Tình Hình Nghiên Cứu Về Vi Phạm Pháp Luật Và Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước


nước thành viên EU, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trong EU. Khởi phát từ Hy Lạp, kéo theo hàng loạt các nước thành viên như Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và hiện nay là Síp, các thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang lún sâu vào nợ công, thâm hụt ngân sách nặng nề. Các nền kinh tế đầu tàu của châu Âu như Anh, Pháp, Đức cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nợ công cao xấp xỉ 100% GDP, thâm hụt ngân sách cao gấp 3-4 lần mức trần cho phép. Đây là công trình nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nội dung sách gồm các bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu nghiên cứu sâu về lĩnh vực tài chính - kinh tế. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc cái nhìn mới, đầy đủ và rõ nét hơn về nợ công ở một số nước thuộc Liên minh châu Âu và liên hệ với nền kinh tế Việt Nam.

Cuốn sách: Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp của TS. Nguyễn Thị Lan Hương tập trung phân tích sự điều chỉnh của pháp luật về vốn, tài sản; huy động vốn và tài sản; quản lý và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp và hoạt động giám sát tài chính doanh nghiệp... qua đó, giới thiệu những kiến thức cơ bản và tương đối có hệ thống về hoạt động tài chính của doanh nghiệp và pháp luật về tài chính doanh nghiệp, tập trung và chủ yếu trong hai loại hình công ty phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Cuốn sách Phân phối bình đẳng các nguồn lực kinh tế: Tiếp cận lý luận và thực tiễn ở một số quốc gia [69] góp phần nhất định vào việc nhìn nhận vấn đề phân phối bình đẳng các nguồn lực kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam vào những thập kỷ gần đây và giới thiệu kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới về phân phối nguồn lực.

Cuốn sách Kinh tế khu vực công do TS. Trần Anh Tuấn - PGS, TS. Nguyễn Hữu Hải (đồng chủ biên) [70] phân tích, làm rõ ba mục tiêu cơ bản: Tìm hiểu những hoạt động mà khu vực công tham gia và việc tổ chức những hoạt động đó như thế nào; tìm hiểu và dự báo về những hậu quả kinh tế - xã hội có thể xảy ra trong hoạt động của khu vực công; tìm hiểu và đánh giá các phương án chính sách mà Chính phủ thực hiện và dự kiến thực hiện. Nội dung cuốn sách gồm sáu vấn đề cơ bản: Khu vực công và hoạt động kinh tế trong khu vực công; Vai trò của Chính phủ đối


với khu vực công trong nền kinh tế thị trường; Phân bổ nguồn lực cho phát triển trong nền kinh tế thị trường; Vai trò của khu vực công trong bảo đảm công bằng xã hội; Chi tiêu công; Lựa chọn công.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

Ở Việt Nam vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật được tiếp cận từ nhiều góc độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Khoa học chính trị học nghiên cứu vi phạm pháp luật như là một biểu hiện của sự tha hoá quyền lực trong khi tâm lý học lại đi sâu nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hành vi vi phạm. Các khoa học về quản lý, về thể chế học... đều có các tiếp cận riêng, phù hợp với đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó.

Trong tất cả những ngành khoa học ấy, khoa học luật học, mà trực tiếp là bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật và khoa học luật chuyên ngành là những bộ môn khoa học nghiên cứu những khía cạnh pháp lý chung nhất về vi phạm pháp luật cũng như vi phạm pháp luật trong từng lĩnh vực xã hội cụ thể. Những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học ấy như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã xây dựng khái niệm hành vi vi phạm pháp luật, chỉ rõ những dấu hiệu và cấu thành chung của nó. Nội dung quan trọng của lý luận chung về nhà nước và pháp luật về vi phạm pháp luật là đã nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật, hậu quả to lớn của nó đối với xã hội, Nhà nước, với quyền và tự do của công dân, cũng như những vẫn đề phòng ngừa xử lý vi phạm pháp luật. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật cũng được nghiên cứu và chỉ rõ làm cơ sở xác định vi phạm pháp luật.

Các khoa học luật chuyên ngành, trong đó trước hết là khoa học luật hình sự đã đi sâu nghiên cứu các vi phạm pháp luật theo đối tượng nghiên cứu, làm rõ chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước không chỉ những vấn đề chung mà còn mô tả cấu thành tội phạm nói chung và cấu thành tội phạm của từng hành vi tội phạm cụ thể. Hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong xã hội trong quản lý nhà

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 3


nước là vi phạm hành chính. Đó cũng là đối tượng nghiên cứu của luật hành chính. Khoa học này đã đưa ra khái niệm vi phạm hành chính, đặc điểm pháp lý chung của nó đồng thời đưa ra những căn cứ có tính nguyên tắc để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm.

Các nghiên cứu, cụ thể về các loại vi phạm pháp luật hết sức đa dạng, được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học, dưới các hình thức chương trình, đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, các luận án tiến sĩ, thạc sĩ luật, các bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các sách chuyên khảo. Liên quan đến đề tài luận án có thể kể đến một số công trình sau:

- Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước

Phạm Ngọc Đản (2006), Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm góp phần ngăn ngừa tham nhũng trong đầu tư xây dựng ở nước ta, Đề tài nghiên cứu khoa học, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội .

Lê Hùng Minh (chủ nhiệm) (2006), Thực trạng và giải pháp chống thất thoát ngân sách trong hoạt động kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm toán nhà nước Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Kiểm toán nhà nước, Hà Nội .

Đề tài đã khái quát và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN. Vai trò của cơ quan kiểm toán nhà nước trong công cuộc đấu tranh chống thất thoát, lãng phí này.

Công trình nghiên cứu về Luật Kiểm toán Nga của Viện Nghiên cứu thanh tra đã nghiên cứu và chỉ ra Điều 22, 23 Luật Kiểm toán Nga quy định: trong trường hợp kết luận rằng có sự biển thủ kinh phí tài chính của Nhà nước và trong các trường hợp lạm dụng chức quyền, kiểm toán nhà nước Nga phải chuyển ngay các hồ sơ kiểm toán cho các cơ quan pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu báo cáo của Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI) đưa vào áp dụng kiểm toán dựa vào hệ thống. Kiểm toán dựa vào hệ thống được hiểu là tập hợp những nguyên tắc hướng dẫn tổng quát đối với các hoạt động kiểm toán; các chính sách, chiến lược; và khái niệm kiểm toán mới. Kiểm toán dựa vào hệ thống được


áp dụng cho cả phương pháp cũng như đối tượng kiểm toán. BAI kỳ vọng rằng với kiểm toán dựa vào hệ thống các kiểm toán viên của họ sẽ dễ dàng chẩn đoán và đánh giá các dịch vụ nói chung và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng của Chính phủ Hàn Quốc nhằm ngăn ngừa việc các hiện tượng tham nhũng, chống thất thoát ngân sách nhà nước, đồng thời đưa ra giải pháp cho những vấn đề được phát hiện.

- Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ

Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn xử lý khiếu nại hành chính, do Thanh tra Bộ Nội vụ thực hiện (2003), Chủ nhiệm đề tài TS. Đỗ Xuân . Đề tài thông qua việc xem xét, hệ thống các quy định pháp luật về khiếu nại hành chính, đặc biệt là từ thực tiễn áp dụng các quy định này để đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính. Đây cũng là các giải pháp mà luận án có thể tham khảo trong phòng chống các vi phạm pháp luật trong xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm 2005 , trên cơ sở kết quả điều tra của các đoàn công tác của Chính phủ tại các địa phương có các vi phạm các quy định về ưu đãi đầu tư, trong đó có đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. Những kiến nghị của đề tài về phương hướng, giải pháp xử lý vi phạm cũng là nguồn tham khảo bổ ích cho luận án.

- Đề tài khoa học cấp cơ sở

Đề tài nghiên cứu khoa học: Vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Viện KTXD, Bộ Xây dựng, Mã RD05 . Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng như khái niệm quản lý nhà nước, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, vai trò của quản lý nhà nước. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn về vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng về ưu điểm, hạn chế, đề tài đã đưa ra giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Đây là công trình nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ khoa học kinh tế xây dựng nên đóng góp quan trọng về thực tiễn vai trò quản lý nhà nước dưới góc độ kinh tế về đề tài có liên quan.


Viện Khoa học Công an (1997), Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng, Hà Nội . Đây là đề tài nghiên cứu một cách toàn diện từ nhận diện tham nhũng đến thực trạng đấu tranh chống tham nhũng. Các quan điểm và giải pháp đấu tranh chống tham nhũng được phân tích, lập luận xác đáng.

Cục Cảnh sát kinh tế (1998), Thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và giải pháp phòng ngừa đấu . Đề tài tập trung phân tích về thực trạng tham nhũng trong những vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó nhận diện các dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm pháp luật hành chính và hình sự, từ đó đưa ra các giải pháp để tiến hành đấu tranh.

Trần Quốc Nam (chủ nhiệm đề tài) (2000), Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán tuân thủ trong đầu tư xây dựng, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Kiểm toán nhà nước khu vực phía Bắc, Hà Nội . Đề tài đã nghiên cứu lý luận về đầu tư xây dựng, đồng thời xác định vai trò của kiểm toán tuân thủ trong đầu tư xây dựng, đánh giá thực trạng của hoạt động này, đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán ở giai đoạn năm 2000.

Phạm Khắc Xương (2002), Thực trạng về tham nhũng, lãng phí trong các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và những giải pháp đặt ra với kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở . Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng tham nhũng, lãng phí trong các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, xác định các vai trò của kiểm toán nhà nước, đưa ra giải pháp phù hợp và có tính khả thi nhằm khắc phục lãng phí, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Sách chuyên khảo

Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp (2006), Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản, Nxb Công an nhân dân, Hà .

Cục Cảnh sát kinh tế (1999), Thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Nxb Công an nhân dân, Hà .

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

"Vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật của


NCS Xổm Thong Vi Lay Phôn, bảo vệ . Luận án đã trình bày những cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật, những đặc trưng và những yếu tố chi phối vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng ngừa các vi phạm pháp luật ấy. Bên cạnh những vấn đề lý luận, nội dung luận án trên của NCS Xổm Thong Vi Lay Phon cung cấp một hướng tiếp cận xử lý vấn đề mà luận án có thể tham khảo.

Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về áp dụng pháp luật và vi phạm pháp luật trên một số lĩnh vực, những khôn có luận văn nào trực tiếp nghiên cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư có vốn ngân sách nhà nước.

Từ những nội dung cơ bản của các công trình khoa học trên cho thấy, vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước đã được nghiên cứu ở nhiều cấp độ, phạm vi nghiên cứu đa dạng, phong phú. Các hành vi vi phạm pháp luật được nhận dạng, được đánh giá dưới các góc độ kinh tế, chính tri và pháp lý, các nguyên nhân chủ quan và khách quan được các công trình nghiên cứu đánh giá ở các giai đoạn khác nhau. Các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật được lập luận gắn với phạm vi, đối tượng nghiên cứu của từng tác giả, từng đề tài có giá trị áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ các công trình nêu trên chưa liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Một số đề tài tuy có cùng đối tượng nghiên cứu song vì mục đích đề tài có nhằm giải quyết những vấn đề mang tính kinh tế nên nhiều nội dung làm cơ sở lý luận và thực tiễn dưới góc độ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật lại chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Do đó, những đề tài nêu trên là những tri thức cơ bản, đóng vai trò quan trọng để tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

Giả thuyết khoa học của luận án là:

Trong khoa học chưa giải quyết thấu đáo về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, chưa có những nghiên cứu xác đáng về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn NSNN ở bình diện lý luận; chưa có những nghiên cứu một cách hệ thống, tổng quát về những hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn NSNN và chưa chỉ ra được những nguyên nhân của những vi phạm; chưa có những giải pháp chung và giải pháp cụ thể để


đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Về mặt lý luận

Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước trên thế giới nhưng không phân tích dưới góc độ từng yếu tố của vi phạm pháp luật trong các giai đoạn đầu tư xây dựng và chưa rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam.

Đồng thời, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước đang tồn tại những vấn đề sau:

Một là, những kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị nhận thức là chủ yếu, chưa tạo cơ sở cho việc áp dụng những giá trị ấy cho việc nghiên cứu các vi phạm pháp luật cụ thể, trong đó có vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

Hai là, chưa nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế hình thành vi phạm, tức là nghiên cứu sự tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài của hành vi vi phạm, mà chính sự tác động này đem lại sự quyết định mục tiêu, động cơ, thái độ và phương thức thực hiện trong thực tế hành vi vi phạm.

Ba là, phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành chưa được vận dụng, do vậy chưa sử dụng được những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác, nhất là các ngành khoa học trực tiếp liên quan đến con người - chủ thể của hành vi của họ.

Do vậy, vấn đề đặt ra về lý luận của luận án cần làm rõ nội hàm của các khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước bao gồm những yếu tố nào. Phân biệt hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật; Cần phân tích, làm rõ yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.


Những vấn đề nêu trên cần được nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận của việc đề xuất quan điểm, giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

1.3.2. Về mặt thực tiễn

Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước chưa được phân tích, đánh giá về ưu điểm, nhược điểm cũng như nguyên nhân của thực trạng đó.

Luận án cần tiến hành đánh giá các biểu hiện vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhận diện các vi phạm qua đó chỉ rõ những kết quả đã đạt được trong công cuộc phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng như những hạn chế và kém hiệu quả của hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước hiện nay ở Việt Nam.

Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng việc chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Nhưng cần phải luận giải để đưa ra một hệ thống các quan điểm khoa học và toàn diện, các giải pháp cụ thể, khả thi, phù hợp với định hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đảm bảo một cơ chế kiểm soát được các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước hữu hiệu nhất.


Kết luận chương 1


Ở trong nước và ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản. Các vấn đề về đặc điểm tội phạm, đặc điểm vi phạm pháp luật nói chung… đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Ở một số nước đã hình thành lý thuyết, luận điểm khoa học cho việc xây dựng và vận hành hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hữu hiệu, công khai, minh bạch.

Ở Việt Nam, từ khi đường lối đổi mới được đề xướng, nhất là đổi mới về kinh tế, cải cách kinh tế và chủ trương phòng chống tham nhũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023