Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 2


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Chỉ nghiên cứu vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước

- Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này từ năm 2010-2014

- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trên qui mô toàn quốc

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung, về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính phổ biến ở trong nước và nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong chương 2, 3, 4 để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 để làm rõ nội dung, các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gíc được sử dụng ở chương 2, 3, 4: Luận án nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước với thực tiễn thực hiện pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Ba chương của luận án được nghiên cứu trong mối quan hệ lôgíc xuyên suốt từ


Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 2

cơ sở lý luận đến thực trạng và quan điểm, giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

- Phương pháp thống kê và xã hội học pháp luật được sử dụng trong chương 3 khi đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này cũng được sử dụng ở chương 3 để so sánh, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

- Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, chỉ ra đặc điểm và hình thức vi phạm đồng thời, phân tích làm rõ các điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm giàu thêm những kiến thức lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; xây dựng và hoàn thiện các yếu tố, điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.


Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học và văn hóa pháp lý chuyên sâu về vi phạm pháp luật và phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 14 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

Công trình “Định nghĩa về toàn cầu về những so sánh và triển vọng cho các chương trình đầu tư” của Nayef R.F.Al-Rodhan tập trung viết về xu hướng đầu tư và triển vọng đầu tư, trong đó có một chương khắc hoạ về các hiểm hoạ đầu tư như tham nhũng, lãng phí, thất thoát và trên cơ sở đó, khẳng định các nước cần phải có giải pháp khắc phục và hành vi vi phạm pháp luật.

Trong công trình do OECD công bố “Danh mục các từ khoá và định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài” các định nghĩa đầu tư và đầu tư nước ngoài được công bố một cách cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu về đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.

Công trình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và và phát triển các chính sách thường niên cho các nước có nền kinh tế phát triển” của Giáo sư Theodore đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời có một mục phân tích về đầu tư trong xây dựng cơ bản. Các nội dung đầu tư, xu hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư bằng các nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và các vốn của các nhà đầu tư trong khối tư nhân cũng được tác giả phân tích thấu đáo, làm cơ sở cho các nghiên cứu, dự báo và quan điểm, giải pháp, bình luận cho các nước có nền kinh tế phát triển.

Công trình “Các dự án Đầu tư: Sự thay đổi quan điểm chính trị đối với đầu tư đô thị” của tác giả David E.Lubroff đã đưa ra giả thiết thực tế từ những sự thất bại của những năm 1970 ở Mỹ trong các dự án đầu tư công cộng trong những thành phố ở Mỹ. Ở đó có một số lượng lớn các dự án trong khoảng thời gian từ năm 1960 đên năm 1970 là thời điểm các xung đột chính trị đã hình thành một thế hệ mới các siêu dự án đô thị. Bằng các nghiên cứu của mình, ông muốn chứng minh


vai trò của chính trị, các quyết sách của các đảng cầm quyền đối với việc thiết lập các dự án đầu tư. Quan trọng hơn cả là những dự án đầu tư đó phải được tổ chức thực hiện thực sự có hiệu quả, khắc phục tính phi thực tiễn, phục vụ cho chính con người ở đô thị. Đây là sự tiếp biến văn hoá đầu tư xây dựng, hướng đến con người và vì con người. Các nhà chính trị khi đưa ra các quyết sách của mình cần chú ý đến những yếu tố như quyết sách của chính quyền địa phương, quyết sách của chính quyền Trung ương. Người dân là người thụ hưởng các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng như nhà ở, chung cư trung và cao cấp. Thông qua tác phẩm của mình, tác giả nhấn mạnh các lý do của thực trạng của những dự án đầu tư không có hiệu quả. Một trong những lý do tác giả đưa ra là việc đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng cơ bản chưa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và việc thực thi các dự án chưa tuân thủ các quy định của pháp luật.

Cuốn sách “Thảm hoạ kế hoạch - Chuỗi các dự án phát triển đô thị ở California" tác giả Peter Hall tập trung phân tích một thực trạng được gọi tên là "bệnh lý quy hoạch”, tác giả đã đã phác hoạ lại lịch sử của năm thảm họa kế hoạch và hai gần như thảm họa, đồng thời phân tích các quyết định của các quan chức, các chuyên gia, các nhà hoạt động cộng đồng, và các chính trị gia tham gia vào quá trình lập kế hoạch. Ông dựa trên một cơ thể chiết trung của các lý thuyết khoa chính trị học, kinh tế, đạo đức, và dự báo trong tương lai dài hạn để đưa ra những biện pháp, giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sai lầm lớn như vậy trong tương lai. Cuốn sách “Đầu tư công, tăng trưởng và những hạn chế tài chính: Những thách thức đối với các nước thành viên EU mớitập trung vào tầm quan trọng của đầu tư công để tăng trưởng trong khi thực tế thì thâm hụt ngân sách lớn và nợ công tăng. Cuốn sách tập trung vào một chủ đề rất kịp thời, đưa ra các triển vọng tăng trưởng thấp và tài chính, chính sách phải đối mặt với các nước thành viên Châu Âu hiện tại và tương lai, đó khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tỷ lệ tăng trưởng sản lượng rất thấp. Do những hạn chế đặt trên chính sách tiền tệ của đồng tiền chung và mất tự chủ chính sách tiền tệ, vai trò của chính sách tài khóa, và đặc biệt, công đầu tư trong một khung cảnh khăn về ngân sách và tỷ lệ tăng trưởng thấp trở nên quan trọng. Các tài liệu trong cuốn sách rất hữu ích cho các học giả,


các nhà nghiên cứu và các học viên khi nghiên cứu đầu tư công, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản.

Cuốn sách: “Sức Mạnh của quản lý đầu tư công - Tài sản cho sự tăng trưởng” của tập thể tác giả biên tập: Anand Rajaram, Kai Kaiser, Tuấn Minh Lê, Jay-Hyung Kim và Jonas Frank đã tập trung phân tích nguồn lực đầu tư, nếu đầu tư có hiệu quả cho xây dựng cơ bản như cơ sở hạ tầng công cộng và các dịch vụ có thể làm mở ra một quá trình tăng trưởng và phát triển toàn diện. Nhưng thông thường các dự án công cộng thường được lựa chọn nhà đầu tư theo kiểu bảo trợ chính trị. Nhiều công trình đầu tư được thiết kế kém, thiếu thốn, trì hoãn, rất tốn kém, hoặc bị thực hiện, với rất ít lợi ích công. Đồng thời nhiều dự án đầu tư công mà người dân ít có khả năng dân biết. Đây là một thách thức quan trọng đối với nhiều nước, cả người giàu và người nghèo. Cuốn sách này đưa ra 8 giải pháp có tính hiệu quả quan trọng mà các nước cần phải áp dụng để đảm bảo rằng các khoản đầu tư công cộng hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Sức mạnh của quản lý đầu tư công cộng cung cấp một rõ ràng, không kỹ thuật về các phương pháp để cải thiện cho các khâu thường có vi phạm là thẩm định dự án, đồng thời xử lý kỷ luật những trường hợp can thiệp chính trị trong việc lựa chọn dự án, đối phó với sự không chắc chắn (một vấn đề đó là có khả năng tăng trưởng trong tầm quan trọng với các phản ứng của biến đổi khí hậu), tích hợp mua sắm kỹ năng vào thiết kế dự án, triển khai thực hiện và quản lý các quyết định về quan hệ đối tác công-tư. Cuốn sách có giá trị cho việc đề xuất một khung đơn giản nhưng toàn diện và kinh nghiệm toàn cầu, cung cấp các nhà hoạch định chính sách các biện pháp áp dụng nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (quản lý đầu tư công) trong việc thiết kế các tổ chức để tăng cường quản lý đầu tư công.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước

1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật

Cuốn sách: "Sự sai lệch chuẩn mực xã hội", nhóm tác giả là các nhà khoa học Xô viết nổi tiếng (V.N.Cudriasep, In.V.Cudriasep, V.X.Nerxêannet...) đã nghiên cứu các vi phạm các chuẩn mực pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội khác, những thành phần, cơ chế, nguyên nhân và các tiếp cận trong đấu tranh với các vi


phạm đó. Điều có ý nghĩa là các tác giả cuốn sách đã mô tả sinh động, chính xác mối liên hệ bên trong và biểu hiện bên ngoài của các hành vi vi phạm cũng như mối quan hệ của chính cáchành vi đó. Đây là cơ sở khoa học tin cậy cho các tiếp cận các giải pháp hiệu quả trong phòng ngừa vi phạm.

Báo cáo về vi phạm pháp luật và bạo lực, của Brent Teasdale - Eric Silver - John Monahan là 3 nhà khoa học đến từ Khoa Xã hội học, Đại học Akron, Khoa Xã hội học, Trường đại học Pennsylvania State, Hoa Kỳ và Trường đại học Virginia Hoa Kỳ đã chỉ ra các mối quan hệ giữa bạo lực và các chủ thể có liên quan đến vi phạm pháp luật. Các hành vi vi phạm pháp luật đều xuất phát từ các chủ thể được nghiên cứu dưới góc độ tâm lý, giới tính và qua đó, chỉ ra rằng đàn ông có nhiều khả năng vi phạm pháp luật hơn nữ giới.

Công trình “Pháp luật và quả cầu pha lê- dự đoán về hành vi hợp pháp và vi phạm pháp luật trước các phán quyết tư pháp” năm 1979 của Barbara D. Underwood, Giáo sư Đại học Luật Yale. Giáo sư Barbara tập trung nghiên cứu về hai đề tài đang có sự bàn cãi và không thống nhất về hành vi hợp pháp và không hợp pháp. Thông qua các phân tích của mình, Giáo sư Barbara đã chỉ ra rằng sự vi phạm pháp luật là hành vi có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên phụ thuộc vào ý chí của chủ thể, môi trường xã hội và sự kiểm soát có lợi ích từ phía nhà nước, nhà trường và xã hội.

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

Jill trong nghiên cứu mang tên “Tham nhũng và thông đồng trong xây dựng - góc nhìn từ ngành công nghiệp” (Corruption and collusion in construction: a view from the industry) đã chỉ ra rằng: Đầu tư vào các dự án là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hơn những bất cập trong việc đầu tư vào xây . Cụ thể tại các nước đang phát triển, đầu tư xây dựng đang tồn tại nhiều nhược điểm như dự án không phù hợp, giá cao, chất lượng kém, lãng phí quá nhiều thời gian và chi phí cho việc bảo trì và một bộ phận thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dự án. Những tiêu cực này đã tác động đến vấn đề phát triển và xóa đói giảm nghèo và làm nảy sinh một thực trạng đó là nhà đầu tư tìm kiếm phương pháp giúp nâng cao "giá trị cho đồng tiền" từ ngành công


nghiệp xây dựng. Theo thống kê, ngành xây dựng được nhắc đến như là một trong những ngành xảy ra tham nhũng nhiều nhất trên toàn cầu; trong đó công trình xây dựng công cộng được nhắc đến như là một lĩnh vực liên tục đứng danh mục các lĩnh vực có nhiều khả năng xảy ra tham nhũng nhất của tổ chức minh bạch Quốc tế. Ước tính có khoảng 20%- 30% giá trị của các dự án xây dựng bị mất thông qua việc tham nhũng đang lan tràn. Trong một cuộc khảo sát của tổ chức CIOB về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng ở Anh năm 2013 “Corruption in the UK Construction Industry, September 2013, The Charterer Institute of Building (CIOB) kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng có đến 49% số người được hỏi tin rằng có tồn tại vi phạm pháp luật (cụ thể là nạn tham nhũng) trong đầu tư xây dựng. Cuộc khảo sát cũng đưa ra một số con số thống kê về tình trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó đưa ra một vài nguyên nhân lí giải cho thực trạng này như: do tính chất phức tạp, chia nhỏ giai đoạn, sự tham gia của nhiều đối tượng trong quá trình cung ứng đã tạo điều kiện hình thành tham nhũng.

Như vậy, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả tập trung phân tích về đầu tư công, đầu tư xây dựng cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật trong hợp đồng đầu tư xây dựng cơ bản, trách nhiệm của Nhà nước, Chính phủ và cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ nhà đầu tư, đưa ra các phán quyết căn cứ vào các hành vi vi phạm pháp luật, hệ thống pháp luật quốc tế và sự công bằng, công lý trong các phán quyết.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về đầu tư xây dựng cơ bản và pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản

Nợ công Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm châu Âu của PGS. TS. Đinh Công là chủ đề chính của cuộc Hội thảo khoa học do Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức ngày 25-4-2013 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.01.09/11-15 “Khủng hoảng nợ công ở một số nước Liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do PGS. TS. Đinh Công Tuấn làm Chủ nhiệm đề tài. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công ở các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023