hoa với vùng sản xuất lúa).


Chương 3

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI


3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội có ảnh hướng đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hưởng trực tiếp tới giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

* Vị trí địa lý, địa hình

Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch. Những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi) có địa hình hiểm trở bị chia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và thuỷ lợi. Việc áp dụng máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún. Vì vậy, năng suất lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao lưu kinh tế và tiếp cận với thị trường, với các thông tin về văn hoá, khoa học kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị- hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Tuy nhiên sau khi mở rộng địa giới hành chính thì có sự khác nhau giữa các vùng nông thôn của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đặc biệt là thu nhập của lao động nông


nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải có sự tập trung giải quyết của cả hệ thống chính trị và chung sức của toàn dân, tạo sự đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Thủ đô.

* Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa.

Nhìn chung, những điều kiện khí hậu thời tiết ở Hà Nội là rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, kết hợp với địa hình đa dạng, Hà Nội có những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt có khả năng đi vào sản xuất các loại cây trồng vật nuôi mang tính đặc sản có giá trị cao.

* Tài nguyên đất

Theo số liệu Tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 332.889 ha, bao gồm: đất nông nghiệp 188.365 ha, chiếm 56,6% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 135.193 ha, chiếm 40,6% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng còn 9.331 ha, chiếm 2,8% diện tích tự nhiên.

Thực hiện mở rộng địa giới hành chính đã tạo cho Hà Nội rất nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Nội phải đối diện nhiều khó khăn khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch còn chậm, thiếu vững chắc, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đáp ứng để phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Mặt khác giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp của các địa phương đạt được trong 3 năm qua có sự chênh lệch lớn. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện có, vừa tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông


nghiệp là nhiệm vụ quan trọng gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Thủ đô.

* Văn hóa

Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, công trình văn hoá - nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc cùng các di tích phi vật thể khác, các lễ hội, làng nghề và văn hoá dân gian; nơi tập trung những bảo tàng lớn và quan trọng của cả nước. Những đặc trưng văn hoá Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đem lại những giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu các sản phẩm này cũng như phục vụ cho du lịch và các dịch vụ văn hoá khác.

Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc sắc như: làm tranh dân gian (tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ); gốm sứ Bát Tràng, nghề làm giấy lụa, dệt tơ lụa Bưởi, Vạn Phúc, nghề thêu ở Yên Thái, nghề đúc đồng Ngũ Xá, nghề chạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà; nghề sản xuất đồ da ở Kiêu Kỵ, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chương Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng... với các điều kiện trên tạo thuận lợi cho người lao động nông thôn, lao động nông nghiệp tìm kiếm việc làm và chuyển dịch việc làm từ lao động nông nghiệp thuần sang lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ trong nông nghiệp. Tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch từ đó càng đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực trong đó có lao động nông nghiệp, phải tự đào tạo nâng cao tay nghề và học các nghề mới. Đây là nơi có thể giải quyết được việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị của thủ đô.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

* Đặc điểm kinh tế

Tổng quy mô GDP của Hà Nội năm 2008 đạt trên 178,5 nghìn tỷ đổng (giá thực tế), tương đương với 10,77 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 12,1% cả nước [15]. Nếu xét theo thứ tự về quy


mô GDP theo tỉnh, thành cả nước, Thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai và bằng 61,5% tổng GDP của địa phương, đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Năm

2001- 2005

Năm

2006

Năm

2008

Năm

2010

Năm

2006-2010

1. Tốc độ tăng trưởng

11,0

12,2

10,6

7,5

9,8

- Dịch vụ

10,7

10,3

10,9

8,5

9,8

- Công nghiệp - xây dựng

13,4

17,2

11,9

7,5

11,3

- Nông, lâm, thuỷ sản

4,1

1,3

1,6

2,0

1,4

2. Cơ cấu ngành

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

- Dịch vụ

50,7

43,8

52,1

58,3

51,8

- Cồng nghiệp - xây dựng

45,2

55,3

46,7

40,9

47,1

- Nông, lâm, thuỷ sản

4,1

0,9

1,1

0,8

1,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 9

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội [16]

Biểu 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp tại Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 ngày càng có xu hướng giảm đi và rất thấp so với công nghiệp và dịch vụ. Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển đổi sang các hoạt động nông nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên điều này cũng một phần cho thấy hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội chưa cao.

Giai đoạn 2010 - 2013, kinh tế Hà Nội tiếp tục phải đối mặt với khá nhiều khó khăn như giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; lạm phát, lãi suất ngân hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh đình trệ; tình hình thời tiết có nhiều bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp; kinh tế thế giới có nhiều biến động… song Hà Nội vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối cao, gấp 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí