Khái Niệm Vi Phạm Pháp Luật Trong Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước


là các chế tài đích thực của tình trạng vô pháp luật” vì “không ai có thể bị tù tội do quan điểm về đạo đức, chính trị và tôn giáo của mình” [28, tr.348]. Tư tưởng này của Mác ngày nay được thể hiện xuyên suốt trong các ngành luật hành chính, luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự…

Rõ ràng vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể, được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động. Chỉ những hành động, hoặc không hành động cụ thể của chủ thể nếu trái với pháp luật mới bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Các quy định pháp luật đặt ra là nhằm điều chỉnh hành vi xử sự của chủ thể, chứ không phải suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người.

Dấu hiệu thứ hai: Vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định của con người mà hành vi đó phải trái với các quy định pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo hộ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy định pháp luật, không thực hiện những gì mà pháp luật yêu cầu hoặc sử dụng quyền hạn quá giới hạn của pháp luật. Những gì mà pháp luật không cấm, không bảo vệ thì dù có làm trái cũng không bị coi là trái pháp luật, không phải là vi phạm pháp luật. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở sự chống đối những quy định chung của pháp luật, tức là khi pháp luật quy định như thế này, nhưng con người lại hành động ngược lại hoặc không tuân theo. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật là hành vi vi phạm những điều đã được pháp luật quy định.

Dấu hiệu thứ ba: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật chưa đựng lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi đó. Có thể nói tất cả mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật đều chứa đựng yếu tố lỗi. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt khách quan và chủ quan của hành vi, nghĩa là phải xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi trái pháp luật đó (xác định lỗi của họ). Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ thể hành vi đó không thể ý thức được, không thể lựa chọn được cách xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là hành vi có lỗi và không thể bị coi là hành vi có lỗi và không thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có


những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới xác định là hành vi vi phạm pháp luật.

Dấu hiệu thứ tư: Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý chỉ quy định đối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có tự do ý chí. Nói cách khác, người đó có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và chịu trách nhiệm về hành vi đó. Vì vậy, những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người mất trí hoặc trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý) thực hiện thì vẫn không thể coi là vi phạm pháp luật. Việc coi năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện là dầu hiệu xác định hành vi vi phạm pháp luật là một quan điểm khá phổ biến trong khoa học pháp lý ở nước ta. Tuy nhiên, theo chúng tôi, không nên coi đây là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật và dấu hiệu của pháp lý. Xét ở góc độ biểu hiện khách quan thì hành vi xâm hại đến các khách thể được pháp luật bảo vệ, do người không có năng lực thực hiện vẫn cấu thành nên hành vi phạm pháp luật. Chỉ có điều là người đó không chịu trách nhiệm pháp lý.

Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu cơ bản nêu trên của hành vi vi phạm pháp luật, có thể đưa ra khái niệm vi phạm pháp luật như sau: Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.

2.2.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật trong xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là cơ sở duy nhất phát sinh trách nhiệm pháp lý. Không có vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước thì không có trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý liên quan tới việc áp dụng cưỡng chế nhà nước đối với những cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật. Do đó, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cần có đầy đủ các dấu hiệu như hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể sử dụng nguồn vốn nhà nước. Đó phải là những hành động, hoặc không hành động trên cơ sở pháp luật về đầu tư xây dựng


Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 6

mà không phải là những tư tưởng, ý nghĩ, ý niệm. Bên cạnh đó, hành vi hành động, không hành động trở thành vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng phải là những hành vi không tuân theo những quy định pháp luật. Nó vi phạm tới trật tự pháp luật, xâm phạm tới những quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được Nhà nước và các chủ thể khác xác lập. Trong đó, việc vi phạm pháp luật phải gây ra những thiệt hại nhất định về vật chất hoặc phi vật chất. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước phải là hành vi trái pháp luật, là những hành vi chống lại những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Hành vi trái pháp luật bị coi là hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước chỉ được xác định khi có sự biểu hiện ý chí của chủ thể thực hiện hành vi đó để trục lợi hoặc gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào việc xây dựng cơ bản đó.

Như vậy, có thể hiểu vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế, xâm hại đến tài sản và các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của công dân trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước, là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

2.2.1.3. Đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước là hiện tượng mang tính phổ biến hiện nay. Đây là một dạng vi phạm pháp luật phức tạp. Vì vậy, để nhận diện được chúng cần phải nghiên cứu một số đặc trưng nhất định. Ngoài những đặc điểm chung của vi phạm pháp luật, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước còn có một số đặc điểm riêng xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội bị chúng xâm hại. Việc tìm ra những đặc điểm về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước sẽ giúp chúng ta có thể đề xuất những giải pháp đấu tranh một cách có hiệu quả. Bởi vì các vi phạm pháp luật phát sinh trên thực tế không hoàn toàn giống nhau nên cách thức và biện pháp mà Nhà nước sử dụng để chống lại chúng là không thể giống nhau. Trên cơ sở nghiên cứu về vi phạm pháp luật nói


chung, có thể đưa ra các đặc điểm của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước như sau:

Thứ nhất, đặc điểm pháp lý

Dấu hiệu đặc trưng của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước được phân biệt bởi dấu hiệu khách quan của hành vi và chủ thể vi phạm:

Về mặt khách quan, có thể nêu lên những những hành vi vi phạm pháp luật thường gặp trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước như sau:

- Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao như là một phương tiện để biến tài sản do mình trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý thành tài sản của mình hoặc người khác.

- Hành vi vi phạm là có thể thực hiện không đúng hoặc vượt thẩm quyền được giao như lập dự toán vượt xa nhu cầu thực tế để lấy tiền chênh lệch, xác nhận, kê khai khống, sửa chữa hóa đơn, chúng từ về giá cả, khối lượng vật tư, đền bù, đo đạc, xác nhận thiệt hại sai về diện tích, chủng loại...

- Là hành vi nhận hối lộ để thực hiện một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích vật chất hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ như nhận hối lộ để quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế dự toán, xác nhận khống về diện tích, tình trạng tài sản trên diện tích đất bị thu hồi để nhận tiền đền bù hoặc nhận cao hơn mức qui định...

Hay hành vi nhận hối lộ để không làm một việc mà theo qui định phải làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, như không lập biên bản vi phạm thiết kế trong quá trình thi công...

- Hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Làm trái nhiệm vụ được giao ở đây là làm không đúng với nhiệm vụ được giao hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như quyết định đầu tư sai địa điểm gây lãng phí vì lý do cục bộ địa phương; thay cho đấu thầu thì chỉ định thầu cho công ty "sân sau"; làm ngơ khi phát hiện sai phạm trong quá trình thi công công trình vì anh em, người nhà...


- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận trực tiếp hoặc qua trung gian tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để thông qua chức vụ, quyền hạn của mình mà gây ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn khác, thúc đẩy người này làm hay không làm một việc thuộc trách nhiệm liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm theo yêu cầu của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất. Cụ thể là dùng chức vụ, quyền hạn của mình để gây sức ép đối với người có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án, ký cấp vốn, cấp vốn, cấp phép... cho thắng thầu, nhận tiền, cho nghiệm thu, quyết toán...

Như vậy, nhìn chung, những hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là những hành vi bị cấm sau đây:

- Ra quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không cân đối được nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

- Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước.

- Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc chưa được bố trí vốn kế hoạch, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.


- Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư,quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án.

- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.

- Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

- Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

Thứ hai, đặc điểm về chủ thể (chú ý vi phạm của các chủ thể) vi phạm có những đặc trưng cơ bản sau:

- Là các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của Nhà nước được giao có chức năng thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước:

+ Cán bộ có thẩm quyền trong cơ quan chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng, hội đồng tư vấn... chuyên viên thiết kế, lập dự toán.

+ Cán bộ công chức nhà nước được giao nhiệm vụ nghiên cứu quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế, giám sát thi công... như cán bộ ban quản lý dự án, chủ đầu tư dự án, công trình, cán bộ tham mưu và người ký phê duyệt các dự án xây dựng...

+ Những người có chức vụ, quyền hạn được giao nhiệm vụ quyết định đầu tư, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công...

+ Người có chức vụ, quyền hạn nhưng họ không có trách nhiệm trong việc đầu tư cũng như thi công công trình, song với chức vụ, quyền hạn của mình họ có khả năng gây ảnh hưởng đối với những người có thẩm quyền duyệt dự án, ký cấp vốn, cấp vốn, cấp phép... cho thắng thầu, cho nghiệm thu, quyết toán...


+ Bên cạnh các chủ thể trên còn có các chủ thể đóng vai trò trung gian, môi giới làm các thủ tục, hồ sơ đấu thầu.

- Là những người có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực đầu tư xây dựng, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, có các mối quan hệ rộng rãi, hiểu biết pháp luật và đặc biệt là có nhiều cách thức, thủ đoạn tinh vi để che dấu các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước.

Trên đây là đặc điểm dấu hiệu khách quan và chủ thể của một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước. Còn các hành vi vi phạm pháp luật khác như lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lạm quyền trong khi thi hành công vụ và giả mạo trong công tác chưa thấy xuất hiện trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước.

Về lỗi của chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản là trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Xét về mặt tâm lý có hai hình thức lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện dưới hai dạng: Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

Cố ý trực tiếp là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản đã nhìn thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy được hậu quả của hành vi nhưng mong muốn thực hiện và mong muốn đạt được hậu quả của hành vi.

Cố ý gián tiếp là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản tuy nhìn thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy được hậu quả của hành vi nhưng không mong muốn đạt được hậu quả của hành vi.

Cố ý gián tiếp là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật tuy nhìn thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy được hậu quả của hành vi, tuy không mong muốn đạt được hậu quả của hành vi nhưng đã để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý chia thành hai dạng: vô ý quá tự tin và vô ý do cẩu thả.

Vô ý quá tự tin là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản nhìn thấy trước tính nguy hại cho xã hội của hành vi và thấy


được hậu quả của hành vi, tuy không mong muốn đạt được hậu quả của hành vi nhưng đã để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Vô ý do cẩu thả là trường hợp khi người thực hiện hành vi trái pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản không nhìn thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi, mặc dù người đó có thể hoặc cần phải nhìn thấy trước những hậu quả của hành vi do mình gây nên.

Thứ ba, đặc điểm xã hội

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước, các hành vi vi phạm pháp luật ngoài các dấu hiệu pháp lý đặc trưng như phân tích ở trên còn có đặc điểm xã hội là: Hầu hết các vi phạm pháp luật ở ba giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư đều nhằm mục đích vụ lợi nhằm tham nhũng, chiếm đoạt tài sản nhà nước.

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước phát sinh đa dạng về phạm vi chủ thể, lĩnh vực bị xâm hại, mức độ và hậu quả của hành vi, xong có thể nói phần lớn những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đều xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất. Động cơ này thể hiện ở chỗ khi các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, họ luôn bị thôi thúc bởi những mong muốn chiếm đoạt một lợi ích vật chất nào đó (có thể là tiền, tài sản hay lợi ích vật chất khác). Lợi ích vật chất thúc đẩy và từ đó chi phối hành vi vi phạm của các chủ thể. Xuất phát từ đặc điểm này nên phần lớn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước được thực hiện do lỗi cố ý. Trong rất nhiều trường hợp người có hành vi vi phạm thấy trước được hành vi của mình là trái pháp luật, nhận thức rõ được hậu quả của hành vi, xong do động cơ vụ lợi mà họ vẫn cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Điều này có thể thấy rất rõ trong các hành vi xâm hại tài sản của Nhà nước ở các giai đoạn đầu tư: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư.

Thứ tư, đặc điểm về hậu quả của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước

Hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước gồm hậu quả về kinh tế - kỹ thuật, hậu quả về kinh tế - chính trị - xã hội và nguồn lực khác.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí