Nội Dung Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước


- Hậu quả về kinh tế - kỹ thuật là thiệt hại, thất thoát, lãng phí về tiền, đồng thời giảm chất lượng công trình, giảm tiến độ đầu tư, đưa thiết bị cũ kỹ, lạc hậu vào thi công. Trong đó, gây thiệt hại đến tài sản, tức là làm Nhà nước mất tiền. Như đã phân tích ở trên, dù tham nhũng có diễn ra dưới hình thức nào, tham ô hay hối lộ, chi cho bất kỳ ai... thì tất cả các khoản đó cuối cùng đều được hạch toán vào công trình, tức là vào nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời, vi phạm pháp luật giảm chất lượng công trình vì tất cả các khoản chi hối lộ, tham ô... đều biến thành xi măng, sắt thép... khống. Đối với những vi phạm pháp luật những công trình với máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu của thế giới.

- Hậu quả về kinh tế - chính trị - xã hội, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước dẫn đến lãng phí nguồn của cải vật chất của đất nước ở mức độ rất lớn. Ngoài những thiệt hại về kinh tế - kỹ thuật như đã nói ở trên, còn được thể hiện qua việc cấp phép, cấp vốn, thi công xây dựng những công trình không phù hợp với quy hoạch phát triển, không cần thiết; những công trình mà giá trị sử dụng của nó không có tính khả thi; những công trình không nằm trong hướng ưu tiên của đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước. Mặc dù các công trình được xây dựng lên còn đó, nghĩa là nguồn vốn ngân sách nhà nước không bị mất đi, nhưng rõ ràng bằng việc xây dựng các công trình như vậy, nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được sử dụng không hiệu quả, thậm chí lãng phí. Những lãng phí này thường có giá trị lớn hơn rất nhiều so với những gì người ta tham ô, nhận hối lộ, vụ lợi trong đầu tư xây dựng. Đồng thời, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước còn dẫn đến làm chệch hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bởi lẽ, hướng ưu tiên chủ yếu của nguồn vốn ngân sách nhà nước là dành cho các dự án đầu tư công cộng, kết cấu hạ tầng, phát triển ngành mũi nhọn, phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho các vùng, các khu vực khó khăn. Tiền vốn ngân sách nhà nước nếu được sử dụng đúng mục đích, được đầu tư đúng nơi, đúng lúc và đem lại hiệu quả sử dụng cao sẽ tạo điều kiện để các ngành kinh tế và các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; giảm bớt chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa miền xuôi và miền ngược; thu ngắn khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, trong bối cảnh khan hiếm vốn ngân sách nhà nước thì việc vi phạm càng gây ra hậu quả lớn.


Bởi lẽ, khi nguồn vốn đó được đầu tư vào các dự án không phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các dự án không cần thiết, các dự án không có tính khả thi... hoặc bị tham nhũng làm cho không đảm bảo chất lượng, chậm được đưa vào sử dụng... thì các tác động tích cực nêu trên sẽ giảm thiểu hoặc không còn. Thậm chí vi phạm pháp luật như các hành vi tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước còn làm tăng thêm phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội và làm nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn, gây bất bình trong quần chúng nhân dân và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.

- Hậu quả về thất thoát, lãng phí. Trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra còn là là những thất thoát, lãng phí. Trong đó lãng phí được hiểu là “việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả…[86]

2.3. NỘI DUNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.3.1. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư

2.3.1.1. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn khi đề xuất dự án và xác định chủ trương đầu tư

Chủ trương đầu tư không đúng đắn, sát thực gây thất thoát, lãng phí một phần không nhỏ nguồn vốn đầu tư cho XDCB. Đầu tiên phải kể đến công tác lập quy hoạch. Đây là một khâu quan trọng để đảm bảo đầu tư có hiệu quả và phát triển lâu dài. Song hiện nay, công tác quy hoạch vẫn tồn tại nhiều bất cập, việc quy hoạch vẫn thiếu tính chiến lược tổng thể giữa các cấp, ngành; thiếu tính dự báo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa thực tế, còn chồng chéo, chưa đi trước một bước, không theo kịp tốc độ đầu tư nên nhiều dự án phải điều chỉnh hoặc di chuyển làm kéo dài thời gian xây dựng công trình; thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại quy hoạch, giữa quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng đô thị,...Việc chấp hành quy hoạch chưa được thực hiện tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Sau công tác quy hoạch là việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chưa được chính xác,


Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 7

chỉ được biên soạn như là một thủ tục cần có để lập dự án đầu tư, không chú trọng đến khâu điều tra thực tế những ảnh hưởng về môi trường và xã hội đối với công trình hoặc điều tra qua loa về thị trường tiêu thụ và thị trường các yếu tố sản xuất đối với công trình sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, việc lựa chọn địa điểm xây dựng và phân tích dự án đầu tư chưa được tuân thủ đúng pháp luật dẫn đến việc dự án sau khi thực hiện xong nhưng hoạt động kém hiệu quả.

Thẩm định dự án đầu tư, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư. Việc thẩm định dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước giúp cho dự án đầu tư phát triển tốt nhất đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ, về vốn, ô nhiễm môi trường và giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ. Pháp luật về lĩnh vực này đã có quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng khâu thẩm định dự án đầu tư được tiến hành đảm bảo chất lượng, đúng mục đích. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chủ yếu là do thời gian, do không coi trọng vấn đề thẩm định nên nhiều chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật ở giai đoạn này chủ yếu là không tuân thủ quy định pháp luật về thẩm định dự án đầu tư, kéo dài thời gian thẩm định; chấp nhận hồ sơ thẩm định không đầy đủ… Đây là các hành vi vi phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó là các hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi doanh nghiệp phải chi phí cho các khoản tiền hoặc chủ đầu tư tự đưa tiền để việc thẩm định dự án được tiến hành nhanh chóng, bỏ qua những điểm bất hợp lý trong Báo cáo khả thi. Ở ranh giới nhất định, căn cứ vào mức định lượng trong Bộ luật hình sự ở từng thời điểm nhất định để xác định số tiền, lợi ích thu được bằng tiền hoặc tương đương để khẳng định dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của chủ đầu tư và cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước.

2.3.1.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi ra quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư xây dựng cơ bản là một khâu giữ vị trí quan trọng đối với hiệu quả đầu tư. Mục đích đầu tư có đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào sự


tính toán, cân nhắc trên cơ sở các yếu tố kinh tế kỹ thuật và pháp lý của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư không tính toán, phân tích kỹ dự án trước khi quyết định đầu tư dẫn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình không hợp lý như: Xác định quy mô xây dựng quá lớn so với nhu cầu thực tế; lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ không phù hợp; kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án và xác định chủ đầu tư không thích hợp; ít quan tâm đến quá trình sử dụng và vận hành công trình khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, việc phân tích hiệu quả đầu tư là một yêu cầu rất quan trọng nhưng do được chú trọng dẫn đến tình trạng khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới nhận thấy công trình không sử dụng hết công suất thiết kế hoặc không phát huy hiệu quả. Ngoài ra, yếu tố đảm bảo cảnh quan, môi trường cũng đòi hỏi phải có sự phân tích, đánh giá để đưa ra các biện pháp bảo tồn kèm theo các phương án quản lý môi trường phù hợp, đúng pháp luật và hạn chế các chi phí đầu tư (chi phí nhân công, tăng chi phí vật tư, thiết bị). Việc ra quyết định đầu tư không không chú ý tới môi trường xung quanh, đưa ra các biện pháp thi công làm ô nhiễm môi trường, hoặc không có giải pháp xử lý môi trường dẫn đến trong quá trình thi công công trình xây dựng cơ bản phải bổ sung biện pháp môi trường sẽ tăng chi phí gây lãng phí. Đây cũng chính là lý do để có nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ môi trường khi tiến hành các biện pháp thi công. Do vậy, các vi phạm ở giai đoạn này thường thể hiện trong các hành vi vi phạm pháp luật hành chính (vi phạm thủ tục ra quyết định; ra quyết định sai..) và vi phạm pháp luật hình sự (nhận hối lộ, đưa hối lộ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo…)…

2.3.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở giai đoạn thực hiện đầu tư

2.3.2.1. Vi phạm pháp luật trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành Hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới.


Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên tham gia và của toàn xã hội.

Giải phóng mặt bằng thực hiện tốt giảm tối đa chi phí cho việc giải toả đền bù, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các công trình khác. Giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến sự quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì việc quay vòng vốn là rất cần thiết để đảm bảo tận dụng cơ hội đấu thầu của các công trình khác. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nếu công tác giải phóng mặt bằng không được thực hiện tốt sẽ xảy ra hiện tượng “treo” công trình làm cho chất lượng công trình bị giảm, các mục tiêu ban đầu không thực hiện được, từ đó gây lãng phí rất lớn cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, khi giải quyết không thoả đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi sẽ dễ dàng nổ ra những khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, làm cho tình hình chính trị - xã hội mất ổn định

Chính việc đền bù không thoả đáng và hợp lý, không tuân theo quy định pháp luật làm cho việc bàn giao mặt bằng xây dựng không đúng thời hạn quy định, dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình, gây lãng phí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước. Trong thực tế, việc chậm tiến độ thi công do không giải phóng được mặt bằng xảy ra ở rất nhiều dự án. Tiến độ thi công chậm trong khi công trình xây dựng có vốn ngân sách nhà nước nhất là nguồn vốn vay sẽ làm tăng lãi vay, từ đó làm tăng chi phí, gây thất thoát không nhỏ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2.3.2.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản trong khâu khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập dự toán

Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công trình. Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.


Các vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản trong khâu khảo sát xảy ra do công tác khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa đủ mẫu, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước dẫn đến việc phải khảo sát lại và hơn thế nữa, làm cho quá trình thi công phải thay đổi, bổ sung, điều chinh thiết kế, phương án thi công nhiều lần, kéo theo là làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công,... gây lãng phí thời gian, tiền của của dự án. Ngoài ra, việc thiết kế không phù hợp với quy hoạch xây dựng, với thiết kế công nghệ (trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ), không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng sẽ phải thiết kế lại, cũng gây lãng phí vốn cho thiết kế. Thất thoát vốn còn do chất lượng thiết kế không đảm bảo, không đồng bộ gây lún, nứt phải phá đi làm lại; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vật liệu không phù hợp với loại công trình (sử dụng vật liệu cao cấp cho công trình cấp thấp); việc chọn hệ số an toàn quá cao, tính toán không chặt chẽ dẫn đến lãng phí vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, còn là các vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong công tác lập dự toán. Phổ biến là các hành vi do các cơ quan tư vấn thực hiện dự toáncó sự thông đồng với ý chí của chủ đầu tư như: Lập dự toán ban đầu phải dưới giá trị đấu thầu để được giao thầu sau đó sẽ bổ sung, phát sinh khi công trình đã được khởi công. Đây là những vi phạm không chi trong lĩnh vực hành chính mà còn dẫn đến vi phạm hình sự bởi lợi ích có được từ khâu lập dự toán thấp dẫn đến vô hiệu hoá công tác đấu thầu, việc đấu thầu chỉ là công cụ, phương tiện để các bên có được những lợi ích vật chất từ việc trúng thầu.

2.3.2.3. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu nhằm chọn ra nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để thực hiện xây dựng công trình. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà thầu xây dựng ở nước ta hiện nay còn nhiều biểu hiện tiêu cực, vi phạm và mang tính hình thức đã không những làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và còn gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Một số biểu hiện cụ thể:

- Thông đồng, dàn xếp trong đấu thầu: Chủ đầu tư và một số nhà thầu tham gia đấu thầu thông đồng với nhau để gửi giá, nâng giá nhằm mục đích ăn chia với


nhau. Chủ đầu tư tiết lộ những thông tin về giá, phương án kỹ thuật, phương án giảm giá (nếu có) của các đối thủ khác cho nhà thầu mà họ thông đồng, chỉ dẫn cho nhà thầu những cách làm có lợi để trúng thầu. Khi tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư đã cố tình đưa ra các điều kiện để loại những đối thủ cạnh tranh khác.

- Có sự thống nhất trước giữa các đơn vị tham gia đấu thầu để một đơn vị trúng thầu. Đây còn gọi là hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”. Đơn vị trúng thầu sẽ phải trả cho đơn vị khác làm “quân xanh, quân đỏ” cho họ một khoản tiền hoặc phải cho họ làm thầu phụ một phần giá trị hợp đồng.

- Mua bán thầu: Đơn vị dự thầu xét thấy tự mình không thể trúng thầu nên đã tiến hành liên danh với đơn vị khác mạnh hơn (thường thấy ở các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay WB, ADB...). Khi trúng thầu, đơn vị mạnh hơn bán lại toàn bộ gói thầu cho đơn vị dự thầu để hưởng khoản lợi nhuận bằng tỷ lệ % giá trị gói thầu nhưng trên thực tế vẫn lấy danh nghĩa liên danh để thực hiện dự án.

- Bỏ giá thầu thấp dưới giá thành xây dựng công trình: Đây là một hiện tượng phổ biến ở nước ta trong thời gian qua. Khi tiến hành đấu thầu, gần như cứ nhà thầu nào đưa ra giá thầu thấp nhất và có phương án giảm giá là có khả năng trúng thầu cao, chính vì thế, nhà thầu sẽ bỏ giá thấp (khi đã có sự thông đồng với chủ đầu tư) để trúng thầu; khi thi công, nhà thầu sẽ cùng chủ đầu tư làm hồ sơ cho khối lượng phát sinh và khi đó tổng quyết toán công trình vẫn sẽ cao hơn giá trúng thầu.

- Vì mục tiêu vụ lợi, chủ đầu tư còn tiến hành chia gói thầu thành nhiều gói nhỏ hơn để cho nhiều nhà thầu cùng tham gia và cùng trúng thầu.

- Hình thức tổ chức lựa chọn nhà thầu còn nhiều hạn chế. Đây là một hình thức mà tính cạnh tranh và tính hiệu quả thể hiện rõ nhất nhưng trên thực tế nó lại chưa được áp dụng phổ biến.

Từ đó cho thấy việc lựa chọn nhà thầu xây dựng và hợp đồng xây lắp còn nhiều vi phạm pháp luật dẫn đến tiêu cực. Việc xác định giá gói thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu là không minh bạch, công bằng; hình thức thực hiện hợp đồng có điều chỉnh giá, phương thức liên danh, liên kết giữa các nhà thầu còn nhiều bất cập và đó chính là những biểu hiện của vi phạm pháp luật, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng.


2.3.2.4. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi thi công xây dựng

- Vi phạm pháp luật trong thi công xảy ra do nhà thầu thi công không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại.

- Sử dụng vật liệu thi công không đúng chủng loại hoặc thông qua các biện pháp lưu thông để nâng giá vật tư gây ra hiện tượng thất thoát từ vật liệu xây dựng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Trong quá trình thi công, vật liệu xây dựng đã đi qua nhiều khâu trung gian, mua đi, bán lại, đầu cơ, nâng giá, gửi giá, tăng khối lượng, dùng vật liệu có giá thấp (chất lượng thấp) thay cho vật liệu có giá cao (chất lượng tốt), dùng vật tư ở địa bàn gần nhưng lại tính giá vật tư ở địa bàn xa hơn để hưởng phần chênh lệch cước phí vận chuyển; ăn bớt vật liệu trong quá trình thi công, nên chất lượng công trình không đảm bảo.

- Triển khai các biện pháp thi công không phù hợp dẫn đến chậm tiến độ thi công, gây ách tắc các công đoạn khác của quá trình thi công, ảnh hưởng đến nguồn vốn đã được giải ngân không theo đúng tiến độ của dự án.

- Trong quá trình thi công, nhà thầu thông đồng với chủ đầu tư làm hồ sơ cho khối lượng phát sinh mà thực chất không thi công những hạng mục đó nhằm mục đích đưa giá trị tổng quyết toán cao hơn giá trúng thầu để trục lợi.

- Nhà thầu thi công không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến tình trạng công trình phải phá đi làm lạinhiều hạng mục, gây tốn kém, thất thoát tài sản của Nhà nước.

2.3.2.5. Vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong việc bố trí và sử dụng vốn

- Nhiều dự án vi phạm thủ tục đầu tư nhưng vẫn được bố trí kế hoạch, phê duyệt kế hoạch đầu tư khi chưa có kế hoạch vốn. Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước đã được bố trí tương đối đầy đủ nhưng việc bố trí vốn ở nhiều địa phương không phù hợp dẫn đến nhiều công trình khởi công không được bố trí vốn, do đó khối lượng XDCB hoàn thành không có nguồn vốn để thanh toán dứt điểm.

- Bố trí kế hoạch đầu tư phân tán, dàn trải, thiếu tập trung khiến nhiều dự án phải chờ vốn, kéo dài tiến độ qua nhiều năm. Việc đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023