Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam - 15


- Quy trình ứng cứu phó khẩn cấp:

Bất kỳ ai phát hiện ra cháy hoặc tình huống khẩn cấp tại công trường phải thông báo với CBAT nhà thầu, Cán bộ an toàn Ban QLDA, hoặc bằng điện thoại hoặc bằng cách nào nhanh nhất có thể, hoặc ấn còi báo động tại điểm gần nhất. Khi gọi khẩn cấp, cần cung cấp những thông tin sau: địa điểm xảy ra khẩn cấp, loại và tính chất khẩn cấp, số lượng người bị thương nếu có, tên người phát hiện và tên công ty. Cán bộ an toàn nhà thầu đánh giá tình huống khẩn cấp và tuyên bố tình trạng khẩn cấp độ 1 hoặc 2 hoặc 3. Cán bộ an toàn nhà thầu phải báo cáo tình huống khẩn cấp tới chỉ huy trưởng công trường nhà thầu trước khi tuyên bố mức độ khẩn cấp. Tuyên bố mức độ về tình trạng khẩn cấp phải được thông báo tới cá nhân hay cơ quan liên quan không được chậm trễ, theo danh sách liên lạc khẩn cấp trên.

3.3. Giải pháp hành chính thông qua cơ chế thưởng, phạt

3.3.1. Hệ thống thưởng

Thưởng trong công tác ATVSLĐ tạo tinh thần khích lệ động viên người lao động trong việc tuân thủ chấp hành nội quy, quy định về ATVSLĐ của chủ đầu tư cũng như của công ty nhà thầu. Quy định thưởng sẽ được chủ đầu tư phối hợp cùng nhà thầu thi công phối hợp tổ chức. Phần thưởng cho người lao động sẽ dựa trên tiêu chí bình chọn qua phiếu kín và đánh giá trong các buổi họp, huấn luyện ATVSLĐ hàng tuần. Phần thưởng sẽ được trao công khai cho người lao động mỗi tháng một lần vào đầu tháng thông qua buổi huấn luyện định kỳ.

3.3.2. Hệ thống phạt

Chủ đầu tư ban hành chế tài xử lý vi phạm áp dụng cho các nhà thầu tham gia thi công dự án được thể hiện rõ những lỗi vi phạm và mức phạt hành chính tương đương. Ràng buộc về mặt pháp lý đã được thỏa thuận trong điều khoản hợp đồng gói thầu. Khi phát hiện các lỗi vi phạm đơn vị TVGS sẽ lập biên bản gửi Ban QLDA phát hành thẻ phạt. Các lỗi vi phạm chế tài do người lao động hay do tổ chức nhà thầu gây ra đều phạt tiền nhà thầu, không


phạt tiền người lao động. Tuy nhiên, người lao động vi phạm lần thứ 2 sẽ bị trục xuất khỏi công trường ít nhất 1 tuần (áp dụng thẻ vàng) và vi phạm lần 3 sẽ không được làm việc tại công trường (áp dụng thẻ đỏ). Chỉ huy trưởng công trường Nhà thầu báo cáo hàng tuần trong cuộc họp công trường về số lượng thẻ vàng và thẻ đỏ và tiền phạt áp dụng trong tuần trước đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Thẻ vàng, thẻ đỏ sẽ được gửi cho Nhà thầu ngay sau khi phạm lỗi và có hiệu lực kể từ ngày ký.

- Sau khi áp dụng hình thức phạt buộc nhà thầu phải khắc phục lỗi vi phạm ghi trong thẻ theo thời gian đã yêu cầu. Nếu nhà thầu không khắc phục lỗi vi phạm, Ban QLDA tiếp tục phạt thẻ phạt thứ 2 với mức phạt tăng gấp đôi.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại Công ty Cổ phần tập đoàn MIK Group Việt Nam - 15

- Sau khi áp dụng thẻ phạt thứ 2 nhưng nhà thầu vẫn chưa thực hiện lỗi vi phạm thì Chỉ huy trưởng hoặc người đại diện nhà thầu sẽ bị trục xuất ra khỏi công trường.

- Dưới đây là sơ đồ chịu trách nhiệm đối với người vi phạm sẽ được áp dụng nhằm mục đích Nhà thầu phải đảm bảo việc hướng dẫn và giám sát công nhân của họ tuân thủ hệ thống ATVSLĐ tốt hơn.

Sơ đồ 3 1 Quy trách nhiệm và phạt thẻ theo chức danh Quy định cụ thể về 1

Sơ đồ 3.1. Quy trách nhiệm và phạt thẻ theo chức danh

- Quy định cụ thể về thẻ vàng/thẻ đỏ như sau:

+ Một công nhân bị phạt thẻ đỏ thì tổ trưởng trực tiếp bị phạt thẻ vàng.

+ Hai công nhân bị phạt thẻ đỏ thì tổ trưởng trực tiếp bị phạt thẻ đỏ, đồng thời giám sát thi công Nhà thầu bị phạt thẻ vàng.

+ Hai tổ trưởng bị phạt thẻ đỏ thì giám sát thi công Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ, đồng thời giám sát an toàn Nhà thầu bị phạt thẻ vàng.


+ Hai giám sát thi công bị phạt thẻ đỏ thì giám sát an toàn Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ, đồng thời chỉ huy phó Nhà thầu bị phạt thẻ vàng.

+ Hai giám sát an toàn Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ thì chỉ huy phó Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ, đồng thời chỉ huy trưởng bị phạt thẻ vàng.

+ Hai chỉ huy phó Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ thì chỉ huy trưởng Nhà thầu bị phạt thẻ đỏ.

+ Trong một tổ thi công có 03 người vi phạm trở lên sẽ dừng thi công cả tổ và yêu cầu huấn luyện an toàn lại cho cả tổ.

+ Trong một tổ thi công phải huấn luyện an toàn lại quá 01 lần thì cả tổ đó bị trục xuất khỏi công trường và vĩnh viễn sẽ không được quay lại làm việc.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xây dựng là một trong những ngành đang có tốc độ phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn hiện nay, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Khi đó, có nhiều công trình xây dựng công nghiệp, chung cư, nhà máy ngày càng gia tăng theo thời gian như nấm mọc sau mưa. Chính vì vậy, trong quá trình thi công xây lắp có nhiều nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố, TNLĐ. Với tầm nhìn chiến lược, phát triển bền vững và lâu dài, nhận thức được vấn đề nêu trên, công tác quản lý ATVSLĐ luôn được Ban Lãnh đạo Công ty quan tâm hàng đầu. Qua khảo sát, đánh giá, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ, kết hợp với tham khảo tài liệu tại các dự án thi công xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam, tác giả có một số kết luận sau đây:

- Về hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ: Công ty đã xây dựng tài liệu “Quy định An toàn, vệ sinh lao động” dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của nhà nước về ATVSLĐ, PCCC và môi trường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cần bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp đáp ứng được bối cảnh, tình hình thực tế hiện nay của Công ty.

- Việc phân cấp trách nhiệm chỉ giới hạn trong phạm vi của cán bộ công ty, chưa quy định trách nhiệm cho đơn vị TVGS và nhà thầu thi công.

- Việc thực hiện, tính hiệu quả trong công tác ATVSLĐ tại các dự án: Mặc dù mỗi khi dự án chuẩn bị triển khai, Công ty đều ban hành Quy định ATVSLĐ cho các nhà thầu thi công áp dụng thực hiện. Tuy nhiên, chưa có sự đồng bộ khi mỗi dự án chuẩn bị triển khai. Việc lựa chọn, ký kết các hợp đồng gói thầu còn có nhiều nhà thầu nhỏ lẻ, chưa đủ năng lực về ATVSLĐ theo quy định. Do vậy khi triển khai thi công, công tác ATVSLĐ còn bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế và bất cập.

- Đối với người lao động: Đây cũng là vấn đề bất cập nói chung trong nghành xây dựng. Mỗi dự án đều cần một lực lượng lao động rất lớn, nhất là


những công trình chung cư cao tầng. Người lao động trực tiếphầu hết là lao động phổ thông, làm việc theo mùa vụ chưa được đào tạo nghề đến từ các vùng miền khác nhau, trình độ văn hóa, nhận thức còn hạn chế.Do đó, trong quá trình tác nghiệp hay xảy ra lỗi mất an toàn mang tính hành vi như: không tuân thủ quy định, nội quy quy trình, không sử dụng PTBVCN…

2. Khuyến nghị

Để cải thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam tác giả khuyến nghị áp dụng các giải pháp sau:

- Cải thiện, nâng cao về công tác tổ chức: Bố trí nhân lực quản lý; Chính sách quản lý AT&SKNN; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, huấn luyện, trang bị PTBVCN.

- Giải pháp, nâng cao về yếu tố kỹ thuật: Làm việc trên cao; An toàn điện; Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Công tác đánh giá rủi ro.

- Giải pháp hành chính thông qua cơ chế thưởng, phạt.

Tóm lại, với tiêu chí phòng ngừa xảy ra các sự cố, TNLĐ, BNN tại các dự án, các nội dung đề xuất áp dụng nêu trên là phù hợp với bối cảnh, xu hướng phát triển của công ty hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo dựng thương hiệu, uy tín với đối tác, khách hàng và người lao động. Góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta ngày càng thịnh vượng, phồn vinh.

Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu về công tác ATVSLĐ, những ưu khuyết điểm của hệ thống trong phần đánh giá thực trạng công tác quản lý ATVSLĐ cũng như đề xuất của tác giả về cải thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án xây dựng của Công ty. Tác giả mong muốn những nội dung của luận văn được xem xét và ứng dụng vào thực tiễn để công tác quản lý ATVSLĐ được cải tiến và hoàn thiện hơn, mang lại hiệu quả cao và lợi ích bền vững cho Công ty và NLĐ.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2015), Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/3/2013 về việc Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

3. Bộ Lao động - thương binh và xã hội (2017, 2018, 2019, 2020), Các thông báo về tình hình tai nạn lao động năm (2016, 2017, 2018, 2019)

4. Bộ Lao động - thương binh và xã hội (2019), Hồ sơ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), An toàn máy – đánh giá rủi ro- Phần 2

6. Bộ Xây dựng (2004), TCXDVN 296:2004: Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn

7. Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam (2016), Quy định An toàn vệ sinh lao động, Hà Nội.

8. Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam (2018, 2019, 2020), Báo cáo công tác ATVSLĐ năm (2017, 2018, 2019), Hà Nội.

9. Đỗ Trần Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2017), “Đánh giá, phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do tác động của các thông số vi khí hậu”, Tạp chí Bảo hộ lao động N4, 2017;

10.Quốc hội (2015), Luật an toàn vệ sinh lao động.

11.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”

12.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện


Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy

13.Lê Vân Trình (2017), Quản lý an toàn vệ sinh lao động, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.

14.Lê Việt (2017), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty cổ phần thiết bị thủy lợi, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học công đoàn, Hà Nội.

15.British Standards Institute (2004), BS 8800:2004 OHS management systems, Annex E (normative) Guidance on risk management and control, London, England;

16.International Organization for Standardization (2015), ISO 14001:2015 Environmental management systems – Requirements with guidance for use, Geneva.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí