Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Xử Lý Vi Phạm Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ, An Toàn Công Cộng Và Trật Tự Công Cộng

các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự công bằng, nhân đạo của pháp luật. Qua đó, làm cơ sở định hướng đúng đắn cho các hành vi và hình thành nhân cách công dân, ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật, không để họ thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, tham gia bảo vệ các lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội. Một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi người, giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đó là một nội dung không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền.

Tuy nhiên, để làm tốt công việc này, theo chúng tôi cần được thực hiện qua các nội dung cụ thể như sau:

Một là, tổ chức thường xuyên các Câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa đài phát thanh của phường, xã, thôn, xóm; tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến quy chế dân chủ ở cơ sở, quy định dân chủ trong các văn bản pháp luật, phường xã; phổ biến các quyền công dân, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong Hiến pháp và pháp luật, nội dung cụ thể của các quyền này; các quy định, nội dung, điều lệ, quy chế chung về trật tự, an toàn xã hội, sinh hoạt chung của nơi công cộng; các thủ tục hành chính, giấy tờ, trình tự... trong các lĩnh vực đời sống.

Hai là, bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân; trang bị tri thức, kiến thức, hiểu biết cơ bản và đúng đắn về pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng; hướng dẫn các thói quen ứng xử tích cực và chỉ tuân theo pháp luật;

Ba là, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời để khuyến khích, động viên tất cả quần chúng nhân dân tham gia

phong trào toàn dân đấu tranh phòng và chống tội phạm đua xe trái phép. Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân, quần chúng có thành tích trong việc phòng chống đấu tranh chống tệ nạn đua xe trái phép. Thành lập nhóm công tác thường xuyên đi kiểm tra tại những khu vực hay xảy ra tình trạng đua xe, nhóm công tác này có thể bao gồm: cảnh sát, dân quân tự vệ, tổ bảo vệ khu phố cùng phối hợp tuần tra, phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm thì tùy từng mức độ có thể tự giải quyết hoặc thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng để can thiệp.

Bốn là, cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, nếp sống và làm việc theo pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư, trong các nhà trường, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng và đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm. Đặc biệt, kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công trấn áp tội phạm, trước hết là ở các địa bàn trọng điểm, các đô thị. Tổ chức giáo dục có hiệu quả đối với những người phạm tội, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội.

Năm là, tăng cường các biện pháp tuyên truyền pháp luật, giáo dục cho mọi người ý thức tự giác tuân theo pháp luật, biết tôn trọng trật tự xã hội.Phần lớn tệ nạn đua xe trái phép đều bắt nguồn chủ yếu từ phía người vi phạm bởi đối tượng đua xe trái phép tập trung chủ yếu vào lứa tuổi thanh thiếu niên, vì vậy biện pháp giáo dục đối với những đối tượng này là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, trong công tác giáo dục cần phải tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu như:

* Tại gia đình: phải ý thức đúng đắn và dành thời gian thích đáng cho việc quản lý, kiểm tra, những hoạt động của con cái, nhất là lứa tuổi thanh

thiếu niên, không nuông chiều, để con cái sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi, hạn chế chúng sử dụng xe vào buổi tối hoặc đêm khi không thật cần thiết vì đây chính là xuất phát điểm để nảy sinh tính đua đòi, chơi trội, chơi ngông của một số thanh niên vốn không chịu tu dưỡng bản thân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

* Tại nhà trường, nơi học tập: phải thường xuyên giáo dục uốn nắn, giúp quá trình hình thành nhân cách cá nhân ở các học sinh được đúng đắn, không bị lệch lạc. Việc này chỉ có thể làm tốt khi tự bản thân mỗi giáo viên xác định là nghề mình sản sinh cho xã hội những con người có tài, đó đức và có phẩm chất, có ý chí phấn đấu và biết sống vì cộng đồng.

Huy động sự tham gia của toàn xã hội thông qua hoạt động kiểm tra của các tổ chức tuần tra nhân nhân phối hợp cũng lực lượng cảnh sát tại từng phường, từng khu dân cư và giao trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị cho từng phường, trong đó lực lượng công an phải chịu trách nhiệm chính về hoạt động an ninh tại địa bàn mình trực tiếp được giao quản lý.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 15

Tuyệt đối ngăn cấm, dẹp bỏ những tụ điểm buôm bán: nhà hàng, quán bar, vũ trường tổ chức sau 24h, tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục đối với những người tổ chức hoạt động kinh doanh này về tội phạm đua xe trái phép đồng thời phải yêu cầu họ cam kết không vi phạm quy định. Kiểm tra hành chính đối với những đối tượng hay xuất hiện tại những tụ điểm hay xảy ra tình trạng đua xe trái phép, với những đối tượng tụ tập đông trên đường phố vào ban đêm mà không có lý do chính đáng.

Tổ chức tuyên truyền về tác hại của tệ nạn đua xe trái phép đến từng người dân. Với những đối tượng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì cần đưa họ ra kiểm điểm trước phường, xã, tổ dân phố, và yêu cầu họ phải đến những cơ sở y tế - nơi đang điều trị những nạn nhân của những vụ tai nạn do đua xe trái phép để họ nhận thức được trực tiếp hậu quả của hành vi đua xe trái phép mà họ đã từng tham gia.

Sáu là, tổ chức vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư; tổ chức hướng nghiệp, giúp đỡ tạo việc làm, lôi cuốn họ cải tạo họ thành người lương thiện, tái hòa nhập cộng đồng xã hội; phát động các tổ chức đoàn thể xã hội như thanh niên, phụ nữ, mặt trận, gia đình bảo lãnh, cam kết giáo dục thanh thiếu niên hư, chậm tiến. Tổ chức quản lý số đối tượng bị quản chế, cấm cư trú, cải tạo không giam giữ, bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo... không để họ tái phạm tội. Vì vậy, yêu cầu quan trọng cần phảI thực hiện là: tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó chú trọng việc nghiên cứu để đề xuất tiếp tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 cho phù hợp với thực tiễn phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trong tình hình mới của thực tiễn xã hội.

Bảy là, để ngăn chặn nạn đua xe trái phép chúng ta phải làm tận gốc và triệt để. Đua xe trái phép cần phải được toàn xã hội nhìn nhận nó là một tệ nạn xã hội, toàn dân phải phòng chống như chống ma túy, mại dâm; từng nhà, từng khu phố, từng phường, xã cần phải chung tay, góp sức để đồng loạt thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống nó. Đồng thời, cần phải phối hợp đồng bộ giữa các địa phương tránh tình trạng, phường, quận, thành phố này xử lý mạnh thì các đối tượng lại chuyển địa bàn hoạt động sang địa phương khác. việc tổ chức những cuộc hội thảo "phòng, chống đua xe trái phép" trong đó khuyến khích sự tham gia của đông đảm tầng lớp nhân dân cần phải tổ chức thường xuyên để thu thập ý kiến đồng thời các cấp chính quyền cũng cần có chủ trương, biện pháp mạnh để xử lý tình trạng đua xe trái phép.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về trách nhiệm công dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trên truyền

thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đưa nội dung bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm vào chương trình giáo dục bắt buộc trong hệ thống nhà trường các cấp. Do đó, thực hiện các đề án này là trách nhiệm của tất cả các chủ thể phòng ngừa tội phạm, trong đó trước hết là các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật, sau đó là toàn xã hội. Cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới.

3.3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an toàn công cộng và trật tự công cộng

Một là, cần sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật hình sự quy định về tội đua xe trái phép tại Điều 207 theo hướng nghiêm khắc hơn, cụ thể không coi hậu quả gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản người khác là dấu hiệu định tội, chỉ cần có hành vi đua xe trái phép đã cấu thành tội phạm.

Hai là, tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện các văn bản pháp luật hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến hành vi đua xe trái phép, làm cơ sở cho việc xử lý hành chính và là dấu hiệu định tội để xử lý hình sự. Hiện nay, xử lý hành chính trong lĩnh vực này vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010, quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an ninh, trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị

định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Lưu ý, trong số các hành vi có nhiều dạng hành vi thể hiện hành vi đua xe trái phép nhưng chưa đến mức xử lý hình sự được quy định trong Nghị định này. Trong thời gian tới, với các biểu hiện đa dạng của các hành vi vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội trong thực tiễn, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện Nghị định này và giải thích rõ ràng hơn ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự.

Ngoài ra, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra của cơ quan có trách nhiệm và coi đây là biện pháp có tính thường xuyên như: Lập các chốt kiểm soát trên các tuyến đường là cửa ngõ vào thành phố và các tuyến phố (đã từng là nơi xảy ra đua xe trước đây), hoạt động 24/24h trong ngày với sự tham gia của các lực lượng thanh niên tình nguyện, dân quân, tự quản.

Ba là, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể các tình tiết định khung tăng nặng của khoản 2, 3, 4 Điều 207 Bộ luật hình sự, hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào giải thích về tình tiết "gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác" hoặc "gây hậu quả rất nghiêm trọng" hoặc "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong"dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, cần có hướng dẫn thống nhất thế nào là: gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tài sản của người khác; gây hậu quả rất nghiêm trọng; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong (chẳng hạn như các giải thích khoa học trong Chương 2 luận văn này, cần cụ thể hóa trong văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự);

Bốn là, cần có văn bản hướng dẫn định tội danh và cụ thể hóa trong các trường hợp phạm tội đua xe trái phép với các tội phá rối an ninh, tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội chống người thi hành công vụ và tội gây rối trật tự công cộng để bảo đảm định tội danh được đúng và chính xác trong thực tiễn. Bởi lẽ, "định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật" [8, tr. 7-8].

Đặc biệt, cần huy động sự tham gia của toàn xã hội, thông qua hoạt động của các tổ tuần tra nhân dân ở từng phường, từng cụm dân cư, giao trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đường phố cho từng phường, trong đó công an phường chịu trách nhiệm chính. Cấm các hoạt động buôn bán, tụ tập vào thời gian ngoài 24h ở nơi công cộng hoặc các tuyến đường giao thông.

Ngoài ra, cũng cần xử lý nghiêm khắc những tác động bên ngoài biểu hiện sự can thiệp xin xỏ, con ông cháu cha gây khó khăn cho hoạt động đấu tranh chống hành vi đua xe trái phép, thông qua việc thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về những tác động tiêu cực này. Điều này cần có sự đồng thuận và nhất trí cao từ Trung ương đến địa phương, bởi lẽ cán bộ xử lý thì "cấp thấp", mà cha, chú của người vi phạm thì "cấp trên".

Ví dụ: Năm 2009, thủ đô Phnông Pênh của Campuchia cũng xảy ra tình trạng đua xe ô tô, xe máy trái phép. Để đối phó với tình trạng này thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố nếu thủ phạm là thanh thiếu niên là con cái của những cán bộ, công chức, viên chức thì bố mẹ của những người này phải chịu trách nhiệm kỉ luật; tất cả xe đua sẽ bị tịch thu, bất kể là của ai; đồng thời cơ quan tư pháp tiến hành lập hồ sơ truy tố tất cả những người tham gia đua xe. Sau biện pháp trấn áp quyết liệt trên, tình hình đua xe ở thủ đô Phông Phênh đã giảm xuống rõ rệt. Là một trong những địa phương có tình trạng đua xe máy xảy ra thường xuyên và phức tạp, đồng thời cũng là một trong ba địa phương (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được Thủ tướng Chính phủ dành cho "cơ chế đặc biệt" để đối phó với tình trạng đua xe trái phép. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất Chính phủ bổ sung hình thức phạt những kẻ có hành vi tụ tập, đua xe trái phép, gây mất trật tự an toàn xã hội bằng cách tịch thu xe xung vào công quỹ nhà nước và buộc đi lao động công ích có thời hạn với những đối tượng có hành vi tụ tập, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. Với sự quyết tâm

vào cuộc của các cấp các ngành trong việc tấn công vào tệ nạn đua xe trái phép, người dân hy vọng "liệu pháp" này sẽ ngăn chặn hiệu quả nạn đua xe trái phép, một căn bện kinh niên, tái diễn trong nhiều năm qua.

3.3.3. Tăng cường tuần tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời mọi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và xét xử nghiêm minh tội đua xe trái phép

Một là, cần có phương pháp, cách thức tiến hành và xử lý linh hoạt, mềm dẻo manh nha, mầm mống chuẩn bị xảy ra và khi đã xảy ra các vụ đua xe trái phép, cũng nh xử lý đúng đắn các mối quan hệ, những mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền, trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, liên quan đến ngời thi hành công vụ, cán bộ có chức vụ, quyền hạn; v.v...

Hai là, xử lý tốt và đúng pháp luật trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng đặc biệt là tại những khu đô thị lớn, cần tăng cường lực lượng tuần tra, theo dõi, giám sát tại những tụ điểm vốn là khu vực nhạy cảm hay xảy ra đua xe trái phép. Cần phải thành lập đội cảnh sát kết hợp (bao gồm cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động) đi tuần thường xuyên trên các tuyến đường, xử lý những vụ liên quan đến an ninh trật tự, với những trường hợp người tham gia giao thông có dấu hiệu nghi vấn, không nhất thiết phải có dấu hiệu vi phạm giao thông lực lượng cảnh sát cơ động cũng có quyền kiểm tra giấy tờ và phương tiện. Tuy nhiên thủ tục kiểm tra phải tuân thủ theo quy định chung của lực lực công an nhân dân. Việc xử lý các đối tượng đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, chạy tốc độ cao, "bốc đầu" thì việc bắt giữu các đối tượng này rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông và lực lượng làm nhiệm vụ nên ngoài công tác tổ chức tuần tra thường xuyên thì lực lượng công an cần phải tổ chức những điểm chốt trạm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023